Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Đôi điều suy ngẫm sau lễ tang Đại tướng; Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?

TLQ: -Thời đại đồ đểu bước sang một đỉnh cao mới

-Đôi điều suy ngẫm sau lễ tang Đại tướng

(Dân trí) - Dư âm những ngày quốc tang vẫn còn đọng lại trong tâm trí mọi người dân Việt Nam, để rồi có những chuyện không thể không suy ngẫm. Âu cũng là vì lòng kính yêu ông – vị Đại tướng kính yêu của toàn thể nhân dân...
>> Kiến nghị lập Bảo tàng Đại tướng >>

 Nghẹn lòng thời khắc vĩnh biệt Đại tướng mãi mãi

(ảnh: Nguyễn Tuấn Tú)


Suốt một tuần trong đau thương, khắc khoải, chứng kiến người dân cả nước tiễn biệt Đại tướng, mới hiểu hết tầm vóc vĩ đại của một con người đã dành trọn cuộc đời hơn một thế kỷ của mình chiến đấu, hi sinh vì dân vì nước.


Lễ Quốc tang kết thúc, thỏa mãn ước nguyện của dân dành cho vị tướng yêu quí của mình. Nhưng trong lòng dân, không khí quốc tang dường như vẫn chưa dứt. Hàng ngàn người vẫn đổ về Vũng Chùa dâng hoa bái biệt Đại tướng. Nhân dân ai cũng cầu nguyện cho Người yên giấc ngàn thu...


Có lẽ thế mà dư âm những ngày quốc tang vẫn còn đọng lại trong tâm trí mỗi người, để rồi có những chuyện không thể không suy ngẫm. Âu cũng là vì lòng kính yêu ông - Đại tướng kính yếu của nhân dân.


1. Sáng 12/10 cử hành lễ viếng Đại tướng. Hàng triệu người dân vì không thể có mặt trong nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) nên đành phải ngồi trước màn hình TV chờ đợi giờ phút trọng đại này. Kim đồng hồ nhích từng phút, từng phút. 7 giờ 30, 7 giờ 35 rồi 8 giờ... Vậy là không có truyền hình trực tiếp lễ viếng. Dân, triệu người như một, câu hỏi bật ra từ con tim: Tại sao?


2. Sáng 13/10, lễ truy điệu Đại tướng. Mọi người dậy sớm, bật sẵn TV, chuẩn bị tâm thế để vĩnh biệt Người trong tâm tưởng và hòa cùng nỗi đau chung với người dân Hà Nội, Quảng Bình… trong suốt hành trình đưa Đại tướng trở về quê hương. Niềm xúc động, nỗi đau thương đang lan tỏa bỗng như… bị khựng lại, bởi hình ảnh đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay Nội Bài về quê hương Quảng Bình vừa ra khỏi khu vực nhà Tang lễ Quốc gia thì truyền hình… chuyển cảnh. Những tưởng chỉ là một vài phút ngoại đề vốn có của nhà đài, ai dè…Trái tim triệu triệu con người đang theo dõi đều thắt lại… Sao vậy, người ơi?


3. Lúc 16 giờ ngày 13/10, lễ an táng Đại tướng ở quê Mẹ bắt đầu. Hàng triệu người dân chắp tay thành kính đứng trước màn hình TV. Dù không trực tiếp có mặt tại Vũng Chùa nhưng trong lòng ai cũng nghĩ rằng mình đang chứng kiến thời khắc của lịch sử: tiễn biệt lần cuối vị Đại tướng Anh hùng của nhân dân. Bỗng lại…giật mình sửng sốt. Trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng ấy xuất hiện ông “nhà thơ nhập đồng” (mà theo cô dẫn chương trình, đến Vũng Chùa chỉ để được lên hình đọc thơ).


