Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Liệu Biển Đông có được nói tới trong hội đàm Mỹ Trung?

- - Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ trong lúc căng thẳng gia tăng trên biển anhbasam - 

Yahoo News
25-06-2011
Honolulu, Hawaii (AFP) – Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những buổi được xem như là đàm phán đầu tiên hôm thứ Bảy về những căng thẳng gia tăng trên biển Đông, với sự tức giận của Bắc Kinh về việc Washington hỗ trợ các nước Đông Nam Á.
Các viên chức cấp cao của các cường quốc Thái Bình Dương đang họp tại Honolulu, Hawaii, vài ngày sau khi Hoa Kỳ hỗ trợ Philippines và Việt Nam, [hai nước] lo lắng về điều mà họ cho là sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên biển.

Ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết trước các cuộc hội đàm, rằng ông sẽ nói rõ với Trung Quốc “các nguyên tắc kiên định” của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do hàng hải.
Chúng tôi muốn giảm bớt các căng thẳng gần đây và làm cho những cái đầu nguội thắng thế“, ông Campbell nói với các phóng viên ở Washington hôm thứ Sáu.
Ông Campbell nhắc lại rằng, Hoa Kỳ không có quan điểm về các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng, một quan điểm gây bất đồng đối với một số nhà lập pháp Mỹ, những người đã và đang thúc giục [Mỹ đóng] vai trò chủ động hơn.
Mỹ không có ý định thổi ngọn lửa bùng lên ở biển Đông và chúng tôi rất quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định“, ông Campbell cho biết.
Nhưng một quan chức hàng đầu của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán ở Hawaii, ông Thôi Thiên Khải, phó Bộ trưởng Ngoại giao [Trung Quốc], đã cảnh báo rằng, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các nước đối tác ở Đông Nam Á “chỉ làm cho mọi việc phức tạp hơn“.
Tôi tin rằng một số nước hiện đang đùa với lửa. Và tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị ngọn lửa này đốt cháy“, ông Thôi Thiên Khải cho biết như vậy, theo báo The Wall Street Journal.
Ông Thôi Thiên Khải nói rằng, Hoa Kỳ nên tự giới hạn bằng cách kêu gọi “sự kiềm chế và hành vi có trách nhiệm hơn từ các nước thường xuyên có những hành động khiêu khích“.
Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc thường có hội đàm, mà phiên họp hôm thứ Bảy là phiên họp đầu tiên tập trung cụ thể vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vòng đối thoại đã được thiết lập tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược cấp cao ở Washington hồi tháng Năm.
Ông Campbell nói rằng, Hoa Kỳ cũng sẽ nói chuyện với Trung Quốc về sự sự ảnh hưởng của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên và Myanmar, hai trong số nước bị cô lập nhất trong khu vực năng động, mà cả hai nước này dựa vào Bắc Kinh như là nguồn hỗ trợ chính.
Nhưng các cuộc đàm phán dự định ​​sẽ tập trung vào biển Đông, vùng biển chiến lược và có tiềm năng giàu dầu mỏ mà Bắc Kinh có những tranh chấp đôi chỗ chồng chéo với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Việt Nam vừa tổ chức các cuộc tập trận quân sự có bắn đạn thật sau khi cáo buộc các tàu Trung Quốc đâm vào một tàu khảo sát dầu khí và cắt cáp thăm dò của tàu này.
Philippines ra lệnh cho hải quân của mình đi vào biển Đông, một phần vùng biển này được Philippines gọi là biển Tây Philippine, sau khi cáo buộc Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines và dựng lên các trụ và một cái phao ở vùng biển tranh chấp.
Hoa Kỳ lên kế hoạch tập trận chung với Philippines và trao đổi hải quân với Việt Nam trong những tuần lễ sắp tới, mặc dù các viên chức Mỹ nói rằng các hoạt động này chỉ là các hoạt động như thường lệ.
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong việc hiện đại hóa hải quân, [đang sử dụng] chiếc kỳ hạm là chiếc tàu cũ kỹ của Hoa Kỳ đã sử dụng thời Đệ nhị Thế chiến.
