Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Mùa Xuân Ả Rập và sau 36 năm “giải phóng”, Việt Nam được những gì?

-Mùa Xuân Ả Rập và sau 36 năm “giải phóng”, Việt Nam được những gì?
New America Media. Commentary, Thai Anh Nguyen-Khoa, Posted: Apr 30, 2011
Hôm nay đánh dấu 36 năm ngày Sàigòn thất thủ. Đối với nhiều người Mỹ gốc Việt, ngày này là Ngày Quốc Hận, nhưng năm có hai sự kiện khác tạo thêm ý nghĩa cho ngày tưởng niệm, mang thêm một hy vọng mong manh cho giấc mơ dân chủ của Việt Nam: “Mùa Xuân Ả Rập” những cuộc khởi nghĩa ở Bắc Phi và Trung Đông và cái chết của bà Nhu (Trần Lệ Xuân), vợ của một nhân vật chính trị quan trọng ở miền Nam trước đây.

Bà Nhu là phu nhân của ông Ngô Đình Nhu, cố vấn quốc gia và em trai ông Ngô Đình Diệm, vị tổng thống đầu tiên của nền đệ nhất cộng hòa miền Nam. Được tôn vinh và nguyền rủa, bà là một nhân vật gây tranh cãi cả trong và ngoài nước vì tánh bạo miệng và cá tính mạnh mẽ. Là người đi trước thời đại của mình, có lẽ bà là nhà quán quân nữ quyền đầu tiên của Việt Nam thời hiện đại, đóng vai trò của Đệ nhất phu nhân, vì Tổng thống Diệm là người thờ chủ nghĩa độc thân suốt cả cuộc đời. Chồng bà và ông Diệm đã bị giết trong một cuộc đảo chính năm 1963, đánh dấu sự can thiệp quân sự của Hoa kỳ vào Việt Nam. Bà sống lưu vong ở nước ngoài từ năm đó – không bao giờ trở về Việt Nam – vừa qua đời ở Ý hôm Lễ Phục Sinh, xa rời một quê hương mà bà hằng yêu dấu.
Qua bao nhiêu năm lưu vong, chính thông điệp truân chuyên của bà có lẽ đã làm tiếng nói của nhiều nhà đối kháng lương tâm của Việt Nam bị nhụt nhuệ khí: Đừng tin vào Hoa Kỳ. Mặc dù cổ võ quyền tự quyết cho người Việt Nam, Mỹ đã bán đứng Việt Nam trong chính quá trình lập quốc này.
Hôm nay, người Việt có thể ghi nhớ phương châm của ông George W. Bush (con): “Nếu bạn đứng lên vì dân chủ, Hoa Kỳ sẽ chung bước với bạn.” Nhưng không ai dám mơ ước rằng Hoa Kỳ sẽ đi vào Việt Nam cùng một con đường mà họ đã đi chung với châu Âu khi đang can thiệp vào Libya. Tuy nhiên, những người này muốn rằng thay vì o bế Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn sẽ lắng nghe những nhà bất đồng chính kiến và thắt chặt hầu bao không duy trì một chế độ tham tàn.
Trong khi kết cục tồi tệ của một chương sử tham chiến buồn thảm ở Việt Nam đang lăn lóc trong một xó xỉnh nào của đống rác lịch sử Hoa kỳ, cuộc đấu tranh cho dân chủ và quyền con người ở Việt Nam vẫn tiếp tục.
Hơn một tá các nhà đối kháng ôn hòa và các blogger đang bị cầm tù. Cù Huy Hà Vũ, một luật gia Pháp-học, một phát ngôn viên dũng cảm, đã bị kết án bảy năm tù, cộng thêm ba năm quản thúc tại gia vì đã dám nói sự thật về âm mưu thông thương với Trung Quốc, đi ngược lại với quyền lợi quốc gia và dân tộc. Ông Hà Vũ đã lên án chính phủ Việt Nam cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên, và đã chuyển nhượng lại cho Trung quốc cả ngàn cây số vuông lãnh thổ Việt Nam dọc theo biên giới Việt-Trung (không kể quần đảo Hoàng Sa và Trường sa).
Blogger Nguyễn văn Hải (Điếu Cày), bị giam từ tháng năm 2008, đã biệt tăm vô tích. Tin rằng ông có thể bị giết chết, vợ ông năm nỉ nhà cầm quyền cho phép cô đến thăm nuôi ông, nhưng yêu cầu của cô đã bị bác bỏ.
Trong khi các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam vẫn lưu ý và hy vọng về các sự kiện tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria cũng như các nơi khác ở Trung Đông, họ vẫn từ tốn. Nhiều người rất cẩn mật với hệ thống an ninh rễ má xung quanh họ.
