Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Hội nghị các giải Nobel Hoà bình tại Hiroshima bế mạc và không nêu trường hợp Lưu Hiểu Ba

-Trung Quốc:-
-Cái ghế trống sẽ nói cho người không được nói (DCVOnline)-- Nguồn: At the Nobel ceremony, an empty chair will speak volumes, JAMES BRADSHAW, From Tuesday's Globe and Mail. 22/11/2010. -Sẽ không có ai tới nhận giải Nobel?
Rất nhiều khả năng, giải Nobel Hòa Bình danh giá năm nay sẽ không có ai tới nhận. Vợ ông Lưu Hiểu Ba đang bị quản chế tại gia và không được phép xuất cảnh để thay chồng nhận giải.

Lưu Hiểu Ba, người đang thụ án tù 11 năm được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép đi nhận giải với điều kiện không được quay lại Trung Quốc nữa. Ông Ba đã từ chối. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải Nobel mà không có ai tới nhận giải. Thậm chí năm 1935, khi Hitler không cho phép Carla von Ossietzky tới Oslo nhận giải nhưng luật sư của ông đã đứng ra nhận thay.
- Bác bỏ bộ phim xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Guiding Principles on Business and Human RightsJohn Ruggie, who is the Special Representative of the Secretary-General of the United Nations on business and human rights, yesterday issued his Guiding Principles on Business and Human Rights.

- Cựu TT Balan muốn thay mặt ông Lưu Hiểu Ba nhận giải Nobel Hòa bình (RFA)- Hôm thứ hai, cựu khôi nguyên Nobel Hoà bình người Ba lan, ông Lech Walesa đề nghị sẽ thay mặt nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba nhận Giải Nobel Hoà bình năm nay.- TRUNG QUỐC - NHÂN QUYỀN: Liên Hiệp Quốc xem xét kiến nghị yêu cầu trả tự do cho Lưu Hiểu Ba (RFI)- Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về giam cầm độc đoán sẽ nghiên cứu trường hợp Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hoà bình 2010 đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm. Quyết định này được đưa ra sau khi một kiến nghị yêu cầu trả tự do nhà ly khai được chuyển lên Liên Hiệp Quốc.
- TRUNG QUỐC - XÃ HỘI: Thực trạng móc ngoặc của báo giới Trung Quốc (RFI)- 
Mở đầu mục điểm tuần báo hôm nay, chúng ta đến với lĩnh vực báo chí ở Trung Quốc. Với bài viết « Làm báo ở Trung Quốc, một nghề hết sức khó khăn », tuần san Courrier International đăng lại bài trả lời phỏng vấn của ông Trường Bình, cho một tờ nhật báo Đài Loan. Ông Trường Bình, một nhà báo nổi tiếng, hiện trong tầm ngắm của chính phủ, cho biết quan điểm riêng của mình về thực trạng nghề báo ở Trung Quốc.

- TRUNG QUỐC - NOBEL: Lễ Nobel được duy trì dù Lưu Hiểu Ba vắng mặt (RFI)-  Hôm qua, chủ tịch Viện Nobel cho biết lễ vinh danh giải thưởng Nobel Hòa bình 2010 vẫn được tổ chức vào ngày 10/12 tới tại Oslo, bất chấp việc nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, vẫn bị cầm tù và một số nước, trong đó có Trung Quốc, quyết định tẩy chay. Trước đó, một số báo đài loan tin rằng lễ trao giải đã bị hủy bỏ.-Cơn giận về giải Nobel của Trung Quốc là chưa từng có kể từ thời Xô Viết x-cafevn.org -

Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên bị giày vò vì giải Nobel Hòa bình. Nhưng cuộc tấn công dữ dội của họ về giải thưởng năm 2010 trao cho nhà bất đồng chính kiến tại lao Lưu Hiểu Ba đã đạt đến mức độ đã từng được chứng kiến trong thời các chế độ Liên Xô và Đức Quốc xã. Nhưng sự việc Trung Quốc đàn áp các thân nhân của Lưu có nghĩa là lần đầu tiên huy chương và chứng chỉ Nobel sẽ không có khả năng được trao, kể từ năm 1936 khi Adolf Hitler ngăn cấm nhà không cho hoạt động vì hòa bình Đức Carl von Ossietzky nhận giải thưởng.  - TQ làm lễ tấn phong bất chấp Vatican phản đối (BBC)

Sự kiện được Vatican xem là làm tổn hại quan hệ giữa TQ và Vatican.
-North Korea terms UN human rights criticism a plot against it DPA -Triều Tiên phản đối “Nghị quyết nhân quyền” của LHQ (VOV)- Nghị quyết này là một âm mưu chính trị của các thế lực thù địch với ý đồ gây sức ép nhằm lật đổ chế độ xã hội của Triều Tiên.
--Trung Quốc tìm cách ngăn chặn Lưu nhận giải thưởng Nobel x-cafevn.org -
Giải Nobel Hòa bình có thể không được trao trong năm nay vì Trung Quốc có lẽ sẽ không để cho bất cứ ai trong hàng thân nhân gia đình người đoạt giải Lưu Hiểu Ba có thể đi dự buổi lễ, một quan chức Nobel đã gọi áp lực ngoại giao của Trung Quốc năm nay là chưa từng có.
- Các tranh cãi quanh giải Nobel - Vì sao không dự lễ trao giải Nobel?(BBC)

-TRUNG QUỐC: Cựu nhân vật số 1 ngành hạt nhân bị án chung thân vì tham nhũng (RFI)-
AFP trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết cựu nhân vật số một của ngành hạt nhân Trung Quốc hôm nay 19/11 đã bị kết án tù chung thân vì tội nhận hối lộ gần một triệu đô la.

Ông Khang Nhật Tân, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC). AFP/Andreas Solaro

- Cựu giám đốc Trung Quốc bị tù chung thân (BBC) - Lấy tiền công chơi chứng khoán, 'Trùm' hạt nhân Trung Quốc bị tù chung thân
 (Đất Việt)- Cựu Tổng giám đốc Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) là ông Kang Rixin bị kết án chung thân vì nhận hối lộ gần một triệu USD trong quãng thời gian 2004 - 2009.
- Trung Quốc tấn phong giám mục không hợp luật (RFA)- Giáo hội Công giáo Quốc doanh tại Hoa Lục sẽ tiến hành phong chức giám mục cho một nhân vật không được sự tán thành của Tòa thánh Vatican.