Mặc dù chúng tôi là một nước nhỏ, nhưng chúng tôi chuẩn bị làm những điều cần thiết để đứng lên [chống lại] bất kỳ hành động hiếu chiến nào ở sân sau của chúng tôi“, ông Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippine, đã nói hôm thứ Năm, trong lúc có bà Clinton đứng bên cạnh.
Một tuần trước đó, Hoa Kỳ đã hội đàm với Việt Nam, đất nước là kẻ thù chiến tranh trước đây. Hai bên đã ban hành một lời kêu gọi chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên biển Đông.
Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã tập trung xây dựng các mối quan hệ với Đông Nam Á, cáo buộc các nhóm làm việc trước đây của cựu Tổng thống George W. Bush, đã bỏ qua khu vực đang phát triển nhanh và thường có quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, do bận tâm với các cuộc chiến tranh.
Ngọc Thu dịch từ: http://news.yahoo.com/s/afp/20110625/pl_afp/uschinaaseanmilitarydiplomacy


Trung Quốc đang bị chỉ trích nghiêm khắc ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] anhbasam
Asia Times
Giản Quân Ba [Jian Junbo] và Vũ Trọng [Wu Zhong]
Ngày 24 tháng 6 năm 2011
LUÂN ĐÔN và HỒNG  KÔNG – Ngày 1 tháng 7 tới Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm lần thứ 90 ngày lập Đảng. Mặc dù để tồn tại đến ngày hôm nay thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chịu đựng được nhiều thử thách gay go, song rõ ràng là đang có những thử thách ở phía trước. Một vấn đề phải giải quyết trước mắt là tình hình căng thẳng leo thang ở biển Hoa Nam với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.
Đối với Bắc Kinh thì đây không đơn thuần là một vấn đề thuộc về quan hệ quốc tế. Tình hình căng thẳng còn gây tác động lớn tới chiến lược về một “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc và sự ổn định trong nước. Điều này lý giải vì sao cho đến lúc này Bắc Kinh vẫn cố gắng tự kiềm chế trước những gì mà Bắc Kinh xem là những hành động khiêu khích của Việt Nam. Trong những hành động đó có cả việc cố tình công khai tập trậm ở những lãnh thổ tranh chấp, đưa ra những tuyên bố có lời lẽ cứng rắn lên án “sự xâm lược của Trung Quốc” và để xảy ra những cuộc phản đối sôi sục chống Trung Quốc.
Trước nay Bắc Kinh đều phản ứng một cách hạn chế. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Hồng Lỗi đã nhắc lại hôm 16 tháng 6 rằng Trung Quốc luôn tìm kiếm một giải pháp song phương cho những bất đồng về biển Hoa Nam và sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hồng Lỗi còn nói thêm rằng Trung Quốc sẽ hợp tác với tất cả các bên để thực thi một cách thực sự Tuyên Bố về Ứng xử của các Bên ở biển Hoa Nam và duy trì sự ổn định trong khu vực.  
Có rất nhiều lý do giải thích việc Trung Quốc muốn làm dịu những căng thẳng với Việt Nam. Thứ nhất, những tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là một vấn đề mới mẻ – sự tranh chấp này hầu như đã xuất hiện vào những năm 1970 sau khi trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt ở đó được phát hiện.
Việt Nam (và một số nước Đông Nam Á) đã bắt đầu dần dần đưa người tới định cử ở một số hòn đảo và thăm dò dầu khí ở những vùng biển mà trước đó Hà Nội đã công nhận là lãnh thổ của Trung Quốc. Chẳng hạn, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 4 tháng 9 năm 1958 đã đưa ra một bản tuyên bố xác định lãnh hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa).
Thủ tướng của Bắc Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã gửi một công hàm ngoại giao tới Thủ tướng Chu Ân Lai nói rằng, “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định này và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước tôn trọng khoảng cách 12 hải lý [19m km] của lãnh hải của Trung Quốc trong tất cả những mối quan hệ trong lĩnh vực hàng hải với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” Bức công hàm ngoại giao này được viết vào ngày 14 tháng 9 và được đăng trên tờ Nhân Dân số ra ngày 22 tháng 9 năm 1958. [1]
Để tập trung vào cải cách và mở cửa để phát triển kinh tế của chính Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình khi ấy đã đề ra chính sách “tạm gác lại những tranh chấp để cùng nhau khai thác” biển Hoa Nam.