Một nhà văn bất đồng chính kiến cho biết: “Nhờ vào bộ máy tinh vi của hệ thống an ninh Việt Nam, Công An có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nhiều trong chuyện đi đứng của người dân. Họ đóng chốt ở trước cửa nhà những người tình nghi không cho đi đâu. Nội bộ phận Cảnh sát Cơ động Trung ương đã đến 50.000 người, không kể ở các tỉnh, huyện và cấp xã. Dư người điềm chỉ để kiểm soát đám đông! ”
Một blogger khác từ Việt Nam viết: “Đảng này vẫn còn, Công An sẽ tiếp tục tồn tại! Họ hiện hữu để hỗ trợ cho nhau. ”
Tại phiên tòa bất đồng chính kiến của ông Hà Vũ, nơi mà nhà nước rêu rao là một vụ án mở cho quần chúng, không ai được phép bén mảng trong vòng chu vi 200 mét của tòa án. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Lê Quốc Quân đã bị giam một lần nữa khi họ đến tòa án. Ông Sơn từng đi tù năm năm tù vì dịch tài liệu Thế nào là Dân chủ trên trang mạng của Đại sứ quán Hoa Kỳ – và luật sư Lê Quốc Quân bị tình nghi là gián điệp khi đi học một khóa do Hội Ban phú cho Dân chủ Quốc gia (Nationa Endowment for Democracy/NED) tại Hoa Kỳ đã bị bắt tại phi trường khi trở về Việt Nam.
Ông Vi Đức Hồi, cựu giám đốc Tuyên vấn trường Đảng ở huyện, được tổ chức nhân quyền Human Rights Watch trao giải Hellman/Hammett năm 2009 vì các đóng góp trong việc “cổ vũ tự do ngôn luận”, đã bị giảm án từ 8 năm xuống 5 năm tù và 3 năm quản chế. Blogger Anh Ba Sàigòn (luật sư, doanh nhân Phan Thanh Hải) sau 6 tháng bị an ninh điều tra giam hãm, lần đầu tiên được gặp vợ con và mẹ hôm 26 tháng Tư vừa qua.
Khi dịch những dòng này, tôi được tin nhà thơ trẻ Bùi Chát sau khi đi nhận giải Tự do Xuất bản ở Buenos Aires (Á Căn Đình) về đã bị bắt tại phi trường Tân Sân Nhất.
Ngày nay, sau hai thập niên giảng dạy các môn Lịch sử Hoa kỳ và nền Dân chủ Mỹ, tôi cảm thấy đó là một bài học miên man về sự nhẫn nhục, tiếp giáp với hai nguyên lý: một mặt  nói về Lý tưởng dân chủ cao siêu của Hoa kỳ, mặt khác đối chọi với chính sách Ngoại-giao-bằng-đồng-Mỹ-kim. Tôi không thể dạy hoặc lao đầu vào những luận cứ phức tạp của chiến tranh Việt Nam mà không tuần tự chia xé mình trong hai vai trò khác nhau – một, Việt Nam tìm dân chủ đối đầu với một, nước Mỹ tìm lợi ích kinh tế. Có khi nào lý tưởng cao cả lại hợp nhất với chủ-nghĩa thực-dụng: realpolitik? Còn quan điểm Việt Nam, phản ảnh tư tưởng của miền Bắc hay của miền Nam? Không bao giờ tiếng nói đó lại được thể hiện đồng nhất, rõ rệt hơn trong thế kỷ này!
Đối với Hoa Kỳ, dường như sự phát huy những lý tưởng cao đẹp của dân chủ và tự do đôi lúc lại đối chọi với chuyện bảo trợ cho một chế độ độc tài, hay bị bị đảo lộn tùy theo nhu cầu của chính sách đối ngoại của mình. Mỹ bao che Hà Nội để kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc có bắt buộc họ phải từ bỏ khát vọng dân chủ của người dân hay lương tâm của Việt Nam?
Người ta thắc mắc, liệu các âm vang của các tiếng nói bị áp bức bên trong Việt Nam – giống như sự ra đi của bà Nhu – có được ghi nhận mảy may nào trong tâm thức của chính quyền Obama? Có phải Hoa kỳ vẫn còn bị ám ảnh bởi bóng ma Việt Nam khi toan tính các nan đề dai dẳng ở Iraq và Afghanistan? Dầu gì đi nữa, Tổng thống Obama cũng chưa đầy ba tuổi khi Tổng thống Lyndon Johnson cố gò Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ năm 1964, báo hiệu cuộc chiến tranh với Hà Nội.