Người dân, nhất là những ai có biết chút ít về ông “nhà thơ” này sau cái vụ thơ “lừa’ làm rộ dư luận mùa hè năm ngoái, bỗng thấy lòng tự trọng bị tổn thương, nhất là điều đó lại trong thời khắc linh thiêng này của đất nước…


4. Lễ tang Đại tướng diễn ra không giống với bất kì một lễ tang nguyên thủ nào, bởi linh cữu Người đi qua một chặng đường dài 40 cây số từ nhà Tang lễ Quốc gia ra sân bay Nội Bài, 300 km đường hàng không từ Hà Nội vào Đồng Hới, rồi lại vượt 60 cây số đường bộ ra Vũng Chùa. Nhìn hành trình đó, chắc nhiều người không phải không có lí do để mà lo lắng về an ninh, an toàn giao thông. Chỉ đến khi máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới lúc 11 giờ 55, có lẽ người dân mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chưa thể yên tâm hoàn toàn, vì còn chặng đường 60 km từ Đồng Hới theo quốc lộ 1A ra Vũng Chùa? Thật may mắn, tất cả đều diễn ra tốt đẹp. Trời Quảng Bình sau mấy ngày mưa tầm tã, hôm ấy bỗng nắng ráo. Đất trời quê hương dường như cũng chiều theo lòng người, để giờ phút cuối cùng tiễn biệt Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, xúc động.


… Đại tướng kính yêu đã đi vào cõi vĩnh hằng, yên giấc ngàn thu trong lòng Đất Mẹ Việt Nam. Cũng còn có những điều "tế nhị" khó nói nữa, nhưng có lẽ chuyện như vậy chẳng đáng chi, chỉ là vẫn muốn được giãi bày để lòng ta trong sáng hơn mỗi khi nghĩ về Đại tướng...


Nguyễn Duy Xuân
--








- Vụ cắt xén Quốc tang Đại tướng dưới góc nhìn của pháp luật và tập quán quốc tế (Cầu Nhật Tân).

Kể từ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác tổ chức tang lễ cho cán bộ cao cấp tại Việt Nam được tổ chức theo mô hình của Liên Xô. Quốc tang cho các lãnh tụ qua đời sau đó như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, TBT Lê Duẩn, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt đều gần giống nhau và đều gồm ba phần Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng với các nghi lễ trọng thể nhất được cử hành. Riêng Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị cắt hẳn phần Lễ an táng tức là Quốc tang đã bị xà xẻo 1/3. Hành động này không những gây bức xúc trong dư luận nhân dân mà còn là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn, chà đạp thô bạo lên luân thường đạo lý của dân tộc.
Ngày 12/9/2001, Nghị định số 62/2001/NĐ-CP được ban hành đã đưa ra quy định cụ thể về mặt luật cho công tác tổ chức tang lễ cán bộ. Ban soạn thảo (gồm một số bộ ban ngành do Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ chủ trì) đã kế thừa cách làm từ trước cũng như đảm bảo văn hóa truyền thống của Việt Nam. Chương 2 từ điều 3 đến điều 18 quy định rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.

Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012  ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ nhà nước khi từ trần dành hẳn Chương 2 quy định về Lễ Quốc tang. Trong đó Ban soạn thảo (gồm một số Bộ ngành do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì) đã nghiên cứu kỹ truyền thống, tập quán và dành hẳn từ điều 5 đến điều 20 nói rất rõ Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng.
Lịch sử thế giới gần đây có hai quốc tang được tổ chức trọng thể và cảm động nhất. Đó là lễ tang cho đồng chí Leonid Brezhnev (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô – mất ngày 10/11/1982 ). Tới dự đám tang có hơn 40 nguyên thủ, là đám tang có nhiều nguyên thủ tới dự nhất. Đồng chí được an táng tại chân bức tường Điện Kremlin ngày 15/11/1982, Quốc tang dành cho đồng chí kéo dài hết ngày này. Liên Xô và nhiều nước khác trong đó có Việt Nam dành nhiều ngày treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt đồng chí Brezhnev trong đó có toàn bộ ngày cử hành lễ an táng đồng chí.
Lễ tang Tổng thống Hoa Kỳ J.F. Kennedy là cảm động nhất: ông bị ám sát ngày Thứ Sáu 22/11/1963. Hoa Kỳ tuyên bố 3 ngày quốc tang (Thứ Bảy, Chủ Nhật, Thứ Hai). Chỉ 18 giờ mở cửa viếng đã có 25 vạn nhân dân tới viếng Tổng thống. Biển người xếp hàng dài hơn 10km. Thời gian dành cho nhân dân vào viếng dự kiến kết thúc 9h tối ngày Chủ Nhật 24/11/1963 nhưng vào giờ đó, hàng chục vạn nhân dân vẫn xếp hàng nhiều km chờ vào viếng, khiến Ban tổ chức lễ tang phải quyết định mở cửa thâu đêm phục vụ nhân dân viếng tới 9h sáng hôm sau (Thứ Hai). Ba hãng truyền hình lớn nhất là NBC, CBS và ABC truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ viếng thâu đêm này và phát vệ tinh để cả thế giới theo dõi. Đúng 8h25 phút sáng hôm sau, cảnh sát phải dàn hàng ngang để cắt đoàn người vào viếng (còn hàng triệu người khác đang chờ). Đám rước linh cữu Kennedy từ Nhà Trắng tới Nghĩa trang Arlington có hơn 1 triệu người đứng dọc các tuyến đường để vĩnh biệt người con ưu tú của Hoa Kỳ. Trước biển người và tình cảm của nhân dân dành cho Kenney, đám tang của ông được đánh giá là đám tang cảm động và trang trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông được an táng tại Nghĩa trang quốc gia Arlington vào ngày Thứ Hai 25/11/1963. Hoa Kỳ vẫn dành trọn ngày hôm đó treo cờ rủ, để quốc tang vĩnh biệt Kennedy.
Từ truyền thống của Việt Nam, từ quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tang và tập quán quốc tế về tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc tang, ta thấy rõ ràng Quốc tang gồm 3 phần: Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng. Rất đáng tiếc, khi tổ chức Quốc tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ban lễ tang quy định Quốc tang kết thúc lúc 12h ngày 13/10/2013. Tệ hơn, UBND Thành phố Hà Nội đã lệnh cho chính quyền thu toàn bộ cờ rủ để tang Đại tướng trước 12h30 cùng ngày (lệnh bằng văn bản). Chính trong lúc này, mấy chục triệu đồng bào cả nước vẫn đang khóc Đại tướng, lĩnh cữu của Người vẫn đang trên đường được rước về nơi an táng mà chưa được chôn. Lễ an táng Người chỉ bắt đầu vào lúc 16h và kết thúc lúc hơn 17h ngày 13/10/2013. Như vậy, Ban lễ tang đã cố tình cắt bỏ toàn bộ Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp khỏi nghi thức Quốc tang dành cho Người. Hành động này không những đi ngược lại với tình cảm thiêng liêng của đông đảo các tầng lớp nhân dân dành cho Đại tướng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn, chà đạp thô bạo lên luân thường đạo lý của dân tộc và trái với tập quán tổ chức tang lễ trên thế giới. Lịch sử muôn đời sau sẽ nguyền rủa hành động phi pháp, vô luân này.







Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến? (VTC 19-10-13) -- Trực thăng bận diễn tập chống bạo loạn?
(VTC News) – Dân 2 ngày đằm mình trong nước lũ, chịu cảnh đói khát, trực thăng cứu hộ chỉ để “làm cảnh”, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn giải trình gì? 


Hơn 2 ngày qua, theo ghi nhận của phóng viên VTC News ở Hà Tĩnh, nhiều nơi người dân đang phải chịu cảnh đói khát, chìm trong nước lũ, đói khổ thấu trời. Điều đáng nói, lương thực tiếp tế vẫn chưa thể tới tay người dân do không có các phương tiện vận chuyển hiện đại như trực thăng cứu hộ. 

