Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Việt Nam liệu có mắc lỡm TQ

- Việt Nam Đã Mất Biển Và Chủ Quyền Chưa? PHẠM TRẦN (10/18/2013) 
Chuyến thăm Việt Nam 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) đã đánh dấu Việt nam chính thức đầu hàng áp lực “hợp tác cùng phát triển” ở Biển Đông, phù hợp với chủ trương 12 chữ “chủ quyền vẫn là của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979.

Tuyên bố chung của hai nước công bố tại Hà Nội ngày 15/10 “Về hợp tác trên biển” viết: “Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ (**) không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.”

(** Chú thích của Tác gỉa bài viết về cụm từ “ QÚA ĐỘ”: Chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác, nhưng đang ở giai đọan trung gian (theo Đại từ diển Tiếng Việt-Bộ Giáo dục-Đào tạo, xuất bản năm 1999).

Đáng chú ý là có sự “khác biệt quan trọng” giữa “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” hai nước ký kết ở Bắc Kinh ngày 11/10/2011 và bản Tuyên bố ở Hà Nội hômn 15/10/2013.

Trong Thỏa hiệp 6 điểm được ký giữa Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngọai giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, và Trương Chí Quân, Thứ trường Bộ Ngọai giao Trung Cộng), có sự chứng giám của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào thì có chữ “Tạm Thời” ghi trong điểm 4 nguyên văn như sau:

(4) “Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này.”

Điểnm (2) viết: “Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển.”

Như vậy, rõ ràng cụm từ “Tạm Thời” đã bị “xóa đi” trong Thỏa thuận ở Hà Nội, sau các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (13/10) và các ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cùng ngày 14/10 (2013).

Và một khi cụm từ “Tạm Thời” không còn nữa thì phải hiểu “giải pháp mang tính quá độ, sẽ phải chuyển từ trạng thái “tạm thời” sang “vĩnh viễn”, theo đòi hỏi của ông Lý Khắc Cường?

Không có bất cứ giải thích nào từ phiá Chính phủ Việt Nam về sự thay đổi “rất quan trọng” này.

Nhưng báo chí Trung Cộng, kể cả Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency) và Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (China Radio International, CRI) đều ca ngợi sự thành công của Thủ tướng Lý.

CRI dịch lại tin của Tân Hoa Xã viết rằng: “Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết, là láng giềng hữu nghị, duy trì quan hệ Trung-Việt phát triển lành mạnh và ổn định phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, phát triển và phồn thịnh của khu vực, hai bên cần phải nắm vững định hướng lớn chiến lược của quan hệ hai nước, kiên trì đi con đường hợp tác cùng có lợi cùng thắng. Nỗ lực sáng tạo đổi mới tư duy, giải quyết vấn đề Nam Hải do vấn đề lịch sử để lại duy nhất trong quan hệ hai nước….. Nhận thức chung và lợi ích chung giữa hai nước Trung-Việt lớn hơn rất nhiều bất đồng.”

Tuy nhiên khi hai bên sử dụng nhóm chữ “giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” mà không hề nói đến “số phận” của quần đảo Hòang Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm năm 1974 và 8 đảo đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1978 là “vô tình” hay “cố ý” không đụng chạm đến chủ quyền “tự vẽ ” của Bắc Kinh về hình Lưỡi Bò (còn gọi là Đường 9 Đọan) được Trung Cộng trình cho Liên Hiệp Quốc năm 2009, chiếm từ 80 đến 85% diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông bao gồm cả 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Bản Tuyên bố mơ hồ này cũng không nói gì đến việc Trung Cộng đã biến các vị trí chiếm được của Việt Nam thành các căn cứ phòng thủ quân sự kiên cố trong vùng Trường Sa, không kể đã chiếm thêm đá Vành Khăn từ năm 1994, gần khu Bãi Cỏ Rong có tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.

Như vậy phải chăng phiá Việt Nam còn mặc nhiên nhìn nhận cái chính quyền hành chính “tự chế” Tam Sa của Trung Cộng thành lập từ ngày 24 tháng 7 năm 2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung Cộng tranh chấp với Phi Luật Tân).

KHÔNG CHỈ Ở VỊNH BẮC BỘ

Một điểm khác không kém quan trọng là Thủ tướng Lý Khắc Cường, theo Tân Hoa Xã, còn yêu cầu hai nước thảo luận “hợp tác cùng phát triển” ở những vùng biển khác, ngoài vùng biển của Vịnh Bắc Bộ (Beibu Bay).

Họ Lý nói làm như thế, Trung Quốc và Việt Nam sẽ chứng minh cho thế giới thấy hai nước có khả năng và thiện chí bảo vệ hòa bình ở Nam Hải, tăng cường lợi ích chung của hai nước và giảm thiểu những bất đồng.

(“He also called on the two countries to study the possibilities of joint development of a wider area of the sea.

By doing so, China and Vietnam would demonstrate to the world that they have the capability and the wisdom to safeguard peace in the South China Sea, expand their common interests and reduce divergences”. --Xinhua, 13/10/2013)

Tuy nhiên Tuyên bố chung của hai Chính phủ chỉ tập trung nói về hợp tác ở vịnh Bắc Bộ: “Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ…”

Nội dung này không mới mà chỉ đi vào hành động tiếp theo sau Thỏa hiệp giữa hai nước trong chuhyến thăm Trung Cộng hồi tháng 6 (2013) của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Theo thỏa hiệp ký tại Bắc Kinh ngày 19/6 (2013) thì hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) sẽ mở rộng từ 1541 cây số vuông lên thành 4076 cây số vuông. Và hiệu lực của Thỏa thuận Thăm dò Chung có hiệu lực đến hết năm 2016.

Hiệp định vịnh Bắc Bộ giữa hai nước ký kết ngày 25/12/2000 dành cho Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh, nhưng không có bằng chứng gì xác nhận tỷ lệ này vì không có cơ quan quốc tế hay nước thứ 3 nào được làm công việc do đạc.

Theo báo Nhân Dân ngày 02/07/2004 thì diện tích vịnh Bắc Bộ có khoảng 126.250 km2 (36.000 hải lý vuông) chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 207,4 km (112 hải lý).

Vì chưa có bất cứ cuộc điều tra quốc tế chuyên nghiệp nào về Hiệp ước vịnh Bắc Bộ năm 2000 nên hòai nghi Việt Nam bị thiệt càng được nhiều người đồng ý vì Trung Cộng không chấp nhận yêu sách của Việt Nam muốn thương thuyết dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887, vì Bắc Kinh sợ Việt Nam sẽ được lợi hơn.

Có một điểm rất rõ là Trung Cộng đã đòi và được là chia Vịnh làm 2, lấy biên giới từ “điểm nhô ra” của đảo Hải Nam đến bờ biển của Việt Nam làm chuẩn đo để chia đôi. Vì vậy các chuyên gia của Qũy nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam khi phân tích đường trung tuyến trong vịnh, đã kết luận sau khi họ “vẽ các đường tròn có tâm là 21 điểm phân định thì bên Việt Nam bị lấn từ 3 cho đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, vùng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây và bờ nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư mở)

Do đó, khi vùng khai thác dầu khí chung hai nước Việt-Trung được ấn định nằm ngay trên đường ranh giới phân chia hai vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, như đã công bố tại Bắc Kinh hôm 19/6/2013, thì rõ ràng Trung Cộng đã dành được quyền khai thác bên trong phần biển của Việt Nam.

THẮNG LỢI VỀ AI?

Sau cuộc họp ở Hà Nội ngày 13/10 (2013), Tuyên bố chung cũng cho biết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.”

Nhưng căn cứ vào “ngôn từ” của bản Tuyên bố chung và những điểm còn “nhiều nghi vấn” về điều được gọi là “hợp tác cùng phát triển” giữa hai nước thì rõ ràng phần thắng đã nằm trong tay Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sau 2 ngày thăm Việt Nam để gọi là “phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Bởi lẽ khi “tình trạng hiện hữu” ở Biển Đông được “giữ nguyên” và Việt Nam cũng đã cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” thì Hòang Sa không còn là vấn đề “được nhắc đến” như Bắc Kinh vẫn nói với Việt Nam như thế trong các cuộc nói chuyện.

