- Xung đột trên biển Đông và quan điểm của Nga (Vit).
VIT - Nhân sự kiện Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu ngư chính của Việt Nam khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây, VITINFO xin giới thiệu ngắn gọn bài của chuyên gia Grigory Lokshnin nói về quan điểm của Nga đối với xung đột trên Biển Đông và các đề xuất giải quyết tận gốc xung đột này.
Chuyên gia Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Grigory Lokshnin, người đã tham gia hội nghị chuyên đề khoa học quốc tế diễn ra vào cuối tháng 11/2009 tại Hà Nội mang tên: “Biển Đông – Hòa bình và hợp tác vì sự phát triển trong khu vực”.
Căng thẳng leo thang
Theo tác giả Grigory Lokshnin, tình hình trên Biển Đông đang lâm vào trạng thái rất nguy hiểm. Một số chuyên gia tham dự chuyên đề khoa học quốc tế tại Hà Nội năm 2009 còn so sánh diễn biến tình hình trong khu vực này với cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948, còn Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải tương lai của châu Á” vì sự xung đột lợi ích của cả những quốc gia gần bờ và không gần bờ tại khu vực này. Chính vì sự xung đột lợi ích nên đây dần dần trở thành “điểm nóng” mới của hành tinh. Và thật đáng tiếc, “sức nóng của điểm nóng mới” này lại không ngừng tăng lên.
Chuyên gia Lokshnin nhận định, tại khu vực này, cuộc chạy đua vũ trang và quân sự hóa những đảo thuộc Biển Đông – những hòn đảo đang trong vòng tranh chấp quyền sở hữu – vẫn đang tiếp tục. Đó là những đảo san hô và đá ngầm, và điều quan trọng nhất là tranh chấp thềm lục địa gần bờ khiến tình trạng va chạm, đầu mối xung đột, có tiềm năng biến thành xung đột và trong điều kiện nhất định có thể sẽ mở rộng hơn về thành phần tham gia và quân số lực lượng tham dự cũng như không gian bao trùm rộng lớn hơn là điều không thể tránh khỏi.
Vấn đề tranh chấp Biển Đông xuất hiện cách đây không lâu, khoảng 30-40 năm trước. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến nay, không có bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam, Philippines và những quốc gia quan tâm khác thuộc ASEAN, kể cả “sự gia cố” của Trung Quốc vào Công ước của LHQ năm 1982 về luật biển, thậm chí tuyên bố 2002 về những nguyên tắc hoạt động trên Biển Đông – tất cả đều không thể làm dịu bớt tình hình phức tạp tại đây. Diễn biến tình hình tại đây có khi “đóng băng” nhưng lại có lúc “trỗi dậy” cực kỳ nguy hiểm.
Căng thẳng lại leo thang bắt đầu từ tháng 5/2009, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, là bắt nguồn từ phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc đối với đăng ký về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam lên Ủy ban Ranh giới Biển của Liên Hợp Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề diễn ra ở Hà Nội, Giáo sư đến từ Viện Quan hệ quốc tế của Trường Đại học tổng hợp Côn Minh, Li Jinming viện dẫn rằng, Biển Đông thuộc loại biển bán mở và vì những điều kiện địa chính trị, những quốc gia gần bờ không cần phải tham vọng đạt được ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của đặc khu kinh tế (EEZ). Vì thế, tất cả những đảo được công nhận (không tính những bãi san hô riêng rẽ) đều cần có đặc khu kinh tế rộng 200 hải lý và ranh giới thềm lục địa của mình. Theo ông, điều này khiến các đăng ký ranh giới thềm lục địa của các nước có tham vọng nhìn chung đều không được thỏa mãn, vì thế những đề xuất của các nước chồng chéo lên nhau.
Tuy nhiên, dự thảo luật đưa những đảo chính thuộc Biển Đông vào diện tích lãnh thổ quốc gia tại các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông đã được thông qua và chúng dần trở thành một biểu tượng dân tộc nào đó và thậm chí trở thành điều kiện nhất định khẳng định tính chính thống của chính quyền, đối với họ những đảo này cần được bảo vệ bằng mọi giá.