Vì sao không dự lễ trao giải Nobel? (BBC)- China to ordain bishop despite Vatican's objections DPA- Nobel Hòa Bình có thể không có lễ phát giải Nguoi-Viet Online
Có thể sẽ không có lễ phát giải Nobel Hòa Bình năm nay vì chính quyền Trung Quốc không cho ai từ gia đình ông Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo), người đang bị cầm tù, đến Na Uy để nhận giải thưởng. -Winner Absent, Peace Prize May Not Be Handed Out Now NYT Part of the ceremony may not happen because no one from the family of the winner is likely to attend.
-Sáu nước từ chối tham dự Gala giải Nobel Hòa Bình 2010 (RFA)-
Sáu quốc gia trên thế giới gồm Nga, Kazakhstan, Cuba, Morocco, Iraq và Trung Quốc, từ chối thư mời tham dự buổi Gala chào mừng giải Nobel Hòa Bình 2010 đối với nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba vẫn đang bị cầm tù tại Trung Quốc.
-North Korea seeks talks with South on resuming tourist tripsNorth Korea criticized for continued human rights abuses DPA
Bắc Hàn: muốn bảo vệ nhân quyền phải có vũ khí hạt nhân? (RFA)- Ủy ban thứ ba về nhân quyền của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cũng thông qua nghị quyết lên án tình trạng nhân quyền tại Bắc Hàn.
- Quân nhân Miến Điện ‘ủng hộ’ Aung San Suu Kyi (BBC) - Nhật cử đại sứ tham dự lễ trao tặng Nobel Hòa Bình 2010 (RFA)- Bất chấp phản đối của Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cử đại sứ ở Oslo dự buổi lễ trao tặng giải Nobel Hòa Bình 2010.
- Norway offers open invitation to Myanmar opposition leader Suu Kyi DPA
 -US report: China seeking to forcibly return Uighurs, Tibetans DPA -China’s Censorship Backfires in ‘Li Gang’ Case NYT-The government’s heavy-handed efforts to control the story of a fatal accident involving a police official’s son have been scorned by many Chinese.- TRUNG QUỐC: Miến Điện thả Nobel Hòa bình: sức ép đối với Trung Quốc gia tăng (RFI)- 



Nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba và lãnh tụ đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (DR)

Ngày 13/11/2010, chính quyền quân sự Miến Điện đã trả tự do cho lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi, do vậy, hiện nay, Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới vẫn giam tù người được giải thưởng Nobel Hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba. Mặc dù tỏ thái độ cứng rắn, nhưng rõ ràng, Trung Quốc đang ở trong tình thế khó xử.

- Nhân vật khiến cả chế độ Cộng sản Trung Quốc phải sợ hãi x-cafevn.org -
Vì vậy, bài học được rút ra từ giải Nobel Hòa bình năm nay không phải là sự quy phục đến tội lỗi của Trung Quốc, mà đúng hơn là đến những lời nói của một con người có thể làm rung chuyển nền tảng của những bạo chúa cộng sản. "Làm sao một nhà nước có thể mạnh nếu phải sợ hãi một người đàn ông đơn độc?
- China sends woman to labour camp over anti-Japanese Tweet DPA
Beijing - A Chinese woman began a one-year sentence at a labour camp Wednesday after authorities accused her of 'disturbing social order' by posting a Twitter message that urged people to attack Japanese property, her fiance said.

Police transferred Cheng Jianping Tuesday night to the Shibalihe Women's Re-Eduation Through Labour Centre in the central city of Zhengzhou in Henan province after a local judicial committee passed the sentence, Hua Chunhui said.

Cheng, who used her online name Wang Yi, was arrested after she added her comment to a message from Hua that she reposted on Twitter on October 17.

'Angry youth! Charge!' she wrote next to Hua's message, in which he said the best way to enliven anti-Japanese protests would be to 'fly immediately to Shanghai and smash the Japanese pavilion at the World Expo.'

'It was kind of satirical,' Hua said of Cheng's comment, adding that she was sent to the labour camp 'only because she put five characters before my Tweet.'

Arresting Cheng solely for exercising her right to free speech was 'against the constitution' of China, he said.

Sentences to labour camps are 'administrative' and are normally passed by a local judicial committee without any court hearing. They are often used to silence local dissidents, rights activists and religious activists as well as for minor criminals.

Cheng was held under house arrest in Changyuan county in Henan's Xinxiang city until she was transferred to the labour camp.

'The (re-education) committee just decided it; she had no chance to defend herself,' Hua said of the sentencing.

Hua said he had asked lawyers to prepare an administrative appeal against Cheng's sentence.

Twitter is blocked by China's 'Great Firewall' of government internet controls, but thousands of activists use proxy servers or software to access the website daily.

After several smaller anti-Japanese protests in September, thousands of students joined large protests in Zhengzhou and at least four other Chinese cities over the weekend of October 18-19.

They were held after Japan arrested a Chinese fishing boat captain in September after his boat allegedly collided with Japanese Coast Guard vessels in disputed waters in the East China Sea, sparking a diplomatic dispute.

The ruling Communist Party allowed the heavily policed earlier demonstrations but later warned people not to organize more anti-Japanese protests.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi thông điệp chia vui đến Giải Nobel Hòa bình, bà Daw Aung San Suu Kyi 2010-11-14 | | PTTPGQT
PARIS, ngày 14.11.2010 (PTTPGQT) - Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế vừa nhận được Thông điệp chia vui của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi đến Bà Daw Aung San Suu Kyi nhân được tin bà vừa được trả tự do hôm qua, thứ bảy 13.11.2010.

