Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

Điểm tin 4/4

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam

78 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ (bấm vô để tải xuống bản PDF) – báo cáo Quốc hội hàng năm về sức mạnh quân sự của CHND Trung Hoa năm 2009


Những rủi ro chính trị quan trọng cần xem xét tại VN

John Ruwitch

Ngày 1-3-2010

Hà Nội ngày 1-3 (Reuters) Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt, GDP tăng trưởng 5,23% năm vừa qua, nhưng đất nước này vẫn còn bị xem như là một nơi đầu tư mạo hiểm và tương đối mù mịt.

Giao dịch trao đổi tín dụng mặc định loại 5 năm đang được thực hiện ở mức chênh lệch khoảng 254 điểm cho Việt Nam, cho thấy mức rủi ro cao đứng hàng thứ hai trong bảng liệt kê của Thomson Reuters dành cho các nước mới nổi lên ở châu Á, mức chênh lệch trung bình trong bảng liệt kê này là 140.

Dưới đây là tóm tắt các rủi ro chính cần lưu ý ở Việt Nam:

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Tỷ giá trao đổi cố định của Việt Nam thường xuyên gây áp lực kinh tế chồng chất. Ngân hàng trung ương đã giảm giá đồng bạc Việt Nam lần thứ ba hồi tháng hai, kể từ đầu năm 2008, để giảm áp lực về tiền tệ. Ngân hàng Trung ương sau đó đã đổ thêm tiền vào hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động thị trường mở. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế nói rằng trừ khi chính phủ khôi phục niềm tin về tiền tệ bằng cách kềm chế lạm pháp và giảm thâm thủng mậu dịch, nếu không thì sẽ phải giảm giá đồng bạc thêm nữa.

Chính phủ đã liên tục thực hiện các biện pháp khác để cố gắng khôi phục việc kiểm soát thị trường tiền tệ. Họ đã buộc các nhà xuất khẩu lớn thuộc sở hữu nhà nước bán đô la, và thuyết phục những ngân hàng do nhà nước điều hành đảm bảo đủ đô la cung cấp theo nhu cầu. Họ đã liên tục hứa hẹn thực hiện hình phạt đối với việc buôn bán tiền tệ ngoài biên độ chính thức. Họ đã ra lệnh đóng cửa sàn vàng vào cuối tháng ba. Nhưng hiệu quả của các biện pháp bị hạn chế.

Các phân tích gia nói rằng giá trị đồng bạc nước này vẫn còn được giữ ở mức cao và những vấn đề thuộc về cấu trúc vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, rủi ro về một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán không cao. Khi kinh tế đổi chiều, lượng ngoại tệ có khả năng tăng, sẽ hỗ trợ cho tiền đồng.

Cần lưu ý:

- Những bước mà ngân hàng trung ương sử dụng để kềm chế lạm phát và kiểm soát việc thâm thủng mậu dịch. Hầu hết các phân tích gia dự đoán có sự suy yếu tiền tệ vào năm 2010.

- Khoảng cách về tỉ giá đô la/ đồng giữa thị trường chợ đen và tỉ giá liên ngân hàng – thước đo chính về áp lực tiền tệ.

HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH PHỦ

Thiếu trách nhiệm và thiếu minh bạch, và quan liêu nặng nề tác động lên hiệu quả của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện chính sách. Cải cách kinh tế và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi lợi ích xung quanh và các thành phần bảo thủ trong một chính phủ tập trung quá nhiều về vấn đề an ninh, đặc biệt trong những tháng chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản vào năm tới.

Các nhà phân tích nói rằng, có thể có một mức độ tê liệt chính sách, hoặc ít nhất là thái độ bảo thủ trong năm tới như là nạn bè phái và dùng thủ đoạn để tranh giành chức vụ trước Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc đầu năm 2011 sắp tới. Những vị trí lãnh đạo quan trọng và những thay đổi chính sách thường chỉ xảy ra khi có đại hội, năm năm một lần. Các đảng bộ ban ngành địa phương tổ chức hội nghị riêng trong năm nay.

Cần lưu ý:

- Trong khi các gói kích cầu kinh tế giúp đẩy mạnh nền kinh tế, đã có các câu hỏi đặt ra về việc làm cách nào thâm hụt ngân sách được cấp tiền bù đắp, làm cách nào áp lực lạm phát được kiềm chế, và làm sao tránh được nguồn vốn đầu tư tư nhân ào ạt rút đi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bắt tay vào một kế hoạch giảm bớt thủ tục quan liêu và đặc biệt các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ xem kết quả ra sao.

