Trong hai tháng đầu năm 2012, Trung Quốc mua vào nhiều hơn là bán ra, cán cân mậu dịch thâm thủng 4.2 tỷ đô la Mỹ. Ðây là một dấu hiệu đáng mừng, cho kinh tế thế giới, và cho cả người Trung Hoa trong lục địa.
Ðối với người dân bình thường ở Trung Quốc, con số khiếm hụt trên có nghĩa là họ được tiêu thụ nhiều hơn trước. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn bán ra nhiều hơn mua vào. Nhìn vào tổng số hàng hóa đi qua đi lại đó, ai cũng thấy một điều: Ðại đa số món các món hàng Trung Quốc bán ra (thí dụ, quần áo hay máy điện thoại di động) chính là những món đã mua vào (vải vóc, và các bộ phận điện tử dùng để ráp máy điện thoại). Chỉ khác một điều là hàng đi ra có thêm công cắt may, lắp ráp của người lao động Trung Quốc. Trị giá mà người lao động Trung Quốc đóng góp vào số hàng hóa đó, trong khoảng thời gian giữa lúc mua vào và lúc bán ra, thường rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% giá trị món hàng khi tới ta người tiêu thụ. Tiếng là hàng made in China nhưng thực ra người Trung Hoa chỉ được hưởng rất ít; các công ty chủ nhân ở nước khác được hưởng 10% đến 20%.
Bây giờ, khi trị giá số hàng Trung Quốc mua vào cao hơn hàng bán ra, tức là rất nhiều món hàng vào rồi không được đem ra nữa. Chúng đi đâu? Chúng thuộc loại hàng nào? Ðó chính là những món hàng đã hoàn tất chứ không phải đồ dùng để lắp ráp; và chúng được đưa tới tay người tiêu thụ Trung Quốc. Ðó phải là điều họ nên vui mừng!
Nó cho thấy chính quyền đã chịu thay đổi chính sách kinh tế cố hữu từ 30 năm nay. Lâu nay, họ vẫn khai thác sức lao động của người dân, nhưng hạn chế không cho dân được tiêu thụ! Những ai được hưởng lợi trên sức lao động của dân Trung Hoa? Ngoài những người tiêu thụ trên thế giới, số người khác chính là các vị quan to ngồi trong guồng máy điều hành kinh tế, trong đó có việc xuất nhập cảng. Xuất nhập cảng chiếm 40% tổng số trị giá các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc trong một năm, gọi là tổng sản lượng nội địa (GDP). Tỷ lệ này gấp ba lần tỷ lệ ở Mỹ hay ở Âu Châu. Nghĩa là, tỷ số phần dân chúng trong nước tại Âu Châu và Mỹ mua bán cao, còn ở trong nước Trung Hoa thì rất thấp.
Không thể kéo dài tình trạng bất công này, và bị áp lực quốc tế đòi phải điều chỉnh để kinh tế thế giới cân bằng hơn, đảng Cộng Sản đã phải chuyển hướng.
Nhiều món hàng nhập cảng tăng lên có thể được tiêu thụ. Số tiền mua xe hơi nhập cảng tăng một phần ba, trong hai tháng đầu năm 2012; đa số người mua xe là các cán bộ và dân thành phố làm ăn với các cán bộ; chứ không phải nông dân. Và con số 4.2 tỷ đô la trong hai tháng qua cũng không hoàn toàn là phần người tiêu thụ Trung Hoa được hưởng. Trong số hàng nhập cảng có những món được mua để dự trữ đề phòng sắp tăng giá, như số đậu nành tăng thêm 13% sau khi nhiều vùng trồng đậu nành ở Nam Mỹ bị hạn hán. Số đồng thau tăng 50%, có thể là để tích trữ vì lo chính quyền sẽ giảm bớt tiền cho các xí nghiệp vay. Các công ty mua đồng về, được mua chịu, ba tháng hay sáu tháng sau mới trả tiền. Trong thời gian đó họ vẫn thu tiền vào khi đem đồng ra dùng hay bán lại.