Tất cả những điều trên khiến tình hình ngày càng trở nên không xác định, không rõ ràng, khó giải quyết và không thể lường trước. Và mặc dù tất cả những bên tham gia tranh chấp, theo đánh giá của các nhà khoa học, đều hiểu rất rõ những nguy hiểm và hậu quả tiêu cực nếu sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết xung đột và cố gắng giải quyêt vấn đề bằng chính sách ngoại giao nhưng lịch sử dạy rằng, trong những điều kiện nhất định, người ta thường quên những công ước như trên.
Chuyên gia Nga đưa ra cách tiếp cận giải quyết xung đột trên Biển Đông chia làm 3 giai đoạn:
- soạn thảo và thực hiện biện pháp gây dựng lòng tin
- xây dựng cơ cấu ngoại giao phòng ngừa
- thỏa thuận và thực hiện các biện pháp giải quyết những xung đột cụ thể.
Tất cả đều đòi hỏi sự kiên nhẫn thực sự, ý chí chính trị vững vàng và nỗ lực to lớn. Rõ ràng, việc kí Tuyên bố 2002 về hành động của các bên trên Biển Đông đã mất khoảng 10 năm nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên ASEAN; còn hội đàm Nga – Trung về vấn đề này cũng kéo dài trong khoảng 30 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phụ thuộc lẫn nhau mà ở đó không ai có mong muốn sử dụng vũ lực.
Xung đột trên Biển Đông và quan điểm của Nga
Chuyên gia Lokshni dánh giá rằng, trong những công trình khoa học công bố tại nhiều quốc gia khác nhau về vấn đề này thì thực tế không có công trình nào nhắc đến những lợi ích, vai trò và quan điểm của Nga trong khu vực tranh chấp.
Những ý kiến đưa ra tại Hội nghị ở Hà Nội năm 2009 về sự hiện diện những lợi ích sống còn của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai đã nhận được sự quan tâm rõ rệt. Bởi lẽ trong lĩnh vực hợp tác, Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC. Thực tế, Nga quan tâm không ít hơn những quốc gia khác trong việc nhằm ổn định khu vực có giá trị quốc tế bền vững này cũng như Nga quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này. Có cả những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam.
Nga có quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam như là một đối tác chiến lược. Hợp tác chiến lược là hình thức tổ chức hoạt động chung của các quốc gia trong những lĩnh vực cơ bản, có tính đến tương lai lâu dài dựa trên sự công nhận những lợi ích của nhau, tôn trọng và tuân thủ những lợi ích của nhau và hướng tới đạt được những mục đích chung hoặc những mục đích quan trọng sống còn.
Vì thế, Nga cũng như những quốc gia khác trong khu vực rất quan tâm đến diễn biến tình hình tại Biển Đông.
Tháng 7/2009, phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa trên những cơ sở tập thể và những nguyên tắc được công nhận và những nguyên tắc về quyền quốc tế và sử dụng đối thoại, thảo luận, hội đàm như là công cụ giải quyết những vấn đề phức tạp. Và khi ấy, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, không ai yêu cầu mỗi nước phải có ưu thế quân sự, củng cố sức mạnh quốc phòng, làm suy yếu an ninh của những quốc gia khác, xây dựng căn cứ quân sự và những liên minh quốc phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng hệ thống phòng thủ khu vực có khả năng gây mất cân bằng chiến lược. Theo ông, nên xây dựng cấu trúc thông qua ngoại giao đa phương, phát triển mối liên hệ giữa các tổ chức và các diễn đàn khu vực và điều quan trọng nhất – thông qua sự tin tưởng và tính đến những lợi ích của nhau.
