Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Dân oan Châu Thị Giá: huyện ép xã, tòa án và báo chí coi thường dư luận

Tin liên quan: Sự việc khiếu kiện đất đai của gia đình Thương Binh Chính Sách (bà ) CHÂU THỊ GIÁ
-http://www.daoduccongly.blogspot.com/

Dân oan Châu Thị Giá: huyện ép xã, tòa án và báo chí coi thường dư luận
VNTB - Từ sự phản ánh của bạn đọc Châu Thị Giá, VNTB đã cử phóng viên về xã Xuân Hưng (Xuân Lộc, Đồng Nai) nhằm ghi nhận vụ tranh chấp đất đai kéo dài 17 năm qua tại đây. Trong khi vợ chồng ông Võ Dạng và bà Nguyễn Thị Thắng (người đang tranh chấp mảnh đất với gia đình bà Giá) được báo Công An TP. Hồ Chí Minh và báo Đồng Nai thông tin sự vụ dưới dạng "bạn đọc", thì bà Châu Thị Giá lại không được báo chí nhà nước đoái hoài đến, mặc dù, bà nhiều lần gửi đơn thư đi khắp nơi. Bài ghi nhận dưới đây của tác giả Kiều Phong, sẽ cho thấy một cái nhìn mới mẻ hơn về sự vụ, như một cách để rộng đường dư luận.

Kiều Phong Vụ tranh chấp đất đai ở xã Xuân Hưng, Xuân Lộc, Đồng Nai đã xảy ra từ mười bảy năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Người phụ nữ dân tộc Chăm - Châu Thị Giá (bà Giá) vẫn ngày đêm đi kêu cứu khắp nơi để đòi lại hai lô đất của mình bị hàng xóm là  vợ chồng ông Võ Dạng và bà Nguyễn Thị Thắng  (ông bà Dạng) tước đoạt. Lô đất thứ nhất là một con đường giao thông nông thôn, UBND tỉnh đã sáng suốt khi bác bỏ quyết định của UBND huyện Xuân Lộc để trả lại đất cho bà Giá (bà chưa nhận được sổ đỏ lô đất này). Lô đất thứ hai nằm giữa hai gia đình vẫn còn đang trong tình trạng tranh chấp. Điều đáng ngạc nhiên là trong khi sự việc chưa giải thuyết ổn thỏa, vào ngày 20/12/2009, UBND huyện Xuân Lộc bỗng dưng cấp sổ đỏ cho ông bà Dạng với diện tích bao trùm lên diện tích đất tranh chấp, nhưng không cấp sổ đỏ cho bà Giá phần diện tích gần đất tranh chấp.

Từ đất không dư thành đất dư

Năn 1983, bà Châu Thị Giá nhận chuyển nhượng của hộ ông Đỗ Văn Nguyên và được UBND xã Xuân Hưng cấp sổ đỏ với tổng diện tích 5.795 mét vuông (5.795m2) gồm các thửa đất số 12,13,14,72 tờ bản đồ số 48 tại ấp 3A. Đến năm 1988 ông Trung sang nhượng cho ông Dạng một thửa đất và được UBND xã cấp sổ đỏ tạm thời với diện tích 600m2.

Năm 1999 hộ ông Dạng được UBND cấp sổ đỏ cho các thửa đất số 91, 92 tờ bản đồ số 48 diện tích 650m2.  

Tấm bản đồ thể hiện rõ ràng một phần đất dư, mà huyện và ông bà Dạng từng bù lu bù loa rằng không hề có dư. Ảnh: gia đình cung cấp
 Riêng điều này đã cho thấy có một lượng đất dư. Nhưng UBND huyện Xuân Lộc và ông bà Dạng kiên quyết cho rằng, không hề có đất dư, không hề lấn đất. Nhưng một cán bộ xã (yêu cầu được giấu tên) vì bất bình trước sự sai trái đó nên đã ngầm cung cấp một tấm bản đồ thể hiện rõ ràng một phần đất dư đó.

