Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Một vài suy nghĩ về “hiện tượng” những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

-Ông Giáp của Việt Nam Được Đánh Giá Lại

Mark Moyar
The Wall Street Journal

Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ Thứ Sáu, 18/10/2013


Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, được nhớ tới ở Đông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương đã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người đã hoạch định sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh đạo “một đoàn quân du kích ô hợp đến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Đông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực đã chứng tỏ tài năng đáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần đây.
Đúng là trong chiến tranh Đông Dương thứ nhất, ông Giáp đã biến một đoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này đáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị đánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những năm đầu tiên của Chiến Tranh Đông Dương thứ nhất, trong đó quân Cộng Sản Việt Minh của ông đánh Pháp và đồng minh Việt Nam của Pháp, quân đội của ông Giáp đã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết định kém cỏi của ông.
Lực lượng Việt Minh đã không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho đến khi nhận được hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949. Vào năm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tăng bazooka. Trong vòng bốn năm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tăng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả ông Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch định chiến lược cho Việt Minh, một điều làm cho ông Giáp sẽ mất tiếng tăm đối với những biến cố tiếp theo nếu được nhiều người biết đến.
Trong trận chiến Điện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh được trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh đã không thắng thế. Như người ta đã thấy, vào thời điểm này quân đội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Điện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân đội Việt Minh.” Những năm chiến đấu trong rừng “đã làm cho tinh thần của những đơn vị chiến đấu xuống rất thấp,” và quân đội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”
May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Điện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi đè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời điểm sau cùng.
Vai trò của ông Giáp trong Chiến Tranh Đông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách đáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, ông Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đẩy ông Giáp ra rìa. Họ tố cáo ông Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi ông Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh đòi tăng cường nhanh chóng cuộc chiến đấu quân sự vào năm 1965, ông Giáp phản đối nhưng không ai nghe.
Như ông Giáp đã cảnh cáo, Hoa Kỳ đã phản ứng đối với sự tăng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này đã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai năm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tăng gấp bội, ông Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa đề nghị của ông không được để ý đến.
ông Giáp chỉ đóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo đó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư đoàn của quân Bắc Việt. ông Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch định cuộc tấn công sau cùng vào năm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của ông Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía đông không giữ vững được.
Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần đây là sự liên hệ của ông Giáp với tội ác chiến tranh. Điều này đặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, đối tác Hoa Kỳ của ông Giáp, có đề cập đến luận điệu tội ác chiến tranh.
Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của ông Giáp xẩy ra vào năm 1946 khi ông Giáp đã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trăm nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ chức quốc gia khác. ông Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng được những vùng đã rơi vào tay chúng.”
Không có gì khó khăn để biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng đại giá trị của ông Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một điều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng đối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người đánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận đối với hành vi như vậy. Họ xứng đáng được đối xử tốt hơn.
Chú thích: Ông Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”
Nguồn: Mark Moyar – Vietnam’s Giap Reappraised, Wall Street Journal, 09-10-2013



-

- Đại tướng: “Tôi làm quan mà bà con không được nhờ gì” (Soha). – Minh Việt: Thế hệ tướng Giáp và bi kịch của dân tộc (Thông luận/DL). - Ngoảnh mặt quay lưng trước tiền đồ dân tộc? (DLB). - Những giờ phút cuối của Tướng Giáp (BBC).- Mãi mãi là Đại tướng của nhân dân (LĐ). - “Đại tướng Giáp xứng đáng nhận Giải Nobel Hòa bình” (TTXVN).


- Thuận Văn: “Trời” sinh Võ Nguyên Giáp để làm gì? (pro&contra/DĐXHDS).

- Nghiên cứu ‘Binh thư’ của Đại tướng (kỳ 7): ‘Khắc tinh’ của chiến lược ‘Tìm và diệt’ (TTVH). - Thư gửi Đại tướng của một giáo viên: Tôi không có gì để hối hận cả” (TT). - Đã có những ngày rất khác (TTVH).







Hãy nhìn lại hình ảnh các đoàn người vào viếng đại tướng thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, tôn giáo, chức sắc, từ những cụ già ngồi trên xe lăn, những cựu chiến binh được bế được cõng, đến những đứa trẻ chỉ mới một vài tuổi được bố mẹ bế trên tay quàng trên cổ… hàng triệu người nối đuôi nhau cả ngày lẫn đêm để vào tiễn đưa đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một điều rất đặc biệt, là hàng triệu con người này, đến với đại tướng không qua bất cứ hình thức tổ chức sắp đặt của bất kỳ một cơ quan đoàn thể nào, mà họ đến bằng trái tim, những giọt lệ của họ là xuất phát tự trái tim và khối óc của chính họ.