- Việc đàn áp bất đồng chính kiến đã dẫn tới một vấn đề gai góc, trong đó các nhà ngoại giao phương Tây và các phân tích gia xem các vụ kết án có động cơ chính trị. Điều này đã làm sôi động hơn trong việc kêu gọi Washington đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao. Cũng vậy, vài thành viên trong Quốc hội Hoa Kỳ đang đẩy mạnh việc thông qua nghị quyết về nhân quyền. Những sự việc này làm sứt mẻ quan hệ thương mại.

- Các nhà đầu tư thường liệt kê cơ sở hạ tầng lạc hậu là một trong những rào cản lớn của Việt Nam. Khả năng của chính phủ phối hợp nhanh, phát triển hiệu quả trong lĩnh vực này sau khi cam kết trợ giúp phát triển chính thức là một vấn đề trọng điểm.

THAM NHŨNG

Tham nhũng là đặc tính cố hữu ở Việt Nam ở mọi cấp mọi ngành của chính phủ, và nó là rào cản lớn đối với đầu tư nước ngoài. Các nhà chức trách đã công bố kế hoạch tấn công chống tham nhũng, và khuyến khích các phương tiện truyền thông theo dõi và kiểm tra, nhưng những nỗ lực này đã tan thành mây khói, sau khi các nhà báo bị bắt giữ do viết bài về các vụ bê bối lớn. Tiến triển về vấn đề [chống] tham nhũng vẫn là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc hấp dẫn đầu tư dài hạn.

Cần lưu ý:

- Thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng nhận thức về tham nhũng. Một sự cải tiến hay suy giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến đầu tư dài hạn. Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2009 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, thứ hạng của Việt Nam không thay đổi kể từ năm trước, được xếp hạng 120 trên 180 quốc gia.

BẤT ỔN XÃ HỘI

Các cuộc đình công ở Việt Nam gia tăng, biểu tình phản đối và tranh chấp đất đai trong những năm gần đây liên tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nước ngoài. Rối loạn nổ ra ở các vùng nông thôn do việc nhà nước chiếm đoạt đất đai và nạn tham nhũng của các cán bộ địa phương.

Báo chí nhà nước trong tháng giêng nêu ra một quan chức Bộ Kế hoạch nói rằng kinh tế năm nay khó khăn có thể dẫn tới nhiều cuộc đình công hơn. Mặc dù hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng bất ổn lớn có khả năng xảy ra, hoặc có thể có bất kỳ rủi ro sắp xảy ra cho chế độ đang có thách thức ngầm từ bên dưới.

Cần lưu ý:

- Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy một phong trào phản kháng rộng lớn mang tính toàn quốc sắp sửa xảy ra do các tranh chấp địa phương. Cho tới nay, điều này dường như là chưa có.

- Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa – (Biển Đông). Vấn đề này được tích tụ cao độ tại Việt Nam, nơi mà sự ngờ vực Trung Quốc luôn luôn cao. Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), hay nhận thấy sự yếu đuối của Việt Nam về vấn đề này, đều có thể khơi dậy sự ủng hộ cho các cuộc biểu tình rộng lớn.

Vai trò của giáo hội Công giáo. Những người Công giáo đã tham gia vào những cuộc biểu tình định kỳ quanh việc đất đai của nhà thờ bị chính phủ chiếm đoạt sau 1954. Giáo hội Công giáo, trong khi chính thức không tham gia vào chính trị, có khoảng 6-7 triệu giáo dân tại Việt Nam và được tổ chức khá tốt.

Người dịch: Ngọc Mai -- Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010




- China all at sea over Japan island row (Asia Times).

- Vietnam’s religious living in fear (theguardianweekly).




Vietnam must improve rights

WASHINGTON - VIETNAM needs to improve its human rights record if it wants to build a close relationship with the United States, a senior US envoy said on Wednesday ahead of a visit to the region.

Mr Kurt Campbell, the assistant secretary of state for Asia, told a hearing of the House Foreign Affairs Committee that he will travel next week to Vietnam and Laos for talks on a range of issues.

'We have, I would say, a bit of a dichotomy with Vietnam - very real concerns about backsliding on issues of human rights and religious (freedom) issues in recent years,' he told lawmakers.

'But at the same time, this is a government that sees that it wants a closer relationship with the United States for strategic reasons,' Mr Campbell said.

'It's going to be very hard to have that kind of relationship unless they take specific steps to improve the situation at home,' he said.