Sau ba thập niên cải cách và mở cửa nay Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới. Nhưng hiện nay Bắc Kinh đang nhận ra đầy đủ những vấn đề ở trong nước. Về mặt này, một môi trường quốc tế hòa bình là điều mang tính quyết định đối với Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đang theo đuổi một “sự trỗi dậy hòa bình” nhằm làm dịu mối lo ngại cho rằng Trung Quốc có thể đang theo đuổi bá quyền thế giới.
Trong những năm gần đây ngày càng xuất hiện những lời kêu gọi, nhất là từ phía Hoa Kỳ, rằng Trung Quốc hãy cư xử như một “người chơi có trách nhiệm” trong những vấn đề quốc tế.
Vì thế mà Bắc Kinh không muốn có những hành động ăn miếng trả miếng chống lại Việt Nam để hủy hoại hình ảnh của mình.
Trung Quốc có lẽ cũng xem những hành động khiêu khích của Việt Nam là có liên hệ với những vấn đề trong nước của nước này. Nền kinh tế của Việt Nam đang ốm quặt quẹo và dân chúng ngày càng tỏ ra bất bình. Người Trung Quốc có câu châm ngôn cổ (Việt Nam chịu ảnh hưởng rất mạnh từ văn hóa Trung Quốc) là một kẻ thù ngoại bang có khi lại có ích lớn trong việc làm dịu căng thẳng trong nước.
Bắc Kinh không muốn bị Hà Nội chọc tức. Mặt khác, Trung Quốc mới đây lại phải để mắt canh chừng Hoa Kỳ kể từ sau khi Washington tuyên bố họ “quay lại châu Á”. Việt Nam đã công khai kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp vào biển Hoa Nam thế mà nếu Bắc Kinh cũng phản ứng dữ dội thì chuyện này có thể tạo cho Hoa Kỳ cái cớ để nhảy vô.
Bởi Bắc Kinh bao giờ cũng phản đối mọi ý định quốc tế hóa vấn đề biển Hoa Nam cho nên sự can thiệp của Hoa Kỳ sẽ làm cho vấn đề phức tạp thêm.
Hôm 22 tháng 6, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân [Cui Tiankai] đã cảnh báo Hoa Kỳ hãy đừng can thiệp vào những căng thẳng leo thang ở biển Hoa Nam:  
Tôi cho rằng một số nước đang đùa với lửa. Và tôi hi vọng rằng Mỹ sẽ không “để lửa bén vào người mình”. Trước đó có vẻ như ám chỉ tới lời phát biểu của Washington về tự do hàng hải ở biển Hoa Nam, Hồng Lỗi đã nói: “Việc Trung Quốc duy trì chủ quyền ở biển Hoa Nam … sẽ không bao giờ ảnh hưởng tới tự do hàng hải của các nước khác ở biển Hoa Nam.”
Vì những yếu tố nói trên mà Bắc Kinh đã có sự phản ứng bình tĩnh. Nhưng cách giải quyết này có nghĩa là đang chấp nhận những rủi ro nào đó ở mặt trận trong nước. Công chúng Trung Quốc đã phê phán chính phủ “quá yếu đuối” và “nhu nhược” trong vấn đề biển Hoa Nam và đòi “một cuộc trừng phat nghiêm khắc thứ hai” đối với Việt Nam – các quan chức Trung Quốc gọi cuộc chiến tranh chống Việt Nam năm 1979 là một “cuộc chiến tranh trừng phạt ” vì Việt Nam đã xâm lược Campuchia.
Mặc dù các công dân mạng không chỉ trích các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc nhưng họ đã nhắm vào những tướng lĩnh của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng như những quan chức và nhà bình luận truyền thông đã kêu gọi giữ bình tĩnh. Các trang web của nhà nước là diễn đàn nổi bật để những người có tinh thần dân tộc có thể bày tỏ sự thất vọng.