Có lẽ, đây là một hiện tượng duy nhất xảy ra kể từ ngày quốc tang chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 44 năm. Tại sao vậy? Từ năm 69 đến nay cũng có biết bao những bậc khai quốc công thần đã ra đi, như tổng bí thư Lê Duẩn, tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, chủ tịch Tôn Đức Thắng, chủ tịch Trường Chinh, nhà khai quốc công thần Hoàng Quốc Việt, thủ tướng Phạm Văn Đồng, đều không có được những hình ảnh xúc động như lễ quốc tang lần này. Đã có rất nhiều bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng của các nhà sử học, các học giả, các nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn trong và ngoài nước… phân tích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói trên. Các phân tích này đều đúng, nhưng, tôi thấy vẫn thiếu đi những yếu tố rất quan trọng. Tôi xin phép được không nhắc lại các ý tứ đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi chỉ xin nêu những nội dung mà theo chủ quan của tôi, có thể giải mã được phần nào sự kiện đột biến này:
Cuộc đời của tướng Giáp là cuộc đời của một vĩ nhân đầy gian nan, khốn khó, và rất nhiều lúc rơi vào hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm, bĩ cực, do chính những đồng đội, đồng chí của mình gây ra. Bắt đầu từ những năm 60, đặc biệt từ khi Nikita Khrushchev bị phế truất khỏi chức vị tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô và khi phe xã hội chủ nghĩa đồng thanh mở một chiến dịch bài bác Khrushchyov nói riêng và những người theo ông nói chung là những kẻ xét lại, cũng là lúc mà tướng Giáp bị các đồng chí của mình trong Bộ chính trị đưa vào tầm ngắm giống những kẻ xét lại. Hàng loạt các tướng lĩnh cấp dưới của đại tướng bị bắt bớ vì những “tội lỗi” như theo kiểu “âm mưu lật đổ”, “những phần tử xét lại”. Tướng Giáp trong tình thế đó đã phải rất tỉnh táo, “án binh bất động” không có bất kỳ một sự phản kháng nào, và do vậy, ông đã được tha, không bị quy chụp công khai, nhưng quyền lực và uy tín của ông đã bị giảm sút mạnh mẽ. Sau đó, giữa tướng Giáp với BCT lúc bấy giờ, cụ thể là tổng bí thư Lê Duẩn, và ban tổ chức TW, cụ thể là trưởng ban Lê Đức Thọ đã có rất nhiều bất đồng quan điểm trong hàng loạt các sự kiện quan trọng như Mậu Thân 68, cuộc chiến Quảng Trị 1972. Có thể nói, hố sâu mâu thuẫn giữa tướng Giáp với đa số các ủy viên bộ chính trị khác ngày càng bị khơi rộng. Từ lúc này, tướng Giáp đã bị coi như một nhân vật nguy hiểm trong BCT và bị theo dõi rất sát sao. Những cá nhân, đơn vị nào mà có ý kiến, thái độ ủng hộ tướng Giáp đều bị nằm trong tầm ngắm và bị vô hiệu hóa một cách mạnh mẽ và công khai. Sau năm 75, tướng Giáp lại tiếp tục có những bất đồng trong hàng loạt các sự kiện trong việc xử lý đối với các đội ngũ “ngụy quân, ngụy quyền”, cũng như một loạt các vấn đề khác nảy sinh từ nhũng ý kiến khác biệt giữa một số tướng lĩnh và chính trị gia đầu tầu của miền Nam như Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng với ban lãnh đạo tối cao của Đảng…. Lại thêm một lần nữa, tướng Giáp lại rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo hơn nữa. Chính vì vậy, tướng Giáp đã bị loại ra khỏi BCT và sau đó là ban chấp hành TƯ. Sự căng thẳng mà tướng Giáp phải chịu đựng trong giai đoạn này nhiều khi lên tới mức độ tột đỉnh như việc tướng Giáp bị phong tỏa gần như tuyệt đối khỏi mọi sự tiếp xúc với các địa phương, đoàn thể, thậm chí là các cá nhân. Ngay cả đối với các cuộc tiếp xúc với các nhân vật quốc tế, tướng Giáp cũng phải chấp thuận việc các nội dung trao đổi chỉ nằm trong khuôn khổ đã được cho phép và tướng Giáp đã tuân thủ rất nghiêm ngặt các khuôn khổ này vì biết rằng chỉ cần chỉ chệch hướng một chút, dù chỉ là một chút thôi, cũng đủ để phía các đồng chí của mình có cớ để thực hiện những biện pháp quyết liệt đối với bản thân với danh dự, uy tín của đại tướng. Có những lúc đại tướng phải đối mặt với những hành động cảnh cáo dằn mặt rất quyết liệt từ phía các tổ chức an ninh của Đảng như việc không cho lên máy bay từ trong Nam bay ra Hà Nội, rơi vào trạng thái gần như bị giam lỏng tại thành phố Hồ Chí Minh, và chỉ khi thủ tướng Phạm Văn Đồng đứng ra xin với tổng bí thư Lê Duẩn thì tướng Giáp mới được lên máy bay để quay về nhà. Đỉnh điểm của sự chịu đựng là vụ Sáu Sứ. Sự kiện này đã được nêu rõ trong cuốn sách bên thắng cuộc của Huy Đức. Nếu như lúc bấy giờ một số người tham gia vào vụ án này mà không giữ nổi lương tâm, và họ đã không dũng cảm từ chối, không tham gia vào việc ngụy tạo những bằng chứng cho sự” phản bội “của Đại tướng, thì tướng Giáp sẽ công khai trở thành kẻ thù của cách mạng, của đất nước !!!. Chỉ khi sức khỏe của đại tướng đã hoàn toàn suy kiệt, thì các” đồng chí “của đại tướng mới nới lỏng dần những sự giám sát vô cùng nghiêm ngặt trong những năm còn lại của đại tướng. Những điều tôi nêu ở trên thì hầu hết tất cả các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội đều biết, thậm chí chịu đựng cùng với đại tướng. Những ai trong giai đoạn này mà đến tiếp xúc với đại tướng đều phải có sự dũng cảm nhất định, hoặc là được Đảng cho phép và phân công cụ thể. Khi vụ Sáu Sứ bị đổ bể, đại tướng yêu cầu BCT phải làm sáng tỏ và tìm ra thủ phạm thực sự cố tình tạo dựng vụ này thì đều nhận được thái độ lảng tránh, và khi đại tướng yêu cầu gắt gao, thì tổng bí thư lúc bấy giờ Nông Đức Mạnh đã đưa ra một giải pháp có tính đánh đổi là thay vì làm sáng tỏ sự việc, thì Đảng và nhà nước sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ một cách hoành tráng và tên tuổi đại tướng sẽ được tôn vinh đầy đủ và mạnh mẽ trong lễ kỷ niệm này. BCT coi việc làm này là một sự thanh minh tốt nhất cho vụ án Sáu Sứ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đe dọa “Đại tướng đừng vin là người có công để yêu cầu nọ kia đối với TƯ Đảng, những người có công với đất nước nhất đều đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn”. Và tất cả các ý kiến của đại tướng góp ý về các vấn đề có liên quan đến sát nhập Hà Nội, phá nhà quốc hội, hay nhân sự của tổng cục 2, Bauxite Tay Nguyên …, đều bị bỏ ngoài tai. Những điều tôi nói trên đây bất kỳ một tướng lĩnh nào, hoặc những cán bộ chính trị chủ chốt trong chính phủ lúc bấy giờ đều biết ….Do vậy, khi đại tướng ra đi, dường như tạo ra một hiệu ứng chia sẻ, thông cảm một cách mạnh mẽ nhất từ những người lính, đến những vị sỹ quan, tướng lĩnh trong quân đội đã biết, đã hiểu về đại tướng, cũng như rất nhiều trong số họ cũng là nạn nhân ở các mức độ khác nhau về những định kiến của chủ nghĩa thành phần, những toan tính phe cánh , sự đố kỵ, ghen ghét đối với những người có công, có đức, có tài đã gắn cuộc đời mình vào cuộc cách mạng thần thánh của dân tộc. Họ đến viếng đại tướng như để chia sẻ nỗi lòng của chính bản thân họ trong suốt cuộc đời mà họ đã trải qua. Hiệu ứng này sẽ vô cùng lớn và là một sự lên án gián tiếp mặt trái trong tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam.
Lý giải về hiện tượng tại sao có rất nhiều các cháu thanh thiếu niên, và rất nhiều những ông bố bà mẹ đem theo những đứa con bé thơ của mình, đã không quản ngày đêm mưa nắng, lặng lẽ xếp hàng đến viếng đại tướng - hiện tượng này đối lập hẳn với thói quen đáng sợ hiện nay của người dân  là ngày càng có xu hướng chạy theo cuộc sống thực dụng, ích kỷ, bon chen, sống chết mặc bay, khuất mắt trông coi, vô kỷ luật, vô pháp luật đang diễn ra khắp nơi, khắp chốn, minh chứng đặc trưng và rõ nét nhất của hiện tượng này dược thể hiện trong văn hóa giao thong. Sự hỗn loạn xuống cấp trong này vẫn hàng ngày hàng giờ diễn ra bất chấp mọi sự tuyên truyền “giáo dục”, răn đe cua Đảng và nhà nước…
Nhưng những hàng dài đến vô tận dòng người xếp hàng trật tự vào viếng đại tướng …, tại sao lai có sự thay dổi đột biến dến như vậy? Điều này, theo tôi, chỉ có thể lý giải là các hiện tượng tiêu cực, xuống cấp về đạo đức, văn hóa trong xã hội trong thời diểm hiện nay diễn ra khắp nơi, khắp chốn chỉ có tính nhất thời, do một hoặc những nguyên nhân nào đó mà những vị lãnh đạo đất nước không tìm ra hoặc không muốn tìm ra, thậm chí họ còn dung túng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp , bằng các cơ chế hoặc chính sách, biện pháp nửa vời, hình thức. Còn dân tộc Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, vẫn ẩn chứa và gìn giữ được sự tự hào, sự tự tôn về long tự trọng và phẩm giá của con người Việt . Họ không lẫn lộn giữa vàng và thau, giữa những người chân chính và những kẻ ngụy chân chính. Phẩm chất này của người Việt Nam đã thấm vào máu thịt của dân tộc Việt, nó sẽ được phát tác khi có điều kiện thích hợp.
Những ngày lễ tang của tướng Giáp là lúc để những người con Việt Nam có được giây phút được trở lại với chính mình, những giọt mồ hôi, những giọt nước mắt rơi trong những ngày lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhu cầu bản năng của dân tộc Việt. Những người lính, người cựu chiến binh họ khóc thương đại tướng, nhưng đồng thời dường như họ thấy việc đại tướng ra đi làm họ mất đi niềm tin cuối cùng của cả một thế hệ đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu của mình vì đất nước, nhưng dường như sự hy sinh đó cho dến nay đã không được thế hệ kế tiếp phát huy mà ngược lại còn bị làm dụng, thậm chí bị phản bội .
Việc các ông bố bà mẹ đưa con nhỏ đi theo sẽ không phải vì bất cứ lý do gì , ngoài mục tiêu day dỗ cho những đứa con ruột thịt của mình về thế nào là phẩm giá, là lương tri của người VN. Bây giờ những đứa trẻ này còn quá bé để hiểu ra những điều bố mẹ chúng đang làm, nhưng khi chúng lớn lên, chắc chắn chúng sẽ kính trọng và biết ơn bố mẹ.
Tôi cho rằng sẽ là thật sự khiếm khuyết nếu không nhắc tới một hiện tượng của hàng triệu người dân hiện nay là sự khát khao:
-        Sự khát khao được bày tỏ lòng yêu nước khi đã lâu lắm rồi thật không dễ dàng gì để những người dân Việt được thể hiện lòng yêu nước của mình.
-        Sự khát khao được đặt lòng tin yêu của mình đối với lãnh tụ của đất nước. Cũng đã từ lâu lắm rồi, đất nước VN thiếu vắng những hình ảnh, những địa chỉ đáng tin cậy và có tính thuyết phục để người dân được thể hiện lòng kính trọng, sự tin yêu đối với các bậc lãnh tụ của đất nước.
-        Sự khát khao được nghiêng mình trước một con người, một phẩm cách đáng tự hào, làm thêm rạng rỡ dân tộc Việt khi mà đã từ rất nhiều năm nay, biết bao nhiêu những tệ nạn, những hiện tượng do kết quả của sự suy đồi về văn hóa đạo đức trong xã hội đã làm ứa máu những sự tự tôn tự hào, sự kiêu hãnh của con người Việt.
Trong lịch sử đương đại của VN vừa qua, các vị lãnh tụ, nhân vật có nhân cách lớn đã lần lượt ra đi từ nhiều thập kỷ nay và tạo nên sự thiếu vắng về những nhân cách, những bộ óc và trái tim vĩ đại đối với người dân VN. Các thế hệ lãnh đạo mới của đất nước trong nhũng năm gần đây đã ngày càng bộc lộ những yếu kém về mọi mặt . Họ ngày càng xa rời những kỳ vọng của nhân dân. Nhiều khi họ trở thành lực lượng đối lập chống lại nhân dân. Trong bộ máy nhà nước và trong xã hội tràn ngập những sự ngụy biện, sự giả dối, và tham nhũng.
Tôi thật sự sung sướng, sung sướng đến nhòa lệ khi nhìn những dòng người này lặng lẽ tuôn chảy đến nhà số 30 Hoàng Diệu cũng như trong suốt 50 Km đường đưa linh cữu của đại tướng đi qua. Sự tiếc thương của người dân VN đối với đại tướng cũng là dịp để thế giới thấy rằng con người VN, dân tộc VN luôn có tiềm ẩn và luôn gìn giữ trong mình giòng máu Lạc Hồng, không phải dễ dàng gì có thể khuất phục họ bằng bom đạn, bằng sự áp chế vũ lực và bằng cường quyền. Sẽ đến lúc sự giả dối, sự ngu dốt, sự hèn nhát và các toan tính bẩn thỉu sẽ bị quét sạch ra khỏi đất nước này.