Vietnam and the United States this year mark the 15th anniversary of diplomatic relations and have been gradually developing military ties despite the legacy of their long and bloody war. But the United States has been concerned about Vietnam's imprisonment of a series of dissidents, its media restrictions and what activists describe as organised harassment of followers of revered Buddhist monk Thich Nhat Hanh. -- AFP


- Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức kháng án (VOA).

Phản ứng cúa một số mạng Trung Quốc trước việc quốc tế hóa Biển ĐôngDương Danh Dy
Không ai lạ gì chủ nghĩa dân tộc cực đoan là phương thuốc mà nhà nước Trung Quốc luôn đem ra dùng để cứu chữa những vết thương trong nội tình nước họ. Nhưng giữa thời buổi toàn cầu hóa này mà lại trắng trợn hô hào làm cướp biển đối với một nước “anh em” cùng chung ý thức hệ, một nước mà mình từng nêu nguyên tắc chung sống ngọt xớt “16 chữ vàng”, thì kể cũng lạ thay. Tuy vậy, bài viết trên trang mạng Hoàn cầu mà nhà nghiên cứu Dương Danh Dy tóm lược dưới đây cũng để lòi một cái đuôi, cho thấy tâm lý canh cánh sẵn có từ lâu của ông bạn láng giềng phương Bắc. Kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ, “anh Hai” bao giờ cũng lo sợ Việt Nam ngả hẳn sang phía Mỹ. Cho nên, trong những lời hùng hổ đòi đánh chiếm ngay biển đảo của nước ta, cái đuôi “kiềng Mỹ” vẫn lộ ra như đuôi con hồ ly trong truyện truyền kỳ.


Bauxite Việt Nam
Cuối tháng 11 năm 2009, Học Viện Ngoại giao, và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức hội thảo khoa học: “Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực”. Trong số 150 đại biểu tham dự cuộc hội thảo này, có 54 đại biểu đến từ 22 nước và vùng lãnh thổ. Đây là cuộc hội thảo quốc tế quan trọng lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam của những nhà nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông ở trong và ngoài nước. Với tinh thần thẳng thắn, khách quan xây dựng và cầu thị, các học giả đã đưa ra nhiều nhận định, đánh giá, phương án giải quyết vấn đề …

Điều đáng chú ý là mặc dù có tới 6 đại biểu tham gia hội thảo với 4 bản tham luận, nhưng dường như Trung Quốc cố tình giảm nhẹ tầm quan trọng của cuộc hội thảo này, và trước một số lời “trực tiếp nhằm vào Trung Quốc” của một số đại biểu quốc tế tại hội thảo, các đạị biểu Trung Quốc hầu như không đáp lại và giữ một thái độ khá ôn hòa…

Thế nhưng sau khi cuộc hội thảo kết thúc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lập tức lên tiếng, nhưng họ hầu như không “bài bác chống đỡ, phê phán…” một số luận điểm trực tiếp nhằm vào họ như: “Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa”, “ đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý”, “ Thực tiễn địa chính trị của khu vực cùng tồn tại trong cái ao của Trung Quốc” v v. của các đại biểu quốc tế đọc trong hội thảo mà chỉ nhằm vào mục tiêu: lên án Việt Nam là người “đầu têu ra” chuyện quốc tế hóa Biển Đông và tỏ quyết tâm chống lại đến cùng.

Không những thế, gần đây họ cón tỏ thái độ, có thể nói là “cực lỳ hiếu chiến và nguy hiểm ”. Xin trân trọng giới thiệu:

“Mạng Hoàn cầu” ngày 7/2/2010 viết: cùng với việc áp dụng chính sách mới trong tranh chấp tại Biển Đông của Việt Nam, vấn đề Biển Đông đang đứng trước xu thế phức tạp hóa. Việt Nam đang “lặng lẽ” nhưng “ra sức” thúc đẩy “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông.

Sách lược “quốc tế hóa” mà Việt Nam áp dụng là liên hiệp với các nước nhỏ Đông Nam Á để nhằm giành được ưu thế trong đàm phán với Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải nhượng bộ.

Từ đầu năm đến nay, ngoài việc bổ nhiệm Chủ tịch quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thể hiện “chủ quyền”, bắt ngư dân Trung Quốc, không ngừng gia tăng xây dựng sức mạnh quân đội ra, gần đây Việt Nam còn kiến nghị các nước thành viên Asean rằng Asean sẽ là một tập đoàn quốc gia tiến hành đàm phán với Trung Quốc nhằm chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc

Việc Việt Nam mời 54 học giả của 22 nước tham gia cuộc hội thảo về Biển Đông nói trên, hiển thị nguy cơ này đang leo thang, vấn đề Biển Đông đang phát triển theo xu thế “quốc tế hóa” mà Việt Nam hy vọng.

