Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Thời đại đồ đểu bước sang một đỉnh cao mới

-TLQ: Đôi điều suy ngẫm sau lễ tang Đại tướng; Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến?
- Sợ thật, bây giờ không chỉ là hàng giả, đồ ăn giả nữa, mà có thể đến ngày VTV một đài truyền hình quốc gia, mà ông phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Nguyễn Thành Lương Trả lời báo chí, “không ngoại trừ khả năng VTV bị giả mạo”. Và rồi chính dân mạng đã phát hiện hộ ông PGD người nhân viên của ông. Rồi đến việc NXB "trần tình" về những hạt sạn trong SGK mới thấy sự cẩu thả kinh hoàng trong sự nghiệp dạy người. Lý do là các em chưa được học nên không viết hoa, vậy có khác nào các lý do dân trí ta kém lắm nên không thể cho phép các tổ chức dân sự được thành lập không nhỉ. Như vậy ta có thể tự sướng là ta dân chủ gấp vạn lần chúng.
Đọc một bài nữa mới thấy VN đang ở chỗ nào: Bệnh viện ở nước ta đôi khi là một thế giới đảo lộn. Tưởng chừng bệnh viện công là của mọi người, đặc biệt dành cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng thực tế không phải vậy. Vậy mà chỉ sau một đợt thanh tra, những lớp son hào nhoáng đó lại bị rơi rụng không thương tiếc.  Một thế giới khác của bệnh viện công (SGTT 16-10-13) .

-Dân Làm Báo Blog - Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra -
danlambaovn.blogspot.com
Nguyễn Hữu Tư (Danlambao) - Bài nầy tôi viết để gửi đến Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, ĐBQH kiêm nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà sử học Lê Văn Lân, nhà HCM học Hoàng Tranh, nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Bùi Tín, nhà văn Dương Thu Hương, nhạc sĩ Tô Hải, nhà toán học Hoàng Tụy, nhà toán học Ngô Bảo Châu, TS Nguyễn Quang A, TS Nguyễn Xuân Diện, các nhà trí thức XHCNVN và toàn thể SVHS trong các nhà trường XHCNVN và những người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề đất nước Việt Nam ngày nay.

Quý vị đều đã trải qua 10 năm hay 12 năm trung học rồi từ 4 đến 8 năm đại học và chuyên khoa dưới mái trường XHCNVN, chắc chắn không ai xa lạ gì với bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 12 tập do nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia in tại Hà nội, ấn bản năm 2000 hay về trước.

Hồ Chí Minh toàn tập là một bộ sách ghi lại tất cả các bài viết của Hồ Chí Minh từ năm 1919 đến năm 1969.

Hồ Chí Minh đã thừa nhận bằng giấy trắng, mực đen:

1) Nước tôi, Trung quốc

Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000

THƯ TỪ TRUNG QUỐC, Số 1

"Các nữ đồng chí thân mến:

Các đồng chí biết rằng nước tôi, Trung Quốc bị kìm kẹp tàn nhẫn trong một cái kìm mà những đế quốc nước ngoài là một gọng và những tay sai trung thành của chúng - những bọn quân phiệt Trung quốc - là gọng khác..."

HCM Toàn tập, Tập 2, trang 5, 6, 7 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.

(Thư nầy HCM giả gái và lấy tên là Loo Shing, một đảng viên Quốc Dân đảng!)

2) Tôi là một người Trung quốc

Nguồn: HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8-9 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.

Trong báo cáo Gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản ngày 18 tháng 12 năm 1924, chính Hồ Chí Minh thừa nhận: "(Trong lúc nầy, tôi là một người Trung quốc, chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc)".

HCM Toàn tập, Tập 2, trang 8, 9


3) Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn...

(ĐẢNG TATrần Thắng Lợi, bút danh của HCM)

Nguồn: HCM Toàn Tập, Tập 5, trang 1015-1016 Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội - 2000.

Tôi ở đây là tác giả bài "ĐẢNG TA", của Trần Thắng Lợi, một bút danh của Hồ Chí Minh.

Chính Hồ Chí Minh viết: "Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn..." chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.






