Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại Lâm Văn Bé

Quy chế hoạt động mới của 13 khu kinh tế-- VOV News
Các khu kinh tế này gồm hai khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan.



Sẽ xóa bỏ cơ quan chủ quản của các đại học VNExpress
"Nội dung xóa bỏ cơ quan chủ quản ban hành trong nghị quyết của Chính phủ. Để làm được điều này, từng bước phải nâng cao năng lực quản lý của các trường", Vụ trưởng Đại học Trần Thị Hà trao đổi với báo chí chiều 4/3. - Vừa qua, Thủ tướng ban hành chỉ ...
Để giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giớiBáo văn hóa Online
Phân cấp mạnh cho đại họcTuổi Trẻ
Sẽ đóng cửa trường đại học không đủ điều kiệnDân Trí



Quảng Ngãi: Tôm chết hàng loạt, dưa hấu xuống giá-- VOV News
Hơn nửa tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi lao đao vì số lượng tôm chết ngày càng tăng. Nhiều hộ thu hoạch tôm non để bán chạy dịch, chấp nhận thua lỗ hàng chục triệu đồng.



Nhật ký tình dục, nhận hối lộ của quan tham Trung Quốc
Một tuần của Han, được mô tả trong nhật ký, chỉ xoay quanh việc chơi bời với nhiều phụ nữ trong khách sạn, mua những chiếc điện thoại di động.


Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại Lâm Văn Bé

Trần Văn Tích – Tuyệt thực và tuyệt thực

Orlando Zapata Tamayo (1967-2010)

Ngày 24 tháng Hai vừa qua, báo chí Âu-Mỹ đưa tin Orlando Zapata Tamayo đã chết sau 85 ngày tuyệt thực. Ngày 3 tháng Chạp năm 2009, Tamayo quyết định bắt đầu nhịn ăn để phản đối những điều kiện tù đày tồi tệ mà những nhân vật chống đối bất bạo động đã phải thường xuyên chịu đựng trong các nhà ngục Cuba. Bị kết án 36 năm tù vì vi phạm trật tự công cộng và bất tuân luật lệ, Tamayo là một khuôn mặt được giới truyền thông biết đến nhiều qua đấu tranh bảo vệ nhân quyền. Lúc từ trần trong một bệnh viện ở Havana, Tamayo mới 42 tuổi. Trước Tamayo, ngày 3 tháng Tư năm 1972, Pedro Luis Boitel, nhà thơ thủ lĩnh sinh viên cũng quyết định tuyệt thực trong tù. Sau 53 ngày không ăn, chỉ uống và không được chăm sóc y tế, Boitel chết đói ngày 25 tháng Năm năm 1972.

Trên nhật báo El Nuevo Herald phát hành tại Miami, bà Reina Luisa Tamayo, mẹ tù nhân Tamayo, khẳng định rằng đây là một vụ sát nhân nhằm thanh toán một nhân vật bảo vệ nhân quyền. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Tamayo thường xuyên bị bọn cai ngục đánh đập. Cùng bị tống ngục với Tamayo năm 2003 có hơn một trăm nhân vật khác chính kiến, trong số này hiện nay còn 54 người tiếp tục bị giam giữ. Nhiều người trong số họ bị chứng cao huyết áp, đa khớp viêm và tổn thương đĩa sụn cột sống mà không hề được chăm sóc về y tế. Mặc dầu Cuba đã phê chuẩn Hiệp ước Chống Tra tấn Tù nhân của Liên hiệp quốc nhưng Hội Ân xá Quốc tế vẫn nhận được nhiều báo cáo, theo đó những người bị giam giữ nếu vi phạm các qui định trại tù đều bị đày đoạ thể xác nặng nề và biệt giam xà lim.

Ngày 15 tháng Hai năm 2010, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Toàn cầu Chống Tra tấn (OMCT) gửi thư ngỏ cho Raoul Castro. Cả hai cơ quan cùng bày tỏ sự lo âu sâu xa đối với tình trạng sức khoẻ tồi tệ của người tù lương tâm Orlando Zapata Tamayo. Đồng thời họ cũng tố cáo các hành động bạo lực nhắm vào những cá nhân bảo vệ nhân quyền và đối lập chính trị. Chính phủ Cuba lạnh lùng xem thư ngỏ này như không có và cũng không đưa ra bất cứ lời tuyên bố nào khi nhân vật khác chính kiến này từ trần.