Bùi Minh Quốc

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 15-10-13
Tại sao ý kiến Đại tướng chưa được "nghe" hết? (VHNA 15-10-13) -- P/v Chu Hảo, Dương Trung Quốc. Nguyên thuỷ bài này được đăng trên Vietnamnet nhưng Vietnamnnet đã rút xuống.◄
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
"Có lẽ, người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội".
Bày tỏ nỗi niềm với thời đại
Trong kháng chiến chống Mỹ, bà má miền Nam đào hầm nuôi chiến sĩ, bà mẹ miền Bắc đưa con ra chiến trường. Những bà mẹ đó đã tin  Bác Hồ, tin Đảng, tin tưởng vào cách mạng. Vậy thì điều gì đã xảy ra với chúng ta hôm nay khiến niềm tin ấy biến mất khi mà nó đã từng là điều rất đương nhiên với dân tộc này?
Ông Dương Trung Quốc: Đảng Cộng sản đã thực thi được trách nhiệm lịch sử của mình, trước hết không phải là do lý thuyết cộng sản, mà khi đó nó còn là hiện thân của lòng yêu nước và người dân đi theo.
Nếu nói về lịch sử, chúng ta nhớ rằng thời kỳ năm 1945, cụ Hồ tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, đưa Đảng vào hoạt động bí mật để mà tiếp tục thu hút lòng dân khi người dân chưa hiểu hết về học thuyết, về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người dân vẫn đi theo, vì tấm gương và sự thu hút của những con người rất cụ thể.
Lúc đó về chính danh, Đảng Cộng sản không tham gia Quốc hội. Người đảng viên cộng sản tham gia Quốc hội qua những tổ chức xã hội khác. Lúc đó cụ Hồ đã nói: "Đảng của tôi là Đảng Việt Nam".

Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học. Ảnh: VNA
Mong muốn của thế hệ Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản. Sự kết hợp đó đã thành công trong một giai đoạn nhất định. Nhưng sự kết hợp đó hiện nay đang có vấn đề, và những người đảng viên có trách nhiệm phải xem lại chuyện đó.
Bởi tất cả các vấn nạn xã hội đều phải có nguồn gốc. Đảng đã nhận mình là người lãnh đạo cao nhất thì cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ.

Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.
Khi nói về Luật phòng chống tham nhũng ở Quốc hội mấy năm trước, tôi từng nói tham nhũng là một căn bệnh, nhưng có bao nhiêu đảng viên "dính líu" tham nhũng. Vì hầu hết những vị tham nhũng đều là những quan chức, đều phải là đảng viên. Việc chống tham nhũng cũng có nghĩa là tự bảo vệ Đảng.
Không chống được tham nhũng cũng có nghĩa là Đảng không còn đủ năng lực để tự bảo vệ mình. Vì thế tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất kể cả trong những chuyện chúng ta bàn liên quan đến Đại tướng, chúng ta có thể có nhiều câu hỏi:Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.
Có lẽ,  người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội.
Ông Chu Hảo: Càng ngày, trình độ nhận thức của người dân càng cao và yêu cầu đối với những người đứng đầu ngày càng khắt khe. Khi hiểu biết của đại bộ phận nhân dân còn hạn hẹp, thông tin đa chiều hạn chế việc vận động quần chúng thực hiện mục tiêu chính trị do những người đứng đầu đề ra không mấy khó khăn.
Nhưng nay thì khác …
Do đó, nếu những người đứng đầu vẫn theo lối  nói một đằng làm một nẻo, không nhất quán, nhất là đưa ra một số chủ trương, đường lối không đúng đắn khiến đất nước ngày càng tụt hậu với khu vực và thế giới, thì dù có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu chiến công hiển hách của thế hệ trước cũng sẽ không thể bù đắp được.
Chúng ta phát động phong trào "Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng cái đạo đức "Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư" của Hồ Chí Minh chúng ta lại không học được.
Các hiện tượng giả dối, chuộng hình thức và tham nhũng ngày một nặng. Điều mà chúng ta thực sự cần nghiêm túc nhìn nhận lúc này là xem nguyên do của nó bắt nguồn từ đâu. Nếu không dũng cảm thừa nhận và quyết sửa thì không bao giờ có được niềm tin của dân.
Một trong những điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại là công tác tuyên truyền- hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một xã hội, chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu  vào nền giáo dục quốc dân.
Nền giáo dục quốc dân ở các nước thường có ba thành tố chính: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.
Ở nước ta, cũng như ở tất cả các nước XHCN, có một thành tố khác, là công tác tuyên truyền giáo dục của các hệ thống trường Đảng. Cần nhìn nhận những tồn tại trong hệ thống này để tìm hướng khắc phục.

GS Chu Hảo
Thời đại nào cũng cần những "cá nhân"
Trên Tuần Việt Nam từng có một bài viết ví những cá nhân xuất chúng, những con người có nhân cách vĩ đại giống như "bảo hiểm" của dân tộc trước những thử thách, khó khăn. Đặt giả thiết nếu như những người lãnh tụ thực sự, những cá nhân kiệt xuất không xuất hiện khi đất nước cần, thì điều đó sẽ nguy hiểm thế nào đến vận mệnh dân tộc? Qua sự ảnh hưởng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra trong những ngày vừa qua với người dân, với xã hội khi ông ra đi, cũng như qua những dẫn chứng lịch sử khác, ông nghĩ gì về vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với lịch sử và ảnh hưởng của họ với nhân dân?
Ông Chu Hảo: Tôi luôn cho rằng vai trò của cá nhân lúc nào cũng tác động rất lớn đến sự thay đổi của lịch sử.
Dĩ nhiên nếu không có cá nhân này, có thể sẽ xuất hiện các cá nhân khác, nhưng trình tự lịch sử, diễn biến lịch sử sẽ không diễn ra đúng như những gì chúng ta đã nhìn thấy nữa. Dù thế nào, xã hội cũng sẽ luôn phải vận động để đi lên. Sẽ rất nguy hiểm nếu xã hội không thể xuất hiện những con người như thế nữa.
Một xã hội có dân chủ, có tự do tư tưởng, thì sẽ xuất hiện nhiều những người có tài kinh bang tế thế. Và ngược lại. Nhưng có một điều đặc biệt là trong những lúc khó khăn mà một nhân vật như vậy xuất hiện thì có khi lại làm nên chuyện.
Phải nói thêm rằng khái niệm "lãnh tụ" chỉ tồn tại ở những cộng đồng xã hội chưa trưởng thành.
Ở các nước dân chủ và văn minh những người đứng đầu quốc gia cũng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình như một hình thức phân công lao động xã hội, không "oai nghiêm " không "thần thánh" gì đâu.
Ông Dương Trung Quốc: Mỗi thời kỳ lịch sử có những nhân vật khác nhau với những tầm vóc khác nhau. Thế kỷ 20 của chúng ta, những nhân vật kiệt xuất đều gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ những chí sĩ Cần Vương đến những nhà dân chủ và những người cộng sản. Những thế hệ đó để lại hình tượng, để lại bài học. Đương nhiên sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng - đó không chỉ là khẩu hiệu mà là sự thực.

Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Hiện tượng chúng ta đang bàn đến cũng mang tính chất cách mạng, cũng là một yếu tố cách mạng: Cách mạng về mặt lối sống, cách mạng về mặt văn hóa, cách mạng về mặt tinh thần và những giá trị xã hội. Nhưng vai trò người lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng.
Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên những nhà lãnh đạo lớn, những nhân vật kiệt xuất chỉ xuất hiện trong một thời điểm, một giai đoạn nào đó. Nhưng có thể thay thế điều đó bằng một cơ chế để tập hợp những người tiêu biểu nhất. Cơ chế đó là sự dân chủ.

ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng
 Lỗi ở trí thức
-Thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, rất nhiều người đã nói, đây là một trong những người cuối cùng của thế hệ cách mạng tháng Tám đầy lý tướng và trong sáng, đã ra đi.  Những bài học để lại sẽ gợi cho người đương thời suy nghĩ gì?
Ông Chu Hảo: Muốn thay đổi không có cách nào khác là phải xây dựng một thể chế chính trị dân chủ lành mạnh, để phát huy được hết sức mạnh của nhân dân trong  xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó  xã hội dân sự là một thành tố quan trọng.
Tức là, trong bối cảnh của nước ta hiện nay,  phải xây dựng một nền móng cho phong trào dân chủ từ dưới lên. Nhưng để cải cách thể chế thì phải làm từ trên xuống.
Trong khi có phong trào dân chủ làm nền móng như vậy, thì trong đội ngũ người đứng đầu phải có những  lực lượng tiến bộ dũng cảm và sáng suốt đặt lợi ích của dân tộc lên trên hêt, dựa vào khối đại đoàn kêt của toàn  dân, tiến hành cải cách triệt để từng bước.
ÔngDương Trung Quốc: Chúng ta phải đặt Việt Nam trong một tiến trình phát triển. Cũng có những giai đoạn lịch sử, cũng có những giai đoạn chuyển tiếp.
Hoàn cảnh hiện nay đã thay đổi và chắc chắn sẽ không còn những nhân vật như trong quá khứ nữa - thời điểm mà vai trò của cá nhân rất quan trọng. Chúng ta thường hay nói đến câu chuyện giữa Nhân trị và Pháp trị. Để xã hội phát triển, càng ngày chúng ta càng phải chuyển đổi từ Nhân trị sang Pháp trị.
Nói Pháp trị không có nghĩa là phủ nhận hay không đề cao vai trò cá nhân. Nhưng con người ấy phải nằm trong cơ chế, một cơ chế thật sự dân chủ.
Tại sao cụ Phan Chu Trinh nói nhiều về dân chủ, tại sao Bác Hồ cũng đề cao dân chủ? Là vì họ nhìn thấy cơ chế dân chủ có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, giúp ta hội nhập với thế giới.
Thời đại đã thay đổi. Thay vì ngồi chờ cá nhân xuất hiện, chúng ta hãy dùng cơ chế dân chủ để bảo vệ và xây dựng đất nước. Có thể người dân vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi những người như Hồ Chí Minh, như Võ Nguyên Giáp xuất hiện, nhưng tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận xu thế, phải nhận thức xu thế.  Và tôi nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là cơ chế.
Ngày xưa người ta gắn kết được lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Bây giờ sự gắn kết đó khó hơn nhiều. Ngày xưa mẫu số chung là chống giặc ngoại xâm. Ai cũng nghĩ đến điều đó. Bây giờ sự lựa chọn nhiều hơn, sự gắn kết cũng giảm đi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sống, ông từng dặn thế hệ trẻ:"Thế hệ cha anh đã rửa nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu". Nhìn lại đất nước, chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể so với thời điểm chúng ta giải phóng đất nước vào năm 1975, nhưng vẫn còn có những cái nghèo khác nữa. Nhiều người dường như đang kêu về các bất cập nhưng con người hành động  lại không chịu xuất hiện... Vậy ai có lỗi trong tất cả những sự tụt hậu này?
Ông Chu Hảo: Lỗi trước hết là trí thức, là tầng lớp tinh hoa.

Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.
Trong thời chiến, các tầng lớp xã hội đều có vai trò nhất định, nhưng lực lượng nòng cốt phải là đông đảo quần chúng.
Còn trong thời bình, lực lượng nòng cốt phải là những người có tri thức  Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.
Người đứng đầu phải do dân chọn
Ông Dương Trung Quốc: Xã hội sẽ có những chuyện như thế. Nhưng cũng vì thế mà chúng ta mới cần những người quản lý.
Ở làng xã ngày xưa, họ quản lý bằng truyền thống, bằng tập quán, bằng văn hóa. Xã hội cũng thế. Câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" rất hay và rất đúng. Nếu ở trên nghiêm thì dưới cũng sẽ nghiêm. Phải có một sự kiên trì làm thay đổi từng bước trong xã hội, đó không phải chỉ là sự đổi mới ở thượng tầng mà nhân dân cũng nhất định phải thay đổi.
Nhưng muốn dân đổi mới thì phải cho dân thấy lợi ích. Nhà nước chưa tạo ra được giá trị đó. Lỗi này không phải là do kỹ năng, mà là do cơ chế. Khi một người làm không tròn nhiệm vụ mà cấp trên của họ không thể xử lý họ, như Thủ tướng Phan Văn Khải nói trước khi nghỉ hưu: "Không thể kỷ luật ai được", thì những người đó sẽ câu kết nhau thành nhóm lợi ích và tạo ra sự hủy hoại xã hội, hủy hoại lòng tin.
Sự phát triển của xã hội, sự phát triển của dân trí luôn có quan hệ biện chứng với vai trò của những người đứng đầu. Muốn xã hội phát triển, anh phải đi đầu, phải gương mẫu, phải sáng suốt. Và người đi đầu phải do dân chọn. Đó phải là cơ chế dân chủ, như chúng ta nói nãy giờ.
Tôi tham gia Quốc hội, tôi thấy cứ có vấn đề gì đem ra bàn là chúng ta lại lấy lý do "đó là cách làm của ta". Hay như câu nói cửa miệng của một trí thức đã mất "cái nước mình nó thế".
Vấn đề rất cụ thể như vấn đề doanh nghiệp Nhà nước mà Quốc hội đang bàn đến rất nhiều. Cả thế giới khác chúng ta mà chúng ta cứ bám vào lý do"đó là đặc thù của Việt Nam".
Chẳng nói đâu xa, nếu muốn thay đổi, thứ đầu tiên chúng ta có thể xem lại chính là những di cảo, những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người rất sớm nhận thức được các vấn đề của xã hội.
Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học.
Thời đó rất nhiều nhà trí thức làm Luật được cụ Hồ trọng dụng để tạo ra nền tảng ban đầu. Nhưng sau này chúng ta không kế thừa được nó mà biến nó thành một thứ duy ý chí của những người lãnh đạo. Những chuyện đó là những bài học. Nói về vấn đề biển đảo, ngay trong khi chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng, Võ Nguyên Giáp đã quan tâm đến lợi ích quốc gia về vấn đề biển đảo.
Ông không những chỉ đạo giải phóng những đảo thuộc chủ quyền của chính quyền Sài Gòn mà còn khẳng định không gian chủ quyền của chúng ta trong vấn đề biển đảo. Năm 1977, hai năm sau chiến tranh, Võ Nguyên Giáp đã có cả một đường lối về kinh tế biển, chiến lược biển. Các nhà lãnh đạo của chúng ta ca ngợi Đại tướng rất nhiều, nhưng đã bao giờ chúng ta thực sự nghiêm túc nhìn nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của ông trong quá trình xây dựng đất nước chưa? Tôi cho đó là câu chuyện cần phải làm ngay.
Tôi muốn mượn câu của cụ Hồ nói một điều cuối cùng:"Dân chủ là làm cho dân mở miệng. Cái đáng sợ nhất không chỉ là người dân không dám mở miệng vì anh dùng quyền lực. Cái đáng sợ nhất là người dân không thiết mở miệng!"
Mùa gieo hạt mới
- Trong một cuộc trò chuyện cách đây mấy ngày, nhà thơ Việt Phương có nói với tôi rằng: Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất giúp ông cảm nhận được sự thay đổi. Ông đã nhìn thấy tình yêu và lòng tự hào dân tộc trỗi dậy trong những dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó khiến nhà thơ Việt Phương hy vọng về những hạt mầm mới sẽ được gieo, để cho một mùa gặt mới? Các ông nghĩ sao?
Ông Chu Hảo: Tôi trân trọng và  chia sẻ ý tưởng của nhà thơ Việt Phương. Tuy nhiên từ đáy lòng mình tôi vẫn nghĩ rằng dân tộc ta là một dân tộc không được may mắn cho lắm: Quá nhiều đau thương và bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.
Những điều đang diễn ra đã giúp tôi  hiểu thêm được rằng sự phán xét của lịch sử trước hết là sự phán xét của lòng dân.
Lòng kính yêu của những ngưới dân bình thường dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một thông điệp:Ai thực sự vì dân vì nước dân đều biết cả.
Ông Dương Trung Quốc: Nhưng ai là người tổ chức chăm sóc những hạt mầm tốt đẹp cho mùa gặt mới?  Rất khó làm được điều đó, nếu chúng ta không nhận ra và không phát huy được vai trò của các tổ chức dân sự xã hội, vì họ là những người thực hiện nó tốt nhất.
Còn bộ máy của chúng ta, kể cả Đoàn Thanh niên, dù tôi rất quý trọng nhưng vẫn phải thẳng thắn nói rằng nó vẫn còn quá quan liêu và thậm chí nó có thể làm thui chột đi những nhân tố mới vừa thành hình. Không gì tốt bằng sức mạnh của dân.
Trong những ngày qua, ai là người tổ chức mua nước uống, mua bánh mì phát cho bà con nhân dân đến viếng Đại tướng? Ai là người nghĩ ra việc in áo, in phù hiệu có hình Đại tướng để làm quà tặng cho người dân Quảng Bình? Đó hoàn toàn là những ý tưởng, những hành động xuất phát từ cá nhân, không phải do bất cứ tổ chức, cơ quan nhà nước nào cả.
Hiện tượng này quan trọng nhất là làm cho chúng ta có niềm tin hơn rằng vẫn có tiềm năng rất to lớn.
Nhưng vấn đề ai khai thác, ai tổ chức cũng là một câu hỏi lớn. Một mùa gieo hạt mới nhưng không có môi trường, không có điều kiện phát triển thì tất cả những hạt mầm đó cũng bị thui chột.
Tôi rất mong những người có trách nhiệm hiện nay sẽ nhận ra điều đó và coi đây là cơ hội để phát huy. Còn nếu sự kiện này chỉ thoảng qua và mọi thứ lại quay lại như cũ, và câu chuyện mấy ngày vừa qua trở thành ký ức, thì nó có thể làm tăng thêm niềm thất vọng?
Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, vậy theo ông thì làm thế nào để mùa gieo hạt đó gặt được mùa bội thu? Cần những điều kiện gì để thành công?
Ông Chu Hảo: Một xã hội dân chủ thực sự - đó chính là con đường nhanh nhất.
Nếu không đi được con đường nhanh nhất đó, có thể vẫn sẽ xuất hiện được những con người có nhân cách lớn, thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi rất lâu và cái giá mà dân tộc này phải trả cho sự chờ đợi đó sẽ là rất đắt.
Ông Dương Trung Quốc: Trong thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả dân tộc phải tụ tâm. Hiện có quá nhiều điều khiến chúng ta phải phân tâm.
Dù cuộc sống là phức tạp, cạnh tranh là xu thế, nhưng cuối cùng sự tụ tâm vẫn là quan trọng. Chúng ta hướng tới sự tụ tâm, từ các nhà lãnh đạo đến nhân dân, để tìm ra cái chúng ta thiếu.
Mà theo tôi cái thiếu quan trọng nhất là sự gắn kết nhau vì lợi ích quốc gia, như là thế hệ của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Xin cảm ơn hai ông!
Nguồn: vietnamnet.vn
-


