--
- VOA -Một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu được bồi thường nhiều triệu đô la và một lời xin lỗi nhân danh hơn 5.000 người Haiti bị ảnh hưởng vì dịch tả bùng phát gây chết người tại Haiti.
Viện Công lý và Dân chủ Haiti, IJDH, có trụ sở tại Boston vừa mới gởi một kiến nghị lên trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. Một bản sao được gởi cho phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Haiti có tên là MINUSTAH.
Tổ chức này nói Liên Hiệp Quốc và MINUSTAH phải chịu trách nhiệm bởi vì hai cơ quan này không lọc bệnh đầy đủ cho lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia bị dịch tả đến.
Tổ chức này cáo buộc những chất thải không được xử lý từ một căn cứ Liên Hiệp Quốc đã đổ xuống một chi nhánh của sông Artibonite tại Haiti - một thủy lộ dài nhất và quan trọng nhất của nước này - và Liên Hiệp Quốc cũng không đối phó thích đáng với dịch bệnh.
Những người nêu kiến nghị yêu cầu được bồi thường 100.000 đô la cho mỗi nạn nhân chết vì dịch tả và 50.000 cho những người bị nhiễm bệnh nhưng sống sót.
Cơ quan đại diện cho những người này dọa sẽ đưa ra tòa nếu việc giải quyết với Liên Hiệp Quốc không thể đạt được. Vụ bùng phát dịch tả được truy nguyên từ lực lượng gìn giữ hòa bình người Nepal.
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Martin Nesirky xác nhận có nhận được kiến nghị, nhưng không bình luận về kiến nghị này.
Ông nói lập trường của Liên Hiệp Quốc căn cứ theo một phúc trình của các chuyên viên nói nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát là do kết hợp của nhiều tình huống.
Vào tháng 12 năm ngoái, Liên Hiệp Quốc nói MINUSTAH và chính phủ Haiti thực hiện những thử nghiệm trên các mẫu nước lấy từ căn cứ của lực lượng Nepal và những nguồn nước kế cận và đã có kết quả âm tính.
Tháng Năm vừa qua, một Ủy ban độc lập gồm các chuyên viên được Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ủy thác, công bố một phúc trình cho thấy dịch bệnh được “đưa vào Haiti là hậu quả của hoạt động của con người.”
Phúc trình ghi nhận là chủng vi khuẩn không phải có nguồn gốc từ Haiti và “rất tương tự nhưng không giống hệt, với chủng dịch tả của Nam Á.”
Dịch tả bùng phát tại Haiti làm gần 500.000 ngã bệnh và hơn 6.500 người thiệt mạng kể từ khi bùng phát cách đây 13 tháng.
Viện Công lý và Dân chủ Haiti, IJDH, có trụ sở tại Boston vừa mới gởi một kiến nghị lên trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York. Một bản sao được gởi cho phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Haiti có tên là MINUSTAH.
Tổ chức này nói Liên Hiệp Quốc và MINUSTAH phải chịu trách nhiệm bởi vì hai cơ quan này không lọc bệnh đầy đủ cho lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia bị dịch tả đến.
Tổ chức này cáo buộc những chất thải không được xử lý từ một căn cứ Liên Hiệp Quốc đã đổ xuống một chi nhánh của sông Artibonite tại Haiti - một thủy lộ dài nhất và quan trọng nhất của nước này - và Liên Hiệp Quốc cũng không đối phó thích đáng với dịch bệnh.
Những người nêu kiến nghị yêu cầu được bồi thường 100.000 đô la cho mỗi nạn nhân chết vì dịch tả và 50.000 cho những người bị nhiễm bệnh nhưng sống sót.
Cơ quan đại diện cho những người này dọa sẽ đưa ra tòa nếu việc giải quyết với Liên Hiệp Quốc không thể đạt được. Vụ bùng phát dịch tả được truy nguyên từ lực lượng gìn giữ hòa bình người Nepal.
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Martin Nesirky xác nhận có nhận được kiến nghị, nhưng không bình luận về kiến nghị này.
Ông nói lập trường của Liên Hiệp Quốc căn cứ theo một phúc trình của các chuyên viên nói nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát là do kết hợp của nhiều tình huống.
Vào tháng 12 năm ngoái, Liên Hiệp Quốc nói MINUSTAH và chính phủ Haiti thực hiện những thử nghiệm trên các mẫu nước lấy từ căn cứ của lực lượng Nepal và những nguồn nước kế cận và đã có kết quả âm tính.
Tháng Năm vừa qua, một Ủy ban độc lập gồm các chuyên viên được Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ủy thác, công bố một phúc trình cho thấy dịch bệnh được “đưa vào Haiti là hậu quả của hoạt động của con người.”
Phúc trình ghi nhận là chủng vi khuẩn không phải có nguồn gốc từ Haiti và “rất tương tự nhưng không giống hệt, với chủng dịch tả của Nam Á.”
Dịch tả bùng phát tại Haiti làm gần 500.000 ngã bệnh và hơn 6.500 người thiệt mạng kể từ khi bùng phát cách đây 13 tháng.