Và nếu Việt Nam vẫn bình chân như vại trước những hoạt động mà Trung Cộng coi như “ao nhà của mình” ở vùng Trường Sa như đánh cá, lập trại nuôi hải sản, xây dựng bến cảng, thao diễn quân sự, kiêm soát an ninh, thám hiểm, khảo cứu khoa học như Trung Cộng đang làm thì cam kết “không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp” như ghi trong Tuyên bố Hà Nội ngày 15/10/2013 có lợi cho Trung Cộng hay Việt Nam?

Ngỏai vấn đề trên biển, hai bên còn đạt được các thỏa thuận phát triển giao thông nối liền hai nước, một số đường mới huyết mạch ngòai lợi ích kinh tế còn quan trọng về mặt chiến lược.

Nếu chẳng may xẩy ra chiến tranh giữa đôi bên thì chỉ trong vài giờ quân lính Bắc phương đã có mặt ở khắp nước theo các dự án:

- Đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội.

- Đường bộ cao tốc Móng Cái - Hạ Long.

- Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Hai bên còn “ nhất trí thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới”, tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết “Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung” (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.”

Tuyên bố chung cũng nói: “Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang (tỉnh Kiên Giang) và Khu công nghiệp An Dương (thành phố Hải Phòng).

Nên biết tại khu Công nghiệp Long Giang ( tiếng Trung Hoa:Long Jiang IPD hoặc LJIP) có 12 Nhà đầu tư thì có đến 8 đến từ Trung Cộng chuyên sản xuất: Ống đồng, dầu ăn, bao bì gỗ, mô-tơ, vật liệu xây dựng, túi xách, sợi.

4 Nhà đầu tư còn lại thuộc Nhật sản xuất dây cáp điện; 2 Công ty Hàn Quốc sản xuất đồ gia dụng và thức ăn gia súc và 1 Công ty đến từ Tân Gia Ba sản xuất dầu cám.

Tuyệt nhiên không có công ty nào của Việt Nam.

Theo Bách khoa Tòan thư thì hai người Trung Hoa, Ông Weng Ming Zhao là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Ông Yu Suo làm Tổng giám đốc.

Khu Công nghiệp An Dương là công trình hợp tác và đầu tư của Công ty Liên hợp Thâm Việt đến từ Tỉnh Qủang Đông (Trung Cộng) với số vốn 175 triệu dollars chuyên về lĩnh vực được gọi là “công nghệ cao”.

Khu công nghiệp này, theo Đài Tiếng nói Việt Nam (28/12/2008) đã được khởi công xây dựng trên diện tích 800 mâu đất thuộc huyện An Dương (Hải Phòng), nhưng chậm tiến bộ vì trục trặc trong vấn đề thu hồi đất của dân và bồi thường.

Khu công nghiệp An Dương được Đài này mô tả: “ Là dự án đặc biệt quan trọng được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển bền vững cho các khu công nghiệp trong thời kỳ mới. Đây còn là dự án có quy mô lớn đầu tiên mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào thành phố Hải Phòng.”

Trước ngày Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Hà Nội (13/10/013), Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung đã đích thân đến Hải Phòng ngày 17/6/2013 để thúc đẩy xúc tiến mau hơn dự án An Dương.

Như vậy, tất cả các dự án về giao thông, biên giới và xây dựng hai Khu Cộng nghiệp Long Giang và An Dương đều có lợi cho các công ty đầu tư và nhà nước Trung Cộng. Cho đến bây giờ, chưa ai biết cái lợi dành cho Việt Nam sẽ được bao nhiêu và liệu có bao nhiêu công nhân người Việt được vào làm cho các dự án kinh tế và xây dựng này?

Có điều chắc chắn là dù trong tình huống nào, người Việt Nam cũng chỉ “đi làm thuê” (gia công) cho các công ty nước ngòai vì nhà nước đã bị “vướng mắc” với các dự án kinh tế có vốn đầu tư và chủ trương “đã dự thầu thì sẽ thắng” của phiá Trung Cộng !

Ngòai ra hai bên cũng đồng ý: “Nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.”

Và cuối cùng, hai bên cũng đồng ý: “Sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt – Trung” và “Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.”

Như vậy thì nên hiểu như thế nào về “thành công” của phía Trung Cộng sau chuyến sang thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Lý Khắc Cường?

Là người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngòai, có ai biết Việt Nam đã mất Biển Đông hay nước Việt Nam đã bị “Tầu hóa” với những đồng ý vô điều kiện của Lãnh đạo Việt Nam?

Phạm Trần
(10/013)



- The Case for a Trans-Pacific Naval Partnership
--The US-Japan Security Relationship: Drift or Longevity?

-- - Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc (GDVN).

- CNOOC bắt đầu khai thác 2 lô dầu khí mới trên Biển Đông (SM).

-- 3 tháng, 185 lần Nhật tung máy bay lên chặn TQ và Nga (VNN).
- Liên minh châu Âu có “lợi ích cốt yếu” ở Biển Ðông (PT).

-Xem lại câu " Ủng hộ sự nghiệp thống nhất Trung Quốc" của TT Nguyễn Tấn Dũnghoangsa.org: Mọi ng đều biết, gần đây TT Trung Quốc thăm VN và cả hai bên đều ra tuyên bố chung. Nhưng sau khi ra tuyên bố chung thì bên Trung Quốc không dẫn thông tin với tựa đề là Tuyên Bố Chung như Việt Nam. 
Mà phía báo chí Trung Quốc đưa tin vs tít " Việt Nam ủng hộ sự nghiệp thống nhất Trung Quốc". Mà theo dân và chính phủ TQ thì sự nghiệp thống nhất Trung Quốc bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Có báo còn khẳng định VN ngày càng ủng hộ TQ trong việc quản lý 2 quần đảo đó.
Trích dẫn:
"7. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam."
-Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Thứ tư, 16/10/2013 - 01:50 AM (GMT+7)

