Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ

Luật Tiếp công dân:
TP - Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu như vậy khi thảo luận về dự án Luật Tiếp công dân tại UBTVQH, sáng qua 16/9.
Thanh tra viên đang tiếp nhận thông tin của người dân. Ảnh: hồng vĩnh
Thanh tra viên đang tiếp nhận thông tin của người dân. Ảnh: hồng vĩnh.
Nhiều băn khoăn quanh con dấu
Theo dự thảo Luật Tiếp công dân trình UBTVQH cho ý kiến, hệ thống trụ sở tiếp công dân sẽ được tổ chức từ Trung ương đến địa phương, có con dấu riêng. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm UBQPAN Nguyễn Kim Khoa, cơ quan này chỉ là nơi nhận đơn thư của dân, không phải nơi giải quyết đơn thư, nếu có giải quyết cũng chỉ là hướng dẫn việc gửi, chuyển đơn đến cơ quan chức năng mà thôi.
Giải đáp băn khoăn này, Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết: “Chúng tôi cũng không đồng ý có con dấu, nhưng Thanh tra cứ tha thiết đề nghị có con dấu, vì nhiều khi tiếp xong phải đóng dấu rồi dân mới chịu về”. Bổ sung thêm về vấn đề này. Phó Tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đề nghị, luật quy định cơ quan tiếp dân lấy tên chung là ban tiếp dân, theo mô hình một cửa, một dấu.
Theo Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, trụ sở tiếp dân mà có cả dấu nữa thì không biết quy mô cơ quan này sẽ như thế nào, làm trụ sở to như vậy mà dân không đến thì sao? “Vì sao thực tế hiện nay dân ít vào trụ sở tiếp dân mà lại kéo nhau ra đường tụ tập, hô hào? Chúng ta phải tính kỹ, làm lớn rầm rộ từ trên xuống mà không có hiệu quả, dân không đến, không vào trụ sở mà cứ đứng ngoài la hét thì cán bộ có ra tiếp không hay vẫn cứ ngồi trong nhà? Phải cân nhắc làm quy mô lớn như thế có nên không, hay là xã hội đang có vấn đề gì mà dân phải bỏ hết ruộng đồng để đi lên tỉnh, đi lên trung ương”, ông Sơn đặt câu hỏi.
Ông Sơn cũng cho rằng, luật chưa đề cập đến trách nhiệm của công dân khi được tiếp. Nếu luật không cấm thì tôi có thể làm, có thể mạt sát, gây sức ép đối với cán bộ.
Người đứng đầu không được né tiếp dân
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị, luật phải quy định rõ trách nhiệm tiếp dân của người đứng đầu, nếu quá hai lần anh từ chối không tiếp thì phải chịu trách nhiệm ra sao. Với những vụ việc nóng, bức xúc, người đứng đầu phải có trách nhiệm tháo van, họ phải xuất hiện khi có khiếu kiện đông người, bởi đó là điểm nóng cần giải quyết.
Hơn nữa, theo ông Phúc, cần phải quy định về trách nhiệm đeo đuổi vụ việc đến cùng để tránh vụ việc kéo dài lan man, gây vất vả cho dân, khiến dân chờ đợi mà không có kết quả gì.
Chủ tịch HĐDT Ksor Phước cho biết, cần có quy định cụ thể khi nào tiếp, khi nào thì từ chối, ví dụ việc cũ không có gì mới thì phải được từ chối.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho rằng, đối với cấp tỉnh thì có quyền khước từ tiếp dân, bởi ở cấp này có đủ hồ sơ theo dõi giải quyết vụ việc từ đầu. Nhưng ở cấp Trung ương thì vẫn phải tiếp, bởi có đến 80% trường hợp bà con phải lên đến trung ương khiếu kiện là có oan sai.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu khẳng định, tiếp công dân là trách nhiệm của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Đối với những vụ việc đã giải quyết, có quyết định cuối cùng rồi, nếu công dân vẫn đến...thì vẫn phải tiếp, phải giải thích, trả lời dân là việc đó đã giải quyết đúng rồi để công dân không đến nữa, trừ trường hợp có tình tiết mới.
Phải dứt điểm vụ công dân 2 năm không được tiếp
Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại vụ việc công dân có tên Nguyễn Thị Phương Dung (ở Hà Đông) phải chờ đợi tới hai năm mà chưa được tiếp (Tiền Phong đã có bài đề cập – PV). “Vừa rồi tôi cũng nhận được giấy đề nghị Chủ tịch Quốc hội phải trả lời việc này. Khi công dân đến trụ sở tiếp công dân hay khi chúng ta nhận được giấy như thế thì phải làm thế nào để giải quyết vụ việc dứt điểm đi, theo đúng quy định của luật” – Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nói.


