Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS

-Dạy và học tiếng Hoa trong nhà trường ra sao?
Thanh Niên
Theo Bộ GD-ĐT, chương trình dạy tiếng Hoa nếu được triển khai sẽ chỉ áp dụng đối với các trường có đông học sinh người Hoa, và là biện pháp nhằm đưa vào quy củ hoạt động dạy học bộ môn này. Những ngày gần đây, một số báo loan tin Bộ GD-ĐT sẽ đưa tiếng ...
Không bắt buộc học sinh học tiếng HoaXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Chương trình tiếng Hoa chỉ áp dụng cho HS dân tộc HoaDân Trí
Không dạy tiếng Hoa đại trà từ bậc tiểu họcNgười Lao Động
Hà Nội Mới Không dạy đại trà tiếng Hoa -VietNamNet -Sài gòn Giải Phóng

HỌC TIẾNG HOA ĐỂ BỒI DƯỠNG TÌNH CẢM YÊU QUÝ TIẾNG HOA   –   (Huỳnh Ngọc Chênh).  --

-PHẢN BIỆN TÍCH CỰC VÀ PHẢN BIỆN TIÊU CỰC (BS HỒ HẢI)- 
-Phản biện theo nghĩa đúng của nó là nghĩa tốt - tiếng Anh tư duy phản biện hay tư duy phê phán được dùng từ, critical thinking, tôi thích dùng từ tư duy tới hạn cho từ này hơn - Ngay cái từ tư duy phản biện nó đã có nghĩa là một tiến trình mà trí tuệ được sử dụng và xử lý một cách tích cực và khéo léo, dùng để thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đưa ra một hay nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề.


Thực chất bất kỳ ai đã từng học nghiên cứu khoa học và có tìm tòi triết học thì phương pháp luận khoa học, nó cũng đã chỉ ra các bước tư duy phản biện là rất rõ ràng. Phương pháp luận khoa học được phát biểu là, từ trực quan sinh động (tức là từ sự vật hiện tượng khách quan mà ta bắt gặp) đi vào tư duy trừu tượng (là ghi nhận, tổng hợp, phân tích và đưa ra phương án giải quyết cho thực tế khách quan đó). Rồi từ tư duy trừu tượng áp dụng vào thực tế khách quan (là đưa phương án giải quyết mà ta đã hình thành trong tư duy trừu tượng. Nó có thể là phương án, một dự tháo, một đề án để áp dụng vào thực tiễn). Đó là con đường nhận thức chân lý khách quan.

Từ đó, chúng ta sẽ thấy các bước phát triển tư duy một cách tự nhiên của con người, mà tôi đã đề cập đến trong nhiều bài viết trước đây là, tư duy phản biện tự động đến từng cá thể một cách tự nhiên mà không gượng ép. Chỉ khi nào 3 thành tố khách thể - gia đình, nhà trường và xã hội - tác động và uốn nắn tư duy của thành tố chủ thể thì lúc đó tư duy phản biện bị lái theo một hướng đã định của các thành tố khách thể mà tôi đã đề cập trong bài Quán tính tư duy.

Như vậy, cái quán tính tư duy do khách thể áp đặt vào chủ thể sẽ làm cho tư duy phản biện nảy sinh ra làm 2 loại là phản biện tích cực và phản biện tiêu cực. 

Phản biện tích cực là phản biện mà tư duy nhiều bước làm ra một hay nhiều phương án giải quyết trọn vẹn hoặc tối thiểu là ổn thỏa được đa số những việc còn chưa giải quyết được của thực tế khách quan đòi hỏi. Nó là kết quả đơm hoa kết trái của một tư duy chủ thể lành mạnh dưới tác động tích cực của tư duy khách thế đúng phương pháp luận khoa học.

Phản biện tiêu cực là phản biện mà tư duy phản biện thiếu tính khoa học, không sử dụng hết các bước tư duy phản biện để đưa ra một hay nhiều phương án giải quyết vấn đề, mà chỉ đưa ra kiểu phản biện sạch trơn, từ chối thực tế khách quan theo cảm tính yêu, ghét. Nó là hậu quả của một kiểu tác động tiêu cực của các thành tố khách thể lên tư duy chủ thể.

Để rèn luyện cho bản thân một tư duy tích cực, chủ thể tư duy cần làm chủ được tư duy của mình, đồng thời khách thể tác động vào tư duy chủ thể cũng không được mang kiểu tư duy áp đặt kiểu tiêu cực vào chủ thể đón nhận tư duy. Trong đó, tư duy khách thể luôn phải nhìn vấn đề thực tế khách quan dưới cái nhìn nhị nguyên. Có nghĩa là, bất kỳ một vấn đề, sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế khách quan không chỉ được diễn ra tiến trình tư duy phản biện bằng phương pháp luận khoa học, mà còn phải có cái nhìn 2 mặt tốt xấu, lợi bất lợi, đúng sai, v.v... của sự vật hiện tượng ấy với cá nhân và cộng đồng.