Nhưng hiện tượng khiếm hụt mậu dịch vừa qua vẫn là một dấu hiệu của sự chuyển hướng trong kinh tế Trung Quốc. Số những món hàng rẻ tiền như quần áo, giầy xuất cảng đã thực sự giảm bớt 2%, vì Trung Quốc đang mất lợi thế công nhân nhân rẻ so với nhiều nước khác. Người lao động biết tranh đấu đã đòi được tăng lương. Số hàng xuất cảng “cao cấp” hơn, như máy móc, đồ điện tử vẫn tăng thêm gần 9%, nhưng tốc độ gia tăng đó đã giảm đi so với tỷ số gia tăng hơn gần 12% trong ba tháng cuối năm 2011.
Vấn đề của cả nền kinh tế Trung Quốc không phải là lo khiếm hụt trong cán cân thương mại. Ðiều phải lo là trong khi số tiền mua bán hàng hóa thay đổi, trả tiền mua hàng ngoài nhiều hơn thu được tiền xuất cảng, thì có những nguồn tiền khác chạy vào có gia tăng hay không? Những món tiền nào sẽ chạy vào? Ðó là tiền vốn đầu tư. Hiện nay nhiều người muốn đổi lấy đồng nguyên để góp vốn vào Trung Quốc vì họ trông đợi không những được hưởng tiền lời đầu tư mà còn chờ đồng nguyên lên giá thì lại được thêm lời! Nếu các công ty Trung Quốc thu được nhiều tiền nhờ bán trái phiếu (tức là vay nợ) hay bán cổ phiếu (mời góp vốn), thì số dư trong “cán cân tiền vốn” sẽ bù lại với số thâm thủng trong cán cân thương mại.
Hãy lấy nước Mỹ làm thí dụ. Tại sao người Mỹ có thể kéo dài tình trạng mậu dịch khiếm hụt hết năm này sang năm khác mà vẫn sống được? Bởi vì trong lúc dân tiêu thụ ở Mỹ tha hồ mua hàng hóa rẻ do người lao động khắp thế giới làm, thì các công ty Mỹ và chính phủ Mỹ lại “xuất cảng” các trái phiếu và cổ phiếu, và họ được người ngoại quốc hăng hái mua; tức là đem tiền vốn đổ vào nước Mỹ. Từ ba chục năm nay, nước Mỹ bán ra ngoài rất nhiều “tờ giấy” (cổ phiếu và trái phiếu; trong đó có những giấy nợ của chính phủ Mỹ), lấy tiền mua vào áo thung chữ T, giầy chạy bộ, mì gói, vân vân, những thứ mà nếu cứ làm ở Mỹ thì chỉ thiệt, lỗ vốn. Các nước Á Rập xuất cảng dầu lửa thu tiền vô, nhưng lại nhập cảng trái phiếu (cho vay) hoặc cổ phiếu (góp vốn) cho Mỹ, Canada và Âu Châu. Khi kinh tế phát triển thì mỗi nước đều xuất cảng nhiều hơn, do đó cũng nhập cảng nhiều hơn, trong cả hai dòng tiền này. Tính chung các món tiền trao tay mỗi ngày, trong thương mại giữa các nước cộng với số tiền vốn qua lại, thì hai dòng tiền đó phải cân bằng với nhau.
Trong một ngày, số tiền trao đổi giữa các nước lên tới khoảng 4 ngàn tỷ đô la, theo số tổng kết của những ngân hàng hối đoái (đổi tiền). Chỉ một phần nhỏ trong số này là được dùng trong việc mua bán hàng hóa. Còn phần lớn là do các vụ chuyển tiền trong đầu tư, mua bán cổ phiếu và trái phiếu. Trong số 4 ngàn tỷ tiền đổi chác đó, 85% là đổi giữa đô la Mỹ với tiền nước khác. Chưa tới nửa phần trăm (0.3%) là người ta mua hay bán đồng nguyên của Trung Quốc.