TP - "Khi người dân đến gửi đơn thư, phản ánh ý kiến đến Quốc hội thì Quốc hội phải bố trí người tiếp. Phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân xem họ còn vướng mắc gì, mắc ở đâu, mắc như thế nào để cùng trao đổi, làm rõ vấn đề và bàn cách giải quyết".
Đó là ý kiến của bà Nguyễn Thị Nương, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, khi trao đổi với Tiền Phong xung quanh công tác tiếp dân, nhân việc UBTVQH vừa thảo luận, cho ý kiến sửa Nghị quyết về công tác tiếp dân của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các cơ quan của Quốc hội.
Bên cạnh đó, bà Nương cũng cho rằng, cần phải xem xét nếu việc người dân phản ánh đã được giải quyết và giải quyết đúng thì phải làm công tác tư tưởng để người dân không nên tiếp tục đi khiếu kiện. Nếu khiếu nại nào cũng gửi tới Quốc hội thì Quốc hội không có khả năng để giải quyết hết được.
Theo bà Nguyễn Thị Nương, cần phải có nguyên tắc cụ thể về việc tiếp đón công dân đến gửi đơn thư kiến nghị, phản ánh.
            Ảnh: Hồng Vĩnh
Theo bà Nguyễn Thị Nương, cần phải có nguyên tắc cụ thể về việc tiếp đón công dân đến gửi đơn thư kiến nghị, phản ánh. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Như vậy, việc tiếp và giải quyết đơn thư của công dân, ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội phải không để dân phải chờ đợi, “chạy” lòng vòng hết nơi này nơi kia?
Tất nhiên là không nên để người dân phải rơi vào hoàn cảnh như vậy. Cứ để người dân đến chầu chực trước trụ sở Văn phòng Quốc hội là không nên. Quốc hội phải có nơi tiếp dân. Người tiếp có trách nhiệm hướng dẫn công dân gửi đơn thư đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý đơn thư theo đúng quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cần bám sát nguyên tắc tiếp công dân để thu thập ý kiến, nguyện vọng, phản ánh của công dân; tiếp nhận, phân loại, nghiên cứu, chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; kiến nghị và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Để chấm dứt tình trạng người dân phải chờ đợi quá lâu mà không được tiếp như trường hợp của công dân Nguyễn Thị Phương Dung mà bà nêu tại Phiên họp thứ 19 UBTVQH, việc sửa Nghị quyết nên quy định như thế nào, thưa bà?
“Đã giải quyết nhưng chưa sáng tỏ”
Trong đơn gửi Tiền phong, bà Nguyễn Thị Phương Dung (30/35 Đoàn Văn Bơ, TPHCM) được ủy quyền của bố mẹ Nguyễn Hưng Anh và Tạ Thị Liên (đã mất năm 2001, gia đình liệt sỹ). Bà Dung cho biết, vụ việc của gia đình bà đã được UBTVQH khóa XII giải quyết nhưng có nhiều điều chưa sáng tỏ.
Cách đây gần 20 năm, báoTiền phong từng đăng bài “Đúng hay không đúng pháp luật” của nhà báo Đinh Văn Nam (ngày 5/7/1994) phản ánh việc cưỡng chế thu hồi 819 m2 đất của gia đình bà Dung tại phường Quang Trung, Hà Đông (Hà Tây nay là Hà Nội) có nhiều uẩn khúc.
Chúng ta đã có Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, có các quy định về việc tiếp công dân đối với đại biểu dân cử. Tôi muốn trước tiên phải có nguyên tắc tiếp đón công dân đến gửi đơn, thư, kiến nghị và phản ánh với ĐBQH và Quốc hội. Cụ thể, phải có người đại diện của cơ quan tiếp, lắng nghe người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân. Nghe xem nhân dân có tâm tư nguyện vọng gì, phản ánh như thế có đúng không. Vì khi người dân viết đơn thư, khiếu nại, kiến nghị với lãnh đạo cấp trên, với ĐBQH là người dân muốn nói rằng “tôi đang bị oan sai, đề nghị được giúp đỡ”.
Đại biểu dân cử phải lắng nghe, để rồi tìm cách giải quyết việc đó cho dân. Giải quyết không có nghĩa là mình làm thay các cơ quan chức năng, mà có thể là hướng dẫn người dân gửi đơn thư đến đúng địa chỉ có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết. Có những trường hợp công dân gửi đơn đi quá nhiều nơi là không nên.
Quốc hội nên bố trí phòng để tiếp dân. Người tiếp là ai phải rõ, trách nhiệm tiếp như thế nào cũng phải quy định cụ thể. Công dân đến gửi đơn thư cũng phải có trách nhiệm tuân thủ quy định chung của pháp luật, không phải là gửi cấp nào, cơ quan nào cũng được, khi gặp gỡ cơ quan nhà nước phải giữ gìn trật tự...
Có những công dân đi gõ cửa nhiều nơi, chờ đợi hàng chục năm trời vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Trường hợp bà Dung mà bà đề cập tại Phiên họp UBTVQH là một điển hình, vậy sau cuộc họp đó, việc này có được tái xem xét?
Trong phát biểu tại phiên họp UBTVQH thảo luận sửa đổi Nghị quyết về các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tôi có nêu trường hợp chị Dung như là một ví dụ cụ thể về quy trình tiếp công dân, theo dõi việc giải quyết khiếu nại và tố cáo của công dân. Còn việc xem xét đơn khiếu nại cụ thể của chị Dung thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác của Quốc hội, UBTVQH.
Cảm ơn bà.
Đang xem lại vụ việc công dân chờ 2 năm không được tiếp
Trao đổi với Tiền Phong về trường hợp công dân Nguyễn Thị Phương Dung phải chờ đợi bên ngoài cổng Văn phòng Quốc hội suốt 2 năm không được tiếp, ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, cho biết, thực ra vụ việc của công dân Dung đã được UBTVQH khóa XII giải quyết, chứ không phải là không tiếp. Tuy nhiên, công dân không đồng ý với kết luận giải quyết.
Theo ông Hiền, vụ việc trên đang được Ban Dân nguyện xem xét, mời các cơ quan có thẩm quyền để bàn lại xem giải quyết như thế nào. Đây không phải là vụ việc mới mà công dân đã khiếu kiện mấy chục năm rồi. “Trước hết chúng tôi sẽ mời các cơ quan liên quan đến để làm việc lại, bàn lại xem thế nào. Chúng tôi đã giao cho cán bộ Vụ Dân nguyện nghiên cứu xem xét để xử lý” - Ông Hiền nói.
-Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ
Cuộc hành trình tìm công lí vắt qua hai thế kỉ được khá nhiều cơ quan giải quyết, thậm chí Chính phủ trực tiếp tổ chức đối thoại và chỉ đạo giải quyết, mà vẫn chưa đòi lại được 819 m2 đất hợp pháp tại 202 Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội bị chiếm đoạt; gia đình phải lập hẳn website (trang tin điện tử) để chuyển tải thông tin vụ việc, nhưng rồi việc giải quyết vẫn chưa đến đâu.