Cho nên, 36 năm sau ngày ô nhục của lịch sử đó, khi tiếng nói của người dân ở Việt Nam vẫn còn bị bưng bít, tôi nhớ lại những lời của Tiến sĩ Martin Luther King, Jr: “Đến một lúc nào đó khi im lặng trở thành đồng lõa với sự phản bội.” Và thời điểm đó đã đến với chúng ta trong quan hệ với Việt Nam hôm nay.
NKTA
Đàn Chim Việt
——————————————————————————-
New America Media. Commentary, Thai Nguyen-Khoa, Posted: Apr 30, 2011
Today marks the 36th anniversary of the fall of Saigon, the former capital of South Vietnam. For many Vietnamese Americans, the date is infamously known as The Day of National Shame, but this year two other events cast a shadow on the anniversary, and give faint hope to the dream of democracy in Vietnam: The “Arab Spring” in North Africa and the Mideast and the death of Madame Nhu (Trần Lệ Xuân), the wife of a key political figure in the former South.
Mme. Nhu was married to Ngô Đình Nhu, national advisor and brother to Ngô Đình Diệm, the president of South Vietnam’s first republic.  Both reviled and revered, she was a controversial figure within and outside of Vietnam for her outspokenness and forceful manners. Ahead of her time, she was probably Vietnam’s first women’s rights leader, and played the role of First Lady, as President Diem remained a confirmed bachelor all his life. Her husband and Diem were killed in a 1963 coup, marking American military intervention. She lived in exile abroad – never returning to Vietnam–and died in Italy away from the land she loved.
In all these years of exile, Mme. Nhu’s consistent message tempers the voices of many of Vietnam’s conscientious objectors: Don’t believe in the United States. Despite its professed desire to promote self-determination for Vietnamese, the U.S. has sold out Vietnam in the name of this very nation-building process.
Today, Vietnamese may remember George W. Bush’s motto: “If you stand for democracy, America will stand with you.” But no one dares dream that the United States will go into Vietnam in the same way it has joined with Europe to intervene in Libya. Yet, many do wish that instead of coddling Hanoi, Washington would listen to political activists and cut the purse strings that perpetuate the corrupt regime.
While the sorry end to that sad chapter of Vietnam involvement is relegated to the trash heap of American history, the struggle for democracy and human rights inside Vietnam continues.
More than a dozen peaceful dissidents and bloggers are imprisoned. Cu Huy Ha Vu, the outspoken French-educated legal scholar, was sentenced by a kangaroo court to a seven-year prison term, plus three years of house arrest for daring to tell the truth about Hanoi’s shady schemes and collusion with China against the nation’s interest. Vu had criticized the country’s government for allowing China to mine bauxite in central Vietnam and ceding a huge swatch of land along the Sino-Vietnamese border.
Blogger Nguyễn văn Hải (Điếu Cày), jailed since October 2008, has disappeared. Believing he might be killed, his wife pleaded with authorities to allow her to visit him, but her requests have been denied.
While Vietnamese democracy activists take note and remain hopeful about events in Tunisia, Egypt, Libya, Syria and elsewhere in the Middle East, they remains cautious. Many are wary of the entrenched security system around them.
According to one dissident writer: “Vietnam has a tighter rein on people’s movement, thanks to its security apparatus. The Central Mechanized Police division alone is 50,000 strong, not counting the province, districts and village levels. Plenty for crowd control!”
Another blogger from Vietnam writes: “The party remains, the police will continue to exist! They exist to do each other’s bidding.”
At the trial of dissident Vu, which the government claims is open to the public, no one is allowed within 200 meters of the courthouse. Dr. Pham Hong Son — who has been imprisoned for five years for translating prodemocracy materials on the U.S. Embassy website — and attorney Le Quoc Quan were arrested again when they came to the courthouse.
Today, after two decades of teaching U.S. history and American democracy, I feel it is a constant lesson in humility, bordering on a wavering of principles: American idealism on the one hand and Dollar Diplomacy on the other. I could not teach or delve into the complexity of the Vietnam War without taking alternating roles — that of a democracy-seeking Vietnam versus America’s national economic interests. For when does idealism merge with realpolitik? As for the Vietnamese point of view, does it reflect the North’s or the South’s?
For the United States, the high ideals of democracy and freedom versus propping up an autocratic regime seem to flip flop according to the exigency of its foreign policy. Coddling Hanoi to wean Vietnam away from its ideological influence of China seems to necessitate its abandoning the people’s aspiration for American-style democracy and the conscience of Vietnam.