Trước tình hình đó, Trung Quốc không thể chỉ nhẫn nhịn và kháng nghị. Biện pháp tốt nhất để hóa giải nguy cơ tại Biển Đông là nhằm thẳng vào kẻ cầm đầu, thực thi chiến thuật “muốn bắt giặc phải bắt vua trước” kiên quyết đánh Việt Nam, bắt vua giặc Việt Nam trước, trấn áp các cường đạo nhỏ khác, rồi giải quyết triệt để nguy cơ Biển Đông.

Hiện nay, muốn đối phó với Việt Nam, muốn từ mặt quân sự đánh bại Việt Nam đòi lại chủ quyền ở Biển Đông không phải là chưa có đầy đủ điều kiện, không phải là không có hàng không mẫu hạm thì không đánh được, cũng không phải đánh Việt Nam là khống chế không nổi chiến tranh, càng không phải là sĩ quan, binh lính chúng ta không thể đánh nhau, mà điều then chốt là phải quả đoán đưa ra lựa chọn.

Trong điều kiện hiện nay phải dùng quyết tâm như năm xưa chống Mỹ viện Triều để đối phó với Việt Nam, chỉ cần có lòng anh hùng khí khái giống như chống Mỹ viện Triều, nhất định Trung Quốc sẽ đánh thắng cuộc xung đột cục bộ này.

Có điều Mỹ chính là kẻ xúi giục hậu trường của Việt Nam, giả sử cuộc chiến bùng nổ ở Biển Đông, Mỹ không thể bàng quan, nhưng Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp nghị quân sự, sự ủng hộ của Mỹ khẳng định khó có thể chi phối cục diện chiến tranh.

Chẳng lẽ chúng ta đợi đến sau khi Mỹ và Việt nam ký hiệp định quân sự mới động vũ ư ?

2/3/2010 DDD

Bài tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập.




Sai phạm lớn trong đầu tư đường ống dẫn khí PM 3-Cà MauMạnh Quân
BVN từng nhắc đến một trong những kẽ hở của nền kinh tế do Nhà nước ta quản lý là các Tập đoàn kinh tế đóng vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất lại là những nơi phung phí tiền của của dân tệ hại vì tham ô, lãng phí, làm ăn thua lỗ, góp phần đẩy an sinh xã hội ngày một xuống dốc. Bài viết dưới đây của Mạnh Quân là một dẫn chứng cụ thể.

Bauxite Việt Nam
Đã khá lâu, kể từ khi nhiều vụ sai phạm lớn trong các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được phát hiện, khởi tố như: việc đấu thầu gói thầu số 1 dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, vụ án cung cấp thiết bị giàn block nhà ở ngoài khơi cho giàn khoan cho Vietsopetro …Người ta tưởng rằng, sau các vụ việc nghiêm trọng đó (nhiều cán bộ của ngành dầu khí đã bị truy tố, cách chức trong các năm 2004-2006), những quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản sẽ được PVN và các đơn vị trực thuộc chấp hành nghiêm túc hơn. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm toán mới đây tại dự án đầu tư đường ống dẫn khí PM3 –Cà Mau, một công trình quan trọng với số vốn đầu tư khá lớn (trên 3.545 tỷ đồng) do PVN làm chủ đầu tư đã lại báo động về việc thiếu nghiêm túc trong việc chấp hành chính sách về đầu tư, xây dựng cơ bản ở ngành dầu khí.

Công trình đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau có thể nói là một công trình đặc biệt quan trọng với cả ngành dầu khí và ngành điện lực. Dự án này (nhóm A) do PVN làm chủ đầu tư được quyết định triển khai theo Quyết định 898/QĐ-TTg ngày 7.10.2002 của Thủ tướng Chính phủ với mục đích xây dựng đường ống dẫn khí có qui mô 2,3 tỷ m3 khí/năm cung cấp cho nhà máy điện có công suất lên tới 730 MW và nhà máy đạm công suất 800 ngàn tấn/năm. Cho đến 30.6.2008 thì giá trị thực hiện vốn đâu tư cho công trình được đề nghị đã lến tới trên 3.545 tỷ đồng.