Đó là những gì gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp phải gánh chịu suốt 50 năm ròng. Trong khi diện tích đất nói trên đang có khiếu nại, được Quốc hội phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009, UBND quận Hà Đông lại gấp rút cho xây dựng trường Mầm non và Trạm y tế của phường Quang Trung, mà không cần giấy phép, bất chấp chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Để rồi, công trình xây xong chỉ để cho thuê…


 Về nguồn gốc thửa đất, tài liệu có trong hồ sơ thể hiện, ngày 11-4-1942, ông Nguyễn Xuân Phụng, người làng La Khê, phủ Hoài Đức lập văn tự bán cho ông Nguyễn Hưng Anh 819 m2 đất tại thị xã Hà Đông (nay là số 202 Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Văn tự ghi rõ rằng: "Nguyên tôi có số đất ở địa phận Thị xã tỉnh Hà Đông, số thửa đất 19, số tờ bản đồ 19, diện tích 819 m2… Nay tôi đem số đất trên bán đứt cho tên Nguyễn Hưng Anh…". Văn tự được chứng thực bởi Trưởng phố Đông Cầu, kí tên đóng dấu. Năm 1957, bộ phận địa chính thuộc Ty Tài chính tỉnh Hà Đông cấp trích lục sổ địa chính và điền bộ diện tích đất này cho gia đình ông Nguyễn Hưng Anh, do ông Nguyễn Hưng Anh đứng tên chủ sở hữu. Như vậy, thửa đất nói trên của gia đình ông Nguyễn Hưng Anh không hề bị điều chỉnh bởi Luật Cải cách ruộng đất.Trước năm 1954, vùng này bị quân Pháp lập vành đai trắng để bảo vệ thị xã Hà Đông. Sau tháng 10 năm 1954, gia đình hồi cư và tiếp tục phục hóa thửa đất này để trồng hoa màu sinh sống. Sự thật này được hàng chục người trong khu phố chứng thực, trong đó có bà Ngọ khi còn công tác tại VKSND thị xã Hà Đông cũng kí giấy xác nhận. Năm 1961, bà Tạ Thị Liên (vợ ông Nguyễn Hưng Anh) bị ngã xuống hố vôi, phải đi điều trị dài ngày. Các con lớn của bà đã lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp và liệt sĩ Nguyễn Hưng Thái, các con ở nhà đều còn nhỏ không trông nom được. Lợi dụng hoàn cảnh này, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề lập tức lấn chiếm để làm bãi xếp gỗ. Khi ở bệnh viện về, bà Liên thấy vậy đòi lại đất, nhưng HTX cố tình không trả. Tuy nhiên, ông Đinh Văn Ly, Phó Chủ nhiệm HTX mộc Quyết Tiến thời kì ấy đã phải kí giấy xác nhận có mượn đất của gia đình bà Liên. Điều này chứng minh thửa đất 819 m2 của gia đình ông Anh - bà Liên không thuộc diện đất vắng chủ, không bị điều chỉnh bởi Thông tư 73-TTg ngày 7-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù ông Nguyễn Hưng Anh đã đi vào Nam sinh sống.

Trong khi đó, HTX mộc Quyết Tiến được một số người có chức sắc bênh che, nên chây ỳ không chịu trả đất, buộc gia đình bà Liên phải quyết liệt đấu tranh, đòi đất ròng rã hơn chục năm trời. Mãi đến ngày 26-3-1974, HTX mộc Quyết Tiến kí giấy mời bà Liên đến nhận 420 đồng, gọi là tiền mua đất của bà Liên từ năm 1960 chưa thanh toán. Lẽ đương nhiên, bà Liên không bán đất nên kiên quyết không đến nhận tiền, mà khởi kiện ra tòa để đòi lại đất. Ngày 31-10-1975, TAND thị xã Hà Đông xét xử, ra bản án số 05 cho HTX mộc Quyết Tiến được quyền mua thửa đất này. Bà Liên chống án, ngày 10-8-1976 TAND tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) xử phúc thẩm, cho rằng án sơ thẩm xử trái Thông tư 73-TTg nên hủy án sơ thẩm, giao cho UBND thị xã Hà Đông giải quyết theo thẩm quyền. Chính cách xử lí lắt léo đó đã đẩy gia đình vào hành trình theo đuổi vụ kiện đến nay là 50 năm.

Năm 1991, HTX mộc Quyết Tiến giải thể, gia đình ông Anh - bà Liên tạm thời lấy lại được đất, xây nhà ở và trồng cây, đào ao cá để sinh sống. Đột nhiên, ngày 8-11-1995, UBND tỉnh Hà Tây (cũ), do ông Đỗ Thanh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hàng trăm người, cùng nhiều xe cơ giới đến đưa bà Tạ Thị Liên đi, đuổi mọi người ra đường để cưỡng chế, thu hồi toàn bộ 819 m2 đất hợp pháp của gia đình ông Anh - bà Liên, để giao cho Tổng Cty Sông Đà sử dụng.

Ngày 8-10-2000, Thủ tướng Chính phủ triệu tập Hội nghị để giải quyết vụ việc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng ở Trung ương và tỉnh Hà Tây. Tại Hội nghị này, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã kết luận: "… Chính quyền không trả mảnh đất 819 m2 cũng được, nhưng phải trả chỗ khác đúng mức ấy…". Phải sau 2 năm, UBND tỉnh Hà Tây mới cấp cho gia đình 250 m2 ở khu tái định cư, với hình thức thực hiện chính sách đối với gia đình liệt sĩ không có chỗ ở. Gia đình liên tục khiếu nại vì cho rằng vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng, được Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện xem xét. Thế nhưng, ngày 23-8-2010 Ban Dân nguyện có Báo cáo số 218, đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất không trả lại 819 m2 đất cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp.

Điều đáng nói là, bản Báo cáo số 218 do ông Trần Thế Vượng và ông Bùi Nguyên Súy (Trưởng, Phó Ban Dân nguyện) lập ra có nhiều điểm cắt xén, thậm chí xuyên tạc sự thật, khiến UBTVQH hiểu sai bản chất sự việc. Đơn cử như Báo cáo số 218 cho rằng thửa đất 819 m2 của ông Nguyễn Hưng Anh là đất ruộng ở làng La Khê, thị xã Hà Đông, trong khi thực tế thời kì ấy làng La Khê thuộc phủ Hoài Đức, không thuộc thị xã Hà Đông. Đây là chi tiết rất dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 nằm trong khối tài sản bị Nhà nước trưng mua của cụ Nguyễn Hưng Chức (bố đẻ ông Nguyễn Hưng Anh), do cụ Chức bị quy thành phần địa chủ. Tại Báo cáo ngày 17-2-2000 của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: "Trong cải cách ruộng đất, ông Nguyễn Hưng Chức bố đẻ của ông Nguyễn Hưng Anh là địa chủ nên Nhà nước đã trưng mua tài sản của ông Chức ở quê tổng giá trị 3.599 kg thóc, trong đó có 2 mẫu 6 sào ruộng ở La Phù. Thửa đất số 19 của ông Nguyễn Hưng Anh không nằm trong số này…". Báo cáo của Ban Dân nguyện còn cho rằng, gia đình bà Liên không khai báo, không sử dụng đất và không nộp thuế cho Nhà nước. Tình tiết này lại dễ gây hiểu lầm rằng, thửa đất 819 m2 thuộc diện vắng chủ, trong khi sự thật không phải như vậy.