- Suu Kyi presses party's case (Straits Times)
- YANGON (Myanmar) - MYANMAR'S military government warned on Tuesday against filing complaints over the Nov 7 election - a move that could spell trouble for pro-democracy leader Aung San Suu Kyi who has vowed to probe alleged voting irregularities.
The warning puts Miss Suu Kyi on a possible collision course with the ruling generals, just days after her release from more than seven years of house arrest. The 65-year-old Nobel Peace laureate must balance the expectations of the country's pro-democracy movement with the reality that her freedom could be withdrawn any time by the hard-line regime.- -Suu Kyi's political party to ask court to restore legal status (DPA)
- Sau khi mãn án bà Suu Kyi nộp đơn kiện chính phủ (RFA)- Ba ngày sau khi được trả tự do, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi của Miến Điện đã nộp đơn kiện chinh phủ ra tòa.
- Google chỉ trích các nước kiểm duyệt internet trong đó có Việt Nam (VOA)-Chủ nhân của công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, công ty Google, thúc giục chính phủ Mỹ nêu vấn đề với các nước kiểm duyệt internet rằng hành động này là một rào cản thương mại bất công. Tin Bloomberg ngày 16/11 trích thuật nhận định của đại công ty Google cho biết Việt Nam, Trung Quốc, Iran, và Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số các nước khóa chặn các công cụ tìm kiếm trên internet, các diễn đàn blog, hoặc những trang mạng thông tin xã hội như Facebook. Theo AFP, Google gọi các nước ngăn chặn internet là những rào cản thương mại của thế kỷ 21.
- Uncertainty after China urges boycott of Nobel ceremony DPA- TRUNG QUỐC: Chính sách môi trường của Trung Quốc đe dọa văn hóa truyền thống Tây Tạng (RFI)- Chúng ta đến với vùng thượng nguồn sông Mêkong, trên lãnh thổ Trung Quốc với bài viết trên nhật báo Le Monde : « Những nhà bảo vệ môi trường Trung Quốc đến giúp đỡ người chăn nuôi Tây Tạng »,  tuy nhiên tác giả bài báo lại nhận ra một điều là chính sách bảo vệ môi trường của Bắc Kinh đang đe dọa văn hóa truyền thống bản địa.
- Suu Kyi gets down to work (Straits Times)-YANGON - MYANMAR'S newly freed democracy icon Aung San Suu Kyi returned to work for the first time in years on Monday as she knuckled down to the task of rebuilding her weakened party.
A smiling Miss Suu Kyi arrived at her party's headquarters in Yangon, where on Sunday she addressed thousands of jubilant supporters in her first political speech in seven years, appealing for unity in the impoverished nation.
-Suu Kyi urges freedom of speech in army-ruled MyanmarYANGON (Reuters) - Pro-democracy leader Aung San Suu Kyi called on Sunday for freedom of speech in army-ruled Myanmar, urged thousands of supporters to stand up for their rights, and indicated she may urge the West to end sanctions.-Bà Aung San Suu Kyi trở lại làm việc(RFI) Hai ngày sau khi được trả tự do, hôm nay, 15/11/2010, lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đã quay trở lại trụ sở Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, tại Rangun.   - Trả tự do cho Aung San Suu Kyi, chính quyền quân sự không bị suy yếu (RFI)- Việc trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi tạo ra một làn sóng hy vọng về khả năng thay đổi tại Miến Điện nhưng không làm suy yếu chính quyền. Giải Nobel Hòa Bình 1991 không còn là một mối đe dọa đối với giới tướng lãnh Naypyidaw.- Châu Á phản ứng trước việc thả bà Suu Kyi (BBC)-Cuba trả tự do cho tù chính trị từ chối sống lưu vong (RFI)Cuba đã quyết định trả tự do hôm 13/11 cho ông Arnaldo Ramos, một trong số 13 tù chính trị từng không chấp nhận ra nước ngoài sống lưu vong theo yêu cầu của chính quyền.
- TRUNG QUỐC - CHÍNH TRỊ: Ngăn cản lễ trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba : Trung Quốc cả giận mất khôn (RFI)-  « Bắc Kinh không nguôi giận », là đầu đề của một bài xã luận được tuần báo New York Times bằng tiếng Pháp của Le Figaro, tuyển chọn và tóm lược. Bỏ ngoài tai tất cả, sự hung hăng của Trung Quốc là không có giới hạn. New York Times cho biết : Bắc Kinh đã yêu cầu các nước châu Âu tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình vào ngày 10/12 tới, tại Oslo cho ông Lưu Hiểu Ba, nhà ly khai Trung Quốc, hiện đang bị cầm tù. -Hội nghị các giải Nobel Hoà bình tại Hiroshima bế mạc và không nêu trường hợp Lưu Hiểu Ba (RFI)
-Cuộc họp thường niên các giải Nobel Hoà bình, tập hợp 6 giải Nobel, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã kết thúc vào hôm nay 14/11/2010, với lời kêu gọi phát huy một thế giới phi hạt nhân. Thế nhưng Hội nghị lại không đưa ra một thông báo nào về trường hợp nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, giải Nobel năm 2010, vẫn bị giam cầm.


Các giải Nobel Hòa bình đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm Hiroshima, ngày 14/11/2010 Ảnh: Reuers
Theo một nguồn tin ban tổ chức cuộc họp, lúc đầu các giải Nobel Hòa bình có đề nghị nêu trường hợp của Lưu Hiểu Ba, nhưng vì tôn trọng ý muốn của thành phố chủ nhà muốn tập trung trên vấn đề vũ khí hạt nhân, cho nên cuối cùng đã quyết định không đề cập đến giải Nobel 2010.
Ông de Klerk, Nobel Hòa bình năm 1993 cùng với Nelson Mandela, giải thích là chủ đề chính cuộc họp năm nay là vũ khí hạt nhân và họ không muốn lái ‘ánh đèn’ qua nơi khác.
Tuy nhiên, việc không đề cập đến trường hợp Lưu Hiểu Ba đã làm cho một số giải Nobel khó chiụ.
Trong cuộc họp báo cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma và cựu tổng thống Nam Phi de Klerk, bà Jody Williams, Nobel Hoà bình năm 1997, đã tỏ thái độ bất bình. Bà cho rằng,  xin trích : "Tôi cảm thấy cần phải nói một cái gì đãy. Chúng tôi không thích yên lặng trước sức ép của Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba không bị quên lãng. Chúng tôi sẽ hoạt động tích lực để ông được trả tự do, cũng như chúng tôi đã từng đấu tranh cho Aung San Suu Kyi".
Hôm qua, các giải Nobel Hòa bình tập hợp tại Hiroshima đã chào mừng việc bà Aung San Suu Kyi được tự do.
Khi được hỏi là các giải Nobel Hòa bình tại cuộc họp ở Hiroshima có bị sức ép của Bắc Kinh hay không, ông de Klerk khẳng định theo sự hiểu biết của ông thì không hề có.
Cuộc họp các giải Nobel Hòa bình tại Hiroshima kéo dài trong 3 ngày. Văn kiện đúc kết hôm nay tập trung trên việc bãi bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trên thế giới. Lãnh đạo thành phố Hiroshima đã lấy làm tiếc là giải Nobel Hòa bình năm 2009, Barack Obama, đã thờ ơ với cuộc họp, nhất là ông Obama đã từng lên tiếng trong quá khứ là ông rất muốn ghé Hiroshima.
--Macau bars anti-China activists during premier Wen Jiabao's visit DPA

- Tại Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố tiếp tục đấu tranh vì dân chủ (RFI)
-TRUNG QUỐC - NHÂN QUYỀN: Hàn Quốc cũng bị gây sức ép về lễ trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba (RFI)-Hãng AFP hôm nay dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết, cũng như đối với nhiều nước khác, Trung Quốc đã gây áp lực với Hàn Quốc để nước này tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình năm 2010 cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba.
-Trung Quốc áp lực giới ngoại giao không tham dự lễ trao giải Nobel
---China asks Japan not to attend Nobel peace award TOKYO (Reuters) - China has asked Japan not to attend a Nobel Peace Prize ceremony honoring Chinese dissident Liu Xiaobo, Japan's foreign minister said, in a move that could further strain Sino-Japanese ties after a recent territorial row.-Police stop rights lawyer from leaving China DPA-China Bars Rights Lawyers From Leaving Country NYT Two rights lawyers bound for a conference in London said they were blocked from leaving because authorities feared they might attend the Nobel ceremony.

