Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2009

Hoa Kỳ trở lại châu Á

Hoa Kỳ trở lại châu Á

South China Morning Post

Hoa Kỳ trở lại châu Á

Ngoại trưởng Clinton tuyên bố

Washington bênh vực cho các mối quan hệ cũ, tiến tới với những mối quan hệ mới nhằm đối chọi với ảnh hưởng của Bắc Kinh

Greg Torode, Trưởng đại diện tại Á châu

Ngày 23-7-2009

Bài phát biểu hôm qua của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hyllary Rodham Cllinton về khu vực này rằng “Hoa Kỳ đang trở lại” có thể có ý nghĩa nhiều hơn là một lối cường điệu về động thái đó – mặc dù nó vẫn được củng cố bằng những khuynh hướng mang tính chiến lược được thực hiện khắp khu vực Đông nam Á.

Bằng việc Bắc Kinh đang có những mối quan hệ được cải thiện với lần lượt từng quốc gia Đông nam Á trong khoảng một thập kỷ qua, thì Washington cảm thấy đã đến lúc phải “cân bằng lại”, và lặng lẽ tranh thủ các mối quan hệ hữu nghị mới và ve vãn các đồng minh cũ lần nữa.

Sự hiện diện của bà Clinton tại hội nghị thường niên của khối Asean nổi tiếng thiếu sinh lực đơn thuần là một dấu hiệu cho những bước phát triển đó.

Nếu như xu hướng này là hiển nhiên trong suốt những năm tháng suy tàn dưới nhiệm kỳ tổng thống George W. Bush, thì nó đang được gia tăng xung lượng dưới chính quyền Tổng thống Barack Obama. Những mối gắn kết từ lâu với Indonesia, Thái Lan và Malaysia đang được đánh bóng, trong khi những mối quan hệ với Việt Nam, từng là một kẻ thù cay nghiệt, đang nồng ấm đáng chú ý.

Washington cũng đang xem xét lại cách tiếp cận của mình với những viên tướng lĩnh ngoan cố cai trị Myanma và đang tìm cách làm sao gần gũi hơn với khu vực này nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong chế độ cai trị khó chịu nhất ở Đông nam Á đó. Thêm nữa, nhìn chung Hoa Kỳ đang cố gắng lưu lại trên sân khấu khu vực này, để cuối cùng tiến tới ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Hiệp hội Các quốc gia Đông nam Á – một cam kết giúp giải quyết các tranh chấp trong khu vực một cách hòa bình.

“Thông điệp mà chúng tôi đang nhận được từ khu vực này là đã đến lúc,” một quan chức trong chính phủ Obama tuyên bố. “Không có nước nào mang ý muốn quay lưng lại với Trung Quốc, song chúng tôi đang nhận được cảm giác mạnh mẽ rằng họ muốn cân bằng lại.

“Họ biết Hoa Kỳ vẫn quan trọng về lâu dài và đang vươn tay ra xa hơn và chúng tôi đang cố gắng đảm bảo chắc chắn là chúng tôi đáp ứng nhiệt tình. Đây là một cơ hội mà chúng tôi không thể bỏ lỡ.”

Cuộc trò chuyện riêng với các nhà ngoại giao kỳ cựu của Đông nam Á và các câu chúc tụng xã giao sẽ để lại tiếng vang. Trong một thế giới đa phương thì điều này là quan trọng để thông cảm được với tất cả các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bất cứ mối quan hệ nào với một cường quốc mới đang nổi lên, ví như Trung Quốc, đều phải được cân bằng với một nguồn sức mạnh truyền thống, là Hoa Kỳ.

“Để cho một khu vực được ổn định trong tương lai, chúng ta sẽ cần tới cả hai và tôi nghĩ hai gã lớn đầu này đều hiểu được điều đó,” một phái viên của Thái Lan nhận xét.

