-Biển Đông: Trung Quốc đã "dằn mặt" Mỹ từ lâu(10-06-2011)
Hai tàu TQ xuất hiện ngay trước mũi tàu USNS Impeccable (Ảnh: Internet)
VIT - Khi tuyên bố có “lợi ích quốc gia” trong khu vực, Mỹ đã chính thức trở thành một nhân tố ngáng đường trong âm mưu thôn tính biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ lâu Trung Quốc đã lường trước vấn đề này và luôn tìm mọi cơ hội để dằn mặt Mỹ.
Sự kiện điển hình nhất là vụ va chạm trên không gần vùng đảo Hải Nam xảy ra tháng 4/2001 giữa một chiếc máy bay do thám EP-3 của Hải quân Mỹ và một máy bay phản lực chiến đấu F-8 của Trung Quốc. Chiếc máy bay Mỹ sau đó đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống một sân bay trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, còn chiếc máy bay F-8 của Trung Quốc được Trung Quốc thông báo là bị rơi và phi công bị cho là "mất tích". Tuy nhiên không có một chứng cứ nào được đưa ra để minh chứng cho sự mất tích bí ẩn này.Máy bay EP-3 (Nguồn: Internet)
Nhà Trắng khẳng định "không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ va chạm trên", còn phía Bắc Kinh thì cáo buộc máy bay Mỹ vi phạm không phận Trung Quốc và họ phải điều máy bay chiến đấu tới để xua đuổi.
Máy bay EP-3 khi đã được tháo rời (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, trong vụ va chạm này, mặc dù mất một máy bay và một phi công thiệt mạng nhưng phía Trung Quốc chỉ đòi bồi thường 1 triệu USD trang trải mọi chi phí sinh hoạt cho phi hành đoàn Mỹ trong những ngày bị giữ tại Hải Nam và chi phí tháo rời máy bay EP-3 để đưa về Mỹ. Việc Trung Quốc không đòi bồi thường thiệt hại về người và máy bay có thể cho thấy nguyên nhân vụ này không thuộc về Mỹ. Nói thêm rằng, Mỹ chỉ trả 34.576 USD trang trải cho các khoản sinh hoạt của phi hành đoàn.
Vụ va chạm không phải là kết quả của một hành động hiếu chiến bột phát của viên phi công lái chiếc máy bay F-8 trên mà là một hành động nằm trong một kế hoạch đã được trù tính kỹ càng. Được biết, quân đội Mỹ khi đó xác nhận các máy bay Trung Quốc đã bắt đầu bay sát máy bay do thám của Mỹ từ hồi mùa thu năm trước, thường ở khoảng cách 15m.
Người ta cho rằng Trung Quốc đã khám phá được toàn bộ bí mật, và sao chép hoàn toàn cấu trúc của chiếc máy bay do thám hiện đại EP-3 của Hải quân Mỹ. Người Mỹ hoàn toàn bất ngờ và bất lực trước hành động vỗ mặt này của Trung Quốc. Sự kiện có vẻ khó hiểu này trên thực tế đã diễn ra và không một ai có thể hình dung hậu quả của sự kiện này nếu nó xảy ra giữa Mỹ và Nga.
Còn ở trên biển Đông, các vụ va chạm xảy ra với nhiều mức độ hơn, nhiều kịch bản hơn, nhưng phần chủ động đều thuộc về Trung Quốc.
Còn nhớ vụ tàu tàu ngầm Trung Quốc đâm vào hệ thống thiết bị sonar của tàu John McCain của Hải quân Mỹ vào ngày 11/6/2009. Vụ việc xảy ra khi tàu khu trục USS John McCain đang kéo thiết bị định vị ngầm, được triển khai để theo dõi âm thanh dưới nước nhằm phát hiện tàu ngầm tại ngoài khơi Vịnh Subic của Philippines.
