Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

4/4

Ngư dân người tù Đông Nam Á Đài Á Châu Tự Do
Trong hơn 4 năm qua, có 1.186 tàu đánh cá và 7.045 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ trong khi hoạt động ở các vùng tranh chấp trên Biển Đông. Trong tất cả các vụ này, không thấy bóng dáng tàu tuần tra của Việt Nam xuất hiện. Thuyền trưởng một tàu đánh cá. ...
Tôn vinh và bảo đảm an toàn cho ngư dânĐài Tiếng Nói Việt Nam
Mất liên lạc với 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữBáo Đất Việt
Nhân tai trên biểnLao động
VNExpress -VITINFO -Thanh Niên


'Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á' VOA
Một chuyên gia cho rằng 'nguy cơ xảy ra xung đột hải quân ở khu vực biển Đông ngày nay không lớn'


Biển Đông: Patrol boats to escort fishing vessels in disputed Spratlys (SCMP 3-4-10) -- Tin thêm (theo quan điểm TQ) về việc TQ điều tàu đến Trường Sa. Một chi tiết đáng lưu ý: Hai tàu này xuất hành vào ngày thứ trưởng Phạm Bình Minh kết thúc chuyến viếng thăm TQ!

Trung Quốc - Hải Quân: Hàng không mẫu hạm Varyag của Trung Quốc dự kiến năm 2012 sẽ được đưa vào huấn luyện sử dụng (NCBĐ 31-3-10) -- Bàn thêm: A transparent military carries more credibility (SCMP 3-4-10)

Tàu tuần tra hộ tống tàu đánh cá ở quần đảo tranh chấp Trường Sa
03-04-2010

Hai tàu tuần tra đại lục (*) đã bắt đầu lên đường bảo vệ các tàu đánh cá ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giữa lúc căng thẳng gia tăng trong việc tranh chấp chủ quyền trong khu vực, phương tiện truyền thông đại lục thông báo hôm qua. Các con tàu này sẽ đi cùng với đội tàu trong một tháng.

Đây là lần đầu tiên hai tàu tuần tra sẽ làm việc bên cạnh các tàu đánh cá quanh Quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, cho thấy một dấu hiệu về lập trường chính sách quyết đoán ngày càng gia tăng của đại lục.

Các tàu Quản lý Nghề cá Yuzheng 311 và Yuzheng 202 đã rời khỏi Sanya, Hải Nam hôm thứ năm, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc thông báo.
Các hãng tin bán chính thức dẫn lời một quan chức ngành thủy sản nói rằng tàu sẽ cùng làm việc với các đội tàu đánh cá, giúp bảo vệ và hỗ trợ cứu nạn.

Việc tuần tra khởi hành theo sau sự phản đối của Việt Nam trong tuần này, sau khi một tàu tuần tra đại lục bắt giữ một tàu đánh cá Việt Nam và 12 người trên con tàu này hôm 22 tháng 3.
Một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày thứ hai kêu gọi “trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện” con tàu này và toàn bộ số người đã bị bắt giữ tại quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo đang tranh chấp khác nằm giữa quần đảo Trường Sa và Hải Nam.

Tàu [tuần tra] khởi hành cũng trùng ngày kết thúc chuyến viếng thăm Trung Quốc bốn ngày của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh.
Quần đảo Trường Sa – Trung Quốc gọi là Nam Sa – là một trong những điểm nóng nhất trong khu vực.
Bắc Kinh, Đài Bắc và Hà Nội đều đòi chủ quyền trên chuỗi đảo, trong khi một số đảo khác Brunei, Philippines và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.

Các ngư trường phong phú được cho là có nhiều trữ lượng dầu mỏ. Những hòn đảo cũng có vị trí chiến lược rất quan trọng do sự gần gũi với các tuyến đường vận chuyển hàng hải chính.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên bằng chứng khảo cổ mà ngư dân Trung Quốc đã đánh cá bằng lưới trên vùng biển từ năm 112 TCN.

Các viên chức ngành thuỷ sản nói rằng từ năm 1994 đã có hơn 300 vụ tấn công vào các tàu đánh cá của đại lục, dẫn đến cái chết của 25 ngư dân.
Tàu Yuzheng 311, một tàu tuần tra hải quân đã được chuyển đổi, là con tàu lớn nhất và hiện đại nhất của chính phủ. Nó được đưa ra biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) lần đầu tiên hồi tháng 3 năm ngoái.

Việt Nam đã tăng cường phòng thủ hàng hải để phản ứng lại.
Hà Nội đã ký một thỏa thuận vũ khí với Nga vào tháng 12 để mua sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo – được mọi người hiểu như là một thái độ đối phó với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Người dịch: Ngọc Thu, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010
(*) Tờ báo này ở Hongkong nên gọi Trung Quốc là “đại lục”.