-Bắt nạt nước ngoài cho thấy sự yếu kém trong nước x-cafevn.org - 
Khoảng chân không về ý thức hệ tạo ra bởi cái chết của chủ nghĩa Mác chính thống đã được lấp đầy bằng chủ nghĩa dân tộc. Và chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, được khuyến khích tại trường học, truyền thông đại chúng và các đài tưởng niệm và bảo tàng yêu nước đều mang một ý nghĩa: chỉ nhờ sự cai trị cứng rắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới ngăn chặn được người ngoại quốc, đặc biệt là phương Tây và Nhật để họ không thể làm nhục Trung Quốc một lần nữa.
Nguồn: Ian Buruma, The Australian
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
09.11.2010
Chính phủ Trung Quốc hẳn rất hằn học khi tiếp tục thấy những giải thưởng Nobel được tặng cho những người Trung Quốc không đúng ý.
Người Trung Quốc không đúng ý đầu tiên là Cao Hành Kiện, một nhà viết kịch, hoạ sĩ và tiểu thuyết gia nổi tiếng được tặng Nobel Văn học năm 2000 khi đang sống lưu vong tại Paris. Mới nhất là Lưu Hiểu Ba, một nhà phê bình văn học và người chuyên viết về chính trị, vừa được trao giải Nobel Hòa bình năm nay, trong khi đang thụ án tù vì tội "lật đổ" chính quyền cộng sản. Vì Dalai Lama không phải là một công dân Trung Quốc, hãy bỏ qua giải Nobel Hòa bình của ông, mặc dù đối với giới lãnh đạo Trung Quốc đây có lẽ điều khó chịu nhất.
Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với giải thưởng Nobel của Lưu thì thật đặc biệt. Thay vì bày tỏ thái độ kiêu căng chê trách hoặc chính thức im lặng, họ đã có một thái độ phản ứng dữ dội, phản đối quyết liệt về âm mưu phá hoại Trung Quốc và quản thúc tại gia hàng chục trí thức nổi bật, bao gồm cả vợ của ông Lưu là bà Lưu Hạ.
Kết quả là ông Lưu, một người bất lực vô vọng và có ảnh hưởng mờ nhạt đã trở nên không chỉ nổi tiếng thế giới mà còn được trong nước biết đến.
Kết hợp điều này với hành vi uy hiếp của Trung Quốc đối với Nhật Bản bằng cách ngăn chặn việc xuất khẩu kim loại đất hiếm quan trọng đối với ngành công nghiệp Nhật qua việc tranh chấp một vài hòn đảo hoang nằm giữa Đài Loan và Okinawa, cũng như việc từ chối tăng giá đồng nhân dân tệ, ta phải tự hỏi tại sao Trung Quốc lại quá mạnh tay trong quan hệ ngoại giao.
Những chiến thuật mạnh mẽ càng tương phản hơn so với lịch sử chính sách ngoại giao khéo léo Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Nhật Bản, kẻ cựu thù thời chiến tranh, đã liên tục bị họ qua mặt, và một cử chỉ nhỏ nhẹ đã khiến Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á cảm thấy tương đối yên tâm với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nhưng những hành xử côn đồ gần đây của Trung Quốc đang thay đổi quan điểm của các nước châu Á. Với sự đón chào nồng nhiệt dành cho Hillary Clinton trong chuyến thăm xuyên châu Á của bà, ngay cả quốc gia cộng sản Việt Nam cũng cho thấy rằng Đông Nam Á cảm thấy an tâm hơn khi bám vào chủ thuyết Hoà Bình của Mỹ (Pax Americana) lâu thêm chút nữa vì nỗi sợ hãi đối với Trung Quốc. Các nước châu Á khác thậm chí càng gần gũi hơn với Nhật Bản, quốc gia duy nhất có thể thay thế Mỹ như một đối trọng với Trung Quốc. Đây có thể không phải là điều Trung Quốc mong muốn.
Thế thì tại sao Trung Quốc lại trở nên quá nghiêm trọng? Một giải thích là có thể Trung Quốc đang hơi say sưa với vị thế cường quốc mới có được. Lần đầu tiên trong gần 200 năm, Trung Quốc đã có thể thực sự có thể ỷ vào thế mạnh của mình và sẽ làm những gì mình muốn bất chấp thái đội của những quốc gia khác. Một vài thập kỷ trước đây, chính Nhật Bản nghĩ rằng mình sẽ là số 1, và các doanh nhân, chính trị gia và các quan chức của họ đã không ngần ngại để cho phần còn lại của thế giới biết điều này. Hãy xem những hành động gần đây của Trung Quốc là sự trả thù cho một thế kỷ bị sỉ nhục bởi các cường quốc mạnh mẽ hơn.
Nhưng điều này có thể không phải là cách giải thích tốt nhất cho hành vi của Trung Quốc. Thực tế có thể là ngược lại: đây một thái độ của giới cai trị Trung Quốc nhằm đối phó sự suy yếu trong nước. Ít nhất là từ năm 1989, tính chính danh về sự độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên mong manh. Tư tưởng hệ cộng sản đã sức tàn lực kiệt. Việc sử dụng Quân đội Giải phóng Nhân dân để giết hại những vụ biểu tình của công dân, không chỉ ở Bắc Kinh mà còn ở khắp nơi trong nước vào tháng Sáu năm 1989 đã tiếp tục làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống độc đảng.
Phương cách để lấy lại sự hỗ trợ của tầng lớp tiểu tư sản đang lên của Trung Quốc là hứa hẹn một bước nhảy vọt nhanh chóng của sự thịnh vượng thông qua việc tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Khoảng chân không về ý thức hệ tạo ra bởi cái chết của chủ nghĩa Mác chính thống đã được lấp đầy bằng chủ nghĩa dân tộc. Và chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, được khuyến khích tại trường học, truyền thông đại chúng và các đài tưởng niệm và bảo tàng yêu nước đều mang một ý nghĩa: chỉ nhờ sự cai trị cứng rắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới ngăn chặn được người ngoại quốc, đặc biệt là phương Tây và Nhật để họ không thể làm nhục Trung Quốc một lần nữa.
Đây là lý do tại sao bất cứ ai, ngay cả một trí thức tương đối vô danh như Lưu, người đã thách thức tính hợp pháp của chế độ độc đảng bằng cách đòi hỏi bầu cử đa đảng, phải bị nghiền nát. Đó là lý do tại sao chính phủ không dám để cho đồng nhân dân tệ tăng giá quá nhanh, vì sợ rằng việc tăng trưởng kinh tế chậm sẽ khiến đảng bị mất mặt và mất tính hợp pháp. Và đó là lý do tại sao việc bắt nạt Nhật Bản luôn là một lựa chọn tốt: Giới lãnh đạo Trung Quốc không nhất thiết là ghét Nhật Bản nhưng họ sợ có vẻ yếu đuối dưới mắt của các công dân mình, những người vốn được dạy từ lớp mẫu giáo rằng các cường quốc bên ngoài luôn muốn làm bẽ mặt Trung Quốc.
Điều này cho thấy rằng nếu Lưu và những đồng chí của ông đạt mong muốn của họ và dân chủ xuất hiện ở Trung Quốc, vấn đề về chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc sẽ không biến mất. Nói cho cùng, nếu người dân cảm thấy bị Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ ngược đãi thì người dân sẽ đòi hỏi những chính sách sô vanh. Dân chủ đã không hâm nóng chủ nghĩa yêu nước tại Nam Hàn nhiều kể từ khi chế độ độc tài quân sự bị sụp đổ trong những năm 1980.
Nhưng chủ nghĩa dân tộc không thể là một hằng số chính trị. Chủ nghĩa dân tộc thường được bồi bổ bằng một cảm giác bất lực. Khi người dân cảm thấy bất lực trước một chính phủ độc tài, điều tốt nhất là làm họ cảm thấy mình được nâng đỡ bởi sức mạnh quốc gia.
Mặt khác, trong một nền dân chủ đa đảng, công dân có liên quan với các quyền lợi, vật chất, xã hội khác, thậm chí cả về văn hóa, do đó ít có khả năng họ sẽ bị cuốn vào chủ nghĩa yêu nước hung hăng. Chúng ta phải hi vọng như thế. Hiện trạng của những nền dân chủ ngày nay không phải là sự quảng bá tốt nhất cho tự do chính trị. Nhưng người dân Trung Quốc cần phải có quyền tự quyết định về điều đó. Và Lưu xứng đáng được vinh danh vì đã dám tuyên bố như thế.