Cứ xem như vậy thì còn lâu đồng nguyên mới đạt được địa vị một quốc gia tiền quốc tế. Trong khi đó thì đồng đô la vẫn tiếp tục được người ta dùng để mua bán, vay nợ hay trả nợ nhau; và để giành, thí dụ các quỹ dự trữ ngoại tệ. Mỗi lần chính phủ Mỹ làm cho đồng đô la mất giá, dân Mỹ không than thở, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại đau lòng. Vì dân Mỹ lãnh lương bằng đô la, mua thức ăn bằng đô la, trả tiền nhà, tiền xe bằng đô la. Ðô la xuống giá nhưng nếu đồng lương không đổi, giá bánh mì không đổi, tiền nợ trả ngân hàng mỗi tháng không đổi, thì người Mỹ có khi không biết là tiền mình mất giá; trừ khi đi du lịch hoặc mua phó mát Tây, kẹo Thụy Sĩ. Còn chính phủ Trung Quốc thì ngược lại, Họ có kho dự trữ ngoại tệ với 2 ngàn tỷ đô la Mỹ, cộng thêm tiền các nước khác thành 3.2 ngàn tỷ. Mỗi khi đô la Mỹ mất giá 1% thì kho bạc Trung Quốc mất luôn 1% trong số 2000 tỷ đô la dự trữ, tức mất tiêu 20 tỷ!
Nhưng Trung Quốc có thể bước theo con đường của Mỹ, tức là cứ nhập cảng nhiều hơn xuất cảng. Phải để cho người dân lao động cũng được tiêu thụ chứ? Miễn là các xí nghiệp ở Trung Quốc trở nên hấp dẫn khiến người ngoại quốc bảo nhau góp vốn (mua cổ phiếu) hoặc cho vay. Làm cách nào để các công ty Trung Quốc trở thành hấp dẫn như Coca Cola, McDonald hay General Electrics, Apple? Phải có tự do kinh doanh. Phải khích lệ tư doanh và giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nuớc. Mấy công ty Mỹ đó đều do tư nhân lập nên, tư nhân làm chủ cả.
Ảnh hưởng của việc Trung Quốc tăng lương: Vietnam offers companies China alternative (FT 14-3-12) China's Wage Hikes Ripple Across Asia (WSJ 13-3-12)
China to speed up economic reform to cushion risks: Wen- BEIJING (Reuters) - China will speed up economic reforms and let its currency float more freely in a bid to make growth more sustainable and cushion the country against external pressures and property market risks, Premier Wen Jiabao said on Wednesday.
-->> Resolving the European Debt Crisis, edited by William R. Cline and Guntram Wolff, is available online for preview and purchase.
- TRUNG QUỐC: NHỮNG BẤT AN VỀ KINH TẾ VÀ CẢI TỔ (NCTG).
-- Kinh tế Trung Quốc suy giảm, Mỹ có được nhờ? (VnEconomy).
Kinh tế Mỹ - Bernanke: The Villain (Atlantic 4-212) -- Bài (cover story) về Ben Bernanke (bài rất dài). Khá hay!
Nước Mỹ suy tàn? Is Robert Kagan Obama's Guru? (National Interest 13-3-12) -- THD sẽ có bài điểm sách Kagan trên Thời Đại Mới sắp ra
Nước Mỹ suy tàn? Is Robert Kagan Obama's Guru? (National Interest 13-3-12) -- THD sẽ có bài điểm sách Kagan trên Thời Đại Mới sắp ra
Cơn ác mộng của châu Âu không bao giờ chấm dứt? --- Đồng Euro không tạo ra phép màu (TVN).- Rượu vang: Mỹ vô địch thế giới về tiêu thụ, Pháp bợm rượu số một – (RFI). - Taobao đã hất cẳng eBay ra khỏi thị trường Trung Quốc bằng cách nào? (CafeF). - Báo nước ngoài sửng sốt vì iPad mới xuất hiện ở Việt Nam (Zing/ Infonet).
--Nguồn: Chuyện Gì Đang Xảy ra Tại Trung Quốc?
Nguyễn Xuân Nghĩa
Quân Đội Đảo Chánh? Trí Thức Bần Thần?