Việt Nam thăm dò dầu khí ngoài khơi Myanmar
VN và Myanmar nhất trí đẩy mạnh hợp tác 12 lĩnh vực then chốt, coi trọng hợp tác kinh tế trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng của hai nước.



Thiếu tư duy biển, người Việt “chậm tiến”
Thủ tướng vừa phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” từ nay đến năm 2015. Đề án này là một bước cụ thể hóa chiến lược biển của Việt Nam, đồng thời đánh dấu sự thay đổi lớn về tư duy:




Tuyên bố chung về hợp tác giữa Việt Nam và Myanmar VOV
Nhận lời mời của Thủ tướng Liên bang Myanmar - Ngài Đại tướng Thein Sein, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm làm việc tại Liên bang Myanmar từ ngày 2 đến ngày 4/4/2010.




Vận mệnh của Đảng ở trong lòng dân
Làm nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền trong một thể chế chính trị được vận hành suốt 65 năm kể từ Cách mạng Tháng 8/1945 cho đến nay, hơn ai hết, Đảng hiểu điều đó.
(anhbasam bình: Tức là không phải “ý đảng” (đồng nghĩa với) “lòng dân”, mà là nó (cư trú) trong lòng dân thôi, dân có muốn để hay … đưa ra ngoài (bằng cách nào ta?) là quyền của dân? Riêng bài nầy thì thuật “tầm chương trích cú” của cụ lại … coi được.
Không thể bịt mồm một dân tộc
Không thể khuất phục dân tộc ấy
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ?… )

- Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không? (RFA). Qua proxy.

Kinh tế

VN "không cần lấy tin khủng hoảng kinh tế" (BBC 3-4-10)
Ngân hàng Nhà nước đề nghị dừng cung cấp thông tin về khủng hoảng
Theo VnEconomy, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đề nghị dừng cung cấp thông tin liên quan đến khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với lý do Ngân hàng Nhà nước đánh giá kinh tế thế giới đang hồi phục và dần ổn định.
Sự kiện này gây nhiều ngạc nhiên, song cũng có ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước từ chối nhận thông tin liên quan tới suy thoái khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu, vì kèm theo đó là những dự báo khó chịu liên quan tới tình hình tại Việt Nam.



Lãnh đạo Việt Nam, Miến Điện ký hiệp ước kinh tế VOA
Thủ tướng Việt Nam đã gặp phía đối tác Miến Điện trong 3 ngày thăm viếng quốc gia vùng Đông Nam Á này



Tuyên Quang cần coi phát triển rừng là nhiệm vụ chiến lược VOV
Chiều nay (3/4) Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tuyên Quang về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.




Nông dân phá bỏ chè
Nông dân Đà Lạt đã phá bỏ hàng chục ha chè chất lượng cao đang trong độ thu hoạch dù đang được một doanh nghiệp bao tiêu.


Hơn 11.000 hộ nông dân được hưởng lợi
Văn phòng Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam muốn bỏ hẳn sắc thuế này

Thu theo thóc, miễn cũng theo thóc
Thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện được tính theo thóc và người dân được quy ra tiền để đóng, giá thóc do UBND tỉnh công bố vào đầu vụ. Mức thuế thóc được điều chỉnh theo khu vực, khả năng cấy trồng…