Một tình tiết rất quan trọng mà bản Báo cáo không đề cập đến, đó là việc HTX mộc Quyết Tiến mời bà Liên đến nhận 420 đồng là khoản tiền mua đất năm 1960 chưa thanh toán xong, nhưng bà Liên không chấp nhận bán. Với những sự kiện cụ thể này, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng HTX mộc Quyết Tiến chưa bao giờ được cấp có thẩm quyền giao cho sử dụng 819 m2 đất nói trên. Tại Thông báo số 13 của tỉnh Hà Sơn Bình và Báo cáo của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: "Từ 1961, do bà Liên bị tai nạn đi viện lâu ngày, HTX mộc Quyết Tiến ở liền kề với đất của bà Liên đã để nhờ gỗ, sau đó không trả và đã xin mua đất này nhưng bà Liên không bán. Vì vậy mảnh đất của bà Liên không liên quan gì đến việc thực hiện chính sách Hợp tác hóa"…

Tiếc rằng Ban Dân nguyện của Quốc hội đã không đưa những tình tiết này vào bản Báo cáo, dẫn đến việc UBTVQH ra kết luận giải quyết không đúng với gia đình ông Nguyễn Hưng Anh. Trong khi vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, Quốc hội đã phê chuẩn giám sát, thì ngày 6-1-2009 UBND quận Hà Đông gấp rút cho xây dựng công trình Trường Mầm non và Trạm y tế phường Quang Trung. Điều đáng nói là, việc xây dựng hai công trình trên không có giấy phép xây dựng. Trong Văn bản số 1661/UBND - TNMT ngày 7-12-2009 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình kí, gửi UBND quận Hà Đông có đoạn: "UBND TP có ý kiến chỉ đạo như sau: 1. Yêu cầu quận Hà Đông tạm dừng việc thi công công trình Trường Mầm non và Trạm y tế của UBND phường Quang Trung cho đến khi công trình được cấp giấy phép theo quy định hiện hành…". Thế nhưng ý kiến chỉ đạo này của UBND TP Hà Nội cũng bị UBND quận Hà Đông bỏ qua. Kết quả, công trình hiện đã xây xong, nhưng chỉ để cho thuê, trong khi việc khiếu kiện của gia đình có 2 liệt sĩ kéo dài 50 năm chưa được giải quyết dứt điểm. Và, nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ của gia đình liệt sĩ vẫn còn tiếp diễn, không biết đến bao giờ mới chấm dứt?!
Hoàng Kim


-Tại quận Hà Đông, TP Hà Nội: Nỗi oan ức vắt qua hai thế kỉ và hành trình tìm công lí của gia đình liệt sĩ

Quận Hà Đông (TP Hà Nội): Có nên xây dựng trên mảnh đất gia đình liệt sĩ đang khiếu nại ?
25/03/2010



Trong số 762 ra ngày 11-6-2009, Báo CCB Việt Nam đã đăng bài "Ước nguyện của bà mẹ liệt sĩ khi nào trở thành hiện thực".
 Bài báo viết về vụ khiếu nại của bà Tạ Thị Liên - ông Nguyễn Hưng Anh (bố mẹ đẻ của liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp) đòi lại mảnh đất 819m2 của gia đình tại thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông, TP Hà Nội), do UBND tỉnh Hà Tây (cũ) quản lý.
Gần một năm sau khi bài báo được đăng, chúng tôi vẫn chưa nhận được sự hồi âm của chính quyền quận Hà Đông và TP Hà Nội. Không chỉ thế. Trên diện tích đất đang có khiếu nại của gia đình liệt sĩ, đã được Quốc hội phê chuẩn giám sát ngày 6-1-2009, quận Hà Đông đang gấp rút xây dựng công trình trường mầm non và trạm xá của phường Quang Trung.

Trước hết, cần nhắc lại, mảnh đất 819m2 (nay là số 202 Quang Trung, quận Hà Đông) là mảnh đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bà Tạ Thị Liên - ông Nguyễn Hưng Anh). Trong công văn gửi Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải ngày 3-4-1999, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội viết: "Thửa đất 819m2 của gia đình bà Tạ Thị Liên hoàn toàn không có sự quản lý của Nhà nước theo Luật cải cách năm 1953 như kết luận tại Điều 1 Văn bản số 235 ngày 9-3-1999 do Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn ký. Kết luận như vậy chẳng qua là dựa vào báo cáo sai sự thật của UBND tỉnh Hà Tây do ông Đỗ Thanh Quang (Phó chủ tịch) đạo diễn và báo cáo sai sự thật này đã được Thanh tra Nhà nước và Tổng cục Địa chính phụ họa để bênh che trong việc làm sai trái pháp luật… Với lương tâm, trách nhiệm của một luật sư, trách nhiệm của một đảng viên cộng sản đã có huy hiệu 50 năm tuổi Đảng… tôi thấy cần phải mạnh dạn báo cáo đúng sự thật và kính mong ông quan tâm xem xét lại Văn bản số 235/CP.VII".

Có lẽ vì vậy mà chính Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người đã ký Văn bản số 235/CP.VII trong lần trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 10-10-2000 đã nói: "Ví dụ, chuyện của bà Liên kéo dài bây giờ vẫn chưa xong bởi vì trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân cán bộ muốn bảo vệ cho nhau, tìm mọi lý do để cho rằng bà ấy sai. Cuối cùng tôi phải đi khắp nơi tìm hiểu và thấy rằng chính quyền chưa chắc đã đúng và bà chưa chắc đã sai… Chính quyền không trả mảnh đất 819m2 cũng được, nhưng phải trả chỗ khác”.