Chúng ta đã vào những ngày cận Tết Nhâm Thìn, mà người Hoa thì không quen đùa giỡn kiểu Tây phương về tin vịt vào ngày mùng một Tháng Tư (trò vui gọi là "Cá Tháng Tư"). Trong hoàn cảnh đó, có hai tin rất lạ khiến người ta phải hỏi rằng chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc?
Dù không dễ vì chế độ kiểm duyệt thông tin, người viết xin cố theo thứ tự trước sau – mà chưa chắc thấy ra tương quan nhân quả - để tường thuật vào buổi cuối năm, trước khi ăn Tết!
Tuần qua, giới phân tách tình hình Trung Quốc phác giác dấu hiệu của 1) một âm mưu đảo chánh quân sự trong những ngày đầu năm dương lịch và 2) sự bất mãn của giới trí thức trong đảng qua một vụ thủ tiêu phúc trình. Xét về nội dung vấn đề, chuyện thứ hai mới là biến cố đáng chú ý và có khi phản ảnh nhiều mâu thuẫn còn gay gắt hơn ngay trên thượng tầng chính trị của Trung Quốc, mà họ gọi là "bẫy xập cải cách".
Vì vậy, dù biết rằng người người đều bận bịu với chuyện tết nhất, bài này vẫn ghi lại một số chi tiết có khi báo hiệu sự lạ trong năm Nhâm Thìn.
***
CHUYỆN ĐẢO CHÁNH
Hôm Chủ Nhật mùng tám, một bài tường thuật trên mạng lưới của giới phân tách chuyện Trung Quốc cho biết vài chi tiết sau đây.
Gần Tết Dương lịch, các sĩ quan của hai đơn vị Không quân bị câu lưu vì nghi ngờ là liên hệ đến một âm mưu đảo chánh. Cùng lúc đó, một tiềm thủy đĩnh nguyên tử đang tuần duyên ngoài khơi được khẩn lệnh phải trở về căn cứ vì trên boong có nhiều sĩ quan dính dáng đến âm mưu đó. Chưa thấy nội dung bài tường thuật được các nguồn tin khác xác nhận, nhưng dường như chuyện âm mưu này lại phản ảnh sự kiện là vào tháng 12, Đại tá Hải quân Đàm Lâm Thuật (Tan Linshu) bị tống giam vì tội danh là "phá hoại".
Thoạy kỳ thủy, ít ai tin rằng một vụ đảo chánh quân sự có thể xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, đảng vẫn lãnh đạo quân đội. Theo lý luận Mao Trạch Đông, quân đội chỉ là khẩu súng trong tay đảng.
Nhưng cũng thời Mao, Thống chế Lâm Bưu đã từng lập kế hoạch đảo chánh để lên làm lãnh tụ, và bị mất mạng vào Tháng Chín năm 1971 vì mưu thuật phản đảo chánh của Mao. Thế rồi, trong vụ khủng hoảng Thiên an môn vào năm 1989, khi nội bộ lãnh đạo có sự bất nhất, Đặng Tiểu Bình hết tin tưởng vào các tư lệnh quân sự tại thủ đô mà phải kín đáo tìm viện binh ở nơi khác vào Bắc Kinh nã súng dẹp loạn.
Khi ấy, nếu các tư lệnh quân khu mà cùng lắc đầu thì tình hình Trung Quốc đã xoay về đâu?
Chi tiết thứ hai là các lãnh tụ cách mạng, từ Mao đến Đặng Tiểu Bình, đều là sĩ quan cao cấp của Giải phóng quân Trung Quốc và thời lập quốc thì quân đội và đảng quả thật là một. Qua thế hệ lãnh đạo thứ ba và thứ tư, cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều là đảng viên dân chính, dù có làm Chủ tịch của hai cơ chế chỉ đạo quân đội có cùng một tên là Quân ủy Trung ương, trong đảng và guồng máy nhà nước.
Khi lên lãnh đạo – sau vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 – Giang Trạch Dân vừa khéo mua chuộc các tướng vừa đẩy lui ảnh hưởng của quân đội. Ông bãi bỏ hệ thống quân doanh – cơ sở kinh doanh của tướng lãnh – nhưng đền bù bằng ngân sách quốc phòng và nhiều dự án hiện đại hóa quân đội. Đáng chú ý nhất là kể từ năm 1997 trở đi không sĩ quan nào được ngồi vào cơ chế quyền lực tối cao là Thường vụ Bộ Chính trị.