Để làm rõ những bức xúc của người dân địa phương liên quan tới chuyện sử dụng trực thăng cứu hộ, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn thuộc Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. 

- Thưa ông, vừa qua chúng tôi nhận được phản ánh, ở Hà Tĩnh có vùng bị cô lập 2 ngày trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống, nhưng không thấy trực thăng cứu hộ. Vì sao vậy? 
Trung tâm điều hành và văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã và đang theo sát diễn biến ở những khu vực này. Chúng tôi đã nắm được tình hình. Nhưng địa phương và lực lượng vũ trang quân khu ở đó cho hay, họ vẫn làm chủ tình hình và mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát. 
Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
Ở Hà Tĩnh, nhiều nơi nước ngập cô lập, nhiều hộ dân không có nơi nấu ăn (Ảnh: Hồng Thắng)  
Do đó, các địa phương chưa có ý kiến gì về việc xin trợ giúp ở cấp cao hơn, như điều động trực thăng cứu hộ cũng như các yêu cầu khác. 


- Nói như vậy có nghĩa là phải chờ có đơn xin trợ giúp mới có trực thăng cứu hộ? 

Đúng vậy. Trực thăng cứu hộ phải xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của địa phương. 

- Theo quy trình, đơn vị, cơ quan nào ở địa phương sẽ phải/được gửi đơn xin trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp, thưa ông? 

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của các tỉnh và Ủy ban nhân dân các tỉnh sẽ là những cơ quan, đơn vị đề xuất điều động trực thăng cứu hộ, các yêu cầu khác. 

- Trong trường hợp lãnh đạo ở các địa phương không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm, nghiêm trọng của tình hình thực tế, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vẫn dựa vào báo cáo, lời khẳng định “mọi việc trong tầm kiểm soát” của họ? 

Ngoài các cơ sở báo cáo lên, chúng tôi còn nắm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Địa phương cũng như các đơn vị quân đội khi thấy tình huống khẩn cấp phải có yêu cầu, đề xuất để chúng tôi báo cáo lãnh đạo, những người có thẩm quyền về cách xử lý tình huống. 


Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?Ngoài các cơ sở báo cáo lên, chúng tôi còn nắm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?

Ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn
Ở mọi cấp chính quyền, chúng tôi đều có xác minh chéo. Chẳng hạn, ở các huyện, Ban chỉ huy quân sự và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão sẽ cùng xác minh thông tin trước khi báo cáo cấp trên. Ở tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hay Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh sẽ kiểm tra chéo các thông tin của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. 


Khi thấy các thông tin báo cáo lên không khớp nhau, chúng tôi sẽ đối chiếu, đưa ra đánh giá, nhận xét, sau đó báo cáo lãnh đạo để có các đề xuất phương án. 

- Khoảng thời gian từ lúc có đề xuất tới khi trực thăng được điều động tới các khu vực cần thiết phải cứu hộ là bao lâu thưa ông? 

Còn tùy theo nhu cầu, mức độ sự việc có khẩn cấp hay không, nhưng thường thì sẽ nhanh thôi. Khi có đề xuất, trung tâm sẽ báo cáo với lãnh đạo Ủy ban và Bộ Quốc phòng. Chắc chỉ mất một vài tiếng thôi. 

- Nhiều người cho rằng, trực thăng cứu hộ luôn “chậm trễ” trong những lần cứu nạn và có không ít lý do để người ta giải trình cho sự chậm trễ đó. Thực hư việc này ra sao? 

Ở trung tâm, chúng tôi chưa thấy trường hợp nào như thế cả. Khi địa phương, cơ quan chức năng có yêu cầu, chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

- Cũng có ý kiến cho rằng, trực thăng khó di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu nên người ta không muốn huy động? 

Khi có lệnh, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, trực thăng cứu hộ vẫn phải “vào cuộc”. Việc huy động trực thăng cứu hộ phải được thực hiện một cách nhanh và hiệu quả nhất. 