Những điều ít được biết đến về Tướng Giáp (RFI 14-10-13) -- P/vCarl Thayer (bài này khá!) ◄◄ Jonathan Head: Tướng Giáp có ý nghĩa gì với Việt Nam?:(BBC 14-10-13) -- Nguyễn Quí Đức:Mourning a People’s Hero (NYT 14-10-13)


Cái chết của một danh tướng QÐND Việt Nam còn nhiều tranh cãiThiện Ý 15.10.2013

Tướng Giáp chết và sự khủng hoảng thần tượngVietTuSaiGon Mon, 10/14/2013- Lịch sử sẽ nói gì về đám tang tướng Võ Nguyên Giáp?


-- Quốc tang tướng Giáp, dân ta hiểu thêm thật giả (Quê choa).- Nghiên cứu “Binh thư’ của Đại tướng: Đại tướng được “chọn mặt gửi vàng” (PLTP). - Tượng đài vĩnh cửu trong lòng Dân (PT).

- CHUYỆN BAO ĐỒNG SAU LỄ TANG ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Duy Xuân). - TỪ ĐÁM TANG ĐẠI TƯỚNG, NGHĨ VỀ UY TÍN, UY QUYỀN (Bùi Văn Bồng). - “Soi” đường phố Hà Nội… tìm đường Võ Nguyên Giáp (KP). - Nữ điều dưỡng khóc nghẹn kể giây phút Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi (ANTĐ). - Chuyện giờ mới kể về 30 Hoàng Diệu: Nhà cụ đơn sơ quá! (SOHA). - Hình ảnh đội CSGT dẫn đoàn xe chở linh cữu Đại tướng ra sân bay. - Nữ đạo diễn người Mỹ gốc Việt làm phim về Tướng Giáp. - Hãy là đồng tác giả của một Điện Biên Phủ mới (TP). - Đong đầy tình cảm trong sổ tang tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp (P13) (LĐ). - Nến vẫn cháy bên tường nhà 30 Hoàng Diệu (GTVT). - Những điều ít ai biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cây sâm Ngọc Linh (NBCL). - Nhà báo Trần Mạnh Hùng- Chủ tịch Hội Nhà báo- Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh: Báo chí vùng Mỏ- vì một Quảng Ninh “Hội tụ và lan tỏa” (NBCL). - ‘Tim con quá bé, không chứa nổi một nhân cách quá lớn như bác’ (TP). - Một lẻ ba, người mãi xa Hà Nội (Phước béo). - Chuyện bất ngờ ở phút cuối Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Infonet). - “Đổi tên QL 1A thành QL Võ Nguyên Giáp là ý tưởng hay…” (Soha).


- Nguyễn Trung Kiên: Biểu tượng dân tộc: Niềm tin và giá trị (DL). - Thơ bạn đọc: Lòng dân (Hiệu Minh). - Tướng Giáp và tính chính danh của Đảng (RFA).