Lâm thế yếu ngay từ đầu do ảnh hưởng quá mạnh của "cánh Thượng Hải" và tay chân thân tín còn lại của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào nương tựa vào hậu thuẫn của tướng lãnh và từ đó quân đội đã có thêm sức nặng trong nhiều chọn lựa mang tính chất chiến lược về đối ngoại.
Việc Hồ Cẩm Đào bị lúng túng đầu năm ngoái khi đón tiếp Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mà không biết gì về vụ thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình ("Tiêm kích J-20") không là tin đồn. Người nói đến trạng thái lạc lõng ấy của họ Hồ là chính ông Gates, trước đây từng chỉ huy cơ quan CIA!
Ngày nay, khi thế hệ lãnh đạo thứ tư – Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc cùng Ôn Gia Bảo... – sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ năm, tầng lớp lãnh tụ đang lên cũng trông cậy nhiều hơn vào hậu thuẫn của quân đội và các tướng. Họ là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Bạc Hy Lai, v.v... Đa số là con cháu công thần và có quan hệ gắn bó với nhiều tướng lãnh cũng thuộc nòi cách mạng, trong "Thái tử đảng".
Dù bản thân hay cha mẹ có là nạn nhân của Mao và cuộc Đại văn cách đẫm máu ngày xưa, thành phần thái tử đỏ này vẫn gắn bó với chế độ, và chuẩn bị toả sáng.
Chúng ta đang ở giữa giai đoạn chuyển giao đó, cho đến Đại hội 18 vào Tháng 10 tới đây và trong những tháng kế tiếp, khi lãnh tụ dân sự phải củng cố ảnh hưởng trong cả ba cơ chế là đảng, nhà nước và quân đội: Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước và cầm đầu Trung ương Quân ủy hội.
Nhưng dù sao sự kiện các tướng đang có trọng lượng cao hơn vào lúc chuyển quyền này cũng không thể giải thích được một âm mưu đảo chánh của quân đội.
Khi ấy, ta chỉ có thể đưa ra hai giả thuyết về tin đồn đảo chánh.
Một là nhiều sĩ quan cao cấp trong hai quân chủng ưu tú và tiên tiến về kỹ thuật là Hải quân và Không quân đã có dấu hiệu sốt ruột. Họ muốn tăng cường thế lực quân sự của Trung Quốc nên có gây va chạm với lãnh đạo dân sự qua một số quyết định liều lĩnh. Cho nên, họ được gián tiếp nhắc nhở về kỷ luật và phương châm sinh tử: đảng mới lãnh đạo quân đội!
Tức là lãnh đạo đảng cũng sốt ruột vì sự sốt ruột của một số tướng tá!
Giả thuyết thứ hai, ly kỳ không kém, là lãnh đạo đảng đang gặp mâu thuẫn nặng nên ai đó đã nhân cơ hội tung tin đồn để gieo thêm sóng gió bên trong. Khi các lãnh tụ dân sự đều chật vật xoay trở với bài toán kinh tế quốc dân và những tính toán chính trị cho Đại hội 18, loại tin đồn như vậy là điều cực bất lợi cho cả chế độ.
Phải chăng, đó là "Hội chứng Titanic"?
Đúng trăm năm trước, "du-thuyền-vĩ-đại-không-thể-chìm-nổi" là chiếc Titanic bỗng nhiên bị một lỗ toang hoác vào giữa đêm. Và mất nhiều ngày hấp hối.
Hãy tưởng tượng là vào lúc thập tử nhất sinh, ở boong trên cùng, Thuyền trưởng và đại diện thủy thủ đoàn cùng chủ đầu tư, tổng quản trị và trưởng ban giao tế (vụ "lễ tân" kiêm tuyên truyền và quảng cáo!) bỗng dưng cãi vã om xòm - và có kẻ tung tin nhảm! Còn các du khách hạng sang ở dưới thì bận giành ghế trong tiếng nhạc tiếng pháo tưng bừng! Hoả châu lại tưởng pháo bông.