Qua kiểm toán giá trị thực hiện đầu tư cho dự án theo nghiệm thu A-B, tính đến 30.6.2008, giữa con số đầu tư được báo cáo (3.545,5 tỷ đồng) và giá trị báo cáo dược kiểm toán (3.502,2 tỷ đồng) đã có sự chênh lệch lớn. Theo kiểm toán Nhà nước, chênh lệch này chủ yếu là việc kiểm toán đã làm rõ việc chi phí xây dựng thực tế giảm do: tính sai khối lượng 21,72 tỷ đồng; do sai đơn giá trên 2,2 tỷ đồng; do việc tính trùng chi phí giám sát của tổng thầu và ban quản lý dự án hơn 10,23 tỷ đồng và các sai phạm khác hơn 4 tỷ đồng. Nhóm kiểm toán cũng đã xác định chi phí mua sắm thiết bị cho dự án cũng phải giảm đi 11 tỷ đồng, trong đó, việc tính sai khối lượng thiết bị lắp đặt là gần 899 tỷ đồng, do việc tính trùng chi phí giám sát của tổng thầu và ban quản lý dự án là 10,16 tỷ đồng. Một loạt các chi phí khác cũng được kiểm toán yêu cầu giảm lên tới 18,25 tỷ đồng trong đó chủ yếu cũng do các sai phạm về tính sai khối lượng, sai về hệ số, định mức, tính trùng chi phí, tính toán sai giá trị đầu tư, mua sắm…

Kiểm toán hợp đồng trọn gói, kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện chênh lệch đáng kể giữa con số báo cáo và kết quả thực tế thực hiện, giúp làm giảm chi phí đầu tư hơn 3,24 tỷ đồng, giảm chi phí thiết bị 24,16 tỷ đồng và các chi phí khác cũng giảm tới 21,89 tỷ đồng.. Trong các nguyên nhân dẫn đến con số chênh lệch, chủ yếu vẫn do việc tính trùng, chi phí thiết bị giảm, do tính khống, tính sai khối lượng, đơn giá…

Những con số chênh lệch, phải cắt giảm hàng chục tỷ đồng ở mỗi khâu trên không phải do trình độ, năng lực năng lực kém của tổng thầu hay ban quản lý dự án trong việc “tính sai”, “tính trùng”… mà nó là kết quả của nhiều sai phạm trong việc chấp hành chế độ quản lý, đầu tư xây dựng công trình. Ví dụ, trong việc tính khối lượng trong dự án chi tiết các hạng mục thuộc gói thầu EPC số 8A được lập trên hồ sơ thiết kế tổng thể, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, nhiều nội dung đầu tư khối lượng trong dự toán lớn hơn so với khối lượng của hồ sơ thiết kế chi tiết và hồ sơ hoàn công được ban quản lý dự án ký với nhà thầu và đây cũng là cơ sở dể xác lập giá trị tổng dự toán và tổng mức đầu tư được phê duyệt của dự án với số tiền trên 138,2 tỷ đồng. Điều này là sai so với quy định về phương thức thanh toán trong nghị định số 16/2005/NĐ-CP.

Một số đơn giá chi tiết trong dự toán các hạng mục trên bờ của gói thầu 8A được xây dựng đã không hề theo quy định nào của Nhà nước về quản lý chi phí đầu tư, xây dựng và làm trái chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Các khoản tính sai về đơn giá cát san lấp mặt bằng, lắp đặt đường ống trên bờ, đơn giá xây dựng nhà điều hành, nhà quản lý các trạm…có số tiền 54 tỷ đồng là sai phạm không hề nhỏ.

Trong các khâu nghiệm thu, thanh quyết toán, ví dụ như ở gói thầu 8A của dự án, không thể coi đơn giản là lỗi kỹ thuật trong tính toán mà phải coi đó như sai phạm nghiêm trọng vì ban quản lý dự án đã thanh toán cho công việc mà nhà thầu thực tế không thi công (thanh toán khống). Cụ thể là ở việc lắp đặt hệ thống SCADA, nhà thầu được thanh toán 5,89 tỷ đồng cho một việc họ không hề làm. Kiểm toán còn làm rõ có việc thanh toán trùng chi phí giám sát chế tạo vật tư thiết bị lên tàu nước ngoài số tiền 11 tỷ đồng; việc áp dụng định mức, đơn giá chưa đúng số tiền hơn 4,1 tỷ đồng…Thậm chí, ban quản lý dự án còn rộng rãi mua bảo hiểm thay cho nhà thầu 844,7 triệu đồng.

Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý về tài chính số tiền 116,8 tỷ đồng bao gồm các khoản chính: điều chỉnh giảm giá trị nghiệm thu, quyết toán A-B 67,56 tỷ đồng (thu hồi các khoản vốn đầu tư, thanh toán trái quy định số tiền hơn 26,2 tỷ đồng, giảm thanh toán 41,33 tỷ đồng); giảm giá trị hợp đồng trọn gói khi quyết toán dự án số tiền 49,3 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án còn phải kê khai, nộp thêm số tiền thuế 1,587 tỷ đồng.