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN  Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa Lý Khắc Cường đã thăm chính thức nước CHXHCN Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15-10-2013.
Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Trong không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, cũng như tình hình quốc tế, khu vực hiện nay và các vấn đề cùng quan tâm.
2. Hai bên đã nhìn lại và đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, khẳng định sẽ tuân theo những nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung   Quốc   theo   phương   châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". Hai bên nhất trí cho rằng, trong tình hình kinh tế, chính trị quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc hai bên tăng cường trao đổi chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác thực chất, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài phù hợp lợi ích căn bản của hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.
3. Hai bên đánh giá cao vai trò quan trọng không thể thay thế của tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc và thăm cấp cao, xuất phát từ tầm cao chiến lược nắm vững phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới. Ðồng thời, thúc đẩy trao đổi cấp cao qua nhiều hình thức như gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương, sử dụng tốt đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao để đi sâu trao đổi các vấn đề trọng đại trong quan hệ song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm.
4. Hai bên nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc"; sử dụng tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Kinh tế thương mại, Công an, An ninh, Báo chí hai nước và giữa Ban Ðối ngoại T.Ư, Ban Tuyên giáo của hai Ðảng; tổ chức tốt Phiên họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm, Phiên họp Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại, Hội thảo lý luận giữa hai Ðảng; làm tốt các công tác như Tham vấn Ngoại giao hằng năm, Tham vấn An ninh - Quốc phòng, đào tạo mở rộng cho cán bộ Ðảng và Nhà nước; sử dụng hiệu quả đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng, tăng cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận..., góp phần quan trọng cho việc tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, duy trì phát triển ổn định quan hệ hai nước.    
5. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác quan trọng của nhau, đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chung của hai nước, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây:
a. Về hợp tác trên bộ
(i) Hai bên nhất trí nhanh chóng thực hiện "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016" và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm; thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng giữa hai nước để quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các dự án cụ thể; sớm đạt nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốn đối với dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội nhằm sớm khởi công xây dựng. Hai bên sẽ tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái - Hạ Long, phía Trung Quốc ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia dự án này theo nguyên tắc thị trường, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ về huy động vốn trong khả năng. Các bộ, ngành hữu quan hai nước đẩy nhanh công tác, sớm khởi động nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Hai bên nhất trí thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới", tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết "Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung" (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.
(ii) Hai bên đồng ý tăng cường điều phối chính sách kinh tế thương mại, thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản" và "Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước này tại nước kia", để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở bảo đảm thương mại tăng trưởng ổn định, phấn đấu hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa có tính cạnh tranh của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang và Khu công nghiệp An Dương. Hai bên sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
(iii) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế...
(iv) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền giữa hai nước, thực hiện nghiêm Kế hoạch công tác hằng năm; tiến hành Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu giữa hai nước, thúc đẩy công tác mở cửa, nâng cấp một số cặp cửa khẩu biên giới trên bộ, sớm chính thức mở cặp cửa khẩu quốc gia Hoành Mô - Ðộng Trung; thúc đẩy đàm phán về "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc" sớm đạt được tiến triển thực chất, sớm khởi động vòng đàm phán mới và đạt nhất trí về "Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân", sớm hoàn thành xây dựng các cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2, cầu đường bộ 2 Tà Lùng - Thủy Khẩu, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước.
b. Về hợp tác tiền tệ
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên. Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Ðông Á.
c. Về hợp tác trên biển
Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc", sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Ðoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc "dễ trước khó sau", "tuần tự tiệm tiến", vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như Hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, Nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang..., tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.
Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Ðông.
6. Hai bên nhất trí tổ chức tốt các hoạt động như Liên hoan Thanh niên Việt - Trung lần thứ hai, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Liên hoan Nhân dân Việt - Trung..., nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều thế hệ tiếp nối sự nghiệp hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên nhất trí thành lập Viện Khổng Tử tại Việt Nam và đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, thiết thực tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu nghị Việt - Trung, làm sâu sắc sự hiểu biết và hữu nghị giữa người dân hai nước.
7. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Ðài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Ðài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Ðài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.
8. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại  thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á - Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc, Hội nghị Cấp cao Ðông Á..., cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Hai bên đánh giá cao những thành tựu to lớn đạt được trong phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc, nhất trí lấy dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc làm cơ hội tăng cường hơn nữa tin cậy chiến lược. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về việc ký "Ðiều ước hợp tác láng giềng hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc", nâng cấp Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Việc ASEAN và Trung Quốc triển khai hợp tác rộng rãi có vai trò hết sức quan trọng đối với thúc
đẩy hòa bình, ổn định, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau tại khu vực Ðông - Nam Á.
Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Ðông, theo tinh thần và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông" (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông" (COC).
9. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước này tại nước kia", "Bản ghi nhớ về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới", "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm Công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam", "Hiệp định về việc xây dựng cầu đường bộ 2 Tà Lùng - Thủy Khẩu" và Nghị định thư kèm theo, "Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ", "Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang", "Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường đại học Hà Nội"  và một số văn kiện hợp tác kinh tế. 
10. Hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhất trí cho rằng chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển và hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực.

--

Báo Trung Quốc ngang ngược bày mưu chiếm Trường Sa năm 2025


Trung Phạm - theo Trí Thức Trẻ | 17/10/2013 07:05

(Soha.vn) - Theo sự hoang tưởng và ngông cuồng của bài viết dưới đây thì Trung Quốc sẽ “thu hồi” Trường Sa vào giai đoạn 2025 -2030 sau khi thống nhất được Đài Loan từ 2020 -2025.

Ngày 8/7/2013, trên Wenweipo, tờ báo tiếng Trung có quan điểm ủng hộ chính phủ Trung Quốc xuất hiện một bài viết với tựa đề: “6 cuộc chiến tranh Trung Quốc chắc chắn sẽ phát động trong vòng 50 năm tới”.
Midnight Express 2046, trang blog có trụ sở ở Hong Kong, xác định bài báo trên có nguồn gốc từ ChinaNews.com.
Midnight Express 2046 đánh giá, dù còn ấu trĩ nhưng bài viết này đã cho thấy một bức tranh khá rõ ràng về cái gọi là “Chủ nghĩa Đại hán hiện đại” của Trung Quốc.
Theo cách nhìn nhận của bài báo,Trung Quốc hiện nay chưa phải là một cường quốc thống nhất. Đây là một sự sỉ nhục và do đó, vì “lợi ích thống nhất và phẩm giá quốc gia”, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc phải phát động 6 cuộc chiến tranh để hiện thực hóa mục tiêu này.
1. Cuộc chiến tranh thứ nhất: Thống nhất Đài Loan (2020 - 2025)
Bài báo đánh giá, mặc dù hai bờ eo biển Đài Loan vẫn đang trong trạng thái hòa bình nhưng Trung Quốc Đại lục không nên “mơ mộng” về một giải pháp thống nhất hòa bình từ chính quyền Đài Loan, cho dù là Quốc dân Đảng hay Dân tiến Đảng cầm quyền. Tình hình hiện nay của Đài Loan là nguyên nhân khiến Trung Quốc phải lo lắng vì các bên đều tận dụng cơ hội để mặc cả với Trung Quốc.
Do vậy, Trung Quốc phải hoạch định một chiến lược thống nhất Đài Loan trong vòng 10 năm tới, tức là khoảng năm 2020. Khi đó, Trung Quốc phải đưa ra tối hậu thư cho Đài Loan, yêu cầu Đài Loan lựa chọn: hoặc thống nhất hòa bình (Trung Quốc mong muốn điều này nhất) hoặc chiến tranh (lựa chọn bắt buộc) vào năm 2025.
Từ phân tích tình hình hiện tại, bài báo cho rằng Đài Loan chắn chắn sẽ cự tuyệt thống nhất, vì vậy hành động quân sự sẽ là giải pháp duy nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này sẽ là một cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên kể từ khi “nước Trung Hoa mới” được thành lập. Đây sẽ là phép thử đối với sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chiến tranh hiện đại.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, hoặc sẽ giành chiến thắng dễ dàng, hoặc có thể phải đối diện với khó khăn, tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Mỹ và Nhật Bản. Nếu Mỹ vàNhật Bản chủ động trợ giúp Đài Loan, hoặc thậm chí tấn công Trung Quốc Đại lục, đó sẽ là cuộc chiến tranh khó khăn và kéo dài. Ngược lại, nếu Mỹ và Nhật Bản đứng ngoài thì PLA có thể dễ dàng đánh bại Đài Loan. Trong trường hợp này, Đài Loan có thể sẽ bị kiểm soát trong vòng 3 tháng. Nhưng ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản lâm trận, chiến tranh cũng có thể kết thúc chỉ trong vòng 6 tháng.
2. Cuộc chiến tranh thứ hai: Đánh chiếm Trường Sa (2025 - 2030)
  Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Trung Quốc lộ mưu đồ đánh chiếm Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam
Vẫn bằng giọng điệu ngang ngược, bài báo cho rằng, sau khi thống nhất Đài Loan, Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 năm. Trong thời gian khôi phục lại sức lực, Trung Quốc sẽ gửi tối hậu thư cho các nước xung quanh Quần đảo Trường Sa của Việt Nam với thời hạn cuối cùng là năm 2028.
Theo bài báo này thì “các nước có tranh chấp về chủ quyền có thể đàm phán với Trung Quốc” về việc đảm bảo các lợi ích đầu tư ở những hòn đảo này “bằng cách từ bỏ yêu sách lãnh thổ của họ”. Nếu không, một khi Trung Quốc tuyên chiến, mọi lợi ích đầu tư và lợi ích kinh tế “sẽ bị Trung Quốc tước đoạt”.
Bài báo cho rằng, vào thời điểm đó, các nước Đông Nam Á còn đang “run lẩy bẩy” trước việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng biện pháp quân sự. Vì vậy, trong tình huống thứ nhất, các nước sẽ ngồi vào bàn đàm phán nhưng không muốn từ bỏ lợi ích của mình ở Trường Sa. Các nước sẽ áp dụng chiến thuật chờ đợi và trì hoãn đưa ra quyết định cuối cùng. Bài báo đã viết rất hống hách: “Họ sẽ không quyết định đón nhận hòa bình hay phát động chiến tranh một khi Trung Quốc chưa có bất cứ động thái cứng rắn nào”.
Tình huống thứ hai, Mỹ sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc“tái chiếm” quần đảo này. Nhưng cuộc chiến thứ nhất đã đủ dạy cho Mỹ một bài học “đừng công khai đối đầu với Trung Quốc”. Thế nhưng, bài báo nhận định, Mỹ sẽ ngấm ngầm hỗ trợ các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines. Trong số các nước quanh Biển Đông, chỉ có Việt Nam và Philippines dám thách thức vai trò thống trị của Trung Quốc.
Bài báo còn đề xuất: “Lựa chọn tốt nhất đối với Trung Quốc là tấn công Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất trong khu vực. Đánh bại Việt Nam, Trung Quốc có thể đe dọa được số nước còn lại”. Trong khi cuộc chiến với Việt Nam đang diễn ra, các nước khác sẽ “không dám ho hoe”. Nếu Việt Nam thất bại, những nước khác “tự khắc sẽ dâng đảo cho Trung Quốc”. Còn ngược lại, họ sẽ tuyên chiến với Trung Quốc.
Theo bài báo trên thì “Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam và lấy lại tất cả các đảo”. Khi Việt Nam “thất trận và mất hết các đảo” thì các quốc gia khác, bị đe dọa bởi sức mạnh quân sự của Trung Quốc,“sẽ đàm phán, trả lại đảo và tuyên bố trung thành với Trung Quốc”.
Sau đó, Trung Quốc có thể xây dựng các hải cảng và bố trí quân đội trên các đảo này, mở rộng ảnh hưởng của mình ra Thái Bình Dương.
3. Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (2035 - 2040)
  Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006
Sỹ quan Trung Quốc và Ấn Độ bắt tay nhau thời điểm trước khi tranh chấp biên giới tái bùng phát năm 2006
Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ đường biên giới dài nhưng điểm xung đột duy nhất giữa hai nước là phần phía Nam Tây Tạng.
Bài báo nhận định, Ấn Độ đánh giá rất cao giá trị của mình và cùng với sự trợ giúp từ Mỹ, Nga và châu Âu, họ tự tin có thể đánh bại Trung Quốc khi chiến tranh xảy ra. Đây là một phần lý do chính khiến các tranh chấp lãnh thổ kéo dài.
Theo bài báo, 20 năm sau, tuy Ấn Độ sẽ vẫn tụt hậu so với Trung Quốc về sức mạnh quân sự nhưng lại là một trong số ít các cường quốc thế giới. Nên nếu sử dụng vũ lực để thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu một số thiệt hại. Do đó, chiến lược tốt nhất đối với Trung Quốc là kích động sự tan rã của Ấn Độ. Khi bị chia rẽ thành nhiều quốc gia nhỏ, Ấn Độ sẽ không đủ sức mạnh để đối phó với Trung Quốc.
Kế hoạch thứ hai là xuất khẩu vũ khí tiên tiến cho Pakistan, giúp Pakistan chinh phục Nam Kashmir vào năm 2035. Trong khi Ấn Độ và Pakistan đang bận mải chiến đấu với nhau, Trung Quốc sẽ bất ngờ tấn công Nam Tây Tạng. Ấn Độ sẽ không thể cùng một lúc đối phó với 2 cuộc chiến tranh vì như thế sẽ mất cả hai. Trong tình huống này, Trung Quốc có thể chiếm lại Nam Tây Tạng dễ dàng và Pakistan có thể kiểm soát Kashmir.
Nếu kế hoạch trên vẫn không ổn, Trung Quốc sẽ hành động quân sự trực tiếp để lấy lại miền Nam Tây Tạng. Sau 2 cuộc chiến đầu tiên, Trung Quốc đã nghỉ ngơi được khoảng 10 năm và đã trở thành một cường quốc thế giới, có thể chỉ sau Mỹ, vì vậy Ấn Độ sẽ phải thua trong cuộc chiến này. http://soha.vn/quoc-te/bao-trung-quoc-ngang-nguoc-bay-muu-chiem-truong-sa-nam-2025-20131016223938628.htm