Xã hội- Môi trường




Má Sáu đi qua khói lửa (TT 3-4-10) -- Chị Sáu Hoà ở Gò Công



Quan cãi nhau, dân ngơ ngác (butlong)
Hôm 2-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với đề nghị của tỉnh Khánh Hòa là không đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010. Đây được xem như dấu chấm hết cho những rắc rối nảy sinh từ tháng 9-2009, khi tập đoàn RAAS (đơn vị mua bản quyền cuộc thi) rút việc tổ chức tại Khánh Hoà để chuyển về Tiền Giang. Còn nhớ nửa năm trước, do không được Khánh Hoà đáp ứng nhiều đòi hỏi nên RAAS mới “ngúng nguẩy” đòi đưa cuộc thi vào miền Tây, song Thủ tướng lại không đồng ý dù Tiền Giang đã “đỡ”. Ăn quả phạt “việt vị”, RAAS trả bóng cho Khánh Hoà thì đã trễ. Đáng nói là suốt quá trình hai năm rục rịch tổ chức đã có nhiều cuộc đi lại, bàn cãi, khảo sát tốn kém nhưng kết quả lại bằng không. Xót xa là hàng trăm nhà đầu tư “đón gió” đầu cơ đất ở Tiền Giang thất bại nặng nề chỉ vì những cuộc cãi vã kéo dài mà không đưa ra kết quả. Tại Thủ đô, lãnh đạo Quỹ Văn hóa Hà Nội, đơn vị thực hiện dự án “Gửi tới mai sau”, nói cứng rằng vẫn tiếp tục “thực hiện dự án theo chỉ đạo của... Thủ tướng. Guồng máy đã chạy rồi...”. Đồng thời nại rằng “chưa nhận được văn bản nào yêu cầu dừng lại, kể cả chỉ đạo bằng miệng”. Được biết, thực hiện ý kiến của Bí thư Phạm Quang Nghị, lãnh đạo Sở VH-TT-DL Hà Nội đã nhận khuyết điểm triển khai dự án khi chưa có sự chỉ đạo của thành phố. Thế nhưng trước đó họ đã tổ chức đến hai cuộc họp báo giới thiệu dự án và thiết bị lưu giữ vật phẩm; đồng thời “đánh động” tới 62 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng Hà Nội lựa chọn 1.000 vật phẩm để đưa vào “thiết bị lưu giữ gửi tới các thế hệ mai sau”. Bí thư Phạm Quang Nghị cho rằng dự án “chỉ là ý tưởng của cá nhân, không khả thi. Hà Nội sẽ không cho triển khai đề án này”. Số tiền thiệt hại hiện chưa ai công bố, nhưng được biết thùng inox đựng hiện vật chưa được phía Hàn Quốc đưa sang. Còn lãnh đạo Quỹ Văn hoá cho biết “Hầu hết kinh phí thực hiện dự án được sự tài trợ của Hàn Quốc chứ ngân sách không đáng kể”. Song dư luận thì đã bàn tán mãi. Hai sự việc diễn ra cùng thời điểm, cùng kết thúc bằng sự dứt khoát của lãnh đạo cấp cao. Nhưng từ đó đã biểu lộ sự hạn chế về tầm nhìn, xen lẫn thái độ coi thường kỷ cương ở cấp tham mưu, thực hiện: chưa được phép nhưng đã triển khai rầm rộ, gây thiệt hại và ầm ĩ không đáng có cho uy tín nhà nước.
Trên chưa quyết, dưới đã làm
Hôm 2-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với đề nghị của tỉnh Khánh Hòa là không đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010.

- Đầu tư tại TP Hạ Long – Quảng Ninh : Vẫn… “hành là chính” (DĐDNghiệp)

- Đoàn đại biểu Quốc hội Phát hiện bất cập trên nhiều lĩnh vực ở một số tỉnh, thành (LĐộng)
- “Khoán 10” trong cải cách hành chính (TBKTSG). – Diệp Văn Sơn: Phân cấp cần được luật hóa.
- Nhìn lại dự án “Gửi tới mai sau” và… (PLTP). Nhà sử học Lê Văn Lan cũng vẫn giữ nguyên quan điểm: “Đó là dự án “tam vô”: vô nghĩa, vô lý và vô bổ”.
- Quản lý các nhóm trẻ gia đình: Đành… buông! (TNiên). Bao nhiêu năm không khuyến khích phát triển mô hình tư nhân, giờ bung ra theo nhu cầu xã hội, phải bó tay chào thua thôi chớ sao nữa.

"Rút ruột" đức tin
Hàng ngày, những người trần mắt thịt đã phải nhiều lần sửng sốt với những công trình 'treo móng', 'rút xương', 'khoét lõi'; những thuật ngữ cả người đọc lẫn người viết đều cảm thấy tê đắng. Thế nhưng cảm giác tê đắng ấy giờ đây những đấng linh thiêng cũng phải nếm trải...


Thư Xin Lỗi của Hội Chuyên Gia Việt Nam BBC
Các tác giả của phần mềm VPS thừa nhận "lượng định sai mức độ hệ trọng" của việc tin tặc phá hoại chương trình.