PVN là tập đoàn lớn trong khối các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước, hàng năm thu về hàng trăm ngàn tỷ đồng nhờ bán tài nguyên dầu khí. Nhưng không phải vì thế mà tập đoàn này lại được tùy tiện chi tiêu, sai quy định như đã nêu trên trong các công trình, dự án do mình làm chủ đầu tư. Bài học về những vụ việc sai phạm, nhiều quan chức, cán bộ trong ngành bị truy tố, vào tù, bị miễn nhiệm xảy ra trước đây trong ngành dầu khí dường như chưa được tiếp thu nếu nhìn vào những sai phạm xảy ra tại dự án này. Do đó, kết quả cuộc kiểm toán phải được cảnh tỉnh lãnh đạo ngành dầu khí một lần nữa để tập đoàn này chấn chỉnh sai phạm, chấp hành tốt hơn quy định của luật pháp về đầu tư, xây dựng công trình. MQ

Nguồn: vn.360plus.yahoo.com/quan5791



Bàn giao nhà máy Dung Quất: Hẹn, hẹn nữa, hẹn mãi...
Chiều 3/3, Bà Trần Thị Bình – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, PVN và nhà thầu Technip vẫn chưa xác định ngày cụ thể để chính thức bàn giao Nhà máy lọc dầu Dung Quất.


‘Phải tính toán chặt chẽ dự án liên quan quốc phòng’ (VNN)

UB Quốc phòng-An ninh vào cuộc giám sát khu vực biên giới.

Mua vét đất nông nghiệp-Kỳ 1: Chạy đua tìm vùng đất mới.


'Chúng tôi không phạm luật'--- BBC
Tổng giám đốc công ty Innovgreen lên tiếng bác bỏ các cáo buộc liên quan dự án trồng rừng của công ty này tại Việt Nam.


Con cá hay đập thủy điện? (TBKTSG 1-3-10)


Investors irked by Vietnam inflation proposals (Financial Times 3-3-10) -- Giới đầu tự bực mình vì các đề nghị lạm phát của Việt Nam (nếu vào thẳng site ấy không được thì dùng bản này)

Không nên quá lo lắng lạm phát cao trở lại
Trong phiên họp Thường kỳ Chính phủ vừa kết thúc chiều 3/3, sau khi nghe báo cáo, phân tích của các bộ, ngành liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, chúng ta không chủ quan nhưng không nên lo lắng thái quá về khả năng lạm phát cao quay trở lại. Theo nhận định của ông Lê Đức Thuý, Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia, khó có chuyện lạm phát năm...


- Tăng giá xăng quá dày: Chính phủ nhận thiếu sót (TPhong)

“Chính phủ đủ khả năng kiểm soát lạm phát”
“Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm là tương đối cao, song chúng ta không phải quá lo lắng với việc lạm phát tăng cao trở lại”

Bốn khó khăn chính trong kiềm chế lạm phát (Đầu tư). – ‘Chưa phải quá lo lắng về tái lạm phát cao’ (VNN).

- Áp dụng lãi suất thỏa thuận – Lối ra chưa thông (SGGP)


- Nếu lạm phát không giảm, cần điều chỉnh lãi suất (VNEco). – Điều chỉnh tỷ giá tới đâu? (TBKTSG)

- Giá điện tăng: Thép, thủy sản, nước sạch gặp khó (TPhong)


Tháng 3 - 2010: Cung ứng điện rất nhiều khó khăn
TP - Ngày 3 - 3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Theo dự báo, trong tháng 3 sẽ xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc, trong khi miền Nam và miền Trung nhiệt độ tăng cao, nhu cầu sử dụng điện dự kiến tăng rất cao, mỗi ngày 260 - 265 triệu KWh, ngày cao nhất có thể trên 277 triệu KWh hoặc hơn.



Tháng 3.2010: Sản lượng điện trung bình ngày dự báo 277 triệu kWh
Tập đoàn Điện lực VN (EVN) ngày 3.3 cho biết: Dự báo, trong tháng 3.2010 tình hình cung ứng điện sẽ hết sức căng thẳng do phụ tải điện tăng cao, trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng.



Giá than bán cho sản xuất điện tăng 28% - 47%
(NLĐ)- Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản VN (TKV) đã họp báo vào chiều 3-3, về việc tăng giá bán than cho các nhà máy điện của Tập đoàn Điện lực VN (EVN).