Đến lúc này, huyện phải thừa nhận là có đất dư và tiến hành đo đạc lại khu đất tranh chấp. Tuy nhiên, lần này Đoàn đo đạc lại tiếp tục giúp gia đình ông bà Dạng gian lận thêm một diện tích đất bằng cách xác định ranh giới tiếp giáp với chùa Bảo Lâm lùi về hơn 1 mét so với thực tế, mặc dù giữa đất nhà chùa và đất ông Dạng đã có bức tường làm ranh giới. Vì nếu chối bỏ được phần đất phía trước (bị nhà nước trưng thu làm đường quốc lộ 1A) thì sẽ kéo dài được phần diện tích phía sau, tổng diện tích đất lúc này là không đổi. Phần sau là đất của bà Giá, ông Dạng bằng cách biến nó thành đất của mình.

Thông báo của bà phó chủ tịch huyện Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên cho thấy kết quả đo đạc đất, phần đất dư 21,2m2 thuộc thửa 13, không phải của gia đình ông Dạng.
Ngày 05/02/2013, bà phó chủ tịch huyện Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên nhân danh UBND huyện ra thông báo nói rằng ông Võ Dạng sử dụng 21,2m2  thuộc thửa số 13 và 15,8m2  thuộc thửa số 93 vốn không phải của mình. Như vậy, huyện thừa nhận phần đất dư 21,2m2  thuộc thửa số 13 ông Dạng buộc phải trả cho bà Giá. Sự thật là ông Dạng lấn đất còn nhiều hơn thế, bởi ba lẽ sau:

1)      Ông Dạng nhận đất chuyển nhượng từ ông Trung vào năm 1988. Năm 1996 nhà nước mở rộng quốc lộ 1A, tất nhiên sẽ trưng thu một phần đất của ông Dạng và theo đó đất ông Dạng phải nhỏ đi, cớ sao trên giấy tờ lại tăng thêm, từ 600m2 lên 650m2 và lên nữa tới khoảng 800m2.

2)      Tổ đo đạc khi đo đất nhà ông Dạng đã cố tình đo giảm chiều rộng 1m để tăng thêm chiều dài, phần chiều dài này xâm phạm vào đất của bà Giá. Nếu tính toán khách quan thì diện tích ông Dạng xâm lấn của bà Giá lên tới 138,4m2 chứ không chỉ có 21,2m2 như tổ đo đạc báo cáo.

Tường ngăn chất thải, lại trở thành ranh giới giữa hai nhà theo quan điểm của huyện Xuân Lộc
3) Những tấm ảnh chứng minh việc phía gia đình ông bà Dạng cố tình vứt chất thải và xác động vật chết sang nhà hàng xóm, cho tới nay bà Giá vẫn còn giữ. Bà Giá phải xây cấp bách xây bức tường để ngăn ô nhiễm, bức tường này chỉ là tạm thời, tại sao huyện lại bắt chẹt bức tường đó phải trở thành làm ranh giới giữa hai nhà? Việc làm cảm tính này của huyện dẫn đến việc ông bà Dạng bỗng dưng có được khoảng 117,2m2 đất đai (vốn là của bà Giá).

Huyện và xã bất đồng quan điểm

Vụ đất đai liên quan đến bà Châu Thị Giá là một vụ tranh chấp hiếm gặp trên phạm vi cả nước. Một vụ án đất đai mà hai cấp chính quyền là huyện Xuân Lộc và xã Xuân Hưng mâu thuẫn với nhau trong cách giải quyết.
Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã hủy Quyết định số 879/QĐ CT UBH ngày 10/11/1999 của UBND huyện Xuân Lộc vì nó “không phù hợp”.
 Cụ thể, vào ngày 04/12/2000, ông Ao Văn Thịnh, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai kí quyết định trả lại đường cho bà Giá. Khi bà Giá lên huyện để lấy sổ đỏ thì ông Trương Trung Quân phó phòng địa chính nói rằng huyện đã cấp sổ đỏ cho bà Giá và chính quyền xã Xuân Hưng đã làm mất. Nhưng ngược lại, một cán bộ xã (yêu cầu được giấu tên) cho biết Phạm Ngọc Hùng, nhân viên phòng Tài nguyên - Môi trường huyện đã về xã lấy sổ đỏ? Về sau, sự bất đồng quan điểm trong giải quyết sự vụ đất đai của bà Giá đã khiến chính quyền huyện Xuân Lộc vận động để không cho địa chính xã tới đo đạc lần cuối nhằm cấp sổ đỏ con đường cho bà Giá.