Nguồn tin: Rau
- Báo Nga không mặn mà chuyện Biển Đông (Bee.net 11-6-11)
- Dịch giả Lê Đỗ Huy nói rằng: “Quan sát truyền thông Nga hai tuần nay, tôi thấy báo Nga chỉ hai lần nhắc tới chuyện Biển Đông”.
Tranh chấp vì dầu mỏ?
“Xung đột bùng phát dưới đáy biển: Giữa Việt Nam và Trung Quốc trầm trọng thêm tranh chấp lãnh thổ vì trữ lượng lớn dầu mỏ trên thềm lục địa” là bài viết trên tuần báo quan sát chính trị - kinh tế Vzgliad của Nga ngày 31/5/2011 điểm lại một cách tương đối khách quan sự việc xảy ra ngày 26/5/2011 tại khu vực Biển Đông.
“Chính quyền Việt Nam đã cáo buộc CHND Trung Hoa cố tình gây căng thẳng tại khu vực biển Đông. Hà Nội đã phản ứng về vụ việc xảy ra mấy ngày vừa qua tại các vùng biển tranh chấp.
Hãng Interfax dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”. Tuyên bố cho rằng, sự việc xảy ra là sự “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa của Việt Nam”.
Bài báo này cũng nhắc tới phát ngôn từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa, bà Khương Du: “Phía Việt Nam đã tiến hành hoạt động dò dầu khí tại vùng biển mà Trung Quốc có quyền tài phán, điều này đã gây thiệt hại cho các lợi ích và quyền tài phán của Trung Quốc”.
Theo bà Khương Du, “Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối của mình về các hoạt động thăm dò địa chất tại các vùng lãnh hải đang tranh chấp, và việc biên phòng Trung Quốc áp dụng các biện pháp trên với tàu của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp”.
Bài báo nhắc lại việc cuối tháng tư vừa qua CHND Trung Hoa và Việt Nam đã thoả thuận sẽ ký Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết những bất đồng trên biển. Tuy nhiên, thời hạn việc ký kết chưa được nêu.
Để kết bài viết của mình, tuần báo Vzgliad lưu ý về xung đột ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
“Mùa thu năm ngoái (2010) đã xảy ra xung đột ngoại giao nghiêm trọng tại các vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân của vòng xoáy mới của quan hệ căng thẳng giữa hai nước là vụ một tàu đánh cá Trung Quốc bị lính biên phòng Nhật Bản bắt giữ. Thuyền trưởng của tàu đánh cá này bị bắt, và sắp bị phía Nhật đưa ra xét xử.
Bắc Kinh đã đòi Tokyo không những trả tự do cho người Trung Quốc bị bắt giữ, mà còn phải có lời xin lỗi.
Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa nhấn mạnh, “Nếu phía Nhật Bản không trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho thuyền trưởng tàu Trung Quốc, Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp đáp trả cứng rắn, và trách nhiệm về việc này sẽ hoàn toàn thuộc về phía Nhật Bản”.
Cuối tháng 9/2010, Bắc Kinh đã bắt giữ bốn người Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc, và buộc tội họ chụp ảnh các căn cứ quân sự bất hợp pháp. Sau khi xuất hiện thông tin về việc bắt giữ trên, Tokyo trả tự do cho thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc”.
Sắm vũ khí
Báo Tin tức đồng bộ công nghiệp quốc phòng hôm 8/6/2011 đăng bài “Việt Nam lần đầu tiên xác nhận sẽ mua sáu tầu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất”.
Bài viết nhắc tới tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh về việc Việt Nam sẽ mua sáu tầu ngầm Kilo 636. Tuyên bố đưa ra trong phát biểu tại diễn đàn lần thứ 10 Hội nghị - Đối thoại Shangri-la sau khi Hà Nội chính thức phản đối vụ việc ba tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, thuộc tập đoàn PetroVietnam khi tàu này đang tiến hành thăm dò dầu khí trên thềm lục địa ngày 26/5/2011 tại Biển Đông.