- World renowned Chinese artist Ai Weiwei put under house arrest (FP 6-11-10) -- Ông này còn may, chỉ bị quản thúc tại gia, thay vì bị bắt tại khách sạn, trong "tư thế nhạy cảm"!
-TRUNG QUỐC - NHÂN QUYỀN: Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị lên án chế độ Bắc Kinh là « phi nhân tính » (RFI)-Bị quản chế tại gia, nghệ sĩ nổi tiếng bậc nhất tại Trung Quốc Ngải Vị Vị (Ai Weiwei), trả lời phỏng vấn AFP qua điện thoại, đã đưa ra những lời chỉ trích, được coi là nặng nề nhất đối với chế độ Trung Quốc, mà ông từng phát biểu từ trước đến nay : « Xã hội hiện nay không hiệu quả, về nhiều khía cạnh, trên phương diện chính trị, xã hội Trung Quốc hiện nay có rất nhiều mặt phi nhân tính ».

In China, the Crackdown on Activists Continues TIME-Chinese artist Ai Weiwei planned to throw a playfully subversive dinner party, but he was arrested before the feast

-Giọt mực giọt đời Phan Huy Đường-
Nhân quyền gồm một số giá trị văn hoá hình thành trong thế kỷ 18 ở Châu Âu, làm nguyên lý cho những hình thái tổ chức xã hội dân chủ tư sản, kể cả chế độ quân chủ lập hiến. Hiến pháp của Mỹ và Pháp, ngay khi chế độ dân chủ tư sản chào đời, đều bắt đầu bằng việc khẳng định chúng.

Trong quá khứ, Nhân quyền làm ngọn cờ ý thức hệ cho cách mạng tư sản chống chế độ quân chủ : nó tập hợp lực lượng quần chúng lớn rộng hơn giai cấp tư sản còn quá bé nhỏ, lôi cuốn cả người quý tộc tiến bộ, công nhân, nông dân, nông nô. Đó là ước mơ sống cho người của mọi người trong một thời đại.
Suốt thế kỷ 20, nó làm ngọn cờ đắc lực chống các chế độ "cộng sản", "xã hội chủ nghĩa". Quả đáng tội : đó là những chế độ toàn trị lạc hậu hơn xa chế độ tư sản. Ngoài ra, các nước dân chủ tư sản chẳng bao giờ dùng nó để uýnh đổ các chế độ độc tài lệ thuộc hay đổng minh với nó, ngược lại ! Cứ coi lịch sử các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Á, Trung Đông thì biết !
Hôm nay, ngoài Bắc Hàn và Cuba, chẳng đâu còn chế độ "cộng sản", "xã hội chủ nghĩa". Hai nước đó nhỏ nhoi không đáng kể, đang ngắc ngoải, không chóng thì chầy sẽ phải chuyển hướng. Cả nhân loại còn lại đều đã đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản dưới đủ hình thái : dân chủ tư sản, độc tài kiểu "thế giới thứ ba", độc tài kiểu tư bản toàn trị ở Trung Quốc hay tư bản rừng ở Ziao Chỉ quận, v.v. Nhân quyền không còn là ngọn cờ cần thiết cho chủ nghĩa tư bản bành trướng. Ngược lại, nó bắt đầu biến thành chướng ngại vật. Chính trị gia các nước tư bản Tây Âu vẫn phải dùng tới để đối nội : những giá trị nhân bản ấy đã khắc vào tâm trí của người có văn hoá [1] , không thể công khai khinh thường. Thế thôi. Tiền đã không có mùi mà bắt người ta phải nhân quyền mới được làm tiền, rõ dở hơi ! Bắt tay hành động, chính trị gia quên béng nhân quyền, không ngại làm điều ngược lại, miễn sao khéo che đậy khiền bàn dân ngu ngốc không thấy là xong. Bước vào thời đại gian dối của những chế độ trong đà suy vong… Sẽ mất mấy thế kỷ đây ?
Chính sự Pháp cho ta chiêm ngưỡng lắm màn lý thú. Năm 2008, Sarkozy nhậm chức tổng thống, cứ tưởng tổng thống Pháp là cái gì ghê gớm lắm, huyênh hoang nhân quyền, ủng hộ ngài Đạt Lai Lạt Ma, còn dọa không tham dự thế vận hội Bắc Kinh. Rồi cũng phải cúp đuôi theo thủ lĩnh thế giới đến Bắc Kinh. Thua Angela Merkel xa.
Hôm nay, Sarkozy trải chiếu đỏ tiếp Hồ Cẩm Đào, lượm 20 tỷ đôla hợp đồng cho vài ba công ty Pháp, không hé môi nhắc tới Lưu Hiếu Ba, Nobel Hoà Bình đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, đang nằm tù tại Trung Quốc, chưa dám khẳng định đại sứ Pháp ở Na Uy sẽ tham dự lễ trao giải như thường lệ hay không. Ôi, "tổ quốc của quyền làm người" !
Lôgíc vận động của hình thái kinh tế chính trị tư bản nó thế. Tiền đẻ ra tiền cho chủ nó. Thế thôi. Nhân quyền là chuyện dấm dớ. Một khi chế độ tư bản đã thống trị nhân loại dưới đủ thứ hình thái tổ chức xã hội, nhân quyền chỉ có thể là ngọn cờ của những ai đang hay sẽ bị nó nghiền nát.
Hè hè…

Phan Huy Đường

2010-11-05

[1] không có nghĩa là có học thức nhe, tuy có học thức thì dễ có văn hoá hơn.