Nguyễn Ái Quốc là bút danh chung của các chí sĩ Việt Nam tại Pháp (như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền,...) ký vào các bài viết đăng trên các báo Pháp tại Paris để phê phán và phản đối chính sách xâm lược Việt Nam của đế quốc Pháp thời bấy giờ.

Về sau, Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình để hoạt động chính trị.

Như vậy, chính Hồ Chí Minh, một người Trung quốc đã thừa nhận không phải là Nguyễn Ái Quốc, một người Việt Nam.

Có thể nào dân tộc Việt Nam chấp nhận một người Tầu làm anh hùng và làm "Cha già" của dân tộc mình?!
--- Cái kim trong bọc, lâu ngày cũng lòi ra (DLB).

--- Kỳ quặc: Xử án đưa hối lộ nhưng không có người…nhận? (VNN).

-Vì sao cư dân mạng thất vọng với VTV?
Người Việt và mâm cơm đầu độc (PN Today 15-10-13) Dân nhậu Việt say mồi hóa chất (VEF 15-10-13)

- Choáng với sách giáo khoa đầy “sạn” (Infonet). - NXB “trần tình” vụ sách giáo khoa có lỗi khó hiểu (DV).
Sáng 15.10, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam đã có thông tin trả lời báo chí xung quanh phản ánh về những “hạt sạn” trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 1.

>> Lỗi chính tả khó hiểu trong sách Tiếng Việt lớp 1
Về những nội dung được phản ánh trong các bài báo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả lời như sau:

Câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân, chữ “Tuổi thơ” trong nguyên tác được sửa thành chữ “Chiều chiều” như văn bản in trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, là do câu thơ đã được “biên tập” lại cho phù hợp với nội dung bài học.



Hình ảnh trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
Trang cuối sách người biên soạn có ghi chú điều ấy với tính chất xin phép các nhà văn, nhà thơ như sau: “Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập một đã trích nguyên văn hoặc có biên tập cho phù hợp với yêu cầu từng loại bài học - tác phẩm của các tác giả sau đây: Võ Thanh An, Hoàng Minh Châu, Định Hải, Xuân Hoài, Phạm Hổ, Ngô Văn Phú, Đỗ Trung Quân, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Hồng Thắng, Lê Xuân Thọ, Tạ Hữu Yên. Trân trọng cảm ơn các tác giả”.

Từ bài 1 đến bài 27 không viết hoa đầu câu và tên người, lí do: lúc này học sinh chưa được học chữ Hoa. Các em chưa có khái niệm về chữ Hoa thì không nên viết hoa, bởi nếu viết hoa, các em chưa biết mẫu chữ sẽ không đọc được.

Bài báo nói, từ bài 28 trở đi việc viết hoa không nhất quán. Ví dụ được dẫn ra ở trang 87: “Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi.”.

Ban biên tập trả lời sách viết như vậy là hợp lí. Lí do: Cừu là số ít, được hiểu là tên một nhân vật. Hươu nai là số nhiều “bầy hươu nai”, với nghĩa chỉ giống loài, nên không viết hoa.

Ví dụ nữa tác giả bài báo nêu trang 115 “Trai gái bản mường cùng vui vào hội”. Tác giả bài báo cho rằng phải viết hoa chữ mường. Ban biên tập trả lời: bản và mường đều là cách gọi những cộng đồng dân cư ở miền núi.

Bài báo cho rằng các em học sinh chưa có nhiều khái niệm về cuộc sống xung quanh nhưng nội dung lại được đánh đố bằng những câu chữ như “Nhà Dế Mèn ở gần bãi cỏ non, còn nhà Sên thì ở ngay trên tàu lá chuối”. Viết như thế rất dễ khiến học sinh nhầm “Sên” là tên người, nếu như không nhìn bức tranh minh hoạ ở trên.

Ban biên tập có ý kiến trả lời: giai đoạn này học sinh chưa được học vần “ôc” nên chưa thể đưa chữ ốc. Thêm nữa, để hiểu nội dung câu văn này, học sinh đã có tranh minh hoạ màu, rất rõ nét ngay ở bên trên câu văn.