Một trong những lời “còm” thu hút sự chú ý được thấy trên diễn đàn trực tuyến của trang web Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo trực thuộc tờ Nhân dân Nhật báo là tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc:
Trước một đất nước hu-li-gân như vậy và trước những tổn thất lãnh thổ của đất nước, các ông, những tướng lĩnh và quan chức nhu nhược phải lắng nghe tiếng nói của nhân dân: “Chúng ta phải đánh trả! Chúng ta phải lấy lại lãnh thổ đã mất bởi vì cái chính sách bội tín gác lại tranh chấp để cùng nhau phát triển.” Hôm nay đất nước Trung Quốc đang lâm nguy chủ yếu là bởi vì chính phủ của đất nước này tràn ngập những quan chức tham nhũng …và đảng viên và cán bộ giờ đây đã mất lòng tin!  Giờ đây chỉ những người dân không quyền, không tiền nhưng giàu lòng hi sinh và lòng can đảm mới là những người yêu nước.
Một “còm” khác cũng ở trên diễn đàn này nói rằng Trung Quốc phải học Mỹ ở chỗ Mỹ dám “bắt nạt những nước nhỏ”.
Bắc Kinh đang đi trên dây giữa một bên là cư xử như một “người chơi có trách nhiệm” trên vũ đài quốc tế và một bên là đối phó với những sức ép trong nước nói trên. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang có rất nhiều hành động lấy lòng cả hai bên nhất là trước khi diễn ra lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng là dịp mà Đảng sẽ lợi dụng bằng cách ngợi ca những thành tựu quá khứ để biện minh cho sự chính đáng của việc họ tiếp tục duy trì sự cai trị 
Nếu như Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy nguy cơ có thể đánh mất sự ủng hộ của nhân dân đối với một chính sách nào đó, khi ấy Đảng sẽ phải thay đổi chính sách đó. Khỏi cần nói, “lợi ích cốt lõi ” của mọi “lợi ích cốt lõi” đối với Đảng CS Trung Quốc là phải tiếp tục duy trì sự cai trị đất nước Trung Quốc. So sánh với điều này thì những vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề duy trì hòa bình trong khu vực và mối quan hệ tốt với các nước khác hoặc cư xử như “một người chơi có trách nhiệm”  thảy đều là thứ yếu.
Dường như để đối phó với lòng yêu nước đang dâng cao trước “những khiêu khích” của Việt Nam thì Trung Quốc đã lặng lẽ tiến hành một số biện pháp, chẳng hạn như tập trận ở Đảo Hải Nam và cử một tàu tuần tra biên giới tới Singapore qua nẻo biển Hoa Nam.
Tạm thời thì Bắc Kinh vẫn cảm thấy yên tâm đối với cơn giận dữ bày tỏ tinh thần dân tộc chừng nào mà sự bày tỏ vẫn hầu như chỉ giới hạn trong không gian ảo (Internet). Không hề có một lời chỉ trích gay gắt nào nhằm vào chính sách của Bắc Kinh trong vấn đề nhà nước kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc nhằm vào bất kỳ một cuộc phản đối tự phát nào ngoài đường phố để phản đối  ”sự xâm lược của Việt Nam “. Sự ồn ào tạm thời vẫn chưa đủ lớn để gây ra sự bất ổn xã hội mà Đảng CS Trung Quốc coi là một mối đe dọa.
Nhưng nếu Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì căng thẳng leo thang, và nhất là nếu như Mỹ đứng về phía Việt Nam, khi ấy Bắc Kinh sẽ buộc phải có những hành động triệt để hơn. Mặc dù giữ lập trường không gây ồn ào, song Bắc Kinh đã hình dung mọi kịch bản khả dĩ và đã chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.
Vì lợi ích của “sự trỗi dậy hòa bình” của mình cho nên chiến tranh là điều mà chính phủ hoặc nhân dân Trung Quốc không hề mong muốn tí nào. Thật may là cho tới nay không có dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể leo thang thành một cuộc xung đột bạo lực.
Thay vì thế, diễn biến mới nhất cho thấy là những căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đã dịu đi. Tân Hoa Xã trong tuần đã đã đưa tin rằng trang web của Bộ quốc phòng Trung Quốc đã đăng thông báo hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam tiến hành tuần tra chung ở vùng biển Beibu (Vịnh Bắc Bộ) (nằm giữa Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc) từ ngày 19 đến 20 tháng 6.