Cước vận tải hàng hóa lên mặt bằng giá mới (ĐV 3-3-10) -- Lãnh đạo các bộ liên tiếp đăng đàn trấn an giá (Bee.net 3-3-10)

Nếu lạm phát không giảm, cần điều chỉnh lãi suất (VnE 3-3-10)


Lắp đặt hầm Thủ Thiêm ra sao? (TT 3-3-10)



Lao động ngoài nước: muôn nẻo đi về… (SGTT 3-3-10)

Củng cố công tác bảo hộ công dân Việt ở nước ngoài Báo Đất Việt
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) cũng như triển khai hiệu quả Nghị quyết 36 của Chính phủ về NVNONN, Ủy ban Nhà nước về NVNONN và Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) ký kết Chương trình phối hợp công ...



Đối thoại với các doanh nghiệp Việt kiều tại Anh Báo Đất Việt
Buổi đối thoại nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở ngoài nước với trong nước, tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nhân, bà con Việt kiều. Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh đã ...



TP HCM: Họp mặt kiều bào, giới thiệu về thị trường bất động sản cand.com
Ngày 3/3 tới, Tập đoàn BĐS Novaland sẽ phối hợp với Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài tại TP HCM và Hiệp hội BĐS thành phố tổ chức buổi gặp mặt và giao lưu giữa bà con kiều bào về thăm quê với một số doanh nhân Việt Nam thành đạt tại khu đô ...

Gặp nhau tại Sài Gòn

Một nhóm phóng viên chiến trường nổi tiếng từng tham gia tường thuật cuộc chiến Việt Nam sẽ có cuộc hội tụ hy hữu ở TP HCM.


Thanh tra lại tập đoàn Vinashin

Việc thanh tra sẽ được thực hiện vào tháng 6 tới và tập trung vào các khoản lỗ lãi, việc kinh doanh ngoài ngành, các khoản nợ...

- Sẽ thanh tra việc đầu tư “ngoài luồng” của Vinashin (TNiên)

- Bi hài chuyện thi hành án dân sự: 1.001 lý do “tháo lui” (KHĐS)


Đại sứ Nhật Bản: Mong sớm xét xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ (VNN)

Nhật sẽ tiếp tục tài trợ ODA cho Việt Nam với quy mô lớn

Tại cuộc họp báo công bố Chiến lược kinh tế Châu Á và chính sách ODA của Nhật Bản diễn ra chiều qua (3/2) tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam – ông Mitsuo Sakaba đã phát biểu ông tin tưởng chắc chắn rằng Nhật sẽ tiếp tục tài trợ vốn ODA cho Việt Nam với quy mô lớn trong năm tài khóa 2010.


Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán 32 tỷ đồng

Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 1.200 khoản chưa chấp hành đúng thủ tục; và từ chối thanh toán 32 tỷ đồng chi không đúng quy định.

- Nguy cơ nông dân bỏ làng vì phá rừng, đào than (TPhong)

- GĐ viện Việt Đức:Người bệnh đừng làm khó Bộ Y tế (!?)

- Lần đầu tiên khảo sát mức sống người dân: Thu nhập chưa cao, chi tiêu thấp! (TNiên).

- “Nghèo rớt mồng tơi” vẫn không được công nhận (VNN)


Giáo viên tiểu học dạy lớp ghép được hưởng phụ cấp

Cụ thể, giáo viên dạy lớp ghép 2 trình độ, mỗi tháng được hưởng thêm 50% tiền lương của tháng giảng dạy.

Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.HCM: còn nhiều trăn trở.


"Đảng LĐVN sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa của dân"

Ngày 3/3, Bác viết: “Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào, sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân."



Khi một xã hội biết tôn vinh danh nhân của mình
Ngay mỗi khi xuân về, chúng ta “mừng” đủ thứ mà chẳng mấy khi thấy “mừng” dân tộc hay “mừng” một điều gì đó thuộc về văn hóa của dân tộc.



Để dân tộc không bị "diệt chủng tinh thần"
Văn hoá vốn là vẻ đẹp, là sự toả sáng của con người, là cái có ý nghĩa cao quý nhất để người ta thường mang ra đối đãi nhau. Ấy vậy mà nó, từ bản chất, vẫn phải có sức đề kháng, sức tự vệ, tự trọng, cái mà giờ đây chúng ta hay nói, phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc.



Trí tuệ của Đảng phải là trí tuệ của toàn dân tộc
Một nhân sĩ từng trăn trở: nhìn về đất nước thấy trách nhiệm, nhìn ra thế giới thấy ước mơ. Giờ chính là lúc để mỗi người dân thực hiện trách nhiệm và ước mơ đó.