Hay ngược lại!
***
CHUYỆN BẪY XẬP
Chúng ta bước qua chuyện thứ hai, lần này thì không phải là tin đồn nữa.
Cũng hôm Chủ Nhật mùng tám (khi xuất hiện bài tường thuật về âm mưu đảo chánh), nhóm Nghiên cứu Phát triển Xã hội của Phân khoa Xã hội học trong Đại học Thanh Hoa công bố phúc trình "Thăng tiến Xã hội". Chủ nhiệm công trình khảo cứu này là Giáo sư Xã hội học Tôn Lập Bình. Đáng chú ý nhất, họ Tôn là học giả của chế độ, cố vấn của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người có đầy hy vọng ngồi ghế chủ tịch sau Đại hội 18.
Hôm đó, tờ Thanh niên Nhật báo tóm lược nội dung bản phúc trình của Đại học Thanh Hoa và đưa lên trang nhà. Sau đó, nhiều tờ báo điện tử khác, kể cả Nhân dân Nhật báo, cũng niêm yết bài tóm lược. Nhưng chỉ mấy tiếng sau thì ai đó đã hô "biến". Và ngần ấy bài ở ngần ấy nơi đều cùng biến mất!
Chuyện gì đã xảy ra?
Cho đến nay, chưa thấy ai nói đến hoặc phiên dịch cả bản phúc trình hình như là tội lỗi đó, người ta chỉ kịp bắt lấy một phần của bài tóm lược – mà cũng đủ nhức đầu!
Dù là cận Tết, ta cần ngược dòng lịch sử để hiểu ra vài khái niệm được bài tóm lược này trình bày.
Khi đảo ngược tình hình và tiến hành cải cách kinh tế từ đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình được ngợi ca là thực tế và quả cảm lần chân xuống nước để tìm các tảng đá vững mà bước qua sông. Thành ngữ "qua sông" hay "quá hà" là nói đến việc tìm hướng thay đổi mà không chết đuối.
Báo cáo của Giáo sư Tôn Lập Bình nói đến nỗi sợ... "không dám qua sông" – "bất tưởng quá hà". Mà không dám vượt sông khi đã ở giữa dòng thì nhiều phần sẽ chết đuối. Vì rơi vào thế "chuyển hình hãm tịnh", nôm na là lọt "bẫy xập của sự chuyển tiếp". Đó là tựa đề của bài tóm lược.
Sau đó là một bản cáo trạng!
Qua ba thập niên, Trung Quốc đã có 10 năm cải cách, 10 năm úp mở rồi 10 năm sau cùng – trùng với thập niên đầu của thế kỷ 21 – là thập niên củng cố. Nhưng là củng cố đặc quyền đặc lợi của những tập đoàn quyền lực mà bản báo cáo gọi là "ký đặc lợi ích tập đoàn". Bây giờ, xứ này bị nguy cơ rơi vào bẫy xập!
Giới kinh tế quốc tế thì nói đến bẫy xập của các nước đang phát triển khi đạt lợi tức đồng niên ở mức trung bình mà không vượt lên được và còn tuột vào khủng hoảng. Nhóm nghiên cứu xã hội của Đại học Thanh Hoa nói đến cái bẫy khác: việc cải cách khựng lại và đẩy lui.
Nguyên do chính là sức cản của các tập đoàn lợi ích để xứ sở đình đọng trong trạng thái họ gọi là "hỗn hợp", hầu chiếm lĩnh tối đa đặc lợi. Hậu quả là những biểu hiện dị hình về phát triển kinh tế xã hội và những vấn đề tích lũy về kinh tế và xã hội.
Vì không là sự phán đoán của thế giới bên ngoài mà là của người trong cuộc, chúng ta nên chú ý đến lối phân tách này.