“Như (báo Nga) đã đưa tin, ngày 15/12/2009, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm 636 … Tuy nhiên, tuyên bố của ông Phùng Quang Thanh lần đầu tiên xác nhận việc mua bán này” – bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng điểm lại sự kiện, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, để thảo luận các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vụ việc nói trên. Cùng lúc, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chính thức tuyên bố Việt Nam sẽ mua các máy bay tiêm kích SU – 30 MK, và các hệ thống phòng không của Nga. Theo ông Nguyễn Chí Vịnh, việc mua bán này thuộc chương trình nâng cao khả năng chiến đấu của bộ đội Phòng không quốc gia. Ông Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ sử dụng “mọi phương tiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Báo Tin tức đồng bộ công nghiệp quốc phòng của Nga đánh giá, tiềm lực của hải quân Trung Quốc ở biển Đông đã tăng cường đáng kể sau khi (Bắc Kinh) xây dựng xong căn cứ tàu ngầm mới trên đảo Hải Nam, và đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.
“Các tàu ngầm hiện đại sẽ cho phép Việt Nam bảo vệ hiệu quả hơn lợi ích trên biển của đất nước, chống lại hạm tàu mạnh của Trung Quốc” – bài báo nhận định.
Lê Đỗ Huy (biên dịch)
Tranh chấp vì dầu mỏ?
“Xung đột bùng phát dưới đáy biển: Giữa Việt Nam và Trung Quốc trầm trọng thêm tranh chấp lãnh thổ vì trữ lượng lớn dầu mỏ trên thềm lục địa” là bài viết trên tuần báo quan sát chính trị - kinh tế Vzgliad của Nga ngày 31/5/2011 điểm lại một cách tương đối khách quan sự việc xảy ra ngày 26/5/2011 tại khu vực Biển Đông.
“Chính quyền Việt Nam đã cáo buộc CHND Trung Hoa cố tình gây căng thẳng tại khu vực biển Đông. Hà Nội đã phản ứng về vụ việc xảy ra mấy ngày vừa qua tại các vùng biển tranh chấp.
Việt Nam tăng cường khả năng khai thác dầu trên biển. Ảnh: PetroVietnam |
Hãng Interfax dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”. Tuyên bố cho rằng, sự việc xảy ra là sự “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa của Việt Nam”.
Bài báo này cũng nhắc tới phát ngôn từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa, bà Khương Du: “Phía Việt Nam đã tiến hành hoạt động dò dầu khí tại vùng biển mà Trung Quốc có quyền tài phán, điều này đã gây thiệt hại cho các lợi ích và quyền tài phán của Trung Quốc”.
Theo bà Khương Du, “Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối của mình về các hoạt động thăm dò địa chất tại các vùng lãnh hải đang tranh chấp, và việc biên phòng Trung Quốc áp dụng các biện pháp trên với tàu của Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp”.
Bài báo nhắc lại việc cuối tháng tư vừa qua CHND Trung Hoa và Việt Nam đã thoả thuận sẽ ký Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết những bất đồng trên biển. Tuy nhiên, thời hạn việc ký kết chưa được nêu.
Để kết bài viết của mình, tuần báo Vzgliad lưu ý về xung đột ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
“Mùa thu năm ngoái (2010) đã xảy ra xung đột ngoại giao nghiêm trọng tại các vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân của vòng xoáy mới của quan hệ căng thẳng giữa hai nước là vụ một tàu đánh cá Trung Quốc bị lính biên phòng Nhật Bản bắt giữ. Thuyền trưởng của tàu đánh cá này bị bắt, và sắp bị phía Nhật đưa ra xét xử.
Bắc Kinh đã đòi Tokyo không những trả tự do cho người Trung Quốc bị bắt giữ, mà còn phải có lời xin lỗi.
Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa nhấn mạnh, “Nếu phía Nhật Bản không trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho thuyền trưởng tàu Trung Quốc, Trung Quốc sẽ áp dụng những biện pháp đáp trả cứng rắn, và trách nhiệm về việc này sẽ hoàn toàn thuộc về phía Nhật Bản”.