Cảnh Báo: Hackers VN dùng “Nhu Liệu Đánh Máy” để đánh cắp password cá nhân

- 50% dân số VN thường truy cập Internet (TTrẻ)

Blogger Người Buôn Gió góp ý với Luật sư Lê Trần Luật
Trong entry “Góp ý thêm với bài Lê Trần Luật” đăng trên talawas ngày 1.4, 2010, blogger Người Buôn Gió viết về Luật sư Lê Trần Luật và blogger Anhbsaigon,
“Cả hai anh này một anh từng là luật gia không biết bao giờ trở lại làm luật gia. Còn một anh sắp làm luật gia , cũng không biết khi nào thành luật gia. Nói chung hai anh đều am hiểu pháp luật. Bài của anh Luật trình bày rất đúng với pháp luật.
Nhưng cái mà tôi khuyên các bạn chính là ở cái chỗ đúng đó.Nếu các bạn ở nước Vệ thì đừng nghe theo chỉ dẫn của anh Luật. Như Đảng ta đã nói mỗi nước có một đặc thù khác nhau, không thể áp dụng luật nước này sang nước khác. Ở đây cũng vậy thôi.”
Ông cũng nhận xét,
“Than ôi, đất nước Việt Nam của anh Luật thật là tiến bộ như mơ. Người dân ở đó có thể tranh luận với các an ninh thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng pháp luật như vậy. Chứ ở nước Vệ quên đi nhé.
Ở nước Vệ, nhất là nơi xa kinh đô. Công sai muốn làm gì cũng được. Một khi công sai đã có nhời gọi cho là may rồi, lại còn giấy má con mẹ gì,mở mồm đòi có khi bị đánh hộc máu luôn. Gọi mày không lên thì ra đường bốn công sai quây lại bẻ tay, vặn cổ tống lên xe. Cưỡng vào mắt, vào đến phủ công sai đánh chết luôn rồi kêu quan pháp y đến bảo chết do tự ngã. Đầy trường hợp như thế rồi. Còn đủ các kiểu nữa đang đi đường xúm vào tóm cổ hô thằng này buôn ma túy bắt. Dân nào dám vào hỏi rõ đầu đuôi. Nhẹ nhàng hơn thửa sẵn mấy thằng cầm đơn bảo tố cáo tội này,tố giác tội kia cứ phải theo quân lính về phủ đã.”

- Những ưu tiên của Asean (RFA). Qua proxy.

Kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm
TT - Đó là chỉ đạo của Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài liên quan đến dự án đập ngăn triều Bình Lợi. Các đơn vị liên quan phải phối hợp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng giữa nhà thầu và chủ đầu tư để khẩn trương thi công hoàn tất công trình trong tháng 4-2010.







Phát hiện 57 máy ATM bị rò điện
TT - Ngày 3-4, Công ty Điện lực TP.HCM đã tổng kiểm tra khẩn cấp an toàn sử dụng điện tại 866 máy ATM của tất cả ngân hàng đóng trên địa bàn TP.HCM và phát hiện 57 máy ATM bị rò điện. Hiện tất cả số máy trên đã được Công ty Điện lực ngắt nguồn điện và cô lập.




Hà Nội: cắt giảm 50% lượng đèn chiếu sáng công cộng từ tháng 4 - 6
- 650% lượng đèn chiếu sáng sẽ được cắt giảm từ tháng 4 đến hết tháng 6-2010 nhằm thực hiện những biện pháp cấp bách về tiết kiệm điện và đảm bảo cấp điện trong mùa nắng nóng sắp tới trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông tin do Công ty Điện lực Hà Nội công bố ngày 3-4.


- Sắp kỷ niệm ngàn năm Thăng Long mà Cầu Thăng Long càng sửa càng nứt (TNiên). Đó là hình ảnh đối sánh rất đáng ngại mà chỉ có BS ngó thấy. Hay là ta nghiên cứu dùng thứ keo epoxy từng dán vết nứt hầm chui Thủ Thiêm coi sao? Nhưng gay go là chuyên gia Anh quốc, Singapore phải lè lưỡi đánh giá ‘Vết nứt cầu Thăng Long chưa từng xảy ra trên thế giới’ (VE). VN ta độc thiệt!

Quốc lộ 91 bị đứt: Vận chuyển hàng hóa tiếp tục ách tắc
TT - Quốc lộ 91 (An Giang) bị đứt, trong khi đường tạm mới làm chỉ cho xe tải dưới 1,5 tấn và xe khách dưới 16 chỗ qua lại, còn các tuyến phân luồng thì đường hẹp, cầu yếu nên việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa cứ bị ách tắc kéo dài...


Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất hoàn thành giai đoạn 1 cuối năm 2012 VOV
Dự án Nhà máy thép Guang Lian Dung Quất là một trong những nhà máy sản xuất thép lớn ở Việt Nam, diện tích sử dụng đất 478 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn/năm



Đại học Phan Chu Trinh: Chúng tôi quyết không buôn bán giáo dục! talawas blog
Ngày 02/4/2010, báo Đất Việt, diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, có bài tường thuật kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục-Đào tạo, xác nhận những sai phạm ở trường Đại học Phan Chu Trinh, một trường đại học tư tại Hội An, Quảng Nam, thành lập ngày 6/8/2007, theo quyết định số 989/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngày 03/4, báo Đất Việt đăng tin về việc ông Phan Ngọc Thu, Hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh, cho biết đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kháng nghị những kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT vì “hoàn toàn không thỏa đáng”. Bản kháng nghị, với chữ ký của Hiệu trưởng Phan Ngọc Thu và Chủ tịch Hội đồng Quản trị, nhà văn Nguyên Ngọc, khẳng định rằng giữa nhà trường và nhóm người đứng ra tố cáo nhà trường có “mâu thuẫn sâu sắc về quan điểm giáo dục: họ quyết dùng ngôi trường này làm một cuộc buôn bán giáo dục lớn và trắng trợn”, trong khi nhà trường chủ trương “quyết không buôn bán giáo dục”. Xem toàn văn kháng nghị này bằng bản PDF tại đây.


- Mấy chuyện nầy Hà Nội, phía Bắc nên noi theo: Bài học trung thực từ gian hàng học sinh (TTrẻ). Bao năm tự ru ngủ bằng cái mác “thiên đường XHCN” nên sanh ra nhiều những tính xấu như dối trá, ăn cắp vặt, … từ khi nào không biết. Phải sửa rất lâu mới bớt được.
- Bình Thuận: Một cô giáo bị làm nhục trước cổng trường (PLTP)


Đem cả gia sản chuộc con đã bán mình ở casino Bee
Chỉ hơn 1 tháng mà Tuấn đã sang casino ở Campuchia đến 3 lần và đều bị giữ lại, gia đình phải mang gần 500 triệu đồng để chuộc về.


Con xin lỗi vì đưa mẹ đến... buôn lậu! Bee
Ngu Ngơ ôm đầu kêu trời, ôi thôi bỏ mẹ rồi, bác sĩ móc ngoặc với cửa hàng dược, kê đơn bán thuốc chứ có chữa chéo gì đâu.



Hành xử quá lố gây chết người
Trong lúc đuổi theo hai học sinh chạy xe máy trái luật, một công an viên xã Ia Sao, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã “thị uy” bằng cách ném dùi cui khiến một học sinh bị lạc tay lái, tông chết người đi đường khiến dư luận bức xúc.

Phim ‘mừng’ 1000 năm: Om sòm và lặng lẽ!

Giáo sư Nye nổi tiếng với thuyết Quyền lực mềm đang dần thay thế những quyền lực “cứng”. Chiến tranh nóng đi qua, chiến tranh lạnh cũng vào quá khứ. Những cuộc xâm lược nóng và cứng phải chăng đang dần thế bằng những cuộc “xâm lược lạnh và mềm”?
Những màn đấu thầu đóng kịch, để rồi dâng gói thầu cho chủ thầu Trung Quốc như dự án khai thác bauxite Nhân cơ. Cùng với nhiều dự án thầu khác mà phía Trung Quốc nhận lãnh trên địa bàn Việt Nam, lũ lượt đoàn quân lao động phổ thông tràn ngập khắp công trường không ai quản lý, không ai chịu trách nhiệm. Rồi lại mới đây xì ra chuyện động trời khác, hàng trăm ngàn héc-ta rừng phòng hộ, rừng chiến lược đã được các quan địa phương lặng lẽ ký cho các công ty của Trung Quốc thuê dài hạn tới 50 năm. Trên mặt trận truyền thông, cứ bật bất kỳ một kênh ti-vi nào của Truyền hình Việt Nam lên, cũng thấy toàn là phim Trung Quốc chiếm đại đa số thời lượng phim. Tranh cổ động cho Quân đội nhân dân Việt Nam thì sử dụng hình ảnh quân đội Tàu, tranh cổ động cho an toàn lao động thì lấy tranh cổ động cho Mao tuyển!!!
Một nghìn năm Thăng Long, một nghìn năm dựng lại sử tích hào hùng dựng nước và giữ nước của cha ông, các nhà hoạt động văn hóa Việt Nam hình như lại đang lại dấn thêm một bước cho người Việt học “sử Trung Quốc” – bây giờ là sử Trung Quốc ở trang phục, phong cảnh, tập tục, kiến trúc giằng dịt lấy truyện tích, nhân danh, địa danh Việt Nam
Đô hộ là gì, xâm lược là gì nếu không phải là đem áp đặt những quyền lực, lề thói, sinh hoạt của mình lên một quốc gia độc lập khác? Nếu hiểu như thế thì đâu cần cứ phải “tiền pháo hậu binh” đem quân chiếm đóng thì mới gọi là xâm lược, và đâu cứ phải sống trên một nước không có sự áp đặt quân sự từ một nước khác thì mới gọi là không bị đô hộ.
Chúng ta đang ở trong hiểm họa của một cuộc “xâm lược mềm” từ phương Bắc mà chính con người của chúng ta tự nguyện làm những “Lê Chiêu Thống thời nay” chứ không ai khác!
Bauxite Việt Nam

Trang phục các vị tướng trong phim sử Việt rất giống tướng Trung Hoa thời Tam Quốc?
LCU
Thái tử Sảm ‘na ná’ thái tử của triều đại phong kiến Trung Hoa
LCU
Tạo hình nhân vật Đàm Hoàng Hậu giống Võ hậu của Trung Quốc?