Về cụm từ “y tế xã”, theo tác giả bài báo là chưa đủ thành phần cần phải viết đủ là “trạm y tế xã”, Ban biên tập đã kiểm tra và thấy rằng: Dù cụm từ có bị lược bỏ thành phần, nhưng theo cách nói thông dụng, học sinh vẫn có thể hiểu được.

Nếu thêm từ cho đủ thành phần cụm từ, học sinh lại không đọc được, vì giai đoạn này, các em chưa được học vần am (trạm). Cụm từ này cũng có tranh minh hoạ rất rõ nét.



Thứ tự không phù hợp với hình ảnh
“Thổi xôi” là gì? Theo tác giả bài báo là một số giáo viên và phụ huynh học sinh không hiểu từ thổi, cần phải diễn đạt là nấu cơm, nấu xôi. Ban biên tập có ý kiến: thổi là một động từ rất quen thuộc với người Việt Nam.

Từ điển Tiếng Việt 2010 của Hoàng Phê (NXB Đà Nẵng) trang 1223 có viết: “Thổi: Động từ [ph] nấu [cơm, xôi]. Ví dụ: thổi cơm, thổi xôi”.

Một thế giới khác của bệnh viện công (SGTT 16-10-13)

SGTT.VN - Chắc hẳn trong suy nghĩ của nhiều người, bệnh viện là thế giới của lòng nhân ái, hy sinh và yêu thương. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đúng nếu căn cứ vào kết quả thanh tra tại ba bệnh viện công lập có tiếng ở TP.HCM (bệnh viện Bình Dân, Chấn thương chỉnh hình và Nguyễn Tri Phương) vừa công bố cách đây hơn một tuần.

1. Bệnh viện cũng là một thành phần trong xã hội, phải tuân theo những luật lệ do xã hội đặt ra, nhưng chẳng hiểu sao ở đây những nhà quản lý lại có những luật riêng nhằm phục vụ cho lợi ích nhóm. Đơn cử, tại bệnh viện Bình Dân, hai bác sĩ và một dược sĩ (con trai của nguyên giám đốc) không phải qua học việc ngày nào mà được ký hợp đồng thử việc ngay (hai tháng) rồi sau đó được ký hợp đồng làm việc. Nhưng lạ thay, ở đây cũng có hai bác sĩ dù học việc không lương một thời gian khá lâu nhưng lại không được ký hợp đồng lao động. Có gì khác nhau trong chuyện này?
Cũng ở bệnh viện này, nhân danh xã hội hoá y tế, người ta cho đơn vị này, đơn vị kia liên kết, liên doanh đặt máy. Chủ trương này không sai, vì ngoài hạn chế đầu tư ngân sách công vẫn giúp bệnh viện phát triển. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù chưa có sự đồng ý của sở Y tế, người ta vẫn thực hiện, và khi thực hiện thì cứ 1 đồng chảy vào ngân sách nhà nước thì 5 đồng lọt vào túi một số cá nhân. Nhìn vào kết quả thanh tra, ai cũng phải lắc đầu ngán ngẩm, dự án liên kết đặt máy nào cũng có vấn đề, sai phạm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng!

Bệnh viện đúng là có luật riêng. Ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, phó khoa chẩn đoán hình ảnh chỉ là một cử nhân X-quang, thế mà lãnh đạo bệnh viện lại để người này thực hiện luôn kỹ thuật siêu âm và trả lời kết quả cho bệnh nhân. Luật Khám chữa bệnh hiện hành không cho phép như thế, nhưng ở bệnh viện này, người ta cho phép! Luật riêng cũng có ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương khi kết quả thanh tra cho thấy nhiều đơn vị cung cấp thuốc, trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn thầu, nhưng vẫn trúng thầu. Có ai hào phóng hoặc ngây thơ làm như thế không?

2. Bệnh viện ở nước ta đôi khi là một thế giới đảo lộn. Tưởng chừng bệnh viện công là của mọi người, đặc biệt dành cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhưng thực tế không phải vậy...

-Lộ ra,
Một con người: 2 tấm hình
Một chế độ: 2 khuôn mặt

------------------------

Trên mạng và báo chí nhà nước đang phát sốt với hình ảnh người lính dân tộc Mông, Phàng Sao Vàng đi hàng trăm km để xuống viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bức ảnh được hàng trăm tờ báo, hàng nghìn trang mạng lan truyền làm cho biết bao nhiêu người rơi nước mắt về tình cảm của ông.