- Hiện Trung tâm có nắm được những địa phương nào người dân đang chìm trong nước lũ, không có đồ ăn, nước uống? 
Theo báo cáo, giờ chỉ còn huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh) có 5 xã vẫn chìm trong nước lũ gồm: Sơn Long, Sơn Mỹ, Sơn Trà, Sơn An và Sơn Tiến. Nước ngập khoảng 1 mét. 

- Hiện những vùng ngập trong mưa lũ, có lãnh đạo địa phương nào gửi đơn thư “kêu cứu” chưa thưa ông? 

Hiện tại thì chưa. 

- Đến thời điểm hiện tại, công tác cứu hộ, cứu nạn ở các địa phương đó ra sao?
Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
Quốc Lộ 8A trưa ngày 17 vẫn chưa thể lưu thông do nước lũ ngập đường (Ảnh: Hồng Thắng) 
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo quân khu 4, quân khu 5 huy động lực lượng vũ trang với số lượng lớn tham gia khắc phục hậu quả của bão lũ. 


Cụ thể, đến lúc này, quân khu 4 đã huy động 190.708 người, trong đó bộ đội 20.819 người, dân quân tự vệ 169.889 người, và 2.178 phương tiện các loại tham gia khắc phục hậu quả của bão lũ. 

- Đã có các báo cáo về thiệt hại ban đầu sau bão lũ chưa thưa ông? 


Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?Theo báo cáo, giờ chỉ còn huyện Lương Sơn (Hà Tĩnh) có 5 xã vẫn chìm trong nước lũ gồm: Sơn Long, Sơn Mỹ, Sơn Trà, Sơn An và Sơn Tiến. Nước ngập khoảng 1 mét.Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?

Ông Phạm Lâm Hoàng – Trực ban Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn
Đến thời điểm này, bão lũ càn quét đã khiến 21 người thiệt mạng, 5 người mất tích, 150 người bị thương. Về tài sản: 180 ngôi nhà bị sập, 31.608 nhà bị hư hỏng, tốc mái, 1.469 cột điện bị đổ, 45.272 nhà và trường học bị ngập, chìm 50 phương tiện, làm hỏng 76 phương tiện. Ngoài ra, 1.824 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, 5.104 ha cây công nghiệp rừng bị hư hại. 


Nhờ có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng, chúng tôi đã di dời được nhiều hộ dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm, giảm đáng kể các thiệt hại do bão lũ. Cụ thể, trước bão và trong bão 130.088 người đã được đưa tới nơi an toàn. 

Trong đó Quảng Nam có 9.227 hộ, 27.038 người, Đà Nẵng có 9.168 hộ, 45.018 người, Quảng Trị có 8.242 hộ, 26.228 người, Thừa Thiên Huế có 7.544 hộ, 6.031 người, Quảng Ngãi có 1.422 hộ, 5.773 người. 

Đến thời điểm mưa lũ vừa qua, tổng số di dời được 2.230 hộ, 10.765 người trong đó Hà Tĩnh có 1.450 hộ, 5.940 người, Quảng Bình có 780 hộ, 4825 người. 

- Xin cảm ơn ông!

Trực thăng ở đây:
Màn diễn tập xử lý tình huống đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin có sự tham gia của lực lượng Binh chủng Phòng không không quân, Bộ Quốc phòng tại địa bàn TP. Vinh, Nghệ An. Nguồn: CAND


và còn diễn tập ở đây: thao trường (xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội), nhưng thật thì không thấy.
Trực thăng tham gia diễn tập - Ảnh: Tuấn Phùng
Trực thăng bay trinh sát hiện trường và cứu người trong vùng ngập lụt - Ảnh: Tuấn Phùng. Nguồn: TT


Vụ mua ụ nổi 83M: Dương Chí Dũng và đồng bọn gây thiệt hại hơn 300 tỷ? (GD 19-10-13)

Có 2 nghi vấn lớn trong dự án sân bay Long Thành (ĐV 19-10-13) -- P/v TS Nguyễn Thiện Tống





- Vụ “ụ nổi sắt vụn 83M”: Bộ Công an đề nghị Cảnh sát Nga truy tìm hơn 4 triệu USD (DT).- Công an, giang hồ tiếp tay giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài (VOA). - Dương Tự Trọng ‘bơm’ cho Dương Chí Dũng 24.000 USD (VTC). - Tội phạm tham nhũng không còn được “treo”? (PL&XH).