Cần phải nói rằng, chủ tịch huyện Xuân Lộc lúc đó, ông Hồ Văn Giang lại là bà con bên chồng của ông bà Dạng.

Cấp nhầm đất nhằm gây bất lợi cho dân?

Nhằm gây bất lợi trong việc xử lý đất đai của bà Châu Thị Giá. Ông chủ tịch huyện Xuân Lộc, Hồ Văn Giang khôn khéo không cấp hai sổ đỏ cho bà Giá mà lại sai cấp dưới là phó chủ tịch Trần Anh Tuấn. Ông Tuấn ký quyết định nhưng lại sai một phó chủ tịch huyện khác là bà Phí Thị Hợi ký cấp sổ đỏ vào  ngày 11/08/2009. Theo đó bà Giá nhận hai thửa đất số 12 và số 14, thửa số 48. Do thiếu hiểu biết về pháp luật thời điểm đó nên bà Giá đồng ý nhận. Sau này bà Giá khi đi thế chấp hai sổ đỏ thì mới biết mình bị huyện lừa, hai thửa đất trên là của hộ ông Võ Văn Trung và hộ ông Nguyễn Văn Tích. Khi phản ảnh lại thì huyện trả lời tỉnh bơ: cấp nhầm.

Câu hỏi đặt ra là, việc cấp nhầm sổ đỏ cho hai thửa đất này là do huyện vô tình, hay người ta đã cố tình làm như vậy để gây bất lợi cho bà Giá khi tiến hành kiện tụng về sau, với luận điểm rằng bà Giá đã nhận đất nên không có quyền khiếu nại thêm. Bà Giá gặp ông Trần Anh Tuấn để làm rõ sự việc, lúc này ông đã là chủ tịch huyện. Ông Tuấn thừa nhận việc “cấp nhầm” sổ đỏ cho bà Giá và sổ đỏ cho ông bà Dạng là trái quy định của pháp luật, ông bị cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường “giựt dây”. Rất may, bà Giá đã kịp ghi âm lại cuộc nói chuyện này [1], và với bằng chứng quý giá này khi đi khiếu nại nên UBND huyện quyết định thu hồi và huỷ bỏ 02 sổ đỏ huyện cấp cho bà năm đó.

Tòa án, báo chí coi thường dư luận?

Từ khi cuộc tranh chấp xảy ra, giữa hai gia đình đã xảy ra nhiều va chạm. Tuy nhiên, một số báo thay vì làm nhiệm vụ thông tin đa chiều thì lại quen cốt cách quan liêu trong việc thực thi báo chí, nên khi quyết định đăng tải phản ánh ở cả hai bài báo dưới dạng "bạn đọc", cả hai tờ báo nói trên đều không có sự xác chứng rõ ràng đôi bên, nên nghiễm nhiên, việc toàn bộ nội dung đăng tải đều có ý bên vực gia đình bà Võ Dạng, UBND huyện Xuân Lộc. 

Chưa kể, trước phóng viên Việt Nam Thời Báo, đã có sáu phóng viên từ một số tờ báo khác đến xã Xuân Hưng tìm hiểu sự việc. Kì lạ thay, cả sáu phóng viên này tỏ ý ủng hộ bà Giá nhưng tòa soạn của họ đã không cho đăng bài báo phản ánh vụ việc (?).

ĐBQH Đồng Nai, sử gia Dương Trung Quốc đã nhiều lần gửi thư đến Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Tòa án Nhân Dân tỉnh Đồng Nai để yêu cầu giải quyết, điều tra điều tra sự việc.
Bên cạnh đó, phiên tòa sơ thẩm Tòa phúc thẩm như thông lệ xét xử ở Việt Nam y án tòa sơ thẩm xử thắng cho ông bà Dạng. Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm vụ tranh chấp, thẩm phán Bùi Kim Rết lại là người từng nhận hối lộ, bị khai trừ khỏi Đảng và bị cách chức thẩm phán. Cũng không hiểu bằng thuật phù phép nào, bà thẩm phán Rết lại được thuyên chuyển lên TAND tỉnh Đồng Nai và giữ chức chánh văn phòng tòa này [2].Chính đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có văn bản đề cập điều này, ông không đồng tình với bản án do một thẩm phán có tiền sự nhận hối lộ gây ra. Điều đó khiến cho việc xử án mà phần bất lợi nghiêng về phía bà Giá thêm nhiều sự nghi vấn

ĐBQH Đồng Nai, sử gia Dương Trung Quốc đã đích thân nhiều lần tới xã Xuân Hưng để điều tra sự việc. Ông đã viết nhiều đơn yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai giải trình.