Vì sao Hồ Cẩm Đào "chiến thắng" Obama?
06/11/2010 16:11:18- Nguyên nhân nào khiến người đứng đầu Trung Quốc vượt qua người đồng cấp phía bên kia Thái Bình Dương?
TIN LIÊN QUAN

Mới đây, Tạp chí Forbes đã công bố danh sách 68 người quyền lực nhất thế giới năm 2010. Điều gây ngạc nhiên cho nhiều người là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã vượt qua đương kim Tổng thống Mỹ Barrack Obama để chiếm vị trí thứ nhất trong danh sách.
Nguyên nhân nào khiến người đứng đầu Trung Quốc vượt qua người đồng cấp phía bên kia Thái Bình Dương? Câu trả lời nằm ở các tiêu chí đánh giá của Forbes đối với các nguyên thủ - điều khiến cho Hồ Cẩm Đào luôn có vẻ trội hơn B. Obama.

Khi đánh giá hai nguyên thủ quốc gia, Forbes căn cứ vào các tiêu chí: mức độ ảnh hưởng đến công chúng, nguồn tài chính mạnh mẽ, khả năng thể hiện quyền lực trên nhiều lĩnh vực và cuối cùng là khả năng thể hiện quyền lực một cách tích cực.

Cùng là người đứng đầu một đất nước nên ở tiêu chí thứ nhất, các chuyên gia của Forbes tính đến quy mô dân số của Mỹ và Trung Quốc. Trong khi dân số của Mỹ chỉ là 309 triệu người thì Hồ Cẩm Đào lại lãnh đạo một quốc gia với 1,3 tỷ dân, gấp 4,2 lần dân số của Mỹ, chiếm đến 1/5 dân số của thế giới. Đây là lợi thế áp đảo của Hồ Cẩm Đào trước Obama cũng như nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới.
Với lợi thế hàng đầu thế giới về kinh tế cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế trong thời gian qua, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để vươn lên giành vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng về sức mạnh kinh tế, chỉ sau Mỹ. GDP hàng năm đạt 4.900 tỷ USD, Trung Quốc chưa thể so sánh được với con số 14.260 tỷ USD của Mỹ.
Tổng thống Obama
Tổng thống Obama

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế ước tính, khoảng cách này sẽ được san bằng trong vòng 25 năm tới. Một điểm cần chú ý khác là dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên đến 2,65 ngàn tỷ USD, hiện đang đứng đầu thế giới. Trong số đó, Trung Quốc đã chi ra đến 1,5 ngàn tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ Mỹ và trở thành một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Đây chính là một quả bom hẹn giờ đối với nền kinh tế Mỹ, vấn đề chỉ là mục đích sử dụng của Trung Quốc mà thôi. Bằng sức mạnh kinh tế của một cường quốc mới nổi, chính quyền Trung Quốc cũng áp đặt một mức tỷ giá giả tạo giữa đồng USD và đồng nhân dân tệ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu khiến Mỹ đang phải đau đầu giải quyết.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có một lực lượng hùng hậu người gốc Hoa đang hiện diện khắp nơi trên thế giới. Dù mang quốc tịch nào thì lực lượng này cũng là “đội quân thứ 5” giúp tăng cường sức mạnh để đưa Trung Quốc lên những vị trí hàng đầu trên thế giới.
Vai trò lớn nhất của Hồ Cẩm Đào lại không phải trên cương vị Chủ tịch nước mà nằm ở vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Quân ủy Trung ương. Hồ Cẩm Đào có quyền lực tối cao đối với số đông công chúng hơn bất kỳ một nguyên thủ nào. Forbes đánh giá rằng trên cương vị của mình, Hồ Cẩm Đào có thể “đổi hướng các dòng sông, xây dựng các thành phố, tống giam những người chống đối hay kiểm duyệt Internet mà không có bất kỳ sự can thiệp, phản đối nào”.

Khác với B. Obama, Hồ Cẩm Đào không gặp phải những cản trở xuất phát từ nền dân chủ như Quốc hội, tư pháp độc lập, các phương tiện truyền thông tư nhân… Hồ Cẩm Đào cũng nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc – lực lượng chính trị có sức mạnh tuyệt đối tại quốc gia Đông Á này.
e
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

Ngược lại, ở phía bên kia Thái Bình Dương, B. Obama phải chịu nhiều khó khăn hơn với những phiền hà từ chế độ dân chủ của Mỹ. Khi các vấn đề Iraq, Afghanistan hay các chính sách kinh tế trong nước chưa giải quyết xong thì trong thời điểm Forbes lập danh sách những người quyền lực nhất thế giới, Đảng Cộng hòa đã vượt qua Đảng Dân chủ của Obama để giành đa số ghế trong Hạ viện.

Rõ ràng là điều này đồng nghĩa với việc Obama mất đi sự hỗ trợ từ Hạ viện và quyền lực của vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bị suy giảm đáng kể. Đa số các chuyên gia đều cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến Obama bị mất vị trí đầu tiên trong bản danh sách của Forbes.

Mặc dù vậy, sau khi nắm đa số ghế trong Hạ viện, Đảng Cộng hòa có thể sẽ gia tăng áp lực buộc Trung Quốc chấm dứt chính sách kềm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ yếu. Đây sẽ là một yếu tố thuận lợi giúp Obama có thêm điểm trước Hồ Cẩm Đào, nhưng chỉ ở trong danh sách của Forbes năm 2011 mà thôi.
China Assails Nobel Peace Prize as ‘Card’ of West NYT -China’s ruling Communist Party denounced the prize on Friday as a tool of the United States and other Western democracies that “fear the rise of China.” -French police arrest activists during Hu's visit (Roundup) DPA
--
-LHQ kêu gọi Trung Quốc mở rộng tranh luận công khai (RFA)-Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, hôm qua lên tiếng kêu gọi Trung Quốc mở rộng không gian cho hoạt động tranh luận công khai.
Dân biểu Mỹ chỉ trích báo cáo nhân quyền LHQ (RFA)-Dân biểu Cộng hòa Ileana Ros-Lethtinen thuộc ủy ban Ngoại vụ Hạ Viện hôm qua lên tiếng chỉ trích báo cáo về thành tích nhân quyền của Hoa Kỳ do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện theo qui trình kiểm điểm định kỳ.--U.S. defends human rights record at U.N.
GENEVA (Reuters) - The United States weathered criticism of its human rights record from friends and foes alike on Friday in a United Nations forum that the former Bush administration had boycotted as hypocritical.
Nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương tìm cách hạn chế tự do Internet (RFI) Hiện nay chính phủ nhiều nước, từ Thái Lan cho đến Úc, tìm mọi cách mở rộng sự kiểm duyệt các website qua đó, kiểm soát xem mọi người nói và làm gì trên mạng. Đây là lo ngại của giới chuyên gia được AFP trích dẫn. Bên cạnh Trung Quốc đã lập hẳn một hệ thống ngăn chặn mang tên « bức tường lửa », một số nước khác cũng đang từng bước hạn chế khả năng truy cập internet của người dân. Theo chuyên gia này, trong 5 hoặc 10 năm tới, người ta sẽ chứng kiến một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa một bên là các nhà nước muốn kiểm soát môi trường thông tin, và bên kia là những công dân mong muốn có những trao đổi thông tin một cách tự do, mang tính cách riêng tư. 
- Trung Quốc yêu cầu các đại sứ phương Tây đừng dự lễ trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba (RFI) Theo tờ New York Times số ra ngày 04/11/2010, Trung Quốc hiện đang gia tăng áp lực lên các chính phủ châu Âu để những nước này không tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, sẽ diễn ra ngày 10/12. Theo Bắc Kinh, Lưu Hiểu Ba là « tên tội phạm » vì đã dám đòi tự do dân chủ cho nước mình.-French police arrest activists asking Hu to release Nobel winner DPA-Beijing warns Europe over Nobel prize ceremony (Financial Times)-China warned European governments they would have to ‘bear the consequences’ if they showed support for Liu Xiaobo, the Chinese dissident who has been awarded this year’s Nobel Peace Prize
--------
Obama làm bạn với những kẻ độc tài ở châu Á
Nguồn: Jonathan Tepperman, The Atlantic Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 04.11.2010
Với việc Tổng thống Obama biết trước rằng đảng Dân chủ sẽ bị đè bẹp ra sao trong tuần này, ta không thể trách ông được khi ông quyết định sẽ chu du với Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton và bản thân tránh càng xa Washington D.C. càng tốt.
Vì thế không gì ngạc nhiên khi Obama đã chọn hôm thứ Sáu để bắt đầu cho chuyến thăm vốn đã bị chậm trễ quá lâu bốn quốc gia ở châu Á -- mặc dù Clinton đã vừa có mặt ở đây. Đương nhiên, trốn tránh không phải là mục tiêu duy nhất của họ; chỉ tình cờ rằng có vài cuộc họp quan trọng như G20 và Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lại được to6? chức khi họ có mặt trong vùng.