- BỘ MẶT “KHIÊM NHƯỜNG” DỄ SỢ CỦA NGÀI THỦ LĨNH ĐẾ QUỐC TRUNG CỘNG LÝ KHẮC CƯỜNG (Boxitvn).

Cựu Chiến Binh

Sáng ngày 15/9/1013, Lý Khắc Cường, thủ lĩnh đế quốc Trung Cộng đến thăm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đây là một trong vài ba điểm đến rất hiếm hoi của ông ta trong cuộc viếng thăm Việt Nam tuần qua.
Để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của ông ta, các cơ quan hữu quan đã làm rất nhiều việc, nói là theo yêu cầu của thủ lĩnh Trung Cộng họ Lý: Nào là hai hàng nữ sinh mặc áo dài đứng nghênh chào suốt từ cổng phía đường Nguyễn Trãi vào hội trường lớn, nào là đồng thanh hát bài “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” của ông nhạc sỹ ăn bánh bao Tàu họ Đỗ, nào là phải cung cấp danh sách trích ngang của tất cả những người vào hội trường dự họp mặt, nào là phải mời tất cả các thủ lĩnh đầu khoa và lớp trí thức thượng thặng thuộc hàng giáo sư và phó giáo sư đến để nghe họ Lý rao giảng về cường quốc thiên triều Đại Hán, nào là phát sẵn hàng trăm cái cờ “Ngũ tinh Hồng Kỳ” có ký tên đóng dấu để rồi sẽ thu về đầy đủ, chắc để điểm danh số người đến hội trường cho đủ số mà Thiên triều mong đợi, vân vân và vân vân.
Ngài thủ lĩnh họ Lý đưa ra đủ thứ đòi hỏi hết sức trịch thượng và chi tiết như thế để cho bộ máy của đám thái thú Thiên triều ở giữa thủ đô Hà Nội đến làm việc chi tiết với Nhà trường.
***
Nhưng câu chuyện diễn ra hết sức thú vị.
-       Các bạn nữ sinh thì bảo: “Em mới tắm táp đã giặt hết áo dài không có áo để đón ngài Thiên tử”.
-       Các nam sinh thì bảo: “Ông … éo đi đón cái thằng ấy”.
-       Các giáo sư thì bảo “Các cụ đây già rồi, ngồi nghe tuồng Tàu điếc tai”.
-       Các chú bảo vệ thì nói: “Chỉ khổ các bố phải săm soi bọn trẻ căm thù ném đá tên đầu đảng của nước đế quốc Trung Cộng sài lang”.
-       Các vị lãnh đạo nhà trường thì bàn thảo nhức đầu để phát biểu ý kiến sao cho cái cơ quan thông tấn quen lươn lẹo của Đại Hán không dễ bề lợi dụng xuyên tạc.
-       Vân vân và vân vân
***
Thế rồi, cái gì phải đến tất đã đến
Ngài thủ lĩnh họ Lý tiến qua cổng, hai hàng sinh viên Việt Nam và Trung Cộng đứng vẫy cờ theo nghi thức đón một ngài Thủ tướng, cứ một sinh viên Việt Nam thì xen vào một sinh viên Trung Cộng. Sinh viên Trung Cộng thì được phát đồng phục quần hoặc váy đen áo trắng, còn sinh viên Việt Nam thì không có được đủ hai hàng nữ sinh để Thủ lĩnh họ Lý ngắm nhìn như đặt hàng ban đầu.
Trong hội trường tầng 8, Ban tổ chức cũng huy động được số người ngồi đủ 500 ghế, nhưng giáo sư thì chỉ có một vài ngài tò mò đến nghe xem anh ta diễn trò gì cho giới trí thức xem…
Sau vài màn dạo đầu, hôm nay, mọi người cố chờ xem anh chàng họ Lý kể công lao gì về việc “Nhân dân Trung Cộng nhường cơm sẻ áo để nhân dân Việt Nam làm bia đỡ đạn cho nước Trung Cộng xây dựng thiên đường cộng sản”. Nhưng hoàn toàn không có một câu nào như thế, anh ta chỉ ra sức vuốt ve tình hữu nghị với dân tộc “thuộc quốc Việt Nam”… Chỉ ca ngợi nhân dân Việt Nam “tuyệt đỉnh anh hùng”, nghe thật sướng lỗ tai những kẻ chuyên ăn mày quá khứ. Tuy nhiên đầu lĩnh họ Lý cũng đá nhẹ một câu, tinh ý một chút mới hiểu ra là đang kể lể công ơn của Đảng Trung Cộng, ý là:  Trong khi nhân dân Việt Nam có cơm ăn no bụng để đánh nhau với Pháp và Mỹ, thì đấy là thời thơ ấu của chúng tôi, cái thời thơ ấu phải ăn khoai môn để sống qua ngày… Những người nhẹ dạ nghe mà rớt nước mắt.
Lạ thay, vì hôm nay anh chàng đầu lĩnh họ Lý không kể lể bất cứ công ơn trời biển nào của Đại Hán với Đảng Việt Nam.
Nhưng không.
Những lời vàng ý ngọc ấy được nhường cho ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn của nước Việt Nam.
Trong khi đầu lĩnh họ Lý nói vo để khoe tài hùng biện và “tình cảm chân thành” không công thức khuôn sáo, thì ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn trình bày một báo cáo dài giằng dặc, một nửa ngài nói bằng tiếng Việt, còn một nửa ngài nói bập bẹ bằng tiếng của mẫu quốc Đại Hán, thì ra, ông đầu lĩnh họ Lý tiết lộ: “Thời nhỏ, năm lên 8 tuổi, ngài phó họ Nguyễn của Việt Nam đã từng lưu vong sống ở nước Tàu”.
Ngài kể lể rất nhiều công ơn của Thiên triều, nào là nhường cơm sẻ áo cho cuộc “chiến đấu” của nhân dân Việt Nam, nào là các binh sỹ của “mẫu quốc” Đại Hán đã “hy sinh” trên chiến trường Việt Nam… trong khi bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thì ra sức tuyên bố chỉ có lĩnh Mỹ mới bỏ xác trên đất Việt Nam (!). Ngài Phó thủ tướng họ Nguyễn chỉ quên một chi tiết, là không trích dẫn lời thơ Tố Hữu, rằng dân Việt Nam đổ máu để “chết cho ba ngàn triệu trên đời”, làm tiền đồn đỡ đạn để bảo vệ cho cái phe xã hội chủ nghĩa, mà ngày nay đã sụp đổ tàn lụi đầy bóng ma của quá khứ.
***
Hí trường nào rồi cũng đến chung cục.
Cuộc gặp mặt đã kết thúc, nhưng không ai hát bài ca của nhạc sỹ Màn thầu (Bánh bao không nhân) họ Đỗ, mà hát một bài ca ca ngợi Việt Nam.
Anh chàng đầu lĩnh họ Lý tỏ ra rất khiêm nhường, lịch lãm, muốn tỏ ra một bộ măt giả nhân giả nghĩa trước giới trí thức mà ông ta cho là không biết gì đến những trò bẩn thỉu, đê tiện, lấn đất lấn biển phá hoại môi trường, đút tiền cho bọn quan tham ô lại để trì hoãn các công trình kinh tế mà bọn họ “thắng thầu” nhờ những khoản đút lót khổng lồ trên đất Việt Nam, khi cuộc họp mặt kết thúc, anh chàng thủ lĩnh họ Lý không bắt tay chia ly bịn rịn với giới lãnh đạo ngồi ở hàng ghế trên, mà bắt tay thân thiện với những kẻ “vô danh” ngồi ở những hàng ghế phía dưới hội trường.
Đoàn xe chở ông ta đi rất chậm ra cổng trường, anh chàng đầu lĩnh họ Lý còn mở cửa sổ ô tô vẫy chào thân thiện hầu như với mọi người được bố trí hai bên đường, làm cho những kẻ nhẹ dạ tin rằng ông ta đã đến đây như sứ giả của hòa bình và hữu nghị.
***
Sau khi đầu lĩnh họ Lý đi rồi, những người chỉ đạo từ đâu đến đòi thu lại số cờ đã phát có con dấu và chữ ký của cơ quan chỉ đạo… thì thấy thiếu. Cho người lùng sục mãi,  cuối cùng cũng tìm thấy một lá cờ năm sao “Ngũ tinh Hồng Kỳ” bị giẫm nát dưới bãi cỏ… chắc là để tiễn đưa anh chàng đầu lĩnh họ Lý vừa mới tung ra một chiêu hiểm độc để lừa bịp giới trí thức trẻ Việt Nam.
Không thể nói gì hơn về cuộc viếng thăm… “thân tình” nhưng không kết quả này, kể cả anh chàng đầu lĩnh họ Lý và viên quan Thái thú họ Nguyễn tháp tùng cố gắng chứng minh lòng trung thành của mình bằng một nửa bài diễn văn thống thiết với thứ tiếng Hán bồi còn ngọng của nước mẹ Đại Hán.
Chia tay với đầu lĩnh họ Lý nha.
Chúc ông thành đạt trong chiêu trò mới để lừa gạt những viên thái thú Việt Nam.
C.C.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


Việt Nam bỏ Mỹ theo Tàu? Touring Southeast Asia, Chinese Leader Outshines Kerry (NYT 14-10-13) Obama’s absence boosts China trade deal (FT 15-10-13) -China, Vietnam agree to deepen partnership along three tracks (Global Times 14-10-13) Vietnam Vows to Boost Political Ties With China in Li Visit (Bloomberg 15-10-13)- Tránh tuyên truyền sai lệch về bảo vệ chủ quyền biển, đảo (NLĐ). - Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho cán bộ báo chí (QĐND). - Phát hiện nhiều tài liệu in hình bản đồ Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa (ĐĐK).- Thu hồi nhiều ấn phẩm in bản đồ Việt Nam không có Trường Sa, Hoàng Sa (DT).
- Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết (SMSH).



Trần Kinh Nghị – Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc? (Dân Luận).

-- Sự thật trong tranh chấp lãnh thổ

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri Hải Phòng: Quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ (NLĐ).

- Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam? (VOA).- Việt-Trung rạch ròi giữa hợp tác kinh tế và chủ quyền lãnh thổ (DV). - Hoàn Cầu nói gì về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc? (GDVN). - Trung Quốc đem tiêm kích J-16 tới Biển Đông? (KP).

- Việt-Trung đàm phán khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ (PLTP).-- Thủ tướng Trung Quốc thăm Việt Nam (BBC). - Việt-Trung tăng cường hợp tác hàng hải, trên bờ và tài chính (VOA). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (CP).

- Nga giúp Việt Nam triển khai chiến lược chống xâm nhập trên Biển Đông (Infonet).

- John Kerry: Các bên tranh chấp Biển Đông có quyền nhờ trọng tài QT (GDVN). - Mỹ trấn an châu Á khi chính phủ ”đóng cửa” (TT).- Carl Thayer: Với Sự Giúp Đỡ Của Nga, Việt Nam Theo Đuổi Chiến Lược Kiểm Tra và Bảo Vệ Lãnh Hải Khu vực từ Nam Quan đến Bình Nhi Quan (The Diplomat/Dân luận).

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hòa bình, ổn định ở Biển Đông (TP).

- Tịch thu tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép (TBKTSG).

- Tăng cường hợp tác quân đội Việt Nam-Philippines (TTXVN).

- Đài Loan thăm dò dầu khí ở vùng Trường Sa (RFI).
- Thành lập Lữ đoàn Tàu pháo-Tên lửa 167 Vùng 2 Hải quân (QĐND).

-Đài Loan khảo sát dầu, khí đốt phi pháp tại Trường Sa (TN)
- Trung Quốc tài trợ Campuchia xây nhà máy lọc dầu (TTXVN).

- Những nền kinh tế “không tiền mặt” (CT).

-- Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc về kinh tế


-Việt Nam bất lực trước nạn buôn người

- Thương mại Việt-Trung : càng gia tăng, càng mất cân đối ? (RFI).

- Các đại gia Trung Quốc giàu thêm dù kinh tế ảm đạm (RFI).


- VIỆT-TRUNG LẬP NHÓM THĂM DÒ CHUNG Ở BIỂN ĐÔNG

-Trung Quốc khai thác tối đa thỏa thuận “hợp tác” với Việt Nam


- Việt-Trung thỏa thuận gia tăng hợp tác kinh tế để làm giảm căng thẳng tranh chấp chủ quyền (RFI). - VN -TQ hợp tác nghị viện, điện và biển (BBC). - Thủ tướng TQ đến VN ‘xoa dịu khác biệt’. - Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc (CP).