Tamayo được mai táng tại nguyên quán Banes ở phía đông Cuba. Công an cấm tổ chức tang lễ công cộng và một lực lượng hùng hậu mật vụ chìm nổi cùng với cảnh sát ngăn chặn những nhân vật đối kháng tham gia đám tang.

Gandhi có lẽ là người đầu tiên áp dụng biện pháp tuyệt thực để phản đối. Kể từ đầu thế kỷ XX đến nay, nhiều cá nhân và tập thể bắt chước theo. Từ năm 1905, các phụ nữ người Anh đòi quyền tham chính cho nữ giới bị bắt giữ vì chủ trương quyền bầu cử bình đẳng, đã bị câu thúc thân thể. Họ quyết định chủ động nhịn đói. Cảnh sát tìm cách bắt họ ăn nhưng không thành công. Chính quyền trung ương ban bố đạo luật gọi là Mèo và Chuột, (Cat and Mouse Act) để đối phó: gặp trường hợp một nữ tù nhân vì tuyệt thực mà sức khoẻ suy sụp trầm trọng thì được phóng thích, chờ khi thoát hiểm thì bị bắt giữ trở lại. Dưới triều bà Thatcher, tù nhân Ái Nhĩ Lan thuộc lực lượng IRA bị đối phó cứng rắn hơn nhiều, khiến mười người bị chết năm 1981 mà người nổi tiếng nhất là Bobby Sands.

Cơ thể con người phản ứng rất khác nhau khi không được cung cấp thực phẩm. Nếu đương sự còn trẻ trung và khoẻ mạnh thì có thể nhịn ăn cả ba tháng trời mà không chết với điều kiện tiếp tục uống nước và khi bắt đầu tuyệt thực, tình trạng sức khoẻ toàn thân vốn rất tốt và đang được ăn uống đầy đủ. Khi nguồn thực phẩm bị đột ngột cắt đứt, cơ chế sinh lý chính thường thích nghi rất nhanh chóng qua biện pháp huy động năng lượng dự trữ nhằm tự điều chỉnh nội môi. Nhưng chỉ sau chừng ba, bốn tuần lễ là nguy cơ biến chứng trầm trọng có thể xảy ra nhất là nhịp tim sẽ rối loạn. Kể từ thời điểm này, nghĩa là kể từ tuần lễ thứ tư trở đi, nếu không muốn để mặc cho nạn nhân mệnh một thì phải theo dõi y khoa thường xuyên (accompagnement) nhằm vận dụng những biện pháp chẩn đoán điều trị lâm sàng và cận lâm sàng thích đáng, căn cứ vào các điều kiện tiến hành tuyệt thực và tình hình dự trữ năng lượng cơ thể. Y sĩ đối phó với tuyệt thực theo hai cách: cưỡng bách tư dưỡng qua đường ống thông dạ dày hoặc, nếu muốn tôn trọng ý chí của người đối kháng thì theo dõi, canh chừng thường xuyên để kịp thời ứng phó cứu cấp.

Điều này cắt nghĩa tại sao nhà sư Trí Quang ở Việt Nam tuyệt thực cả trăm ngày mà vẫn sống… cho đến bây giờ. Ngày 8 tháng Sáu năm 1966 bắt đầu tuyệt thực, chỉ mấy ngày sau, ngày 11 tháng Sáu, nhà sư đã được đưa vào bệnh viện Huế. Khi quân chính phủ ra dẹp vụ Biến động miền Trung, Thượng toạ Trí Quang bị bắt tại bệnh viện Huế và đưa vào Sài Gòn, giải giao đến bệnh viện tư của bác sĩ Nguyễn Duy Tài, một Phật tử. Thượng toạ tiếp tục tuyệt thực tại bệnh viện này cho đến ngày 16 tháng Chín năm 1966 mới chấm dứt vì “vâng lệnh Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và thể theo nguyện vọng của toàn thể tăng ni Phật tử“. Tính từ ngày 8 tháng Sáu đến ngày 16 tháng chín là đúng một trăm ngày. Khi chấm dứt tuyệt thực, Thượng tọa vẫn khoẻ mạnh.

Nguyễn Văn Thiệu khác với anh em Castro.

Tổng số lượt xem trang