Sau cuộc tuần tra chung, một phái đoàn hải quân Việt Nam sẽ tới thăm thành phố duyên hải Trạm Giang [Zhanjiang] thuộc tỉnh Quảng Đông ở phía Nam Trung Quốc từ ngày 21 đến 24 tháng 6. Bản thông báo nói rằng các cuộc tuần tra chung và các chuyến ghé thăm của tàu hải quân là nằm trong một kế hoạch trao đổi song phương thường niên đã được sắp xếp từ trước, song nhấn mạnh đây là “một hoạt động trao đổi hữu nghị giữa quân đội hai nước”.
Việc một hoạt động như vậy mà lại có thể diễn ra vào thời điểm này là bằng chứng rõ ràng cho thấy những căng thẳng về biển Hoa Nam giữa hai nước cho tới nay đã không ảnh hưởng tới các kênh thông thường.
Ghi chú:
1. Nguồn Tư liệu: Công hàm ngoại giao năm 1958 của Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai1958 diplomatic note from Pham van Dong to Zhou Enlai, Wikimedia
Tiến sĩ Giản Quân Ba là giáo sư của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Phúc Đán [Fudan] ở Thượng Hải, Trung Quốc. Hiện nay ông đang được mời tới nghiên cứu tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính Trị Luân Đôn, Anh Quốc. Vũ Trọng là biên tập phụ trách mục Trung Quốc của tờ Asia Times Online.

Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

- Vấn đề biển Đông: Mỹ muốn giúp giải tỏa căng thẳng (PLTP) -- Hoa Kỳ muốn “xoa dịu căng thẳng” Biển Đông  —  (BBC).



Hoa Kỳ tìm cách làm dịu căng thẳng tại Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là đề tài được đề cập đến trong khuôn khổ cuộc họp Mỹ - Trung tại Honolulu, Hawaii ngày hôm nay 25/06/2011. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách về khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Kurt Campbell tuyên bố : « Hoa Kỳ không có ý đổ thêm dầu vào lửa tại Biển Đông. Quan tâm hàng đầu của nước Mỹ là nhằm duy trì ổn định và hòa bình tại khu vực này ».
Để chuẩn bị cho đối thoại Mỹ Trung khai mạc hôm nay tại Hawaii, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách về khu vực Đông Á Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell vào hôm qua 24/06/2011 tuyên bố : « Hoa Kỳ không có ý đổ thêm dầu vào lửa tại Biển Đông. Quan tâm hàng đầu của nước Mỹ là nhằm duy trì ổn định và hòa bình tại khu vực này ». Nhà ngoại giao Mỹ cho biết thêm : tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là đề tài được đề cập đến hôm nay trong khuôn khổ cuộc họp Mỹ - Trung tại Honolulu, Hawaii.

Tuyên bố trên đây của ông Campbell nhắc lại quan điểm của Washington đã được Ngoại trưởng Clinton khẳng định trong một bài phát biểu cách nay hai hôm (23/06/2011). Theo đó, Hoa Kỳ kêu gọi các bên có thái độ kềm chế và giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật biển quốc tế, trong đó phải kể đến Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển.
Cuộc họp hôm nay là một phần trong chương trình đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước và là bước kế tiếp của đối thoại song phương đã diễn ra tại Washington vào tháng 5 vừa qua. Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Kurt Campbell, chủ trì cuộc họp lần này và sẽ tiếp thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng trong nhiều tuần qua, giữa Trung Quốc với hai nước thành viên ASEAN là Philippines và Việt Nam.
Ông Kurt Campbell trong cuộc trả lời báo chí hôm qua đã từ chối bình luận tuyên bố của thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cách nay vài hôm. Thứ tư vừa qua 22/06/2011, phát biểu tại Bắc Kinh, ông Thôi Thiên Khải đã xác định là Philippines và Việt Nam « đương đầu với Trung Quốc tại Biển Đông (…) hai quốc gia này đang đùa với lửa » và Trung Quốc hy vọng là ngọn lửa đó không phải do Hoa Kỳ đem tới.
Tuy nhiên, ông Campbell cũng đã nhấn mạnh với báo chí về lập trường rất rõ ràng của Mỹ đó là « Hoa Kỳ không can thiệp vào vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia » nhưng nước Mỹ luôn chủ trương « bảo vệ các quyền tự do giao thông trên biển, tự do giao thương cũng như duy trì ổn định và hòa bình (…) Các quyền cơ bản đó đã có từ lâu đời và phải được tiếp tục duy trì ».