Tuy nhiên, các nước khác thì thẳng thừng hơn, họ khơi gợi rằng Trung Quốc đã mạo hiểm khi sơn phết che giấu bàn tay mình sau một thập kỷ được tín nhiệm. Xác nhận mới đây của Bắc Kinh đối với các yêu sách chủ quyền bao quát rộng lớn trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] là một ví dụ như vậy.

Cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực này tỏ rõ sắc thái cao độ đem đến tính đa dạng về chính trị và văn hóa của nó.

Mối quan hệ với Indonesia – một câu chuyện thành công về dân chủ đáng kinh ngạc – là một sự đảm bảo chắc chắn cho việc thu hút sự chú ý đáng kể trong nửa năm sau này. Washington hăng hái loan báo tính hiệu quả của nước này không phải chỉ là một quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới mà còn nằm trong số nước ôn hòa nhất và là đất nước đã xử lý thành công chủ nghĩa khủng bố. Phần cuối của kịch bản đó rõ ràng đang được viết lại trong sự phục hồi các cuộc đánh bom ở Jakarta vào tuần trước.

Tiếp theo là tác dụng đòn bẩy độc nhất vô nhị từ ông Obama, người đã trải qua một phần thời thơ ấu của mình tại Jakarta và như một hệ quả, người ta có thể cho rằng ông là chính khách gần gũi với quần chúng nhất tại đất nước này.

Ông Obama cũng không muốn hờ hững với nước láng giềng liền đó là Malaysia. Ông đã nhấn mạnh vai trò của nước này như là tiếng nói hàng đầu về lòng khoan dung có liên quan tới Hồi giáo trong bài phát biểu của ông ở Cairo mới đây trước thế giới Hồi giáo.

Ít rõ ràng song lại gây ấn tượng hơn nữa là mối quan hệ về quân sự mới ra ràng của Việt Nam với Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, các quan chức quân sự Việt Nam đã tụ tập tại phi trường Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh – từng là một biểu tượng cho cuộc xung đột của Mỹ với Hà Nội – và bay ra một chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ.

Và mới tuần trước, vị đại diện ngoại giao tại Á châu của Washington, ông Scott Marciel, đã có một động thái khác thường khi biểu thị mối quan ngại về những căng thẳng trong khu vực trên Biển Đông, nơi cư ngụ của một đội tầu ngầm Trung Quốc đang được khai triển. Ông đặc biệt đề cập đến những cảnh báo của Trung Quốc đối với các công ty dầu lửa Hoa Kỳ đã tham gia vào những thỏa thuận khai thác hợp pháp với Việt Nam.

“Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã và đang thúc giục họ, và xin nói thẳng là họ đã không không đáp lại điều đó,” một quan chức từ Ngũ Giác Đài đã nói về các đối tác Việt Nam như vậy. “Giờ đây họ đang đóng vai trò chính. Họ muốn nâng cấp độ trao đổi đôi bên.”

Kế đến có Thái Lan. Những đảm bảo từ lâu với đời sống được dẫn lối chỉ đường tại một trong những quốc gia tự do nhất, dân chủ nhất trong khu vực đang đi đến chấm dứt khi vị vua được tôn kính, Vua Bhumibol Ađulydej, bước vào buổi hoàng hôn trong triều đại đã kéo dài của mình. Bắc Kinh cũng có những mối quan hệ lâu năm và sâu sắc với giới tinh hoa ở Bangkok.

Cả Bắc Kinh và Washington đều đang để mắt tới nhau một cách thận trọng quanh vấn đề Thái Lan và bà Clinton sẽ tìm cách chống đỡ cho vị thế của Hoa Kỳ trong thời gian bà lưu lại Thái Lan vào tuần này.

Trong khi bà có thể tuyên bố công khai rằng Hoa Kỳ đang trở lại, thì lặng lẽ hơn, các nhà ngoại giao ở Washington đang cố gắng cho thấy rằng họ chưa bao giờ thực sự từ bỏ mục tiêu này.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

————-

South China Morning Post
July 23, 2009 Thursday

US is back in Asia, says Clinton;

Tổng số lượt xem trang