Cuối tháng 9/2010, Bắc Kinh đã bắt giữ bốn người Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc, và buộc tội họ chụp ảnh các căn cứ quân sự bất hợp pháp. Sau khi xuất hiện thông tin về việc bắt giữ trên, Tokyo trả tự do cho thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc”.
Sắm vũ khí
Báo Tin tức đồng bộ công nghiệp quốc phòng hôm 8/6/2011 đăng bài “Việt Nam lần đầu tiên xác nhận sẽ mua sáu tầu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất”.
Bài viết nhắc tới tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh về việc Việt Nam sẽ mua sáu tầu ngầm Kilo 636. Tuyên bố đưa ra trong phát biểu tại diễn đàn lần thứ 10 Hội nghị - Đối thoại Shangri-la sau khi Hà Nội chính thức phản đối vụ việc ba tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02, thuộc tập đoàn PetroVietnam khi tàu này đang tiến hành thăm dò dầu khí trên thềm lục địa ngày 26/5/2011 tại Biển Đông.
“Như (báo Nga) đã đưa tin, ngày 15/12/2009, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm 636 … Tuy nhiên, tuyên bố của ông Phùng Quang Thanh lần đầu tiên xác nhận việc mua bán này” – bài báo nhấn mạnh.
Bài báo cũng điểm lại sự kiện, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh gặp người đồng nhiệm Trung Quốc Lương Quang Liệt, để thảo luận các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vụ việc nói trên. Cùng lúc, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chính thức tuyên bố Việt Nam sẽ mua các máy bay tiêm kích SU – 30 MK, và các hệ thống phòng không của Nga. Theo ông Nguyễn Chí Vịnh, việc mua bán này thuộc chương trình nâng cao khả năng chiến đấu của bộ đội Phòng không quốc gia. Ông Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ sử dụng “mọi phương tiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Báo Tin tức đồng bộ công nghiệp quốc phòng của Nga đánh giá, tiềm lực của hải quân Trung Quốc ở biển Đông đã tăng cường đáng kể sau khi (Bắc Kinh) xây dựng xong căn cứ tàu ngầm mới trên đảo Hải Nam, và đưa vào sử dụng tàu sân bay đầu tiên.
“Các tàu ngầm hiện đại sẽ cho phép Việt Nam bảo vệ hiệu quả hơn lợi ích trên biển của đất nước, chống lại hạm tàu mạnh của Trung Quốc” – bài báo nhận định.
Lê Đỗ Huy (biên dịch)
-Hiệu ứng Bình Minh?
Tue, 05/31/2011 - 06:28 — canhco
Liên tiếp trong nhiều ngày qua sự kiện nổi bật nhất trong nước không gì khác ngoài việc tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cable thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh. Trong cũng như ngoài nước rộ lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy từ nhiều năm qua. Nhiều năm, tính theo mốc thời gian ít nhất là sau các vụ biểu tình chống Trung quốc tại Hà Nội và Sài Gòn vào năm 2007. Không khí hừng hực của những ngày ấy đang phảng phất trên các trang báo trong nước, còn trên các trang blog thì không cần phải nói, mặc sức giận dữ và khai chiến.
Báo chí được một phen xả xú bắp vì đã quá lâu cái nồi nước dùng hầm đống xương của những con tàu chìm, những hòn đảo mất cùng vô số tử thi trong nhiều năm đã bỏ thây ngoài biển cả chỉ vì hai chữ Hoàng Sa và Trường Sa.
Blogger thỏa sức viết như chưa từng được viết về vấn đề chạm tới lòng yêu nước của cả dân tộc. Không khí chừng như lễ hội không bằng! Lễ hội vì sự đồng thuận của số đông gần như tuyệt đối. Số đông ấy đang đòi lại quyền được yêu nước của họ. Bằng chữ nghĩa, họ tuyên chiến với thế lực Bắc phương một cách rộn ràng!