- Tướng Giáp có ý nghĩa gì với Việt Nam? (BBC). – Phỏng vấn ông Dương Trung Quốc: Tướng Giáp luôn muốn ‘ổn định chính trị’. - Cái chết của một danh tướng QDND Việt Nam còn nhiều tranh cãi (VOA). – Video: Kho tư liệu nhân dân về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

- 10 ẢNH ẤN TƯỢNG đám tang Đại tướng (Bùi Văn Bồng). - TẠI SAO BÁO CHÍ “LỀ PHẢI” “LỀ TRÁI” ĐỀU ĐỒNG LÒNG TÔN VINH THÁNH GIÁP ? (Ngô Minh). - Mộ phần của Đại tướng được bảo vệ như thế nào? (VnM). - ĐÊM THỨ NHẤT NGƯỜI AN LÀNH TRONG ĐẤT (Cu Vinh). - VIẾNG MỘ ĐẠI TƯỚNG TRƯỚC CƠN BÃO 11.

- Fin de siècle (Jonathan Lonmdon/DĐXHDS). - Bùi Minh Quốc– Một vài suy nghĩ về “hiện tượng”những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp(VS) (NLG). - Mong ông nội và Đại Tướng sẽ được gặp nhau ở một thế giới không bao giờ có chiến tranh và sự chia rẽ (FB Hà Kin/DL).

- Đằng sau sự thành công của VOVTV tường thuật ngày Quốc tang Đại tướng (Infonet). - VÌ SAO VOV ĐÃ ĐƯỢC CÔNG CHÚNG NGHE ĐÀI KHEN NGỢI? (Cu Vinh). - HẠNH PHÚC CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM BÁO VOV (Mai Thanh Hải). - CHIA SẺ VỚI VTV CÙNG CÁC BẠN (Cu Vinh).

- Thi Phật xuất thần trước lễ an táng Đại tướng (Chu Mộng Long). - KHÔNG CHỈ LÀ HẠT SẠN! (Bùi Văn Bồng). – Huỳnh Văn Úc: Tôi muốn hỏi Hoàng Quang Thuận (Nguyễn Tường Thụy).

- Hạ cờ… ta (DLB). - “Khóc người ở lại” (Hiệu Minh).



-Tìm ra cộng tác viên VTV gây phản cảm trong Quốc tang
- - Dân mạng lý giải việc “VTV phụ lòng dân” (Soha). - Người ‘tự sướng’ trong lễ quốc tang là BTV của VTV? (NĐT).--.“Chúc ‘Quốc tang’ có nhiều niềm vui ”
--- HASCO đang có công văn thỉnh cầu phong làm “Đại nguyên soái”.


- Nhân chuyện Na Sơn tác nghiệp: Đâu là lỗi chính của một nhiếp ảnh gia báo chí? (Soi). - Chĩa ống kính vào một người đang khóc là một lựa chọn thô thiển. - Sự ngụy biện của Na Sơn và sự lưỡng lự của các phóng viên ảnh.

- Video: Tướng Giáp: ‘Người độc lập, không đối lập’ (BBC). – Audio phỏng vấn Đại tá Nguyễn Văn Huyên: VN ‘chưa phát huy’ hết tài Tướng Giáp.- Biến động và đổi thay (Phi Vũ).

- Nguyễn Ngọc Già: Khi Võ Nguyên Giáp trở về cát bụi (RFA). - Còn là tinh anh (Nguyễn Văn Tuấn). - Để tưởng nhớ Đại tướng của nhân dân (Đoan Trang). - BÀI THƠ GƯI VÕ ĐIỆN BIÊN VÀ GIA ĐÌNH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (Nguyễn Trọng Tạo). - Nước mắt cạn rồi ta lại là ta (Nguyễn Tường Thụy).

- Phỏng vấn đại sứ Pháp về hồi ký « La Marseillaise của Tướng Giáp » (RFI). - Lê Diễn Đức: Người hùng và bi kịch (RFA). - Trận chiến mới của Việt Nam về di sản người hùng chiến tranh (TCPT). - Bây giờ nói có ích gì ? (Lê Khả Sĩ). - …Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào? (ĐCV). - NGÀN NĂM ĐẠI TƯỚNG CÒN SỐNG MÃI! (Đặng Huy Văn). - NGƯỜI ĐÃ ĐI HẾT CON ĐƯỜNG, ĐỪNG NGOÁI ĐẦU NHÌN LẠI… (Mai Thanh Hải).

- Lê Phú Khải với “TẠI SAO ĐIỆN BIÊN PHỦ?” (Bùi Văn Bồng). – Võ Hiếu: Hơi tiếc cho ông Võ Điện Biên và lời nhắn ông Lý Khắc Cường (Trung Quốc) (Quê Choa). - TẠI SAO PHẢI GẤP GÁP HẠ CỜ TANG? (Bùi Văn Bồng). - Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu nói gì về việc hạ cờ rủ ngay ngày quốc tang (DLB). - Govapha – Vết thương sưng tấy mãi chưa lành (Dân luận).

- Điều đọng lại sau sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại (Lương Kháu Lão). - NƯỚC MẮT CÓ MÀU GÌ? (Đào Hiếu). - Chuyện chưa kể về buổi chiều tiễn đưa Đại tướng (MTG). - Những điều tốt đẹp làm con người tốt đẹp hơn (Diễn ngôn).

- TẠI SAO DÂN KHÓC ÔNG GIÁP? (FB Nguyễn Quang Duy). - Ông Võ Nguyên Giáp có phải là người Nhân, Trí, Dũng không? (FB Phạm Nguyên Trường). - Ông vịnh vào lòng dân để thanh thanh thản trở về (Quê choa).

- Mạnh Quân: Hai quốc tang (Quê Choa).- Minh Diện: TRÁI TIM TRƯỚC BIỂN (Bùi Văn Bồng). - ĐÊM ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠI TƯỚNG (Nguyễn Duy Xuân). - TIỄN NGƯỜI – thơ Trần Quang Liên. - Phỏng vấn Đại tướng Phạm Văn Trà: Hun đúc lòng yêu nước qua hình tượng Võ Nguyên Giáp (NLĐ).

- Điếu văn Tướng Giáp ‘chưa xứng tầm’ (BBC). - VN kết thúc tang lễ sớm để đón khách TQ. -Cựu Đại sứ VNCH nói về Tướng Giáp. - Khoảng trống trong đời Tướng Giáp. - Kẹt xe trên đường vào viếng Tướng Giáp.

- Thoái thác lời mời VTV1 (Quê Choa).. – Võ Văn Tạo: LỘ TẨY “CÓ KỊCH BẢN”… (Bùi Văn Bồng).

- Bài thơ ông Hoàng Quang Thuận đọc trên ti vi trong lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nguyễn Tường Thụy). - “THÁNH THƠ”, CHÍNH ỦY VÀ CÔ “SINH VIÊN SƯ PHẠM… ĐỒ SƠN”?. (Mai Thanh Hải). - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 121): Truyền hình VTV1 phải xin lỗi ! (Nhật Tuấn).