Cuối cùng, nhà ngoại giao Mỹ nói thêm là phía Hoa Kỳ sẽ đề cập với phái đoàn Trung Quốc về một số hồ sơ đặc biệt liên quan đến chính sách phát triển quân sự của Bắc Kinh, cũng như về đường lối ngoại giao của Trung Quốc đối với các đồng mình Bắc Triều Tiên và Miến Điện.





-- Mỹ nói sẽ đề cập?
 Cảm ơn Mafiovi : -Briefing on His Upcoming Trip to the Pacific Islands
Special Briefing

Kurt M. Campbell
Assistant Secretary, Bureau of East Asian and Pacific Affairs
Washington, DC
June 24, 2011


MS. FULTON: Good afternoon, ladies and gentlemen. So glad to see so many of you. It’s been a busy week for Asia Pacific Affairs this week at the State Department, and we’re very pleased to have with us today Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs Kurt Campbell, who’s going to talk about his upcoming trip to the Pacific Islands. So without further ado, I’ll turn it over.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Thank you very much, and it’s good to see all of you here today. What I’d like to do, if at all possible, is to lay out five things this week, and then I’d be pleased to take any questions that you have going forward.
First of all, I’d like to spend a moment or two if I can to talk about what we think were some of the uncovered issues – oh, are you all right?
QUESTION: (Off-mike.)
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Okay. Sorry. Are you okay? Are you all right?
QUESTION: I’m just skinned.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Oh, okay. Sorry. (Laughter.) Me too here, so – (laughter) – so let me start. So we’re going to just go over some developments this week, and I’d like to start with, I think – on some issues that we didn’t feel were adequately covered earlier this week from the 2+2 meeting between the United States and Japan. And I just want to underscore that this was the first meeting of the 2+2 which, in many ways, is the driving institutional mechanism between the United States and Japan since 2007. And a number of landmark agreements were reached that we would encourage you to take a look at, and I think underscore both the commitment of both countries to work closely together, but also reflect a very substantial forward momentum.
For instance, the agreement on field carrier landing operations were significant. We came up with a runway configurement for the FRF plan, off-shore Okinawa. We were able to articulate new common strategic objectives for the United States and Japan, not just in the defense of Japan but in the wider regional context in the Asian Pacific region and beyond, given Japan’s important role that they’re playing in the defense of piracy and also developments on – in South Asia and Afghanistan. So, an important meeting, and I think it does suggest that U.S.-Japan relations are firmly back on track, and a reflection that the United States was the first on the scene in terms of international friends to support Japan in its time of need in the aftermath of the tragic earthquake and nuclear crisis. And we were very grateful for the deep public appreciation and private expressions of that from our Japanese counterparts while they were visiting.
Secondly, yesterday, I think as you all know, the Philippine foreign minister was here, Foreign Minister del Rosario. He was here as part of a process to commemorate the 60th anniversary of the strong alliance between the United States and the Philippines. We discussed a range of issues and we are working closely with our Philippine counterparts to increase a number of capacities in relation to governance and assistance, but also maritime domain awareness, which we think is important in terms of the relationship between the United States and the Philippines. And I look forward to closer interactions with them in the coming months.
Today, Foreign Minister Kim will be meeting with Secretary Clinton. Yesterday, he had senior meetings at the White House. In fact, he’s been engaged in close consultations with the United States on the way forward over the course of the last several days. He was very supportive of our efforts in relation to building a very strong American pavilion next year at the Yeosu Expo. And I just want to underscore the very strong alliance relationship that exists between the United States and South Korea. And we are completely in alignment in terms of our goals, strategic objectives with respect to next steps with North Korea.
And then if I may just say as a moment on Saturday, late Saturday, an interagency team from the State Department, from the Department of Defense, from Admiral Pat Walsh, head of our forces in the Pacific, and a senior representative from USAID – we’re making, really, the first trip of its kind. We are going throughout the Pacific. Too often, when we say the Asia Pacific, it is the Pacific that gets short shrift. And so over a week’s time, we will go to Kiribas, Samoa, Tonga, the Solomon Islands, Papua New Guinea, Palau, the Federated States of Micronesia, and the Republic of the Marshall Islands.
