Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Đã quá muộn để cứu đa Tân Trào?

Cây đa Tân Trào chết dần do nhiều yếu tố chứ  không chỉ lấy vi  chất. Cây đa Tân Trào chết dần do nhiều yếu tố chứ không chỉ lấy vi chất.
Đã quá muộn để cứu đa Tân Trào?
26/06/2010 09:35:21

- "Nếu có cải tạo bằng cách gì đi nữa thì cũng chỉ là giải pháp tình thế chứ trước sau cây cũng sẽ chết. Lựa chọn biện pháp nào nhằm mục đích kéo dài thời gian để tìm cách giữ dáng cây theo hình ảnh lịch sử mà thôi".

TIN LIÊN QUAN

PGS.TS Trần Văn Con, Trưởng phòng Nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh, Viện Khoa học kỹ thuật Việt Nam nói về việc bảo tồn cây đa Tân Trào.Ở lĩnh vực lâm học, ông nhận xét thế nào về dự án bảo tồn cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng bê tông cốt thép và dây thép?

Cần nhìn nhận một cách khoa học rằng, cây đa đến nay đã quá già cỗi, bị mối mọt và rỗng phần nhiều. Vì thế cần có phương pháp chống trụ khỏi gãy là cần thiết.

Việc sử dụng phương pháp đó có ảnh hưởng gì đến gốc, rễ cây đa?

Nếu đổ bê tông vào phần rỗng và không làm ảnh hưởng đến lớp biểu bì của cây đa cổ thì cũng không sao. Cây đa sống được vì lớp biểu bì là nơi lấy thức ăn, nước. Cũng không quá lo lắng khối bê tông làm ảnh hưởng đến rễ cây. Rễ cóc (rễ chính) thì đã bị rỗng còn các rễ khác thì rơi xuống từ cành, cách xa gốc cây.

Khó có thể khẳng định được biện pháp này có ảnh hưởng gì sức sống của cây đa hay không. Nhưng nhìn chung biện pháp này được xem là ổn. Tuy nhiên khâu bảo dưỡng, chăm sóc nếu không tốt thì nguy cơ cây chết nhanh hơn vẫn có thể xảy ra.

Có người từng đề xuất chuyện trồng thêm 3 cây đa con mới cùng loài trên thân cây đa Tân Trào. Ông nhận xét thế nào về điều này?

Đó là cách lấy lại dáng cây đa cũ bằng cây thật chứ không phải bằng lá giả. Cây đa là loài ký sinh có thể mọc trên các cây khác. Khi cây già quả rơi quả xuống cây khác, lúc này hạt có thể trở thành một cây mới và rễ sẽ rơi xuống đất để lấy dinh dưỡng. Đó cũng là cách tái sinh của loài cây này.

Trước đây chúng tôi cũng đã đưa ra phương án làm các tay đua bằng vật liệu sau đó trồng hạt đa lên, các hạt này sẽ phát triển thành cành. Rễ cây sẽ cuốn quanh vật liệu đó và nhìn từ xa cây đa vẫn có hình ảnh lịch sử như trong sách xưa kia.

Có thể khôi phục cây bằng thuốc được không thưa ông? Nghe nói Trung Quốc đã từng áp dụng biện pháp này?

Hiện nay bằng kỹ thuật cao, người ta có thể khôi phục cây bằng thuốc. Khi cây đã đến giai đoạn yếu sinh lý, hút chất dinh dưỡng kém người ta sẽ khoan một lỗ vào thân cây và đút “thần dược” vào để cung cấp chất vi lượng, khả năng kháng bệnh…

Cây đa Tân Trào chết dần do nhiều yếu tố chứ không chỉ lấy vi chất. Nhưng cũng có thể một lúc nào đó cần thiết cũng phải lcho nó vài liều.

Theo ông, đến thời điểm này cải tạo cây có còn kịp không?

Quá muộn rồi. Nếu có cải tạo bằng cách gì đi nữa thì cũng chỉ là giải pháp tình thế chứ trước sau cây cũng sẽ chết. Lựa chọn biện pháp nào nhằm mục đích kéo dài thời gian để tìm cách giữ dáng cây theo hình ảnh lịch sử mà thôi.

Hiền Trần

Tổng số lượt xem trang