Nhưng khi việc trốn chạy Tea Party có thể giúp tránh được chứng khó tiêu, Obama và Clinton không thể trông chờ sự đón chào êm thấm tại các trạm dừng. Dường như để nhấn mạnh quan điểm, tuần này Việt Nam - một trong những người bạn mới nhất của Hoa Kỳ ở châu Á và là kiểu mẫu của Washington trong chiến dịch mới đây nhằm xây dựng một rào cản chống lại Trung Quốc bằng cách ve vãn những kẻ hàng xóm đang e ngại -- đã quyết định huy động một chiến dịch đàn áp vô cùng lộ liễu đối với những người chống đối trong nước trước khi Clinton đến nơi. Chỉ trong vòng vài ngày, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ một số blogger và kết án sáu người Công giáo vì đã phản đối việc chính quyền tìm cách chiếm giữ nghĩa trang của họ để biến nó thành một khu vực du lịch.
Những vụ bắt bớ này cùng với phản ứng hờ hững của chính quyền Obama (Clinton đã đề cập đến vấn đề này với Việt Nam nhưng đã không cảnh báo rằng hành động côn đồ của họ sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng quan hệ Mỹ-Việt) đã cho thấy rõ một khía cạnh ngày càng trở nên có vấn đề trong chính sách ngoại giao của Obama. Ngay cả khi chính quyền đã có những nỗ lực đầy ấn tượng trong việc tái thiết những quan hệ với các cựu thù như Nga, kết chặt hơn quan hệ với Trung Quốc, và liên tục tận dụng sự khích động mà Trung Quốc đang tạo ra chung quanh khu vực bằng cách cố tình ve vãn các các láng giềng của Trung Quốc, nhưng họ lại quá thường xuyên bỏ qua vấn đề nhân quyền trong quá trình này.
Đây này vốn là một đề tài quen thuộc kể từ khi Obama nhậm chức - điều này có lẽ không đáng ngạc nhiên lắm khi chính ông thừa nhận rằng mình thiên về thực tế và từng tuyên bố lòng ngưỡng mộ của mình đối với những nhà tư tưởng về chính sách đối ngoại như Brent Scowcrot và George H.W. Bush. Nhưng dù thế việc này vẫn gây thất vọng đối với nhừng đồng minh cánh tả của Obama cũng như những người ngưỡng mộ ông ở nước ngoài, vốn đã trông đợi chính quyền của ông có những thay đổi rõ rệt so với chính sách ngoại giao của người tiền nhiệm. Thật vậy, sau vài tháng chịu đựng công kích từ những nhà bình luận và các tổ chức nhân quyền, đầu năm nay, đội ngũ Obama đã chuyển đổi giai điệu của mình và bắt đầu đề cập thường xuyên hơn đến vấn đề nhân quyền. Bản thân Clinton đã phản tỉnh tuyên bố nổi tiếng nhất của mình về vấn đề này hồi đầu năm 2009, trong đó bà nói rằng Hoa Kỳ không nên để những quan tâm về nhân quyền "cản trở" việc hợp tác với Trung Quốc. Nhưng trong khi ngôn ngữ đã thay đổi tốt hơn (ví dụ như sau khi nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba được tặng giả Nobel Hoà bình năm nay, Obama đã ca ngợi quyết định này và kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho ông), thực chất lại chẳng có nhiều thay đổi. Chính quyền vẫn tiếp tục ấm cúng với những chính thể ô nhục và hiếm khi thúc đẩy những quan tâm về nhân quyền xa hơn những luận điệu sáo rỗng -- bằng cách biến chúng thành những điều kiện, ví dụ như trong viện trợ nước ngoài, hoặc yêu cầu chúng phải được giải quyết trước khi mở rộng những hình thức hợp tác khác.
Một ví dụ rõ rệt nhất mới đây về xu hướng này là Việt Nam. Có thể điều này khiến bạn thất vọng (tuỳ theo quan điểm của bạn) nhưng không phải là điều quá ngạc nhiên khi Obama đã không áp lực mạnh với Nga và Trung Quốc về nhân quyền, lý do là Washington chẳng có trọng lượng gì đối với các cường quốc này -- cũng như việc áp lực này đã từng gây phản tác dụng trong quá khứ.
Nhưng Việt Nam là một nước nhỏ và yếu. Đúng là hiện nay quốc gia này là một đối tác hấp dẫn đối với Hoa Kỳ, cả về kinh tế lẫn chiến lược. Tổng sản lượng Nội địa của nước này đã tăng 7 phần trăm trong năm ngoái, khiến nó trở thành một trong những thị trường nóng nhất tại châu Á. Nó cũng cung cấp một nguồn lao động giá rẻ -- thật sự rẻ hơn -- bên cạnh Trung Quốc vốn ngày càng trở nên đắt hơn nhanh chóng.
Nhưng bất chấp sự đổi mới kinh tế của Hà Nội, nó vẫn giữ nguyên là một chính quyền độc tài rất bẩn thỉu -- thật thế, tổ chức Giám sát Nhân quyền đã gọi nó là "một trong những chế độ hà khắc nhất châu Á." Trong hai năm qua, chính quyền đã phát động một cuộc đàn áp rộng rãi, bắt giữ và tống giam những nông dân phản đối tịch thu đất ở Châu thổ Mekong, những giáo dân Công giáo phản đối việc chính quyền tịch thu tài sản nhà thờ, và những nhà hoạt động dân tộc thiểu số Tây Nguyên chống lại việc chính quyền kiểm soát tôn giáo của họ -- cũng như hàng trăm nhà hoạt động chính trị hoà bình khác.
Những điều này khiến ta không thể tin nổi việc đón nhận hầu như vô điều kiện của chính quyền Obama -- đây là chuyến viếng thăm lần thứ hai của Clinton trong năm, và hai quốc gia đã tổ chức những cuộc thao tập hải quân vào tháng Tám. Đồng ý rằng việc đưa ra những chính sách ngoại giao chủ yếu là vì những đổi chác khó khăn, và cũng có nhừng lúc Washington sẽ phải quyết định không đặt vấn đề nhân quyền vì những lợi ích quốc gia cấp thiết hơn cần được ưu tiên nhiều hơn.
Tuy nhiên Việt Nam thì dễ giải quyết. Hoa Kỳ có thể tìm cách thúc đẩy mạnh hơn những quyền tự do căn bản -- ví dụ như biến sự hợp tác trong tương lai tuỳ thuộc vào việc chính quyền Việt Nam nới lỏng sự kềm kẹp của mình -- vì lý do đơn giản là Việt Nam cần Hoa Kỳ nhiều hơn Washington cần Hà Nội.
Một điều là trong khi nền kinh tế Việt Nam đang nóng và tiếp tục tăng trưởng, nó vẫn là một nền kinh tế tí hon (khoảng 256 tỉ Mỹ kim, ít hơn phân nửa của Thái Lan). Điều khác nữa là Việt Nam là kẻ đang đặc biệt lo lắng trước thái độ gây hấn gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là việc tuyên bo6' chủ quyền tại vùng biển Nam Hải. Điều này có nghĩa chính Việt Nam là người mong muốn kết bạn mới vào thời điểm này, và có thể sẽ phải vui lòng chấp nhận một số điều kiện khó khăn vì không còn sự chọn lựa nào khác.
Ngay cả nếu Hà Nội từ chối -- và đây là điều thứ ba cần lưu ý -- Washington vẫn có quá nhiều đối tác tiềm năng khác trong khu vực này. Vâng, như tờ New York Times và những tờ báo khác đã tường thuật, chính quyền Obama rất muốn nuôi dưỡng các quan hệ đồng minh trên khắp châu Á vào thời điểm này để cân bằng lại một Bắc Kinh đang có vẻ như ngày càng ỷ thế lấn lướt. Nhưng khi liếc qua lịch trình đi lại của Obama vào cuối tuần này -- Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Nam Hàn -- cũng làm ta nhớ rằng Hoa Kỳ vẫn còn vô số những lựa chọn khác. Những lựa chọn lớn hơn, hùng mạnh hơn -- và dân chủ hơn.
Vì thế Clinton nên đưa ra một thông điệp thẳng thừng khi bà đến Hà Nội hôm thứ Sáu rằng: Anh muốn kết bạn? Tốt. Chúng tôi hân hạnh làm bạn với anh. Nhưng làm bạn với Hoa Kỳ có nghĩa là phải tuân theo vài điều lệ cơ bản. Điều đầu tiên là chấm dứt hà hiếp công dân của mình.
----------
Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thuỵ Sỹ) ngày 5/11 đã họp và xem xét về việc gần 300 tổ chức phi Chính phủ ở Mỹ và các tổ chức bảo vệ tự do, tố cáo những hành động vi phạm quyền con người của giới chức Mỹ ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
TIN LIÊN QUAN
Trang web Wikileaks đã đăng tải bản tố cáo này với 400 trang. Và theo nguồn tin từ Geneva cho biết, trong bản báo cáo, đại diện các tổ chức phi Chính phủ bày tỏ thất vọng vì cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã "không giữ lời hứa". Đặc biệt là họ đã không nỗ lực có các biện pháp trừng phạt đối với những hành động tra tấn tù nhân trong thời kỳ chiến tranh Iraq.Báo cáo cũng tố cáo một số vụ giam giữ trái phép người nhập cư và tị nạn, cũng như nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng khác đối với quyền con người ở Mỹ .
Giám đốc Liên minh tự do công dân Mỹ (ACLU), Jamal Dakwar, thậm chí còn cho rằng, hiện nay chính quyền Obama là 1 "trở ngại" đối với khả năng xét xử các vụ tra tấn tù nhân ở nhà tù Guantanamo.
Tổ chức "Quyền con người trên hết" (Human Rights First) còn cho rằng, Washington đã "để ngỏ" cho các vụ lạm dụng mới khi không có những biện pháp trừng phạt đối với các vụ vi phạm từ thời chính quyền trước đó.