Nếu cho lập “khu đèn đỏ” thì phải chấp nhận cả trai bán dâm (PLTP)
- Hà Nội: Phát hiện nhiều hộp xốp Trung Quốc (TPhong)
- TPHCM: Phá đường dây sản xuất bằng giả liên tỉnh cực lớn (DTrí)
- Một ngôi làng Việt tên gọi … Versailles (blog Bảo Lương)
- Một người Việt nằm trong nhóm 10 siêu nhân thế giới (VNN)
- Hổ ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2012 (SGTT)
- Child Sponsorship Report 2009, from Ca Mau, Vietnam (SOS Children Villages)
- Strike at Vietnam shoe factory (Straits Times)

TRUNG QUỐC - MÊKÔNG: Trung Quốc thao túng sông Mêkông, mặc kệ số phận các nước láng giềng



Không thể chỉ chờ thông tin về đập thủy điện từ TQ Bee
Trung Quốc vẫn cho rằng các tác động tiêu cực của việc xây đập đến các nước hạ lưu sông Mê Kông đã được ngăn chặn.


Thành trì (mới) của phe XHCN đầy nhân bản Trung Quốc thao túng sông Mêkông, mặc kệ số phận các nước láng giềng (RFI). – Một nhánh sông Hoàng Hà của Trung Quốc lại bị ô nhiễm dầu.HỘI NGHỊ CẤP CAO QUỐC TẾ ỦY HỘI SÔNG MEKONG: Đập thủy điện đe dọa sinh thái (PLTP). “Dân Thái Lan biểu tình đòi Trung Quốc ngưng xây đập thủy điện” Nhưng dân Việt thì chớ có học theo nha, bóc lịch liền! Phải chờ cái Dự luật Biểu tình đang nằm trong ngăn kéo đâu đó chưa biết tới kiếp nào được lôi ra.

Việt Nam muốn Trung Quốc cung cấp thông tin về thủy điện
(VietNamNet) - Tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế khai mạc hôm nay, VN muốn TQ chia sẻ số liệu về tình hình vận hành đập thủy điện.


- Chuyên gia: Cần có sự hợp tác về nguồn tài nguyên sông Mê Kong (VOA). Qua proxy.
- Sợ sữa “bẩn”, NTD Trung Quốc đổ sang Hồng Kông tìm mua (VTC)

Thủy điện gây sạt lở
TT - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Nông vừa có báo cáo UBND tỉnh về tình trạng ngập lụt, sạt lở tại vùng hạ lưu sông Krông Nô do Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah gây ra.



Thanh tra môi trường diện rộng tại ĐBSCL VOV
Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập nhiều đoàn công tác thanh tra diện rộng tình hình sử dụng nước, khai thác nước ngầm và khai thác khoáng sản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn từ năm 2006 đến nay.


- Mực nước sông Hồng tụt mạnh có thể do hồ Hòa Bình (TPhong).

Hàng trăm lượt người trang bị máy móc, thiết bị, ngang nhiên đổ ra sông Đăk Mỹ đào bới, khai thác vàng sa khoáng trái phép, làm náo loạn cả một vùng rừng núi.


Quốc tế:

- Mỹ kêu gọi bỏ vách thạch cao Trung Quốc (TNiên)

Kinh Tế Mỹ: Export or die (Economist 31-3-10) -- Có nói đến VN

- Google và Trung Quốc: cuộc chiến thương mại? (phần 2) (RFA). Qua proxy.