Hầu hết các cơ quan ngôn luận bên ngoài Việt Nam đều có bài viết về sự kiện này. Nhiều cán bộ cao cấp một thời lãnh đạo đất nước đã trả lời phỏng vấn với những ngôn ngữ không cần phải kềm chế như từ trước tới nay. Tất cả đều có chung câu trả lời: Thứ nhất, việc làm của Trung Quốc là ngang ngược. Thứ hai, nhà nứơc phải nhanh chóng tập hợp lòng dân như ông cha ta từng làm cách đây hàng ngàn năm khi giặc Tàu tràn sang bờ cõi.
Bài học ấy không bao giờ lỗi thời và luôn luôn hiệu quả.
Nghe các vị này nói mà lòng mình phơi phới! Nếu được phép đặt tên cho làn sóng bất bình này thì mình sẽ dùng nhóm từ “hiệu ứng Bình Minh”!
Vậy mà lạ, ai cũng nói chỉ một người không nói!
Nếu Bộ chính trị là tổng hợp của 14 con người ưu tú, thông thái và trình độ ý thức chính trị ngất trời cũng như luôn luôn …đồng thuận với nhau thì danh xưng “một Người” dùng cho nhóm đảng viên tót vời này cũng không lệch chuẩn lắm.
Người đang im lặng. Người đang suy tư. Và có thể Người đang tính chuyện gì đấy cao cả, phi thường hơn trước áp lực của Trung Quốc. Vừa là bạn vừa là kẻ thù tiềm ẩn. Vừa là đồng minh mà cũng vừa là giặc ngoại xâm. Người đau đáu là phải, bởi không đau đáu sao được khi cơ ngơi, tài sản của cả nước do Người quản lý đang bị đe dọa trực tiếp và rõ ràng?
Người đang vắt óc suy nghĩ thì làm sao lên tiếng cho được? Hơn nữa với tính cách cao trọng của Người, lên tiếng vào lúc này chưa chắc gì đã thích hợp, có khi lại “hố” với canh bạc thấu cáy của đối phương không chừng!
Người suy nghĩ quá nên không biết bọn khuyển ưng dưới tay Người đang thọc chiếc gậy HS-TS-VN vào lòng dân khiến biết bao người đau đớn.
Sáng thứ Hai 30 tháng 5 phiên tòa Bến Tre, nơi nổi tiếng với bài hát “Dáng đứng Bến Tre” đã xét xử 4 dân oan và 3 đảng viên đảng Việt Tân với một bản án nặng nề đến nghẹt thở. Họ tội gì? Xin thưa, theo cáo trạng của tòa thì họ đã tuyên truyền, phát tán và tàng trữ tài liệu chống nhà nước. Tài liệu gì? Đó là sáu chữ cái HS-TS-VN.
Ủa mấy chữ này là gì mà ghê gớm như vậy. À, thì chữ viết tắt của Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam! Vậy không lẽ lại viết HS-TS-TQ?
Trong khi đang “ngẫm ngợi” về bản án vô tiền khoáng hậu này và lang thang trên mạng thì một sự kiện nữa làm mình ứa lệ: hai blogger Điếu cày và Anhba Saigon được Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ Kỳ Đồng. Theo hình ảnh mà video cho thấy thì ít nhất 1.000 người có mặt trong đêm cầu nguyện, Bài giảng của ba vị linh mục trong buổi lễ chừng như xoáy vào tâm thức mình những câu hỏi khó thể trả lời.
Số phận của hai blogger này không khác gì hai con bài mà “thế lực máu” đang làm một bài tính thử đối với dân tộc. Hai ông không có bất cứ một hành động gì để có thể gọi là chống phá nhà nước Việt Nam. Tội của hai ông nếu có, và nếu đựơc xét xử, thì phải do chính quyền và tòa án của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thụ lý.
Vậy thì Việt Nam đang lạm quyền? Sao Việt Nam không dẫn độ mấy người chống Trung Quốc này về Bắc Kinh để họ chịu sự phán quyết của tòa án xứ này?