One wonders whether the din of repressed voices inside Vietnam – like the passing of Madame Nhu – register at all in the consciousness of the Obama administration. Is America still haunted by the ghost of Vietnam when it considers the nagging affairs of Iraq and Afghanistan? After all, President Obama was not yet three years old when President Lyndon Johnson goaded Congress to pass the Tonkin Gulf Resolution in 1964, signaling war with Hanoi.
Thus, 36 year after that infamous day in history, and with people’s voices inside Vietnam still being gagged, I am reminded of the words of Dr. Martin Luther King, Jr.: “A time comes when silence is betrayal.” And that time has come for us in relation to Vietnam.


--Việt Nam đã bị nước Mỹ bỏ rơi?anhbasam
San Francisco Chronicle

Nguyễn Khoa Thái Anh
Ngày 1 tháng 5 năm 2011
Thật trớ trêu, Bà Nhu qua đời vào hôm 23 tháng Tư, chỉ vài ngày trước lễ tưởng niệm Sài Gòn thất thủ. Mặc dù kết cục đau buồn của cái chương sử dính líu đáng buồn ở Việt Nam đã bị đem đi vứt vào đống rác của lịch sử Mỹ, song cuộc tranh đấu liên tục vì dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam lại đang diễn ra ác liệt dưới một hình thức mới mẻ khác.
Hơn một chục nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và blogger bị bắt giam. Cù Huy Hà Vũ, đứa con cưng của chế độ và là học giả về luật được đào tạo tại Pháp có tiếng nói thẳng thắn, đã bị một phiên tòa “chuột túi” kết tội và ngạo mạn chặn miệng không cho nói một lời nào bằng một bản án 7 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế tại gia.   
Có lẽ cái tin Bà Nhu qua đời, người em dâu của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (từ năm 1955 đến 1963), hầu như không được chính quyền của Obama để ý tới vào lúc họ đang bận túi bụi với cuộc đứng dậy tự giải phóng ở Lybia và ở một nơi nào đó khác ở Bắc Phi và Trung Đông.
Tôi cứ tự hỏi phải chăng nước Mỹ vẫn còn ám ảnh với bóng ma Việt Nam khi họ cân nhắc những vấn đề đeo đẳng lâu nay về Iraq và Afghanistan?
Khi Tổng thống Lyndon Johnson thúc giục Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ hôm 7 tháng 8 năm 1964, báo hiệu cuộc chiến tranh với Hà Nội, thì Obama lúc đó chưa lên 3 tuổi. Nhưng đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt, họ là nạn nhân của cuộc tan rã xảy ra sau năm 1975, thì vụ sát hại ông Diệm và ông Nhu (phu quân của Bà Nhu) để dọn đường cho sự can thiệp quân sự của người Mỹ nhiều nhất cũng vẫn chỉ là một chính sách đối ngoại không trước sau như một, còn tồi tệ nhất thì đó là một sự phản bội gây ra những bi kịch to lớn.
Có lẽ người Việt và cả người Mỹ cũng vậy đều cần suy nghĩ về thái độ kiên định của Bà Nhu tại một cuộc trả lời phỏng vấn do mạng lưới phát thanh và truyền hình ở Boston WGBH thực hiện năm 1982: “Như vậy chính quyền chính danh duy nhất của Việt Nam là chính quyền do Tổng Thống Ngô Đình Diệm đảm đương và đó lại là chính quyền bị Mỹ chặt đầu.”
Là một người dạy Lịch sử Hoa Kỳ và nền Dân chủ Mỹ trong hai thập niên nay, tôi đã đánh vật với hai nguyên tắc cạnh tranh nhau: chủ nghĩa Lý tưởng của Mỹ và Chính sách ngoại giao Đô la. Tôi không thể dạy cho học trò về tính chất phức tạp của những vấn đề liên quan đến Việt Nam mà không cần thừa nhận những vai trò qua lại, ấy là vai trò của một nước Việt Nam đi tìm dân chủ đối lập lại với vai trò của nước Mỹ đang theo đuổi lợi ích quốc gia của họ. Khi nào thì chủ nghĩa lý tưởng kết hợp làm một với chính sách thực tế [realpolitik]?  Và tiền đồ của Việt Nam phản ánh quan điểm của Miền Bắc hay Miền Nam?
Song, cả chính phủ sáng suốt lẫn công chúng Mỹ thiếu kiên nhẫn đều đã không hiểu được tiếng nói của Bắc Việt hay Nam Việt Nam, bất chấp cái điều mà Mục sư Martin Luther King Jr. đã cố gắng nói thay chúng ta ngày nào trong bài diễn văn chống cuộc chiến tranh Việt Nam: “… trong lúc tôi đã cố gắng dùng vài phút cuối cùng này để bày tỏ một tiếng nói nhân danh những người không được cất lên tiếng nói ở Việt Nam và để bày tỏ cảm thông với tiếng nói bất đồng của những người bị gọi là kẻ thù thì tôi đã vô cùng lo lắng về quân đội của chúng ta đang ở đó cũng như bất cứ điều nào khác.”