Cũng con người ấy ở một góc chụp khác trong một hoàn cảnh khác thì KHÔNG một tờ báo nào của nhà nước đưa lên cho bạn đọc biết.
Nó chỉ được lan truyền trên những trang blog cá nhân của những blogger “dở hơi” chuyên lo “chuyện bao đồng” và được chính quyền coi là “những kẻ phản động”.




Thương mại Việt-Trung: càng gia tăng, càng mất cân đối? (RFI 16-10-13) Xuất khẩu hộ: Niềm tự hào khó nuốt (VEF 16-10-13)

Vậy GDP đã chạy đi đâu? (VnE 16-10-13) TS Lê Xuân Nghĩa: Nền kinh tế đã thoát "đáy" (infonet 16-10-13) -

-- Dương Chí Dũng định trốn đi Trung Quốc song đổi hướng sang Mỹ

Ụ nổi và bồ nhí: Các "đại gia Vinalines" nhận tiền tỉ như thế nào? (Petrotimes 16-10-13) -- Mua ụ sắt phế thải, Dương Chí Dũng được lại quả vali tiền (VNN 16-10-13) --Cựu CT Vinalines đút túi 10 tỷ từ vụ mua ụ nổi (KP 16-10-13) Đường trốn qua Campuchia để sang Mỹ của Dương Chí Dũng (ĐV 16-10-13) Chân dung người tình được Dương Chí Dũng tặng 2 căn nhà (ĐV 15-10-13) --"Trắng trẻo, xinh xắn, khéo léo..." Ai dám nghi ngờ? Thu 2 căn hộ Dương Chí Dũng tặng người tình: Không phải dễ! (Petrotimes 16-10-13) Em gái Dương Chí Dũng vẫn tin anh mình chung thủy (ĐV 16-10-13) -- Bình luận của TS Phạm Duy Nghĩa: Ụ nổi, ụ chìm (TT 16-10-13)

Đại gia và Chân dài: Những bóng hồng xinh đẹp phía sau đại gia Việt (TTVN 15-10-13)Con trai bầu Hiển: 'Làm con đại gia khổ lắm!' (NĐT 16-10-13)

"Soi" lý lịch vợ đại gia mua 100 máy bay (TTVN 15-10-13) -- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo. (Mấy nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu coi bộ mặn mòi với ngành điều khiển học. Bà này thì có tiến sĩ về "điều khiển học kinh tế", ông Nguyễn Thiện Nhân thì về ngành "điều khiển học" cái gì đó..).Theo Paul Collier (trong cuốn Exodus, trang 192), trích một nghiên cứu của Antonio Spilimbergo về tương quan giữa quốc gia mà người sinh viên đã du học và diễn biến chính trị của quê hương các sinh viên ấy khi họ hồi hương. Spilimbergo phát giác rằng "foreign study has lasting influences wholly disproportionate to the raw number of people involved: evidently, students trained abroad in later life become influential back home. But it is not the training per se that matters: students trained in undemocratic countries do not exert pressure for democracy. The more democratic the host country, the stronger the subsequent influence for democracy" (lược dịch: dù tương đối ít (so với tổng dân số quốc gia) những người này có ảnh hưởng rất lớn khi họ hồi hương, tuy nhiên những sinh viên đã du bọc ở các quốc gia dân chủ thì sau này có nhiều ảnh hưởng cho dân chủ hơn)

Bức xúc khi nghe La Thăng: Ngủ dậy nghe Bộ trưởng Thăng phát biểu, Cục trưởng bức xúc (ĐV 16-10-13) -- Vì sao Cục trưởng Cục thuế Hà Nội bức xúc Bộ trưởng Đinh La Thăng? (VTC 16-10-13)

Đại gia hết tiền, lạnh mặt rũ bỏ 'cháu con' (VEF 16-10-13)

VAMC: Tiền là giấy, giấy không là tiền (DDDN 16-10-13) Nợ xấu: Mua rồi, khó bán lại(NLĐ 16-10-13)

Tổng số lượt xem trang