Lâu nay, xã hội Việt có một số sự vật hiện tượng đã bị cái tư duy phản biện tiêu cực của cộng đồng và chủ thể phản biện đã có cái nhìn ở góc độ cảm tính và sạch trơn nhiều hơn là tư duy tích cực. Rất dễ để tìm ra những ví dụ cụ thể này. Ví như, vì lòng căm thù ngàn đời với bành trướng bá quyền Trung Hoa mà, vài tờ báo chính thống của nhà nước từ hôm qua đến nay đã đưa tin sai lệch với dự thảo của bộ giáo dục, để rồi rút xuống. Còn các công dân mạng thì lo sợ sự áp đặt viện Khổng Khâu ở Việt Nam, cho người Việt học tiếng Hoa, để làm việc đồng hóa dân tộc, quá tải học hành cho trẻ. Đó là một cách tư duy phản biện tiêu cực, rất cực đoan và sạch trơn.

Bản thân ngôn ngữ nó là một thành tố làm nên loài người, ai cũng rõ. Ngôn ngữ không có tội, chỉ có con người sử dụng ngôn ngữ ấy gây ra tội lỗi. Ngược lại, biết thêm một ngôn ngữ là hiểu thêm một nền văn hóa khác để giúp cho chỉ số EQ và AQ cho cá nhân đó tốt hơn và dễ thành đạt hơn mà thôi.

Bản thân một dân tộc nào đó cũng không đáng ghét hay đáng thương hơn các dân tộc khác, mà chỉ có những chính khách của dân tộc đó lèo lái cái quán tính tư duy của dân tộc đó đi vào con đường sai trái, đáng để bị thế giới chối từ.

Tiếng Hoa theo thống kê trên toàn cầu, nó là thứ tiếng được sử dụng thông dụng đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Tây Ban Nha và trên cả tiếng Anh. Chỉ cần đơn cửa đơn giản, theo xác suất thống kê thì, cứ 5 người ta gặp trên trái đất này thì có 1 người biết tiếng Hoa. Đó là một lợi thế ngoại giao, làm ăn và phát triển cho những ai biết tiếng Hoa thì tại sao lại bài trừ nó?

Miền Nam Việt Nam trước 1975 cũng có dạy tiếng Hoa trong trường phổ thông rất bình thường. Và câu chuyện một học sinh trung học học 2 sinh ngữ - một sinh ngữ chính và 1 sinh ngữ phụ - cũng là chuyện rất bình thường. Chuyện thi tú tài hồi đó là thi toàn diện không bỏ một môn nào như bây giờ. Nhưng việc học không nặng, học sinh vẫn có thời gian tham gia hướng đạo sinh để phát triển kỹ năng sống. Không vì thế mà đổ thừa học thêm tiếng Hoa là nặng cho trẻ. Mà mỗi gia đình hãy tự trách mình là tòng phạm với tha hóa trong giáo dục làm con mình quá tải trong học tập, bằng học kèm, học thêm, trong khi nhà nước cũng là tòng phạm việc này khi trả đồng lương chết đói cho giáo viên.

Ngay cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng phải mượn cái gốc của tiếng Hoa để hình thành chữ viết của họ. Và ngay cả tiếng Việt viết theo chữ quốc ngữ đã được thoát Trung Hoa mà chúng ta đang dùng vẫn đang mượn rất nhiều từ Hán Việt. Và hơn 1000 năm bị đô hộ, dân tộc Việt có bị đồng hóa bao giờ? Và một dân tộc bị đồng hóa là một dân tộc làm mất đi cái bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có tiếng nói, chữ viết, thói ăn, nết ở, thuần phong mỹ tục ngàn đời, v.v... Thế thì tại sao phải lo sợ cái không cần phải sợ?

Và còn nhiều kiểu phản biện tiêu cực khác dễ thấy hằng ngày nếu chịu khó tư duy. Nếu một cộng đồng mà mỗi người chịu khó tìm tòi và tư duy tích cực để hoàn thiện mình và cộng đồng, thì cộng đồng đó vững mạnh, và ngược lại. May mắn cho những ai có được một tư duy phản biện tích cực, và cũng rủi cho những ai có một tư duy phản biện tiêu cực hằng định trong quán tính tư duy của mình.