- Cục trưởng Cục Đăng kiểm bác tố cáo “ăn” tiền, nuôi “bồ nhí” (NLĐ).

- Hàng loạt nhân sự Cảng Vũng Rô bị bắt (KT).


Di sản Võ Nguyên Giáp
Huỳnh Ngọc Tuấn
Được đăng ngày Thứ bảy, 19 Tháng 10 2013 17:43


-- Những chi tiết quan trọng bên trong tuyên bố chung Việt – Trung (RFA). - Chúng đã chia nhau đất mẹ Việt Nam (Phi Vũ). “Với những văn bản vừa ký kết giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Cộng, ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng là với việc chia nhau khai thác vùng biển “tranh chấp” mà đây lại là “hải phận của Việt Nam”, Cộng Sản Việt Nam đã chia chác một phần lãnh thổ Việt Nam cho giặc Tàu Cộng. Lại thêm một lần nữa, Cộng Sản Việt Nam đã “dấn thân” vào việc bán nước, một hành động không thể nào chấp nhận được.”

- Một sĩ quan hải quân dũng cảm hi sinh tại Trường Sa (TT). - Hành động quên mình cứu tàu của Trung úy Đinh Văn Nam (QĐND). - Thiếu úy Nam đã được truy phong quân hàm trung úy (LĐ). - Hải trình ‘Vì Trường Sa, vì biển đảo quê hương’ (TN).

- - Nho Giáo và văn minh phương Đông cùng âm mưu Hán hóa (DLB). - Viện Khổng Tử @ Ải Chi Lăng (Đinh Tấn Lực).
- Mỹ – Trung trong quan hệ với Đông Nam Á hiện nay (DTD).

- With the superpower otherwise engaged, China makes hay in South-East Asia (Economist).


- Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN? (RFA). - Malaysia ngăn Trung Quốc ở biển Đông (NLĐ).


- Phan Châu Thành: Tương lai đã bị đánh cắp của Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay (Boxitvn).


-- Hội cựu tù Pháp phản đối về Tướng Giáp (BBC). “Ông [Võ Nguyên Giáp] phải chịu trách nhiệm về các điều kiện giam giữ phi nhân đạo đối với các chiến binh Pháp, tù nhân của Việt Minh mà trong số 36.979 người thì 26.225 người chết trong trại, tức tỷ lệ tử vong là 71%.”.



- Nghiên cứu ‘Binh thư’ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (kỳ 8): ‘Đường 9 – Nam Lào’ – Đỉnh cao nghệ thuật nghi binh (TTVH).

- Chết không phải là hết (KT). - Đề nghị truy phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Anh hùng dân tộc (DT).



- CÙ HUY HÀ VŨ -Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại (Ngô Minh).


- Minh Việt: Thế hệ tướng Giáp và bi kịch của dân tộc (ethôngluận/Trần Hoàng). – - Bao nhiêu năm rồi mà vẫn u mê… (ĐCV).
- Hội cựu tù Đông Dương phản đối Ngoại trưởng Pháp ca ngợi Tướng Giáp (RFI). - QUỐC TANG TRONG LÒNG DÂN (Nguyễn Duy Xuân). - Ông Giáp của Việt Nam Được Đánh Giá Lại (ĐCV). - Ông Giáp có công hay có tội? (DVCO).

- Giật mình khi thấy cụ Vũ Khiêu khóc tướng Giáp (Quê choa).