- Trung Cộng và Đài Loan: cá mè một lứa. (Phi Vũ).

- Nhật, Trung Quốc bí mật họp cải thiện quan hệ (TT). - Nhật-Trung bí mật đàm phán về quần đảo tranh chấp (TTXVN).


- Việt Nam – Trung Quốc ra tuyên bố chung: Giải quyết vấn đề Biển Đông “dễ trước khó sau” (DV).

- Yomiuri: Thăm Cam Ranh, Bộ trưởng QP Nhật nói 2 nước cùng hoàn cảnh (GDVN).

- Nhật Bản – Trung Quốc “bí mật” họp bàn tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (Infonet).

- Luật sư Mỹ giúp Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông (Infonet).

- TRANH CHẤP LÃNH THỔ TẠI BIỂN ĐÔNG VÀ BIỂN HOA ĐÔNG: Cuộc chạy đua tàu sân bay (PT).

- Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức nước ta (TN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc (SGGP). - Tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc (TT).


15/10/2013

Việt Nam sẽ đi về đâu với kinh tế Trọng Thương, tư bản nhà nước và xã hội thị trường

Đỗ Kim Thêm
Việt Nam sẽ đi về đâu? Đó là câu hỏi chung của những người ưu tư thời cuộc khi đất nước đang đối diện với đủ loại thách thức nghiêm trọng và những thành tựu đầy ấn tượng của Đổi Mới không còn nữa. Kinh tế Trọng Thương, tư bản thân tộc và xã hội thị trường là ba đặc thù quen thuộc trong định hướng XHCN làm cho con đường đưa tới thịnh vượng thêm xa, nhưng sẽ tác động đến nhiều chuyển biến mới lạ khó lường cho tương lai bất hạnh của đất nước.
Kinh tế Trọng Thương
"Phi thương bất phú" là một câu nói của người Á Đông mà không hề gây tranh cải. Trong kinh tế học của phương Tây cũng có lý thuyết Trọng Thương của Thomas Mun với lập luận tương tự: „thương mại đem lại thịnh vượng cho đất nước“. Cụ thể là chính quyền phải đẩy mạnh xuất khẩu để thu nhập vàng bạc càng nhiều càng tốt và không coi trọng việc nhập khẩu thương phẩm phục vụ giới tiêu thụ.