Nỗi niềm hai vợ chồng cựu chiến binh

Khi phóng viên Việt Nam Thời Báo tới ghi nhận tình hình, bà Giá tâm sự rằng bà chờ từng ngày lấy cấp sổ đỏ rồi bán đất mà đi chỗ khác ở. Vì việc ở cạnh ông bà Dạng, khiến cả hai vợ chồng cựu chiến binh phải thường xuyên nghe lời chửi bới thậm tệ, và 17 năm đi kiện, bà đã mất không biết bao nhiêu công sức và tiền bạc nhưng người ta vẫn chưa chịu trả lại công lý cho gia đình bà.

Hiện tại, bà Châu Thị Giá vừa đi khắp nơi để cầu cứu các cơ quan có thẩm quyền, vừa bằng khoản trợ cấp ít ỏi  một mình nuôi ông chồng thương binh và cậu con trai  bị động kinh. Cả hai vợ chồng bà Giá đều là người vào sinh ra tử vì chế độ, chẳng lại họ lại vô sỉ đến mức đi đòi cái không phải của mình như lời báo Công An đơm đặt. Tâm nguyện duy nhất của cựu nữ quân nhân tình báo và gia đình là có được một tòa án thượng tôn pháp luật, nhân danh lẽ phải, xử lại vụ án trên và trả lại diện tích đất của gia đình bị tước đoạt một cách khó hiểu.

[1] tienphong.vn/Phap-Luat/dong-nai-mot-pho-chanh-an-bi-cach-chuc-vi-nhan-hoi-lo-72711.tpo
[2]picosong.com/static/swf/picoplayer.swf?file=/cdn/865a2367b65aacb5b8b24caf0d4d1c7c.mp3


Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đang phớt lờ kiến nghị của Đại biểu Quốc hội

Từ ngày 20/1/2013, Đại biểu Quốc hội ông Dương Trung Quốc đã có kiến nghị gửi cho Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai (ông Đinh Quốc Thái) đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà Châu Thị Giá và ông Võ Dạng.
-

Bà Châu Thị Giá đã có đơn kháng nghị quyết định của tòa án cấp tỉnh (án sơ thẩm và phúc thẩm). Bà Giá cũng có thông tin về bá Phó Chánh án TAND Xuân Lộc - Bùi Kim Rết -(chánh án trong phiên tòa xử vụ tranh chấp đất đai giữa gia đình bà Châu Thị Giá và ông Võ Dạng đã bị kỷ luật vì nhận hối lộ (?).


Ngoài ra, ông Chủ tịch huyện Xuân Lộc Trần Anh Tuấn sau khi xem xét những kiến nghị của bà Giá về việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đã ra quyết định hủy bỏ văn bản này (25/4/2012). (xem thêm tại Qua giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh: UBND huyện Xuân Lộc đã chỉ đạo cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Châu Thị Giá. 01-09-2009). Dù vậy, chủ tịch tỉnh Đồng Nai (ông Đinh Quốc Thái) và chủ tịch huyện Xuân Lộc (ông Trần Anh Tuấn) vẫn chưa thẩm định lại sổ đỏ (GCNQSDD) và diện tích đất của gia đình ông Võ Dạng để có hướng giải quyết cấp sổ đỏ (GCNQSDD) cho gia đình bà Châu Thị Giá.

Tranh chấp đã kéo dài 15 năm, bà Châu Thị Giá đã làm đơn đi khắp nơi và hiện nay đơn của bà Giá đã tới tay Đại biểu Quốc hội. Dù kiến nghị của đại biểu Quốc hội ông Dương Trung Quốc đã chuyển tới chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai để giám sát nhưng 2 tháng đã trôi qua, gia đình bà Giá vẫn đang chờ đợi một phán quyết công bằng.


-

Tổng số lượt xem trang