Vụ tử nạn tại Keangnam: Người thân nói về KS Vũ Tiến Lâm (TPhong). – Cơ quan chức năng hứa, nhưng tai nạn vẫn xảy ra. – Vô cảm.

- Mang quân trang, phù hiệu quân đội Mỹ vào Việt Nam (VE)



Báo mạng sẽ hết miễn phí ?-- BBC
Báo mạng miễn phí có thể sẽ chấm dứt vì một số nhật báo đã bắt đầu thu lệ phí cho các bài vở của họ.

- Dân làng TQ dập cơn khát thành thị (BBC)


Thật cẩn thận với gạo biến đổi gene Trung Quốc
Sự biến dạng của các loại cây trồng cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới vật nuôi thông qua quá trình chăn nuôi.


TQ muốn thách thức ảnh hưởng của Mỹ (BBC 2-3-10)


Việt Nam - EU: EU, Vietnam to Start Free-Trade Talks (WSJ 3-3-10)



Kiểm duyệt là "chuyện thương mại"-- BBC
Google nói rằng vấn đề nhà nước kiểm duyệt các trang mạng tại Trung Quốc nên được đặt vào nghị trình thương mại của Hoa Kỳ.
<<<::: không phải là chính trị nha >>>

- EU, Việt Nam: Tự do thương mại có điều kiện? (VOA). “Theo bản tin của Deutsche Welle thì việc thông qua thỏa thuận thương mại chính thức sẽ phụ thuộc vào việc Nghị viện Châu Âu (EP) kết luận thế nào về tình hình nhân quyền ở Việt Nam sau những vụ trấn áp các nhà hoạt động dân chủ gần đây”. <<::: rối mù, thương mại/ nhân quyền >>


Những chuyện “buốt lạnh sống lưng” ở phòng phá thai
Mới đầu năm mà các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TƯ đã quá tải vì người đến “giải quyết hậu quả”, trong đó có những ca khiến bác sĩ thực sự kinh hoàng.



Tường thuật cuộc truy sát trên đường Láng - Hòa Lạc
Lời qua tiếng lại, hai bên tiếp tục xảy ra xô xát. Yếu thế, Phong và những người đi cùng lái ô tô bỏ chạy ra hướng đường Láng – Hòa Lạc.



Có chuyện cưỡng ép treo đèn lồng Trung Quốc?

Ông Bùi Công Phượng (Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình) cho biết việc treo đèn lồng Trung Quốc là ý tưởng tự phát của tổ dân khu phố, không phải do chủ trương, chỉ đạo của ngành, chính quyền tỉnh.
Cũng theo ông Phượng: “Việc chơi đèn lồng của người dân chủ yếu để thắp sáng, chơi Tết theo sở thích chứ không ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố, kinh tế xã hội, không ảnh hưởng lớn đến bản sắc dân tộc”.

Còn về hiện tượng tổ dân khu phố nài nỉ, cưỡng chế về mặt tình cảm làng xóm là rất hi hữu, hầu hết người dân tự nguyện đóng góp và chơi đèn.

Về kỹ thuật, đèn lồng phần lớn được trực tiếp mắc qua các hệ thống đèn đường có công tơ hoặc công tơ của hộ dân vì vậy chi phí cho việc chiếu sáng phần lớn thuộc về Nhà nước hoặc hộ dân.
Ông Nguyễn Đình Lộc (Giám đốc Sở điện lực Thái Bình) khẳng định: “Ngành điện lực tỉnh không hề nhận được ý kiến, văn bản, hợp đồng hay thỏa thuận nào về việc các tổ dân mắc đường dây đèn lồng qua hệ thống dây của điện lực. Hiện tại chưa có báo cáo về hiện tượng cháy nổ, điện giật gây mất an toàn liên quan đến việc treo đèn lồng.”

Mặc dù khắp các ngả đường người dân hào hứng thắp đèn lồng nhưng cũng có những nhận xét trái chiều. Việc đèn lồng Trung Quốc mọc trên các phố nhỏ, phố ngang không tạo nên nét đặc trưng của của người Việt.



China: Economic growth has liberated millions of women

Trung Quốc tăng 7,5% ngân sách quốc phòng
VIT - Hôm 04/3, Trung Quốc thông báo tăng 7,5% ngân sách quốc phòng vào năm nay, mức tăng thấp hơn so với mong muốn và đây là lần đầu tiên trong hơn hai thập kỉ qua mức tăng đạt dưới 2 con số.

Tổng số lượt xem trang