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam hoàn toàn có đủ thẩm quyền để đòi hỏi nhà nước Việt Nam tuân thủ những gì đã ký kết với Trung Quốc. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, Trung Quốc đang là nạn nhân của một Người lừa đảo, không hề giữ lời đã hứa sau khi đã nhận bổng lộc triều đình.
Vậy thì nên buồn hay nên vui cho những người đang nằm trong tù vì tuyên truyền cho sáu chữ HS-TS-VN? Dù sao thì ở trong trại giam với người cùng ngôn ngữ vẫn hơn nằm chung với Lưu Hiểu Ba hay Ngải Vị Vị!
Còn đâu là thế nước lòng dân như mình chủ quan hồ hởi! “hiệu ứng Bình Minh” xem ra không còn tác dụng khi những cái đầu nguội ngắt đang lần mò với nhau trong đêm tối để sắp xếp hành trang cho một cuộc sơ tán không xa?
VIT - Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga (Ruvr) dẫn lời ông Vasily Mikheev Phó Giám đốc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế cho rằng, cuộc tranh chấp xung quanh các quần đảo trên biển Đông cần và có thể giải quyết bằng nỗ lực của tất cả các thành viên hữu quan.
Ruvr viết, vấn đề các đảo tranh chấp ở biển Đông vẫn là yếu tố gây bất ổn nghiêm trọng trong khu vực Đông Nam Á. Cách đây chưa lâu, Philippines và sau đó là Việt Nam đã gửi Liên Hợp Quốc công hàm chính thức, khẳng định chủ quyền của nước mình đối với quần đảo Trường Sa. Đó là phản ứng đối với hành động của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh công bố vùng lợi ích của họ bao trùm gần như toàn bộ lãnh thổ vùng biển Nam-Trung Hoa có trữ lượng dầu khí dồi dào và tài nguyên sinh vật biển rất phong phú. Manila đưa ra tuyên bố do thực tế là các tàu hải quân Trung Quốc đã lấn át tàu của Philippines đang tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc không tỏ thái độ gì với phản đối chính thức của Philippines. Còn mấy ngày sau Bắc Kinh công bố lệnh cấm đánh cá tại một số khu vực vùng biển có những quần đảo tranh chấp. Hà Nội không chấp nhận lệnh cấm này và xem văn bản như là sự vi phạm trắng trợn tới toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và quyền chủ quyền của quốc gia trên các quần đảo và đặc khu kinh tế biển độc quyền xung quanh.
Đồng thời, các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông. Trong văn kiện quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Đã qui nhận sự cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.
Chuyên gia Nga nhận định: “Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”.
Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt.
Và theo Đài phát thanh tiếng nói nước Nga, bằng hành động cứng rắn công khai của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. “Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Hoa Kỳ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh. Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông"”, Ruvr viết rõ.
ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Ruvr cho hay, nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
Sự việc các tàu hải giám Trung Quốc hôm 26/5 đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý đã thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế.
Thông tấn xã Itar-Tass của Nga cũng đưa tin, Hà Nội đưa ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh về vụ việc các tàu tuần tra của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong vùng biển Đông.
Còn báo Financial Times dẫn lời chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông làm việc tại Học viện Quốc phòng Australia, ông Carl Thayer, cho rằng, sự việc nói trên thể hiện sự gây hấn ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.
Hãng tin Reuters cũng đưa tin về vụ việc nêu trên, theo đó 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã thách thức một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, phá hoại trang thiết bị và còn lên tiếng đe dọa tàu Việt Nam.
Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lại nguồn tin Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Đỗ Văn Hậu về việc 3 tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò của con tàu thuộc sở hữu của Tập đoàn này.
Hãng tin BBC thì viết: Trước đây Trung Quốc từng có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nước này đã gây áp lực, trực tiếp hoặc gián tiếp, lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil. Tuy nhiên, đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh đã được diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 không có tranh chấp.