Lập luận của phúc trình là từ đã lâu, lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh đến khảo hướng tiệm tiến của cải cách – thận trọng như người khoắng chân tìm đá dưới sông rồi mới tiến từng bước. Ngày nay, phép tiệm tiến đó có nguy cơ đưa cải cách vào bẫy xập vì từng bước tạo cơ hội trục lợi cho một số người khiến họ trì hoãn, và còn định chế hóa – chữ của bản phúc trình là "định hình hóa" – hệ thống truy tìm đặc lợi.
Nghĩa là các tập đoàn lợi ích không muốn nhấc chân ra khỏi những tảng đá vững chắc của chế độ đặc lợi nên chẳng những trì hoãn mà còn đẩy lui việc cải cách! Và đẩy xứ sở vào bẫy xập....
Bản báo cáo còn nêu ra và phân tách năm triệu chứng của bẫy xập.
Triệu chứng đầu tiên là tình trạng phát triển vừa xốp – không đồng bộ - vừa dị dạng! Xốp là khi tư nhân hay "động lực của dân gian" bị kềm hãm, tiểu thương và doanh nghiệp loại trung bình và nhỏ bị điêu đứng, yêu cầu phát triển các tỉnh nghèo thì vẫn nguyên vẹn, thành phần bần cùng vẫn nằm dưới đáy. Trong khi ấy, kinh tế lại có những biểu hiện hiếu động và dị hình nhờ sự kích thích của nhà nước. Đó là nỗ lực ào ạt xoá và xây các công trình nguy nga vĩ đại, là việc tổ chức những sinh hoạt... hoành tráng, thậm chí tô tượng huy hoàng.
Việc thực hiện các dự án lớn lao ấy là biểu hiện của chứng bệnh gọi là "tăng lượng ỷ lại bệnh": ỷ lại vào lượng tư bản để lập thành tích mà người ta gọi là phát triển. Nôm na là hóa dại về kinh tế!
Triệu chứng thứ hai của tình trạng sập vào bẫy là người ta hoài nghi sự cải cách. Người ta ở đây không chỉ là một số lãnh đạo mà cả quần chúng. Bản báo cáo phân tách hiện tượng lạ này như sau: nếu chỉ có một thiểu số cưỡng chống việc chuyển hướng trước sự khát khao của đám đông thì vấn đề tương đối còn dễ.
Khó khăn ở đây là các tập đoàn đặc lợi đã định chế hóa chế độ mập mờ hỗn hợp này và nhân danh cải cách để trục lợi. Kết quả là họ biến chuyện cải cách thành một quái thai dị hình – và sơ cứng vì được định chế hóa - khiến cho ngày càng có nhiều người bị dị ứng với cải cách và chuyển hóa! Một thí dụ được nêu ra trong bản phúc trình là chế độ bảo hiểm y tế - mà người viết xin miễn nhắc tới vì còn nêu ra triệu chứng thứ ba của bẫy xập.
Không chỉ có nạn cải cách bị sơ cứng mà cả xã hội cũng bị sơ cứng trong trạng thái phân cực đầy bất công. Người ta đã định chế hóa bất công xã hội!
Bản báo cáo nói đến sự phân cực trong xã hội giữa thiểu số "cừu phú" – mà ta có thể hiểu là "trọc phú" theo quan niệm phổ biến của mình – và bọn bần cùng bị nghi ngờ ở dưới, họ gọi là "hiềm bần". Khía cạnh thứ hai của trạng thái bất công đó là sự tuyệt vọng của nhiều thành phần xã hội, như nông dân, dân công (người lưu tán kiếm việc ở nơi khác) và những kẻ cùng khốn ở dưới đáy tầng xã hội. Vì vậy mà xung đột lại càng dễ bùng nổ.
Nhưng phần phân tách xã hội của bản nghiên cứu có chi tiết còn đáng chú ý hơn thế. Đó là mặc dù kinh tế có tăng trưởng và mức sống có cải tiến, xã hội Trung Quốc đang có trạng thái bạc nhược và mất năng động tính. Chẳng lẽ quần chúng của đảng lại tuyệt vọng đến vậy?