In many respects, this is really an unprecedented high-level trip, and it will underscore our whole-of-government commitment by the United States to fulfill our moral, strategic, and political, and indeed, long-standing interests in the Pacific. We’ve had strong relations with the – our partners for decades, and we want to continue that going forward. And we will, in each stop, articulate specific steps on assistance, on dealing with climate change, on dealing with the welfare of the people of the Pacific Islands. And in every place, we will try to coordinate closely with partners such as Australia and New Zealand who have deep strategic interests in the Pacific. We’re extremely excited about this trip. We recognize that the challenges affecting the Pacific, ranging from climate change to endemic poverty, are important to address, and the United States wants to be in the forefront of that effort, bringing together a range of international actors that care about developments there.
And then finally on Saturday, a U.S. team in Honolulu will be meeting with Chinese interlocutors as part of a commitment made at the Strategic and Economic Dialogue to hold an Asia Pacific consultation between our two countries to explore and examine our respective views and positions with respect to the Pacific. We talk about a whole number of issues – economic, Afghanistan, developments in Africa – and we thought it was important to step up our dialogue and increase dialogue associated particularly with the Asian Pacific region. It will be our intention to ask some specific questions – what’s the direction of Chinese military developments?
We’re very interested in their diplomacy with North Korea, with Burma, with other players in the Asian Pacific region. I imagine the Chinese interlocutors will ask us about our plans for force posture, modernization, and some of our engagements with our friends and others in the region. This is part of an effort to increase transparency, predictability, and build trust and confidence between two key nations, and we are deeply involved in consultations with all others in the Asian Pacific region as well.
I think with that – let me just also say that we are very pleased with the release of Ai Weiwei and we welcome that step. However, the United States continues to be deeply concerned by the trend of forced disappearances, arbitrary arrests and detentions, and convictions of public interest lawyers, writers, artists, intellectuals, and activists in China for exercising their internationally recognized human rights. And I intend to raise these issues in our discussions over the course of the next day in Honolulu. I’d be happy to take questions. Thanks.
MS. FULTON: All right. Andy.
QUESTION: Andy Quinn from Reuters. On the meeting tomorrow with the Chinese, Secretary Clinton yesterday said the South China Sea was going to be pretty much one of the top agenda items. Could you tell us what your message is going to be to the Chinese, specifically on their activities in the South China Sea? Are you going to warn them of getting involved with Vietnamese boats in the area? And secondly, is cyber security going to play any role in the talks you’re going to have tomorrow? And if so, what?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Let me just say that the United States has no intention to fan the flames in the South China Sea and we have a very strong interest in the maintenance of peace and stability, and that Secretary Clinton, both at the ASEAN Regional Forum and then again yesterday in her meeting and press comments after with Foreign Minister del Rosario, very carefully laid out our strategic objectives in the South China Sea. And we would urge all interested parties to review those matters carefully, and I expect that we will discuss these issues with a variety of players in the Asian Pacific region, including with China tomorrow.
And then on cyber security, I will say that we had a very useful exchange at the strategic talks that took place, chaired by Deputy Secretary Steinberg, at the last Strategic and Economic Dialogue, and we look forward to continuing that conversation between the United States and China on cyber security going forward. But I think tomorrow, the primary focus of our interactions will be about the Asia Pacific region.
MS. FULTON: Right here. Is this a follow-up?
QUESTION: Yeah. You said that the United States has no intention to fan the flames in the South China Sea, but you’re also going to tell the Chinese that they have an obligation not to fan the flames. Will you tell them to stop their provocations?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: I think I’m going to stand on my statement. I think that’s clear. We will look forward, after our sessions tomorrow in Honolulu, to do a readout from those meetings. But I think we are trying to be very precise in our language, and I’ll just leave it at that if that’s okay.
QUESTION: A quick follow-up.
MS. FULTON: Next question right here.
QUESTION: About the South China Sea: After the Secretary’s comments yesterday, does this – is this sort of showing a shift, the U.S. position backing ASEAN more than China now?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: No. And indeed, we’ve been very clear that the United States does not take a position on sovereignty issues, but we also have strong principles that are longstanding in the maintenance of freedom of navigation and free and unimpeded legal commerce, and the maintenance of peace and stability. Those principles are longstanding and will continue, and we underscore them in all of our interactions in the Asian Pacific region. It is not our desire to see, as I said, these flames fanned. We want recent tensions to subside and cooler heads to prevail.