Hôm nay, chiều chuộng Hà Nội để Việt Nam “cai sữa” ảnh hưởng ý thức hệ của Trung Quốc bằng cách bỏ rơi những khát vọng dân chủ của người Việt Nam thì xem ra dường như đó là một hành động kỳ cục.
Vậy là 36 năm sau kết cục bi thảm dành cho Việt Nam, vào lúc này khi mà tiếng nói của nhân dân ở bên trong đất nước Việt Nam vẫn đang bị bịt cho câm lặng thì tôi lại nhớ đến câu nói: “Đến một lúc nào đó im lặng chính là sự phản bội.”
Và một thời điểm như vậy đang đến đối với chúng ta với tư cách những người Mỹ trong mối quan hệ với Việt Nam.
Ông Nguyễn Khoa Thái Anh dạy môn khoa học xã hội tại một khu học chính ở San Francisco [San Francisco Unified School District].
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Ảnh trên: Bà Ngô Đình Nhu, người từng phụng sự như là đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 86 tại Easter.



 - Nguyễn Khoa Anh Thái- Có phải Việt Nam đã bị Hoa Kỳ bỏ rơi? Thai A. Nguyen-Khoa  Has Vietnam been abandoned by the U.S.?(SF Gate).
It's ironic that the death of Madame Nhu happened on April 24, just a few days before the anniversary of the fall of Saigon. While the sorry end to that sad chapter of Vietnam involvement is relegated to the trash heap of American history, the continued struggle for democracy and human rights for the people of Vietnam is raging anew.
More than a dozen peaceful dissidents and bloggers are imprisoned. Cu Huy Ha Vu, the regime's favorite son and outspoken French-educated legal scholar, is sentenced by a kangaroo court, and contemptuously slapped with a 7-year prison sentence, plus an additional three years under house arrest.
Perhaps the passing of Nhu, the sister in-law of South Vietnam President Ngo Dinh Diem (1955-1963) hardly registered in the consciousness of the Obama administration, as it had its hands full with the liberation uprisings in Libya and elsewhere in North Africa and the Middle East.
I wonder if America is still haunted by the ghost of Vietnam when it considers the nagging affairs of Iraq and Afghanistan?
When President Lyndon Johnson goaded Congress to pass the Tonkin Gulf Resolution on Aug. 7, 1964, signaling war with Hanoi, Obama wasn't yet 3 years old. Yet for many Vietnamese Americans, who are the victims of the ensuing 1975 debacle, the murders of Diem and Nhu (Madame Nhu's husband) in order to pave way for American military intervention, remains at best a fickle foreign policy, and at worst a betrayal of tragic proportion.
Perhaps it behooves Vietnamese and Americans alike to ponder Madame Nhu's insistence in a 1982 interview with WGBH: "So the only legitimate power of Vietnam was the one assumed by President Ngo Dinh Diem and it was precisely that one who was beheaded by the U.S."
As a teacher now for two decades of U.S. History and American democracy, I've struggled with competing principles of American idealism and Dollar Diplomacy. I could not teach the complexity of Vietnamese issues without assuming alternating roles, that of a democracy-seeking Vietnam versus the United States pursuing its national interest. When does idealism merge with realpolitik? And does the Vietnamese perspective reflect the North's or the South's point of view?
Yet neither the perspicacious government nor the impatient American public has understood the voice of the North or South Vietnamese, despite what the Rev. Martin Luther King Jr. was trying to say on our behalf in his Vietnam anti-war speech: "...while I have tried in these last few minutes to give a voice to the voiceless in Vietnam and to understand the arguments of those who are called enemy, I am as deeply concerned about our own troops there as anything else."
Today, coddling Hanoi to wean Vietnam away from Chinese ideological influence by abandoning the Vietnamese people's aspirations for democracy seems a strange exercise.
Thus, 36 years after the tragic end for Vietnam, when the people's voice inside Vietnam is still gagged, I am reminded: "A time comes when silence is betrayal."
And that time has come for us as Americans in relation to Vietnam.

Thai A. Nguyen-Khoa teaches social studies in the San Francisco Unified School District.



-- Nghĩ gì sau 36 năm thống nhất đất nước?  —  (RFA).-

Tổng số lượt xem trang