Tàu khu trục USS John McCain. Ảnh ABC
Quan đội Mỹ cho biết tàu ngầm Trung Quốc đã di chuyển đến tình huống cực kỳ nguy hiểm khiến thiết bị sonar nói trên bị quấn vào chân vịt của tàu ngầm. Còn phía Trung Quốc thì cho rằng đó “dường như là một tai nạn” và nguyên nhân vụ việc có thể do phán đoán nhầm khoảng cách (!)
Trước đó không lâu, vào ngày 8/3/2009, 5 tàu Trung Quốc đã ngăn chặn hoạt động của một tàu Hải quân Mỹ. Phía Mỹ cho biết, trong khi tàu nghiên cứu hải dương của Hải quân Mỹ USNS Impeccable, không mang vũ khí, đang hoạt động theo đúng luật ở vùng biển quốc tế, thì 5 tàu Trung Quốc đã có hành động một cách hiếu chiến chưa từng thấy để ngăn chặn hoạt động của tàu này.
Tàu Impeccable thực hiện nhiệm vụ khảo sát trên biển cho hải quân Mỹ.
Trung Quốc lập tức phản bác lại với tuyên bố tàu Mỹ đã tiến hành khảo sát trái phép ở ngoài khơi đảo Hải Nam và bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của phía Mỹ.
Tàu Trung Quốc tiến sát tàu USNS Impeccable
Những vụ va chạm tàu trên đây mang nhiều sắc thái, khi thì có vẻ là một tai nạn, khi thì là hành động có chủ ý của phía Trung Quốc, khi thì nghiêm trọng khi thì nhỏ nhặt. Dư luận đánh giá rằng, ẩn phía sau các vụ va chạm đó là một thông điệp mà Bắc Kinh ngầm gửi tới Washington: Trung Quốc không muốn Mỹ héo lánh tới khu vực biển Đông.
Đối với các hoạt động trên biển Đông mà Bắc Kinh không hài lòng, Trung Quốc không chỉ công khai phản ứng quyết liệt mà còn răn đe trừng phạt. Vào mùa xuân năm 2008, Trung Quốc đã phản đối dự án giữa Petrovietnam và công ty dầu khí Exxon Mobil của Mỹ về việc tìm kiếm và khai thác một số lô ở ngoài khơi Việt Nam. Bắc Kinh cảnh báo các công ty dầu khí của Mỹ và nước ngoài hãy ngừng hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông nếu không sẽ phải đối mặt với các hậu quả khi làm ăn với Trung Quốc. Sự kiện này đã được đưa ra tại một phiên điều trần của Quốc hội Mỹ.
Giàn khoan CNOOC 981 của Trung Quốc trên biển Đông
-Mỹ lên tiếng: US urges peaceful end to South China Sea tensions (AFP 10-6-11) - Mỹ kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông (DVT).
- Mỹ xây căn cứ quân sự lớn nhất thế giới tại Hàn Quốc (Đất Việt)- Thành phố Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi sẽ trở thành căn cứ quân sự có quy mô lớn nhất thế giới của Mỹ vào năm 2015, tờ Nhật báo Trung ương Hàn Quốc hôm qua cho biết.
Được biết, công trình với vốn đầu tư hàng khủng này sẽ là “mái nhà chung” của Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và phần đông các binh lính Mỹ thuộc sư đoàn hai đóng quân tại phía Bắc sông Hàn.
Theo tờ Hoàn cầu, dự án này không nằm ngoài chiến lược nâng tầm ảnh hưởng của Washington tới châu Á, vì đây chính là căn cứ địa cốt yếu của lục quân Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Căn cứ quân sự mang tính “độc lập” này của Mỹ có tổng diện tích 14.650.000 m2, chiếm tới 3% đất đai Pyeongtaek. Nếu cần, nó sẽ đủ sức chứa 4,4 triệu binh sỹ.
>> Mỹ tái bố trí quân sự ở Hàn Quốc
Mỹ sẽ củng cố sức mạnh quân sự tại Đông Bắc Á với dự án xây dựng căn cứ quân sự lớn nhất thế giới tại Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. |
>> Mỹ tái bố trí quân sự ở Hàn Quốc