Tỉnh Hà Tây (cũ) sau đó đã cấp cho gia đình bà Liên - ông Anh 250m2 đất với lý do cấp cho gia đình liệt sĩ không có đất ở? Theo bà Liên (lúc còn sống) thì đất cấp cho bà như thế là quá nhiều, còn đền bù thì lại quá ít và không thỏa đáng! Vì thế gia đình bà tiếp tục khiếu nại tới các cấp có thẩm quyền ở Hà Nội và Trung ương.

Quốc hội phê chuẩn đơn xin giải oan của gia đình bà Liên - ông Anh và giao cho Uỷ ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội giám sát Văn bản số 235 sai hay đúng. Cuối tháng 3-2009, đoàn của Phó chủ nhiệm UBKT do ông Lê Quốc Dung dẫn đầu về thị sát mảnh đất 819m2 đất gia đình liệt sĩ đang khiếu nại. Điều rất đáng ngạc nhiên là gia đình bà Liên - ông Anh khiếu nại Văn bản số 235 của Chính phủ thì trong Văn bản số 802/UBKT 12, ngày 3-6-2009 gửi bà Nguyễn Thị Phương Dung (con gái, được bà Liên - ông Anh uỷ quyền), ông Lê Quốc Dung lại đưa Quyết định số 892/QĐ-XKT ngày 29-6-1996 của Tổng thanh tra Nhà nước (nay là Tổng thanh tra Chính phủ) để trả lời, không đả động gì đến việc Văn bản 235 của Chính phủ đúng hay sai! Ông Dung còn hướng dẫn bằng văn bản: Những vấn đề bà tiếp tục khiếu nại, đề nghị bà gửi đơn lên Chính phủ hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Đơn khiếu nại bà Dung đã gửi Chính phủ, Quốc hội rồi. Liệu bà Nguyễn Thị Phương Dung có nên làm theo hướng dẫn của ông Lê Quốc Dung?

Trở lại việc quận Hà Đông xây trường mầm non và trạm xá trên mảnh đất 819m2 ở phường Quang Trung đang trong sự giám sát của Quốc hội do có khiếu nại.

Đoàn thị sát do UBKT của Quốc hội do ông Lê Quốc Dung vừa rời khỏi thì cũng là lúc quận Hà Đông gấp rút xây dựng hai công trình trên. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, phường Quang Trung trước đó đã có một trường mầm non và một trạm xá, cách mảnh đất 819m2 khoảng 100m. Quận Hà Đông có 2 bệnh viện lớn. Liệu có cần thiết xây thêm một trường và một trạm xá nữa?

Đáng lưu ý là việc xây dựng hai công trình trên không có giấy phép xây dựng. Trong Văn bản số 1661/UBND - TNMT ngày 7-12-2009 do Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình ký gửi UBND quận Hà Đông có đoạn: "Xét kiến nghị của Thanh tra TP tại Báo cáo số 1965/CV-TTTP-P8 ngày 20-10-2009 về việc giải quyết đơn của bà Nguyễn Thị Phương Dung không nhất trí với trả lời của UBND quận Hà Đông và đề nghị đình chỉ xây dựng công trình (trường mầm non và trạm xá của phường Quang Trung) trên diện tích 819m2 đất mà bà đang khiếu nại; UBND TP có ý kiến chỉ đạo như sau: 1. Yêu cầu quận Hà Đông tạm dừng việc thi công công trình trường mầm non và trạm xá của UBND phường Quang Trung cho đến khi công trình được cấp giấy phép theo quy định hiện hành; 2. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn UBND quận Hà Đông thực hiện việc cấp giấy phép công trình trường mầm non và trạm xá của UBND phường Quang Trung theo quy định".

Đọc Công văn số 1661, chúng tôi thấy quận Hà Đông đã xây dựng công trình mà chưa được phép của TP. Thời điểm TP yêu cầu quận Hà Đông tạm dừng thi công diễn ra quá chậm, sau gần nửa năm công trình xây dựng. Nếu người dân xây dựng không giấy phép, sẽ bị thanh tra xây dựng lập biên bản và bắt tháo dỡ. Ở đây, yếu tố mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật đã không được coi trọng. Điểm 2 của công văn cũng khiến chúng tôi suy nghĩ. TP đã biết đây là mảnh đất gia đình liệt sĩ đang khiếu nại, Quốc hội giám sát, nhưng vẫn bật đèn xanh cho quận Hà Đông xây dựng, bằng cách "Giao Sở Xây dựng hướng dẫn UBND quận Hà Đông thực hiện việc cấp giấy phép". Cách làm này sẽ "đẩy" Quốc hội vào thế khó xử, vào "sự đã rồi", nên bênh vực quận Hà Đông hay bênh vực quyền lợi chính đáng hợp pháp của gia đình chính sách?

Có nên vội xây dựng trên mảnh đất gia đình liệt sĩ đang khiếu nại, Quốc hội chưa có kết luận giám sát?
MINH QUÂN

Luật sư nguyễn Trọng Tỵ: Báo cáo của Ban Dân nguyện khiến tôi còn băn khoăn, chưa tâm phục, khẩu phục!

25/01/2011

Hành trình gian truân

Chúng tôi, một số phóng viên của Báo CCB Việt Nam những tưởng không phải viết thêm một dòng nào về hành trình khiếu nại đòi mảnh đất 819m2 của gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp ở quận Hà Đông, TP Hà Nội, nhưng buộc lòng lại phải viết tiếp.

Mảnh đất ấy, từ năm 1961 HTX Mộc Quyết Tiến để nhờ vật liệu xây dựng nhà xưởng. Năm 1991, bố mẹ liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp đòi lại được, đã xây dựng nhà và sinh sống ổn định. Ngày 8-11-1995 UBND thị xã Hà Đông lại bán 4.199 ha đất cho Công ty Sông Đà trong đó bao gồm 819m2 đất gia đình liệt sĩ đang ở. Ngày 8-10-2000, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có ý kiến chỉ đạo trong một cuộc họp: “Vụ khiếu kiện của bà Liên (mẹ của Liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp - PV) kéo dài bây giờ vẫn chưa xong bởi vì trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân cán bộ muốn bảo vệ cho nhau, tìm mọi lý do để cho rằng bà ấy sai. Cuối cùng đi khắp nơi tìm hiểu và thấy rằng chính quyền chưa chắc đã đúng và bà chưa chắc đã sai. Kết luận là hoà giải... Chính quyền không trả mảnh đất 819m2 cũng được nhưng phải trả chỗ khác đúng mức ấy thì bà mới lấy”. Hai năm sau, ngày 8-8-2002, nhà bà Liên mới được UBND tỉnh Hà Tây cấp 250m2 dưới hình thức giao cho gia đình liệt sĩ không có chỗ ở. Gia đình cho rằng vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng và nhiều lần khiếu nại lên Quốc hội (QH), QH giao cho Ban Dân nguyện (BDN) xem xét. Trên cơ sở Báo cáo số 218, ngày 13-7-2010 của BDN, ngày 17-8-2010, UBTVQH ra Kết luận số 358, bác yêu cầu khiếu nại đòi 819m2 đất của bà Nguyễn Thị Phương Dung (người đại diện hợp pháp của gia đình liệt sĩ).