- Luyện tập thể thao ngày Quốc tang Đại tướng, 2 cán bộ bị kỷ luật (NLĐ). - Bức xúc trước thái độ phóng viên HTV, VTV ngày Quốc tang (ICT News). - VTV lên tiếng vì không truyền trực tiếp toàn bộ lễ tang (VNN).- Cô Gái Đồ Long – Ký ức về đám tang một trung tướng (Dân Luận).

- Vài Suy Nghĩ Về Ông Giáp (Việt Thức). - Rủ cờ (DLB).

- Tình dân với Đại tướng: Khoảnh khắc không phai (VNN). - Muôn ngàn tiếc thương đón Đại tướng trở về Đất Mẹ (ĐĐK). - Về với đất mẹ – cuối cùng và mãi mãi (TT). - Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ tang Đại tướng? (TN). - Xe phá sóng của quân đội khiến VTV không phát được toàn bộ hành trình? (GDVN). - Nghĩ dọc đường tang (TP). - Có một lời nhắc nhở của Đại tướng (PT).

- Những gì báo chí cả hai lề đang nói, có lẽ đó không phải là điều mà người lính đó muốn, ít ra từ những trải nghiệm của riêng tôi… (FB Phạm Thanh Vân).

- Võ Văn Tạo: Đại tướng của Nhà nước, Đại tướng của Nhân dân (DĐDSXH). - Hành động “tự sướng” khó chấp nhận của ekip VTV trong Quốc tang (Yeah). - Đúng là vô văn hóa! (PT). - HTV xin lỗi về sự cố ‘Chúc Quốc tang vui vẻ’ (TP).
- Trận chiến lịch sử (TT). - Thông điệp cuối cùng vị tướng huyền thoại (VOV). - Lòng dân (VOV). - Nhà sử học Dương Trung Quốc: Lòng dân là thước đo tầm vóc (TP).

- Vì sao cư dân mạng thất vọng với VTV? (DV). - Đại tá – nhà báo Trần Hồng và chuyện kể về ngàn bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Giadinh.vn). - Hậu quốc tang, cộng đồng mạng vẫn lưu luyến Đại tướng không rời (Infonet).

- Ngôi nhà mang dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Tây Nguyên (CAND). - Bộ đội biên phòng bảo vệ mộ phần Đại tướng trước bão số 11 (DV). - Người dân vẫn đến viếng Đại tướng sau lễ tang (LĐ).


- Thục Quyên: Trận đánh tối thượng bị bỏ lỡ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Boxitvn). – Nguyễn Trung Thành: Đại tướng Võ Nguyên Giáp – những góc cạnh và những hình chiếu. – Dương Tường: bái vọng.
- Hà Nội: nhanh chóng Hạ cờ rũ quốc tang xuống, hấp tấp Thượng kỳ hân hoan nghênh đón Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường (Trần Hoàng). - Ý kiến của kẻ phá bĩnh (ANTĐ/DĐXHDS). - Lê Nguyễn – báo An ninh Thủ đô bịa chuyện được sao? (FB Tin không lề/DĐXHDS).

- Bao nhiêu cảm động và một điều muốn ói (Quê Choa).- Báo chí và Đại tướng (VQHN). - TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP: BÌNH LUẬN VIÊN QUỐC TANG VÀ NỤ CƯỜI CỦA VỊ GIÁO SƯ SỬ HỌC ! (Sao Hồng). - HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời (TT). - Khi nhà đài xin lỗi (PNO).

- Phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer: Những điều ít được biết đến về Tướng Giáp (RFI/DĐXHDS). - Tương Lai: CON ĐƯỜNG ĐIỆN BIÊN – CON ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU (DĐXHDS).

- VÕ NGUYÊN GIÁP: MỘT VỊ TƯỚNG, MỘT LUẬT GIA CỦA NHÂN DÂN (Nguyễn Minh Tuấn). - Việt Nam : Hàng trăm nghìn người tiễn đưa Tướng Giáp (RFI). - Người đến chết vẫn nghĩ về Tổ Quốc (Quê choa). - Tiễn đưa tướng Giáp trên sân bay Nội Bài (Hiệu Minh). - Về với quê hương (Lê Mai).

- Video: Đảng ‘nương nhờ hào quang Tướng Giáp’ (BBC). - Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Điếu văn không gọi Đại tướng là ‘anh hùng’. - Đại Tướng Võ Nguyên Giáp được an táng tại Quảng Bình (VOA). - Hàng trăm ngàn người đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA). - Đại tướng đã yên giấc ngàn thu(VNN). - Đêm yên nghỉ đầu tiên của Đại tướng (TT). - Anh hùng La Văn Cầu lặng chờ viếng Đại tướng (VNN). - Rừng người khóc đón Đại tướng về đất mẹ (VNN). - Người mẹ tuyệt vời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (TT). – Video: Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phần 1. - Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Phần 2. - Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. - Tổng bí thư xúc động đọc lời điếu truy điệu Đại tướng. - Con trai Đại tướng nghẹn lời trong Lễ truy điệu. - Người dân Quảng Bình vĩnh biệt Đại tướng. - Đừng chỉ nhìn Đại tướng chỉ là một vị tướng… (TN). – Phỏng vấn GS Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Khơi dậy sức mạnh lòng dân (NLĐ).

- Đám tang lớn cuối cùng của chế độ (Blog RFA).

- Mạc Văn Trang: Lòng dân ta cũng đang là những “ngọn núi lửa phủ tuyết” (Boxitvn).
- Tự tin tiếp bước (TN). - Có công thì dân dựng “đền thờ” (VNN). - Ra đi như một khởi đầu (TP).

- Thông tấn Pháp đặc tả hành trình Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ (Infonet). - Biểu hiện đầy đủ nhất của lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc (SGGP). - Đại tướng vĩ đại và Nhân dân vĩ đại (Soha). - Daily Beast viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến thắng khối óc, con tim quan trọng hơn các cuộc chạm súng (TTVH).

- Bậc thầy khai thác mâu thuẫn của kẻ xâm lược – Bài 2: Tướng Giáp và cuộc chiến tranh chống Mỹ (TP).

- Bùi Hoàng Tám: Con đường nào sẽ được mang tên Đại tướng? (DT).

- MC lỡ lời “chúc Quốc tang vui vẻ”: Chỉ mong mọi người tha thứ (GDVN). - HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời (VOV).-- Quốc tang kết thúc sớm để đón thủ tướng Trung Quốc


-Tương Lai: Con đuờng Điện Biên, con đuờng Hoàng Diệu (viet-studies 13-10-13)◄◄

"Còn là tinh anh"... (viet-studies 13-10-13) -- Bài Lưu Nhi Dũ. Tác giả viết bài này cho báo Người Lao Động, nhưng báo này không đăng. ◄

Vịt không phải là thiên nga: Điếu văn Tướng Giáp 'chưa xứng tầm' (BBC 13-10-13) -- Chê điếu văn của ông NP Trọng "chưa xứng tầm" thì không khác gì chê con vịt chưa xứng được gọi là thiên nga.

Tổng số lượt xem trang