Ngược lại, Adam Smith cho rằng không nên lầm lẫn giữa thịnh vượng và tích lũy của cải, vì thịnh vượng còn cần đến nhà cửa, đất đai và hàng tiêu thụ đủ loại cho mọi người. Tích lũy qúy kim cho nhà nước và không nhập khẩu hàng không thể sản xuất được để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa sẽ gây bất ổn xã hội.
Ngày nay, chính quyền các nước dân chủ thực tế hơn, cho dù phải bội chi ngân sách và có hậu quả bất lợi kinh tế trong tương lai khi nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhưng cũng là chuyện phải làm vì giới tiêu thụ là người đầu phiếu, nhất là khi muà tranh cử gần kề. Do đó, quan điểm Trọng Thương không còn thuyết phục.
Khác với Trọng Thương là lý thuyết Tự Do kinh tế, mà lập luận chính là thị trường cần có tự do vận hành, nhất là tôn trọng vai trò sáng tạo của doanh giới và quyết định của giới tiêu thụ. Doanh nhân có khả năng huy động tiết kiệm để đầu tư vào thị trường mới và giới tiêu thụ sẽ định đoạt số phận doanh nghiệp. Cả hai làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, vì không ai khác có thể đem lại một không khí năng động cho thị trường và tạo niềm tin thúc đẩy tăng trưởng. Suy luận này xem vai trò điều tiết của chính quyền là một điều xấu xa cần thiết phải có và cần phân biệt với lĩnh vực tư nhân. Chính quyền lo trị an, quốc phòng và đối ngoại trong khi doanh giới đem lại giàu mạnh cho đất nước. Nếu hai cơ chế này hợp tác tốt đẹp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội thì một tình trạng lý tưởng sẽ đạt được.
Sự dị biệt giữa hai chính sách này là Trọng Thương xem xuất khẩu là quan trọng, vì trực tiếp đưa đến toàn dụng nhân công và gián tiếp đẩy mạnh tiêu thụ, trong khi Tự Do kinh tế xem thoả mãn nhu cầu tiêu thụ nội địa và ưu đãi các biện pháp nhập khẩu là cần thiết. Đó là chuyện lý thuyết.
Thực tế thì Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, một mô hình không có trong sách vở mà học giới đến nay cũng chưa thuyết phục được khái niệm này. Đó là một phương cách thực tiễn làm cho đất nước ra khỏi nghèo đói và tụt hậu do đẩy mạnh công nghiệp gia công chế biến và xuất khẩu khi thế giới đang chuyển mình trong cơn lốc toàn cầu hoá. Cơ chế độc đảng có nhiều thuận lợi, vì có ổn định chính trị và quyết tâm cao; các biện pháp kinh tế (kể cả sai lầm) không gặp chống đối. Biện pháp mạnh nên gây thu hút đầu tư quốc tế, vì doanh giới được hổ trợ về luật lệ và thuế khoá. Việt Kiều cũng có lý do đóng góp dù là muốn trực tiếp giúp gia đình hơn.
Thành tích Đổi Mới không thể che dấu thực tại bất công là công nhân và nông nhân, hai thành phần đóng góp trực tiếp, phải chịu cảnh ngày càng nghèo hơn, trong khi doanh nghiệp quốc doanh ngày càng giàu hơn nhờ cơ chế cho phép chiếm lĩnh thị trường không cạnh tranh và tận hưởng mọi ưu đãi thuế khoá. Hiện nay, kinh tế phương Tây chưa ra khỏi suy trầm và phẩm chất hàng hoá Việt xuống thấp nên mở rộng thị trường ngoại thương trong tương lai càng khó khăn hơn.
Dù không minh danh và cổ súy, nhưng Việt Nam đã áp dụng chính sách Trọng Thương trá hình với đặc thù của XHCN. Việt Nam đạt nhiều thành tích xuất khẩu, nhưng không tích luỹ ngoại tệ cho công qũy như thuyết Trọng Thương đề ra, mà ngược lại, doanh thu chia nhau cho thân tộc của lãnh đạo, một đặc thù của tư bản nhà nước.
Sau ngày gia nhập WTO, Việt Nam ý thức việc cắt gảm các biện pháp tài trợ, nhưng WTO cũng không đủ biện pháp kiểm soát các chính sách vĩ mô của Việt Nam, vì doanh nghiệp quốc doanh, dù không hiệu năng, vẫn tiếp tục đứng vai trò anh cả đỏ của chế độ.
Ai thắng và ai thua khi chính sách này tiếp tục? Vì cơ chế không thể cải cách triệt để nên nông nhân và công nhân sẽ mãi là nạn nhân và giới tiêu thụ ngoại quốc, doanh giới quốc tế và thân tộc chế độ tiếp tục thắng, mức độ có thể giảm đi, nhưng thiệt hại kinh tế trong trường kỳ như thế nào sẽ không thể lý giải cụ thể.
Để thế giới tiếp tục hưởng lợi do sản phẩm rẻ trong khi thị trường tiêu thụ nội địa bỏ ngỏ cho người lạ thao túng là một nghịch lý. Đóng góp của tư doanh cho tăng trưởng kinh tế vĩ mô là tiềm năng quan trọng, nhưng không được quan tâm. Mất chủ quyển kiểm soát thị trường nhân dụng và tiếp tục xuất khẩu lao động là hiện tượng không bình thường trong kế hoạch phân công lao động nội điạ. Không nâng cao giáo dục, mà lại kỳ vọng kinh tế chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp có giá trị cao, là nuôi dưỡng một hão huyền khác.
Nền kinh tế với những bất công và nghịch lý không thể có bước đột phá cứu nguy và chưa tạo điều kiện thịnh vượng cho toàn dân vì còn trong cảnh „Trọng Thương bất phú“.
Tư bản nhà nước
Nguyên ủy của thực trạng „Trọng Thương bất phú“ là do sự vận hành của tư bản nhà nước hay tư bản thân tộc, một thể chế mà sách vở phương Tây đã có bàn đến các đặc điểm khi thảo luận về sự đa dạng của các mô hình kinh tế tư bản.
Chủ nghiã tư bản Anh Mỹ cho phép thị trường hoàn toàn tự do, tôn trọng tuyệt đối quyết định của doanh giới và giới tiêu thụ và can thiệp của chính quyền là tối thiểu. Chủ nghiã tư bản châu Âu đặt nặng sự can thiệp trong các chính sách an sinh xã hội và bảo vệ công nhân và nông dân. Chủ nghĩa tư bản châu Á (Nhật và Đại Hàn) hướng về sự hợp tác chặt chẽ của chính quyền, doanh giới và ngân hàng cho nhu cầu phát triển thị trường ngoại thương hơn là nội địa.
Thực ra, không mô hình nào là tối ưu, và những dị biệt về truyền thống văn hoá, lịch sử luật pháp và chính trị là trở ngại chính cho việc áp dụng mô hình mới. Do đó, không có một giải pháp lý tưởng cho các vấn đề kinh tế tư bản ngày càng phức tạp hơn, mà kiểm soát giao lưu tư bản tài chính quốc tế là thí dụ.
Tư bản nhà nước là một suy luận về mô hình tăng trưởng của Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và các nước toàn trị khác. Tiến trình công nghiệp hoá không cần huy động tiết kiệm nội điạ để tư nhân đầu tư, phát triển thị trường là do nhà nước và những định chế quốc tế tài trợ. Du nhập kỹ thuật cho doanh nghiệp quốc doanh cất cánh là một vấn đề đầu tư và tài trợ phân bổ theo kế hoạch không cạnh tranh.
Suy luận chung cho rằng tư bản nhà nước phát sinh trong thời hiện đại sau khi các hình thức chủ nghĩa tư bản đã ra đời. Đây là một sai lầm. Sách vở văn minh tiền sử Hy Lạp chứng minh ngược lại: tư bản nhà nước là một hiện tượng chính trị có từ thời văn minh đồ Đồng.
Khi thị trường chưa thành hình và tiền tệ chưa là phương tiện trao đổi thì các nhà nước thành phố quanh vùng biển Địa Trung như Knossos, Myceane và Polos đã biết sử dụng quyền lực tư bản nhà nước để điều khiển bộ máy công quyền thô sơ bằng cách đánh thuế nông phẩm, kiểm soát sản xuất và mậu dịch. Mọi trao đổi hàng hoá, nhập và xuất cho nền kinh tế nguyên thủy đều qua biện pháp của nhà nước, một hình thức kinh tế quốc doanh và tư bản nhà nước.