Kẻ thủ ác trong bóng tối (Hai bài viết về kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc)
Hoàng Hưng lược dịch
Xưa nay trong lịch sử, chống lại xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật của loài người bao giờ cũng là những lực lượng đại diện cho những tên bạo chúa hắc ám hoặc những tôn giáo chỉ muốn huyễn hoặc con người trong đủ loại tín điều ngu muội. Chủ nghĩa CS Tàu với cái bề ngoài đang dương vây múa vuốt thực chất là đang lo sợ 1 tỷ 3 dân Tàu thức tỉnh, tiếp cận được ánh sáng của văn minh. Đó là một thứ tôn giáo đã đẩy nhân dân Trung Quốc xuống vực thẳm trong thế kỷ XX, bản thân chứa đầy mâu thuẫn và hoàn hoàn không có khả năng chính danh như một thể chế phát triển hợp với quy luật. Vì không thể đường đường chính danh nên đành phải núp trong bóng tối để đánh lén. Kẻ cầm quyền mà sa đọa đến mức ấy thì đáng khinh chứ không đáng sợ, và dù có ra sức tích lũy tiền của đến mấy, liệu có thể tồn tại được bao lâu? Khôi hài hơn là những ai không biết nhìn xa trông rộng, chỉ lo cắm cúi bắt chước các trò ranh ma này tưởng đâu là đắc sách – hành vi như thế có khác nào “tránh đường quang đâm quàng bụi rậm”!
Bauxite Việt Nam
Bài 1: Kiểm duyệt Trung Quốc nảy nở trong bóng tối

Loretta ChaoJason Dean, The Wall Street Journal 1/4/2010
Sự bối rối trước sự cố ngưng hoạt động của các trang tìm kiếm của Google ở TQ vào Thứ Ba vừa rồi soi sáng một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của bộ máy kiểm duyệt Internet của chính phủ TQ: nó được cố tình thiết kế để mờ ám.
Hôm Thứ Tư, việc truy cập các địa chỉ có vẻ trở lại bình thường – chỉ một số thuật ngữ bị chặn chứ không phải tất cả (như hôm Thứ Ba). Các quan chức chính quyền không chịu bình luận khi được hỏi nguồn gốc sự cố trên, khiến cho tình thế và tương lai của Google ở TQ vẫn là bí hiểm đối với người sử dụng.
TQ vận hành một trong những hệ thống thanh lọc Internet mở rộng và tinh vi nhất thế giới. Hệ thống này, hỗn danh là Hỏa Trường Thành (Great Firewall), chặn việc truy cập vào một diện rộng nội dung từ nước ngoài, từ những phê phán các lãnh tụ TQ đến thông tin về những sự kiện lịch sử nhạy cảm.
Nhìn chung TQ không cho người dân của nó biết khi nào thì nó can thiệp vào việc truy cập mạng, không giống một số nước như Ả Rập Saudi đưa ra thông điệp cảnh báo rõ ràng khi người sử dụng bị từ chối vào những trang bị cấm.
Thay vào đó, bộ lọc của TQ làm người sử dụng thấy giống như một lỗi kỹ thuật đã khiến họ không vào được mạng.
Isaac Mao, Giám đốc Quỹ Trí óc xã hội, một nhóm nghiên cứu Internet và phương tiện truyền thông mới ở Thượng Hải, nói sách lược của Chính phủ làm cho người sử dụng “nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của server một số trang, không phải vấn đề Hỏa Trường Thành”.
Cách làm này có lợi cho nhà cầm quyền, vì người dân có vẻ như dễ rộng lượng hay thậm chí ủng hộ kiểm duyệt vì “họ không có khái niệm rõ ràng về tiêu chí”. Tính không lường được cũng làm cho hệ thống khó bị chống lại.
Đó là lý do làm cho Thứ Ba vừa qua Google ngơ ngác không hiểu vì sao các trang tìm kiếm của nó không sử dụng được ở TQ trong gần 12 tiếng… Tuyên bố đầu tiên của Google chỉ xuất hiện hơn 7 giờ sau khi những người sử dụng khắp TQ báo cáo họ không thể thực hiện những tìm kiếm trên các trang Google’s Hongkong, Google.com.hk, và cả trang chủ toàn cầu Google.com.
Trong tuyên bố này, Google tự phê bình rằng, vì lý do gì nó không giải thích, công ty đã bắt đầu thêm những ký tự “gs_rfai” vào các địa chỉ web của mọi trang kết quả tìm kiếm (mỗi động tác tìm kiếm qua Google đều cho một địa chỉ web duy nhất được mã hóa để cho các kết quả đúng). Vì dòng chữ này chứa những chữ đầu của Radio Free Asia (đài Á châu Tự do) một tổ chức mà chính phủ TQ không ưa, nên đã phát động Hỏa Trường Thành chặn truy cập vào tất cả các trang kết quả của Google.
Bốn giờ sau, Google lại đưa ra tuyên bố nói cụm chữ “rfa” thực ra đã được thêm vào các địa chỉ kết quả từ một tuần trước, cho nên “điều xảy ra hôm nay… phải là một kết quả của sự thay đổi trong Hỏa Trường Thành”.
Đến hôm Thứ Tư, Google ra một tuyên bố ngắn rằng nó “sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, nhưng vào lúc này vấn đề dường như đã được giải quyết”.
Vẫn chưa rõ việc gì đã xảy ra. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin có trách nhiệm giám sát Internet, cũng như các cơ quan khác, từ chối bình luận.
Nhiều người sử dụng Google ở TQ bối rối một phần vì tiêu chí của việc chặn đôi khi không thể lường trước.
Thí dụ, tìm từ tiếng Trung của “carrot” (hulobo = hồ la bặc) có thể đưa đến thông báo “error” và không truy cập được vào Google, có vẻ vì một trong 3 ký tự của từ này giống với ký tự “Hu” là họ của Chủ tịch Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), hay từ “warm” (wen = ôn) cũng phát động bộ lọc vì nó chứa ký tự “wen” phạm húy Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Bài 2: Tôi đã trở thành mục tiêu tấn công của TQ trong cuộc chiến không gian ảo như thế nào?