Báo cáo của BDN viết gì?

Báo cáo của BDN, nội dung chủ yếu là thống kê ngày tháng, những văn bản của các cấp, các ngành đã giải quyết theo hướng bác bỏ việc khiếu nại của gia đình bà Dung. Giữa trang 2 của Báo cáo có đoạn:

“Cuối năm 1955 đầu năm 1956, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, ông Nguyễn Hưng Chức là địa chủ nên tài sản của ông bị Nhà nước trưng mua. Bà Tạ Thị Liên và các con rời quê ra thị xã Hà Đông... sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong thời gian này, Nhà nước có chủ trương khê khai toàn bộ đất đai nhưng gia đình bà Liên không khai báo với chính quyền về thửa đất 819m2, không sử dụng và không làm nghĩa vụ thuế cho Nhà nước nên chính quyền địa phương quản lý; sau đó HTX nông nghiệp Hòa Bình thôn Cầu Đơ quản lý sử dụng”.

Báo cáo này của BDN, UBTVQH đã lầm tưởng rằng 819m2 đất của gia đình liệt sĩ cũng nằm trong diện bị trưng mua hoặc đã bị đưa vào HTX nông nghiệp quản lý sử dụng, thì theo điều 2 Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 điều 10 Luật Đất đai năm 2003, đương nhiên gia đình liệt sĩ không thể đòi lại đất. Trên cơ sở báo cáo của BDN, UBTVQH đã bác đơn khiếu nại đòi đất của gia đình liệt sĩ.

Luật sư nói gì?

Cực chẳng đã, bà Dung một lần nữa lại phải nhờ luật sư tư vấn pháp lý.

Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, người trợ giúp pháp lý miễn phí cho gia đình liệt sĩ, trong Văn bản số 82/VPLS, ngày 28-8-2010, trả lời thư của bà Dung, đã viết:
Đây là một vụ kiện kéo dài, đã qua nhiều cấp, nhiều ngành giải quyết làm cho tính chất vụ việc trở thành phức tạp. Việc UBTVQH phải đứng ra giải quyết một việc cụ thể của một gia đình công dân là việc hiếm có từ xưa tới nay. Theo tôi, việc làm này cũng thể hiện sự quan tâm của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước đối với quyền lợi của một gia đình liệt sĩ. Tuy nhiên, qua Báo cáo của BDN và Kết luận của UBTVQH, tôi thấy còn một số điều băn khoăn, chưa tâm phục, khẩu phục.

Đọc Báo cáo của BDN, tôi thấy “một số đoạn tóm tắt trong Báo cáo không đầy đủ, không phù hợp với thực thế khách quan”.

Tại Báo cáo ngày 17-2-2000 của VPCP ghi nhận: “Trong cải cách ruộng đất, ông Nguyễn Hưng Chức (bố đẻ của ông Nguyễn Hưng Anh - ông Anh là bố đẻ của liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp - PV) là địa chủ nên Nhà nước đã trưng mua tài sản của ông Chức ở quê tổng trị giá 3.599kg thóc, trong đó có 2 mẫu 6 sào ruộng ở La Phù. Thửa đất số 19 của ông Nguyễn Hưng Anh (thửa đất đang có khiếu nại - PV) không nằm trong số này”. Báo cáo của BDN “dựa vào báo cáo sai nào đó, cho rằng gia đình bà Liên (mẹ của liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp - PV) không khai báo, không sử dụng và không nộp thuế cho Nhà nước”. Trong khi đó gia đình bà Liên đã được nhiều người cùng thời chứng minh rằng, tuy không ở mảnh này, nhưng bà Liên vẫn tiếp tục đi lại, trồng trọt trên thửa đất này (xem Báo cáo ngày 17-2-2000 của VPCP).

Thông báo số 13 ngày 4-2-1988 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình xác nhận, từ năm 1954 đến năm 1961, thửa đất 819m2 này gia đình cụ Chức (bố đẻ ông Anh) tiếp tục quản lý sử dụng. Như vậy sao lại nói là đất không sử dụng? Câu hỏi đặt ra là nếu gia đình bà Liên không khai báo, thì tại sao ngày 2-4-2957, Ty Tài chính Hà Đông - Một cơ quan quản lý của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lại cấp trích lục bản đồ sổ điền bộ cho bà Liên? Cơ quan địa chính lại có biên bản thu tiền đo đất của gia đình bà Liên?

Về việc nộp thuế, theo Thông tư số 80 ngày 16-7-1958 của Bộ Tài chính, ruộng đất đã bỏ hoang trong thời kỳ chiến tranh, khi khai hoang phục hoá được miễn thuế 5 năm. Vậy tại sao lại coi việc bà Liên không nộp thuế để làm cớ quản lý đất của gia đình bà?

Trong Báo cáo, BDN nói rằng HTX thôn Cầu Đơ quản lý sử dụng đất của bà Liên. Trong văn tự bán đất cho cụ Chức (bố chồng bà Liên - PV), ông Nguyễn Xuân Phụng viết rõ: “ Tôi có miếng đất ở địa phận thị xã, tỉnh Hà Đông, số thửa đất 19, số tờ bản đồ số 19, diện tích 819m2...”. Tờ trích lục bản đồ ngày 2-4-1957 do cơ quan chính quyền tỉnh Hà Đông cấp cho bà Liên cũng nói rõ mảnh đất này thuộc thị xã Hà Đông. Vậy tại sao đất ở thị xã Hà Đông mà HTX nông nghiệp Cầu Đơ (lúc ấy thuộc phủ Hoài Đức – PV) lại nhảy vào quản lý sử dụng? Bà Liên chưa bao giờ tham gia HTX nông nghiệp. Báo cáo như vậy, người đọc lầm tưởng thửa đất của bà Liên đã bị đưa vào HTX nông nghiệp. Chính vì thế, đơn khiếu nại của gia đình liệt sĩ bị bác.