Một thí dụ tương tự khác là trong thời kỳ xây dựng Đế quốc Andean trước khi bị người Tây Ban Nha chinh phục. Chính quyền Incas kiểm soát triệt để hệ thống kinh tế bằng cách xây dựng đường xá, tạo hệ thống thông tin và bưu điện cho cả nước, một hình thức kiểm soát tài nguyên và lao động buổi sơ khai.
Lý giải theo khảo hướng lịch sử, dù cổ thời hay hiện đại, cho thấy có một đặc điểm chung của tư bản nhà nước là lo thu tóm và cũng cố quyền lực chính trị, kể cả phí phạm tài nguyên và hiệu năng kinh tế. Nhà nước, dù sơ khai hay trưởng thành, xem chuyện an ninh xã hội là tiên quyết và hiệu năng kinh tế là thứ yếu, nếu có, thì cũng dùng bạo quyền để kiểm soát các tiềm năng tăng trưởng. Do đó, phát triển dân chủ và tôn trọng pháp quyền không có cơ hội. Sự vận hành không dựa theo tiêu chuẩn khách quan mà „Một người làm quan cả họ được nhờ", một lập luận quen thuộc của người Việt là thí dụ và phân phối theo kiểu „hết trong nhà mới ra ngoài đường“ thuyết phục nhiều hơn. Tư bản thân tộc thành hình và taọ một sân chơi kinh tế thu hẹp tối thiểu.
Kinh tế thị trường, ngược lại, một sân chơi mở rộng, không thể định hình và định hướng, dù vô hình và diễn biến theo tình cờ, nhưng cho phép tạo khích lệ khách quan cho doanh giới mạo hiểm hơn trong cạnh tranh và giới tiêu thụ có nhiều cơ hội hơn để quyết định tối ưu. Muốn vận hành có hiệu năng, kinh tế thị trường đòi hỏi khu vực tư nhân phải mạnh để có đủ khả năng đối trọng với quyền lực chính trị. Mạnh có nghiã là thế lực tài chính, ưu thế kỹ thuật và bình đẳng pháp luật với nhà nước. Vai trò chính của nhà nước là tôn trọng dân chủ và uy lực pháp quyền, nhưng nhà nước toàn trị không có tinh thần này và luôn tỏ ra đề kháng sự du nhập. Nếu tư nhân và chính quyền đều phải tôn trọng pháp luật theo tiêu chuẩn bình đẳng và khách quan, thì qua thời gian tiến bộ này đem lại chuyển biến thuận lợi cho xã hội, từ tổ chức sơ khai sang giai đoạn trưởng thành. Nhờ thế mà nhà nước, xã hội và thị trường trở thành ba tác nhân chính cho sự vận hành kinh tế.
Các thành tựu của tư bản nhà nước gây nhiều ấn tượng lạc quan trong thời kỳ khởi đầu của toàn cầu hoá làm cho các nước dân chủ phương Tây mơ ước noi theo. Vì cơ chế dân chủ đại nghị, tôn trọng pháp quyền, áp lực truyền thông và công luận không cho phép các nước phương Tây đề ra những giải pháp táo bạo mà hiện nay đang cần giải cứu các vấn đề khẩn cấp như suy thoái và nợ công. Nếu những biện pháp mạnh của tư bản nhà nước giải quyết đói nghèo, đem lại ít nhiều hiệu năng kinh tế trong ngắn hạn thì bất công xã hội, thiệt hại môi sinh và bất quân bình cơ cấu trong trường kỳ là hậu quả lan toả trầm trọng hơn.
Chúng ta đang ở đâu? Thị trường đã hình thành nhưng cơ chế nhà nước còn sơ khai nên không theo kịp tốc độ phát triển năng động của thị trường. Thị trường càng sinh lợi nhiều thì thân tộc càng vây chặt để chia quyền lợi. Xung đột quyền lợi xãy ra nên có động loạn xã hội và giảm tăng trưởng là tất yếu. Chính quyền tập trung giải quyết trị an và lo sinh tồn cho chế độ hơn và không còn khả năng để xây dựng một nhà nước trưởng thành và trường cữu. Sự quân bình giữa tư nhân và chính quyền không đạt được vì cả hai chưa có tinh thần trọng pháp. Xã hội dân sự đang hình thành và chưa đủ lực kiểm soát các hoạt động của thị trường và nhà nước. Công luận và phản biện, một sức mạnh chính của xã hội dân sự, chưa thể theo dõi hoạt động công quyền và thị trường là vì chưa có tự do báo chí. Không gian ảo của thế giới mạng đang định hình và khởi đầu gây tác động chuyển biến.
Chúng ta đi về đâu? Trước mắt, thân tộc còn đủ khả năng áp lực lãnh đạo và tư bản nhà nước vẫn chiếm ưu thế để không cải cách theo xu thế thời đại: kinh tế thị trường và dân chủ đại nghị của mô hình phương Tây. Phương Tây không khả năng giải quyết các thách thức mới như nợ công, suy thoái và bất công xã hội, nên chính quyền, ngoàl lý do chính trị, có thêm lý do để không cải cách theo khuôn mẩu này. Dân chúng không quan tâm chính trị, coi cải cách kinh tế và cơm áo gia đình là thực tế, và lo sợ phải đánh đổi một tương lai mờ mịt hơn.
Ngược lại, lãnh đạo tiếp tục bảo vệ chế độ bằng cách mang thành tích tăng trưởng trong thời kỳ trước suy thoái để lập luận và bảo chứng cho tương lai, nhưng không thuyết phục.
Một là nhà nước có thành tích kinh tế. Điều sai lầm. Tư bản nhà nước là một giải pháp kinh tế trong quá khứ chỉ cho thân tộc, không cho toàn dân, chủ yếu là giúp cho chính quyền cũng cố quyền lực. Tư bản nhà nước không nhất thiết sẽ là một sách lược duy nhất tốt đẹp cho tương lai, vì có nhiều mô hình tăng trưởng khác có thể kết hợp tối ưu trong một xã hội đang chuyển mình. Nhận thức tiềm năng tăng trưởng là một khởi điểm cho thay đổi tư duy mà vai trò tư doanh và Việt Kiều trong kinh tế thị trường và tinh thần phản biện trí thức của xã hội dân sự là sức mạnh cần phối hợp.
Hai là khó khăn hiện nay là do tình hình quốc tế mang lại. Đúng một nửa, vì cấu trúc kinh tế nội tại có vấn đề là chính. Tác hại của kinh tế quốc doanh, sai phạm ngân hàng, quốc nạn tham nhũng và vô pháp luật là nguyên nhân đưa tới tình trạng tư bản hoang dã. Tại các nước phương Tây, tiến trình công nghiệp hóa thành hình trước chủ nghiã tư bản ra đời. Ngược lại, tại Việt Nam tư bản nhà nước thành hình mà vẫn chưa có công nghiệp hoá toàn diện và chỉ có công nghiệp xuất khẩu. Tiếp tục nuôi dưõng doanh nghiệp quốc doanh không hiệu năng là một thất sách nghiêm trọng vì không thể tăng năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có một tiềm năng to lớn mà không thể phát huy vì thiếu chính sách cần thiết. Chuyển hướng huấn nghệ cho công nhân trẻ sang lĩnh vực công nghiệp thông tin là một mơ ước mà thành công Ấn Độ là một mô hình, nhưng không có điều kiện hổ trợ về chính sách cũng như quốc tế nên không thể thực thi. Không có thế lực thù địch hay tình hình quốc tế chịu trách nhiệm trước các thất sách này.
Ba là cho rằng không tiếp tục bảo vệ chế độ là một biểu hiện suy thoái đạo đức. Khẳng định này chỉ có giá trị phổ quát trong một xã hội sơ khai, khi chưa phân biệt hai phạm vi đạo đức và chính trị. Hiện tại cơ chế công quyền các nước tiên tiến không còn dựa trên đạo đức cá nhân hay xã hội, mà chuẩn mực vận hành phải là tuân thủ uy lực pháp quyền. Nhà nước vi phạm nhân quyền đã không bị trừng phạt mà phải được bảo vệ vì là bổn phận đạo đức, một lập luận không thuyết phục.
Tư bản nhà nước có một chính quyền ích kỷ để bảo vệ quyền lợi thân tộc, thờ ơ trước ý kiến của công luận và xem là thế lực thù địch và u tối vì đã không thể và sẽ không muốntự khai sáng để tạo niềm tin cho dân chúng về cải cách chính trị và kinh tế. Dân chúng, dù là nạn nhân, vì muốn yên thân mà một xã hội dân sự chưa thành hình. Tất cả đưa đất nước tới một tình trạng xã hội thị trường.