(Theo TTXVN)
Lê Thị Công Nhân lại bị thẩm vấn(BBC)-- Ai đứng sau các vụ tấn công blogger? (FRA)Trong thời gian qua, tin tặc liên tục tấn công vào các website, nhật ký cá nhân cũng như các diễn đàn tiếng Việt. trong một bài phân tích đăng trên mạng hồi cuối tháng Mười, SecureWorks đưa ra cảnh báo về một phần mềm virus đã được tạo ra với mục đích xâm nhập và phá hủy dữ liệu của hầu hết các máy tính ở Việt NamCông an lại thẩm vấn LS Lê Thị Công Nhân (RFA)-Nữ Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân hôm 4/11, bị cơ quan an ninh tại Hà Nội bắt vào lúc gần 1 giờ chiều sau khi cô đi ăn trưa cùng hai người bạn học, tại nhà hàng ở số 84 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
-Cuba and Iran blast U.S. human rights at U.N. forum GENEVA (Reuters) - The United States defended its human rights record on Friday from criticism from foes including Cuba and Iran, who called for it to close Guantanamo prison and investigate alleged torture by its troops abroad.-China warns European nations of "consequences" for Nobel support DPA-Lawyers petition UN over jailed Nobel dissident DPA-NOBEL HOÀ BÌNH: Trung Quốc yêu cầu các đại sứ phương Tây đừng dự lễ trao giải Nobel cho Lưu Hiểu Ba (RFI)- Theo tờ New York Times số ra ngày 04/11/2010, Trung Quốc hiện đang gia tăng áp lực lên các chính phủ châu Âu để những nước này không tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, sẽ diễn ra ngày 10/12. Theo Bắc Kinh, Lưu Hiểu Ba là « tên tội phạm » vì đã dám đòi tự do dân chủ cho nước mình.
Việc thất cử của phe Dân chủ Hoa Kỳ khiến Đông nam Á lo lắng x-cafevn.org - Những quan ngại đang tăng dần tại Đông nam Á về tiềm năng ảnh hưởng của thất bại đau đớn của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa mùa tại Hoa Kỳ. Nỗi lo chủ yếu là việc tái tổ chức tại Quốc hội có thể dẫn đến những cuộc chiến nội bộ mới khiến chính quyền Obama bị phân tâm trong việc thực hiện thấu đáo những nỗ lực nhằm đặt vị trí của Hoa Kỳ như là một đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực này của thế giới.

Tổng số lượt xem trang