Một tình tiết rất quan trọng, Bản báo cáo BDN không đưa vào, do không đọc đến, hay cố tình cắt xén làm sai lệch hồ sơ. Đó là việc ngày 26-3-1974, HTX Mộc Quyết Tiến có giấy mời bà Liên đến văn phòng HTX nhận 420 đồng, là khoản tiền mua đất năm 1960 chưa thanh toán xong với chủ đất, nhưng bà Liên không chấp nhận bán, đã khởi kiện ra TAND thị xã Hà Đông... Với những sự kiện cụ thể này, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng, HTX Mộc Quyết Tiến chưa bao giờ được cấp có thẩm quyền giao cho sử dụng 819m2 đất của bà Liên. Bởi lẽ khi HTX đã được cấp chính quyền nào đó giao cho quyền sử dụng đất rồi, không bao giờ HTX lại chịu bỏ 420 đồng để trả cho bà Liên. Và đến đây cũng có thể khẳng định rằng, 819m2 đất của gia đình bà Liên không có liên quan gì đến việc thực hiện chính sách hợp tác hoá.

Tại cuộc họp ngày 31-3-2000, Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn khẳng định, văn bản nói quản lý đất của bà Liên theo Luật CCRĐ là sai. Bởi lẽ, ruộng đất thuộc nội thành, nội thị không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật CCRĐ năm 1953. Tiếc rằng Báo cáo của BDN đã không báo cáo những tình tiết này với UBTVQH.

Kiến nghị của gia đình liệt sĩ

Bà Nguyễn Thị Phương Dung, đại diện hợp pháp của gia đình liệt sĩ đã gửi đơn lên Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam:

Thưa UBTVQH! Gia đình tôi có hai liệt sĩ, hi sinh cả xương máu cho cách mạng còn được, huống chi dăm bảy trăm mét đất. Nếu vì lợi ích của cách mạng, gia đình tôi sẵn sàng hi sinh. Nhưng trong trường hợp này, gia đình tôi không thể chấp nhận.

Xin trả lại cho gia đình tôi 569m2 (vì gia đình đã nhận của tỉnh Hà Tây 250m2 đất trước đây theo Chỉ thị của Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn), trong phạm vi Hà Đông, vì thửa đất tôi đang khiếu nại tại 202 Quang Trung đã xây dựng một số công trình công cộng. Xin huỷ bỏ Kết luận 358 trên cơ sở Báo cáo số 218 của BDN.

Chúng tôi cũng xin trích ý kiến của luật sư Nguyễn Trọng Tỵ trả lời bà Dung để kết thúc bài viết: “Mặc dù UBTVQH đã có kết luận không có lợi cho gia đình bà, nhưng bà vẫn phải tuyệt đối tin tưởng. UBTVQH là những nhà cách mạng có tài, có đức, có nhiệt huyết với dân, với nước, chỉ vì trên cơ sở bản báo cáo chưa đầy đủ dẫn đến kết luận như vậy”.

- Hành trình đi tìm công lý của một gia đình liệt sĩ: Qua 2 thế kỷ, chưa có hồi kết! (17/09/2010)

Vụ việc đi tìm công lý của gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp khiếu nại đòi 819 m2 đất tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là quận Hà Đông, TP. Hà Nội) kéo dài đã 49 năm, đến nay chưa có hồi kết. Trước tính phức tạp của vụ việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải vào cuộc. Tuy nhiên, những nội dung trong Kết luận số 358 ngày 17-8-2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa tạo được sự đồng thuận. 
Vụ khiếu nại kéo dài 2 thế kỷ

Hơn 15 năm trước, Báo Đại Đoàn Kết đã có những bài phản ánh về vụ việc nói trên. Cho đến nay, qua nhiều cấp ngành giải quyết, tính chất vụ việc càng trở nên phức tạp. Ngay cả Báo cáo của Ban Dân nguyện và Kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đang gặp phải nhiều ý kiến chưa đồng thuận.

Nội dung vụ việc như bà Nguyễn Thị Phương Dung, con bà Tạ Thị Liên và ông Nguyễn Hưng Anh (bố mẹ liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp) cho biết: Năm 1991 gia đình bà lấy lại được 819 m2 đất từ HTX Mộc Quyết Tiến đã được địa phương giúp đỡ xây nhà và sinh sống ổn định. Tuy nhiên sau 5 năm sinh sống, đột nhiên ngày 8-11-1995 UBND thị xã Hà Đông đã bán 4199m2 đất cho Cty Sông Đà trong đó bao gồm 819 m2 đất gia đình liệt sĩ đang sinh sống. Qua nhiều lần khiếu nại, trải qua nhiều cấp không thành, vấn đề trở nên ngày càng nóng. Ngày 8-10-2000 nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã nêu trong một cuộc họp: “Vụ khiếu kiện của bà Liên kéo dài bây giờ vẫn chưa xong bởi vì trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân cán bộ muốn bảo vệ cho nhau tìm mọi lý do để cho rằng bà ấy sai. Cuối cùng đi khắp nơi tìm hiểu và thấy rằng chính quyền chưa chắc đã đúng và bà chưa chắc đã sai. Kết luận là hòa giải, hai bên cùng xuống thang. Chính quyền không trả mảnh đất 819m2 cũng được nhưng phải trả chỗ khác đúng mức ấy thì bà mới lấy”. Thế nhưng phải sau 2 năm, ngày 8-8-2002 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây mới cấp 250 m2 ở khu tái định cư dưới hình thức giao cho gia đình liệt sĩ không có chỗ ở. Gia đình liên tục khiếu nại vì cho rằng vụ việc chưa được giải quyết thỏa đáng. Vụ việc đã được Quốc hội giao cho Ban Dân nguyện xem xét. Thế nhưng, ngày 23-8-2010 Ban Dân nguyện có Báo cáo số 218 đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất không trả lại 819 m2 đất cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Hưng Tiệp.