Xã hội thị trường
Thị trường là nơi gặp gở giữa người mua và người bán để trao đổi qua trung gian tiền tệ. Tiền tệ là một phương tiện thanh toán khi thuận mua vừa bán về một mặt hàng. Do đó mà có kinh tế thị trường, một phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất để thoả mãn tối đa nhu cầu cá nhân và xã hội.
Xã hội thị trường có phải là nơi thoả mãn mọi nhu cầu xã hội không? Không, mà đích thực là chúng ta dùng tiền cho những phạm vi không thuộc về thị trường và làm cho của uy lực đồng tiền chế ngự trong tất cả sinh hoạt xã hội. Hậu quả là mọi quan hệ không có đặc tính thị trường được định bằng một trị giá trao đổi. Đời sống gia đình, quan hệ thân thiết, bảo vệ sức khoẻ, cơ hội giáo dục, định mức tội phạm, xác định trình độ và tài nguyên đất nước là chuyện mua bán, mà tiền đâu là đầu tiên.
Chưa có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, mà chúng ta chỉ có kinh tế trọng thương trá hình XNCH. Thay vì dùng tiền để thanh toán cho các trao đổi trong thị trường, chúng ta đi xa hơn bằng cách dùng tiền để mua bán cho toàn bộ hoạt động xã hội. Do đó, xã hội thị trường thành hình và tác hại đến những giá trị cao cả khác là nhân phẩm, tự do và tình liên đới xã hội và độc lập dân tộc. Cuối cùng, tham nhũng lên ngôi thành quốc nạn và đạo đức suy vi tận đáy.
Chúng ta sẽ đi về đâu với xã hội thị trường? Nguy cơ nhất là bất công xã hội. Nhà giàu phô trương thành đạt không gây ảnh hưởng nhiều mà nhà nghèo bị trầm trọng hơn, vì không đủ phương tiện, khi tất cả đều có một cái giá để phải trả, mà giaó dục và y tế là hai mặt hàng chủ yếu. Không đủ tiền cho giới trẻ đi học nên không có khích lệ và cơ hội thăng tiến xã hội. Không đủ tiền cho dịch vụ y tế thì phúc lợi chung cho toàn xã hội không còn, trong khi lực lượng lao động, muốn được khả dụng, cần có trình độ và có sức khoẻ, đó là hai điều kiện tiên quyết cho thịnh vượng.
Phương Tây đang tranh luận vấn đề tìm một giới hạn đạo đức cho kinh tế thị trường, mà cụ thể là xác định những gì mà tiền không mua được giá trị, một phạm vi thuộc giá trị cá nhân và đạo đức xã hội, một chủ đề do Micheal Sandel cổ súy và dĩ nhiên không đáng cho người Việt đang vật lộn với cuộc sống quan tâm.
Giống như Armatya Sen, Michael Sandel đề cao sự phát triển thị trường trong tinh thần tự do. Mục tiêu theo đuổi trong nền kinh tế thị trường là vấn đề hiệu năng để thoả mãn nhu cầu từ đời sống hàng ngày cho đến sinh hoạt xã hội, nhưng không phục vụ cho lãnh đạo và thân tộc mà toàn dân. Tự do, nhân phẩm và hạnh phúc có thuộc về phạm vi thị trường không? Nếu có, là cứu cánh hay phương tiện? Đó là vấn đề. Khác với Sen, Sandel tìm hiểu có nên dùng tiền cho những phạm vi không thuộc về thị trường không. Những thí dụ của Sandel cho thấy vấn đề hiệu năng kinh tế, giá trị sử dụng, ảnh hưởng tiêu thụ, hạnh phúc đời sống cá nhân, gia đình và đạo đức xã hội liên hệ nhau.
Những thí dụ trọng sĩ diện hão của người Việt là quen thuộc và có thể bổ túc cho lập luận cùa Sandel. Cụ thể là chuyện phải dùng tiền để chạy chức mua quyền tìm hư danh xã hội, nhưng lại không đưọc ai tôn trọng; dùng tiền mua bằng cấp để tiến thân, nhưng không được ai xem là trí thức; mua nhà sang trọng nhưng không đem lại cảm tưởng an toàn; mua đồng hồ đắt tiền nhưng không mua được thời gian đã mất; nằm bịnh viện cao cấp nhưng không mua được sức khỏe suy sụp.
Xã hội thị trường làm cho lãnh thổ, tài nguyên và nhân lực là một món hàng mua bán trong nền kinh tế trọng thương dành riêng cho tư bản thân tộc. Mọi vấn đề tự do, hạnh phúc và độc lập dân tộc không còn nằm trong xã hội dân sự.

Đã đến lúc xã hội dân sự trở thành là một trào lưu đóng góp cho sự thay đổi, mà bổn phận công dân trong đạo đức cá nhân để đem bình an xã hội và thịnh vượng đất nước là nội dung chính. Nhưng khẩn thiết nhất mà xã hội dân sự Việt Nam cần có là một Aung San Suu Kyi và một Tahrir Square.

Đ.K.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Tổng số lượt xem trang