MS. FULTON: Next question, Dave.
QUESTION: Well, your interlocutor in Honolulu made a comment earlier this week about – in fact, suggesting that the U.S. keep away, it’s not our issue, and then that the U.S. would be drawn into the fire itself. Is that just a rhetorical flourish, or will you raise that with them?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: If I can say, I think I’ve answered the question. I think I’m going to just stand with what I’ve already said. Thank you.
MS. FULTON: Okay. Next question, Goyal.
QUESTION: Okay. Thank you. Just a follow-up. I know you have answered. U.S. allies in the region, they are concerned about the situation as far as South China Sea from the Chinese. What Chinese are saying to the U.S. actually is a warning. They are warning the U.S.: keep hands off. So how seriously are you taking these warnings from China?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Let me simply say that I’ve already stated, very clear, our position. Look carefully at what Secretary Clinton laid out yesterday as opposed to a very consequential diplomatic set of steps that played out last year at the ASEAN Regional Forum, and I think our position is quite clear.
MS. FULTON: Okay. Next question, Lalit.
QUESTION: Yeah. The joint statement issued after two – the 2+2 meeting, the effort to do a trilateral dialogue with India, U.S., and Japan. Can you give us a sense what’s the (inaudible) behind the starting of a trilateral dialogue, and what level it would be?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Well, first of all, let me just say that one of the things that’s been most welcome is to see India’s Look East Policy. And we welcome India’s role as a vibrant, strong player in all aspects of Asian Pacific life – economic, commercial, strategic, and the like. We’ve worked closely with them on coordinating our approaches to the ASEAN Regional Forum and to the East Asia Summit. We’ve seen important dialogues taking place between India and China and also between India and Japan.
There are a number of what we might call mini-lateral steps and initiatives in the Asian Pacific region: Japan, South Korea, and China; Japan, South Korea, and the United States. There has been, recently, a substantial set of initiatives designed to improve relations between Tokyo and Delhi, and I think we’ve agreed that an appropriate next step, given some of our interests and our mutual pursuits, is to seek a trilateral session. We will begin that process at my level, at the assistant secretary level, and to just explore and see what areas of common pursuit going forward.
QUESTION: And when do you plan to have the first meeting?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: I don't think it has been, the date has been, decided yet, but hopefully in the very near future. Thank you.
MS. FULTON: I’m afraid we only have time for about two more questions.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Yes. Hi.
QUESTION: Thanks. Hi. (Inaudible) Asahi.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Hi.
QUESTION: Can – talking about the 2+2 with Japan, can you give us a better idea of a timeline with the FRF plan or a new deadline. I know that 2014 has been postponed. Can you give us a little bit more detail?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: I don't think I can give you too much more beyond what’s already been said. But I just want to underscore that the message delivered very clearly from Secretary Gates and Secretary Clinton to their interlocutors is that we need to see progress and we need to see a sustained commitment on the part of the Japanese Government to fulfill its obligations with respect to the FRF.
QUESTION: Thank you, sir.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: I’ll take one last question. Hi.
QUESTION: Tomorrow is the first Asia Pacific consultation meeting. Do you have a timeline for the future meetings with the U.S. – between U.S. and China? And secondly, do you consider the South China Sea issue as a flashpoint of this U.S. and China relationship?
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: We’ve made it very clear that we’d like to continue a dialogue with China on all issues, and we expect to continue the discussions going forward on the Asia Pacific region, and we want to get off to a good start tomorrow. And I think our goal is to ensure that through close consultation and dialogue that we develop a way forward between the United States and China that allows both of us a greater degree of confidence about developments in the Asian Pacific region. I expect, as I said, that we will discuss and lay out clearly our position with respect to the South China Seas, and I anticipate Chinese colleagues will do the same.
MS. FULTON: Assistant Secretary Campbell, thank you.
ASSISTANT SECRETARY CAMPBELL: Thank you very much.
MS. FULTON: Thank you, everyone.

Tổng số lượt xem trang