Asia Clinic, 18h28' ngày thứ Tư, 14/3/2012


-  Dự thảo Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở (Bộ GD&ĐT). – Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về dạy tiếng Hoa bậc Tiểu học và THCS (GDVN).
Bão trong tách trà Đông A -Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo thông tư dạy tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở không khéo lại gây sóng gió trong chén trà nếu không giải thích kỹ. Thực ra đây là một việc hết sức bình thường, vì tiếng Hoa trong dự thảo không phải để dạy cho tất cả các lớp tiểu học và trung học cơ sở, mà là để dạy cho các lớp tiểu học và trung học cơ sở cho người Hoa, kiểu như các tiếng Tày, Nùng... cho các dân tộc Tày, Nùng... Không có gì mà phải ầm ĩ. Xét về mặt ích lợi, chuyện đưa tiếng Hoa vào cấp tiểu học và trung học cơ sở đem lại ích lợi nhiều hơn là để người Hoa tự dạy cho con em họ tiếng Hoa, bởi vì chương trình của mình đưa vào dạy sẽ không những giảm thiểu được ảnh hưởng bất lợi của văn hóa Đại Hán trong các lớp tiếng Hoa của người Hoa mà còn kiểm soát được kiến thức giảng dạy cho con em người Hoa. Ở Q.5 TPHCM tôi thấy nhiều người nói tiếng Hoa và nếu để người Hoa tự dạy cho con em họ tiếng Hoa thì chưa chắc đã hay.
Tuy vậy, khi xem bản dự thảo tôi có một ý kiến: tiếng Hoa phải được dạy theo chữ phồn thể. Bản dự thảo sử dụng chữ giản thể theo tôi không những không nên mà còn không phù hợp với đa số người Hoa ở Việt Nam, và mặt khác nên tách mối liên hệ giữa người Hoa ở Việt Nam với Trung Quốc đại lục.


-Khả năng soạn văn bản quá kém (NVP) Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa công bố dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở và các báo đồng loạt đưa tin “Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy ở bậc tiểu học và THCS”.
Đưa tin như thế là không đầy đủ và gây hiểu nhầm. Việc dạy tiếng Hoa theo chương trình nói trên là chỉ dành cho học sinh người Việt gốc Hoa chứ không phải dạy tiếng Hoa đại trà cho tất cả học sinh ở khắp cả nước.
Cũng khó trách các báo đưa tin thiếu chính xác vì đọc dự thảo thông tư, và dự thảo chương trình, phải đọc kỹ mới xác định được chuyện này. Lẽ ra trong dự thảo phải có ngay một mục lớn “Đối tượng học sinh” và ghi rõ đối tượng nào thì chịu ảnh hưởng của thông tư này như mọi văn bản đều ghi thì đâu có chuyện hiểu nhầm.

Phải đến trang 28 của dự thảo chương trình, đến phần “Cơ sở pháp lý xây dựng chương trình” mới biết chương trình dựa vào Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ “quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”.
Văn bản soạn kém sẽ dễ dẫn đến hiểu sai, bình luận sai như thực tế đang diễn ra.
--
- Cái này lạ nha, tiếng Hoa là tiếng dân tộc. Có bao giờ một tiếng dân tộc được dạy rộng rãi thế này kg??? tiếng Mường, tiếng Mán ???-
--Dự kiến dạy tiếng Hoa từ tiểu học VNN

Kế hoạch dạy học Bộ dự kiến như sau:
Cấp/ LớpSố tiết/tuầnSố tuầnTổng số tiết/năm

Cấp tiểu học
1435140
2435140
3435140
4435140
5435140
Cộng toàn cấp tiểu học175700
Cấp trung học cơ sở6435140
7435140
8435140
9435140
Cộngtoàn cấp THCS140560
-


Ảnh minh họaẢnh minh họa(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần.
Ở cấp tiểu học, mục tiêu hướng đến là bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.

Cấp trung học cơ sở, việc dạy tiếng Hoa hướng tới củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.

Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).

Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.
Hiếu Nguyễn
Theo GD-TĐ-Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS

-- Nguyễn Trung Lương: Triết học thoái vị – Đọc Hồi ký của Trần Đức Thảo (Pro&Contra).- - Phạm Kỳ Đăng: Trí thức gốc trung thành (boxitvn).



Những người xem thường pháp luật tại Trường Đại học Hùng Vương (CATP 10-3-12)
Tuổi trẻ thành phố mang tên Bác nghiên cứu và ứng dụng khoa học (ND 12-3-12) -- Nhưng muốn các em tiến lên thì trước hết phải thẳng tay dọn dẹp rác rến: Những "nhà khoa học" dỏm, những "tiến sĩ" bịp bợm, những "viện sĩ" chỉ biết làm chính trị (kiểu ma giáo)
“Du lịch Việt Nam qua thác nước”: Một cuốn sách đạo văn (LĐ 12-3-12)
Ngã vào mình (PN Today 11-3-12) -- Về hoạ sĩ Lê Thiết Cương
'Giải thưởng HNV Hà Nội năm nay là đích đáng' (eVan 12-3-12) -- Những người được giải các năm trước nghe thế đâm buồn!
Tướng Cao Kỳ và giai thoại xung quanh thế giới gà chọi (PNToday 12-3-12)
Gian lận ở các đại học Anh45,000 caught cheating at Britain's universities (Independent 11-3-12)
Giáo sư đại học Ấn Độ cần được tăng lương! In Search of India’s ‘Missing’ Professors (Chronicle of Higher Education 8-3-12) 





Muốn thác loạn, về Bình Tân! (NLĐ 12-3-12) - KHÔNG muốn thác loạn, đến Dayton! Cậu bé “thần đồng” khóc ròng vì được… mua nhà thu nhập thấp (SGTT).Người đàn ông nuôi hơn 600 đứa trẻ (VNE).Phá hàng loạt đường dây làm giấy tờ giả (TN).

Tổng số lượt xem trang