Clifford Coonan, phóng viên báo The Independent tại Bắc Kinh, báo The Independent 1/4/2010
Tuần này, khi log vào tài khoản Yahoo email của mình, tôi nhận được thông điệp: “Chúng tôi đã phát hiện một vấn đề với tài khoản của bạn”. Các điều tra của tôi cho thấy đó là một phần trong chiến dịch tin tặc được phối hợp chặt chẽ và tinh vi chống lại các nhà báo, các Giáo sư đại học và nhà hoạt động nhân quyền ở TQ hay có liên quan đến TQ ở khắp nơi trên thế giới.
Các cuộc tấn công dường như chỉ tập chú vào tài khoản Yahoo email. Và không chỉ ở TQ, mà khoảng 12 nhà báo và nhà phân tích ở những nơi khác như Washington D.C., Đài Bắc… cũng bị tấn công, tất cả đều là những người liên quan đến việc tường trình hay phân tích tình hình TQ theo cách nào đó. Một phóng viên cũng nhận được thông điệp giống như tôi, và mất gần hết một ngày mới giải quyết được vấn đề. Một nhà báo khác cũng có chuyện tương tự vào 2 tháng trước, lúc đó người ta không biết vì sao, đến nay thì thấy có vẻ đó là một phần của chiến dịch tương tự. Một phóng viên Mỹ, đang định ra một cuốn sách về Tây Tạng, đã mất tài khoản Yahoo trong suốt 3 tuần lễ.
Sự nghi ngờ của tôi càng tăng khi tôi cố vào lại tài khoản email và nhận được thông điệp thứ hai trên trang Yahoo có chữ “Unites States” (viết sai chính tả, viết đúng phải là United States – ND). Sai chính tả là dấu hiệu kinh điển của những email bất lương hay những cố gắng cài đặt phần mềm độc hại (malware) vào máy tính (Y như trường hợp email giả danh đồng chí Phạm Toàn khiêm tốn! Đúng là con không giống cha thì chẳng lẽ giống… ông hàng xóm! – ND); thường đây là cách duy nhất bạn có thể nhận biết mình là mục tiêu của mưu đồ bất lương.
Một nhà phân tích nói Yahoo bảo anh rằng có ai đó đã tìm cách chặn thông tin đăng ký của anh, và tài khoản của anh bị đóng băng cho đến khi nào người ta có thể giải quyết được vấn đề. Các cuộc tấn công cho thấy độ tinh ma ngày càng cao của bọn tin tặc và khó khăn của các công ty mạng trong việc bảo vệ các tài khoản.
Bắc Kinh chối mọi liên quan với tin tặc đánh vào tài khoản email của các nhà hoạt dộng nhân quyền. Tuy nhiên, một báo cáo vào tuần này của hãng an ninh máy tính Symantec nêu tên Shaoxing, một thành phố sản xuất rượu vang ở tỉnh Zhejiang (Triết Giang?), là thủ đô phần mềm độc hại của thế giới.
Báo cáo thám sát MessageLabs của Symantec vào tháng 3 năm 2010 nói gần 30% các cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại đến từ TQ, với 21.3% từ Shaoxing. Kế đó là Đài Bắc 16.5%, rồi London 14.8%.
Năm 2004 Yahoo đã cung cấp dữ liệu email riêng tư cho chính quyền TQ, dẫn đến việc nhà báo Shi Tao bị bỏ tù 10 năm. Yahoo sau đó đã đối lại bằng việc lập một quỹ nhân quyền cung cấp trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân của kiểm duyệt. Công ty này tuyên bố lên án các cuộc tấn công Internet, bất kể nguồn gốc hay mục đích, nhưng không nêu đích danh ai.
HH HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập




Tổng số lượt xem trang