Đồng thời, các nước trong khu vực đang cố gắng giảm độ gay gắt của vấn đề. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử trong vùng biển Đông. Trong văn kiện quy định về sự sẵn sàng từ bỏ đối đầu và giải quyết vấn đề quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuần túy bằng con đường ngoại giao. Đã qui nhận sự cần thiết hoạch định một cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ, để quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển xung quanh trở thành “khu vực của hòa bình và hợp tác”.
Chuyên gia Nga nhận định: “Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có thỏa thuận cơ bản về cùng chung sử dụng các quần đảo này, về việc tại đây là khu vực phi hạt nhân, khu vực hòa bình và v.v... Đó là Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông. Nhưng thỏa thuận này mang tính chất văn kiện khung, chỉ xác định những nguyên tắc quan hệ cơ bản. Nhiệm vụ giờ đây là ở chỗ, làm thế nào để biến thỏa thuận này thành cơ chế hành động thực tiễn, không chia rẽ mà liên kết các quốc gia lại với nhau. Dưới tác động tiêu cực thể hiện qua tất cả các động thái ngoại giao thời gian gần đây, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo các nước tuyên bố tham vọng chủ quyền với các quần đảo này cần thêm một lần nữa suy nghĩ kỹ lưỡng, có thái độ tiếp cận nghiêm túc hơn với vấn đề, làm thế nào để biến thỏa thuận khung thành những bước đi thực tế”.
Tuy nhiên hiện thời Trung Quốc tỏ ra không vội gì tuân thủ tinh thần và văn bản của Tuyên bố. Các tàu hải giám Trung Quốc tiến hành tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa, chiếm tàu đánh cá của Việt Nam và lấy đi các thiết bị đánh bắt hải sản của ngư dân Việt.
Và theo Đài phát thanh tiếng nói nước Nga, bằng hành động cứng rắn công khai của mình, Trung Quốc thực sự đang buộc các láng giềng phải tìm kiếm một đối trọng để cân bằng với thế lực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực. “Hôm nay, trong cuộc tìm kiếm đó, các nước ASEAN đang thể hiện sự quan tâm rằng Hoa Kỳ không chỉ duy trì mà còn tăng thêm sự hiện diện tại khu vực. Nguyện vọng đó hiển nhiên được Washington hoan nghênh. Năm ngoái trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng nước Mỹ có “lợi ích quốc gia tới tự do hàng hải và sự tôn trọng pháp quyền quốc tế trong khu vực biển Đông"”, Ruvr viết rõ.
ASEAN hy vọng rằng đến 2012 – mốc đánh dấu 45 năm thành lập tổ chức – sẽ ký kết Quy tắc ứng xử ở biển Đông. Luật phải mang tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Ruvr cho hay, nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì biển Đông sẽ có thể trở thành một khu vực của hòa bình và hợp tác.
Sự việc các tàu hải giám Trung Quốc hôm 26/5 đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý đã thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế.
Thông tấn xã Itar-Tass của Nga cũng đưa tin, Hà Nội đưa ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ đối với Bắc Kinh về vụ việc các tàu tuần tra của Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam trong vùng biển Đông.
Còn báo Financial Times dẫn lời chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông làm việc tại Học viện Quốc phòng Australia, ông Carl Thayer, cho rằng, sự việc nói trên thể hiện sự gây hấn ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc trên Biển Đông.
Hãng tin Reuters cũng đưa tin về vụ việc nêu trên, theo đó 3 tàu hải giám của Trung Quốc đã thách thức một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông, phá hoại trang thiết bị và còn lên tiếng đe dọa tàu Việt Nam.
Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lại nguồn tin Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam Đỗ Văn Hậu về việc 3 tàu Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò của con tàu thuộc sở hữu của Tập đoàn này.
Hãng tin BBC thì viết: Trước đây Trung Quốc từng có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông. Nước này đã gây áp lực, trực tiếp hoặc gián tiếp, lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil. Tuy nhiên, đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh đã được diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 không có tranh chấp.