Nổi giận với "những cỗ xe tử thần” ở ngã ba Đông Dương
Công an Hà Nội nói gì về việc kê khai 32 thông tin cá nhân?


Kê khai thông tin cá nhân: Khi niềm tin vẫn chưa trở lại...






- Giảm niềm tin do tham nhũng (NLĐ). - Cử tri TP.HCM lại bức xúc về tham nhũng (TN).


- Đại biểu Quốc hội cần nói ít, làm nhiều và làm hiệu quả (PNTP).


– Bùi Hoàng Tám: Dân đóng tiền cho “quan” nuôi… bồ nhí! (DT).

- Việt Nam tiếp tục kế hoạch điện hạt nhân bất chấp phản đối (TC Phía trước).

- Kế hoạch năng lượng hạt nhân của Việt Nam vẫn được thúc đẩy bất chấp quan ngại về an toàn(Associated Press/DTD). – Giải Nobel Y khoa 2014: Trị ghẻ bằng phóng xạ liệu pháp… (Đinh Tấn Lực).

- Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm: Vùng đất vàng bỏ hoang 17 năm xảy ra nhiều tiêu cực (DLB). - Nói thế ai tin? (SGTT).
- TS Nguyễn Thanh Giang: Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN? (BBC).

- 32 người chết trong bão số 11 và mưa lũ (TT). - Những hình ảnh rớt nước mắt nơi rốn lũ (VNN). -Nghệ An: Hàng ngàn hộ dân bị cô lập trên những “ốc đảo” (DV). - Người chồng hy sinh vì lấy thân che cho vợ trong bão (TTXVN). - Lũ dữ trong đêm, gà trốn ngọn cây (LĐ). - Quảng Bình: 7 người chết do mưa lũ, lốc xoáy (TN). - Hà Tĩnh: Sau lũ nước là lũ… gỗ (GD&TĐ). – Video: Xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới bền vững ở vùng bão lũ (VTV). - 10 hồ chứa đang xả lũ và xả điều tiết (DV). - Tan tác Quảng Sơn (Cu làng cát). - TAN NÁT QUẢNG SƠN… (Mai Thanh Hải). - CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM VÌ CỘNG ĐỒNG BỊ LŨ LỤT Ở MIỀN TRUNG (Thùy Linh). - ĐÃ CHẤM DỨT CẢNH MÀN TRỜI CHIẾU ĐẤT CHO 28 HỘ DÂN (Cu Vinh).

- TPHCM: Nhiều nơi ngập nặng do triều cường (TBKTSG). - Vỡ bờ bao, nhà dân ngập nặng (TP). -Bình Dương ‘tan hoang’ trong trận ngập chưa từng có (VNE). - Cứu bạn không thành, hai học sinh đều chết đuối (Zing).

- Diễu quan tài sản phụ ở Thanh Hóa (BBC). - Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phố(VNE). - Vụ sản phụ chết trên bàn đẻ: Mang quan tài đến trước nhà bác sĩ (TN). - Hàng ngàn người mang quan tài diễu phố, phá nhà bác sĩ (PLTP). - Vụ mẹ con thai phụ tử vong ở Thanh Hóa: Đình chỉ kíp trực (NLĐ).




Nga và vấn đế Biển Đông: Russia and the South China Sea issue: In search of a problem-solving approach(Center for Asia-Pacific Studies 10/2013) --Bài hiếm của một "think tank" của Nga -- Chuyên gia Nga cảnh báo về nguy cơ bùng phát trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông (Petrotimes 19-10-13)


-- Đặc thù tác chiến của trực thăng vũ trang bảo vệ VN (ĐV).

- Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ (GDVN).


- Trung Quốc “liên tù tì” đưa tàu chiến tới Biển Đông (KT). - Trung Quốc mưu toan gì với ‘con đường tơ lụa trên biển’? (Soha).



Xem Hàn Quốc diễu bình:





-
-

Tổng số lượt xem trang