Còn nhiều điểm báo cáo chưa khách quan?

Tại văn bản 82 ngày 28-8-2010, Luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, người trợ giúp pháp lý miễn phí cho gia đình liệt sĩ đã nêu lên những điểm “không hợp lý” trong kết luận báo cáo 218 của Ban Dân nguyện. Luật sư Tỵ cho rằng: “Một số đoạn tóm tắt trong báo cáo không đầy đủ, không phù hợp với thực tế khách quan”. Đó là tại Báo cáo ngày 17-2-2000 của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận rằng: “Trong cải cách ruộng đất, ông Nguyễn Hưng Chức bố đẻ của ông Nguyễn Hưng Anh là địa chủ nên Nhà nước đã trưng mua tài sản của ông Chức ở quê tổng giá trị 3599kg thóc, trong đó có 2 mẫu 6 sào ruộng ở La Phù. Thửa đất số 19 của ông Nguyễn Hưng Anh không nằm trong số này..”. Còn “Báo cáo của Ban Dân nguyện dựa vào báo cáo sai nào đó cho rằng, gia đình bà Liên không khai báo, không sử dụng và không nộp thuế cho Nhà nước. Trong khi đó gia đình bà Liên đã được nhiều người cùng thời chứng minh rằng, tuy không ở mảnh đất này nhưng bà Liên vẫn tiếp tục đi lại, trồng trọt một số cây hoa màu trên thửa đất này”. Mặt khác, trong thông báo số 13 ngày 4-2-1988 UBND tỉnh Hà Sơn Bình xác nhận rằng từ năm 1954-1961 thửa đất 819 m2 đất này gia đình cụ Chức (bố đẻ ông Anh) tiếp tục quản lý sử dụng.

Luật sư Tỵ cho rằng: “Một tình tiết rất quan trọng, tác giả bản báo cáo không đưa vào đó là việc ngày 26-3-1974 HTX Mộc Quyết Tiến có giấy mời bà Liên đến văn phòng HTX nhận 420 đồng là khoản tiền mua đất năm 1960 chưa thanh toán xong với chủ đất nhưng bà Liên không chấp nhận bán. Với những sự kiện cụ thể này, bất cứ ai cũng có thể hiểu rằng HTX Mộc Quyết Tiến chưa bao giờ được cấp có thẩm quyền giao cho sử dụng 819 m2 đất của bà Liên. Tại thông báo số 13 của tỉnh Hà Sơn Bình và báo cáo của Văn phòng Chính phủ đã ghi nhận: Từ 1961 do bà Liên bị tai nạn đi viện lâu ngày, HTX Mộc Quyết Tiến ở liền kề với đất của bà Liên đã để nhờ gỗ sau đó không trả và đã xin mua đất này nhưng bà Liên không bán. Vì vậy mảnh đất của bà Liên không có liên quan gì đến việc thực hiện chính sách Hợp tác hóa”.

Theo Luật sư Tỵ: “Tại cuộc họp ngày 31-3-2000 Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã khẳng định, văn bản nói quản lý đất của bà Liên theo Luật Cải cách ruộng đất là sai. Tiếc rằng báo cáo của Ban Dân nguyện đã không báo cáo những tình tiết này với Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Hoài Vũ




-

Vụ cưỡng chế nhà dân ở Phường La Khê, Quận Hà Đông – TP Hà Nội – (DLB).  Video vụ cưỡng chế nhà dân ở Phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội (Danbaotv/ Youtube).


-Ngại tố cáo tham nhũng vì sợ trả thùBáo Đất Việt
(Đất Việt) Không chỉ người chống tham nhũng chịu hậu quả mà người thân của họ cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người bỗng nhiên bị đuổi việc, mất chức, đánh đập vì có bố, mẹ đi tố cáo tham nhũng. Đánh giá trên được nêu ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Bảo vệ ...
Cần “cái khiên và thanh kiếm” bảo vệ người tố cáo tham nhũngLao động
Các đại biểu tham gia hội thảo quốc tế về "Bảo vệ người tố cáo ...Đài Truyền Hình Việt Nam
Người tố cáo tham nhũng phải được bảo vệThanh Niên
VNExpress -Người Lao Động -Khanh Hoa
- Trần Huy Thuận: ĐUỔI GÀ CHO… CƠ QUAN! (Nguyễn Trọng Tạo). – BÍ THƯ CHI BỘ  – (Mai Thanh Hải).
Báo chí trong nước tấn công Giáo Xứ Thái Hà  – (RFA). – Chính xứ Nhà thờ Thái Hà khởi kiện  – (BBC). – Tin khẩn cấp: Giáo xứ Thái Hà bị khủng bố – Linh mục, giáo dân bị đánh đập – (DLB). – Nhà thờ Thái Hà: ‘Côn đồ’ tới tấn công  – (BBC). – Xô xát tại sân nhà thờ giáo xứ Thái Hà, Hà Nội   – (RFI).   - Giáo xứ Thái Hà bị tấn công – (Người Buôn Gió).  –Từ St Paul tới Thái Hà: “Chúa Jesus sẽ làm gì?”  – (BBC). – Video: “Nhân dân” Phường Quang Trung đến “Nói chuyện” với nhà thờ Thái Hà (MrVinh20/ HN1).    – Video: Chính quyền dùng côn đồ tấn công Dcct Thái Hà   —  (TNCG).  –Gần 200 quần chúng tự phát được điều động tấn công nhà thờ Thái Hà  —   (Chuacuuthe). – J.B Nguyễn Hữu Vinh: Ý nghĩa của việc dùng côn đồ tấn công Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà chiều nay 3/11/2011 (RFA’s blog).
Thêm một tu sĩ Tây Tạng ở Tứ Xuyên tự thiêu   – (RFI).  – Người Tây Tạng muốn Mỹ áp lực với TQ  – (BBC). – Người Tây Tạng, thâm hụt mậu dịch và ‘chết dưới tay Trung Quốc’Tibetans, Deficits, and ‘Death by China‎ (Epoch Times). – Dân Trung Quốc ngày càng mất tin tưởng đối với chính phủ   – (VOA).

Tổng số lượt xem trang