Triệu chứng thứ tư là tinh thần và chánh sách thận trọng đến bại xuội vì phản ứng cầu an. Nói cho dễ hiểu là muốn bảo vệ sự ổn định, người ta kịch liệt đến tê liệt vì đánh giá sai biến động của kinh tế thị trường và động loạn hay mâu thuẫn xã hội. Có lẽ phần phân tách này mới là lý do khiến bản báo cáo bị thủ tiêu!
Từ nhiều năm nay, quả là mâu thuẫn xã hội có gia tăng, một phần là do những biến động của kinh tế thị trường, mà phải chăng lãnh đạo không hiểu, và dù sao cũng không thể đe dọa nền móng của chế độ. Nhưng nhiều người – hàm ý lãnh đạo chính trị - lại suy xét sai và dựng lên ảo giác bất ổn. Mượn lại một thành ngữ y học của Trung Hoa, chúng ta có thể nói đến hiện tượng "huyết biến vi tà", máu huyết có bệnh nên nhìn đâu cũng thấy ma. Và lại mượn một thành ngữ của Tây, "chính là sự sợ hãi của ngươi mới làm ta hãi sợ", một số đảng bộ địa phương đã quá sợ mất ổn định mà ra tay đàn áp người khiếu kiện, kẻ biểu tình, hoặc thẳng tay giải tỏa chung cư, giải tán cư dân. Đó là triệu chứng thứ năm.
Nó cho thấy đảng bị tuột tay. Quyền lực mù quáng khiến xã hội không cón có thể duy trì được công lý và sự công bằng. Kết quả là xã hội bị tụt đáy, luân lý suy sụp và hiện tượng phổ biến là người ta mất dần tính chất chuyên nghiệp và nhất là mất đạo tắc, quy tắc đạo lý, trong nghề nghiệp!
Xuất phát từ thành phần trí thức của chế độ, bản báo cáo có nội dung của một cáo trạng xã hội, nhưng cũng xoi thẳng vào một vấn đề chính trị. Chế độ hiện hành đang đẻ ra một thành phần "quan đảo", nói cho dễ hiểu là quan lại ăn cướp!
Xin tạm kết về lời phê phán của giới trí thức nay đã bần thần về tương lai: mô hình Trung Quốc kết hợp kinh tế thị trường với quyền lực chính trị. Kết cục là tầng lớp "quan đảo" có quyền lực chính trị đã thẳng tay trục lợi trong hầu hết mọi lãnh vực kinh tế - và làm xã hội bị suy đồi...
***
Ăn Tết xong, có khi ta tìm hiểu xem các chuyên gia Trung Quốc đề nghị những gì trong báo cáo mà lại bị kiểm duyệt. Trong bốn loại biện pháp được gọi là cần thiết và không thể tránh lại có rất nhiều điều cấm kỵ. Cũng nguy hiểm như khi họ rờ vào cái vẩy ngược của con rồng!
Nhưng, sự kiện những người có súng hoặc có óc lại cùng nhúc nhích vào buổi đầu năm khiến ta nên đặt câu hỏi rất thời sự là: "chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc?" Dù chưa ai biết được câu trả lời, người Việt mình cũng nên nhân đó nghĩ lại xem. Rằng đấy có là cơ hội giải ảo cho Hà Nội hay chưa?
Còn lời chúc đầu năm là gì thì có lẽ người Việt nào cũng biết: đừng xếp hàng sau Trung Quốc rồi cũng không dám mò chân xuống nước để tìm ra con đường sáng cho đất nước.
- Tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả mới hạ được lãi suất (SGTT). - Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng-Bài 1: Phát huy tối đa nội lực (Tin tức).- Đổi tiền lẻ: Khó như “ngậm ngải tìm trầm” (ĐĐK). - Dịch vụ đổi tiền lẻ: “3 ăn 1” (SGTT).
(TBKTSG Online) - Giá đô la trên thị trường tự do và trong ngân hàng đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong một tuần trở lại đây. Hiện giá đô la bán tại các điểm thu đổi gần chợ Bến Thành, TPHCM xoay quanh 21.200 đồng/đô la, giảm hơn 200 đồng so với tuần ...
- Lựa chọn vốn FDI (TG&VN).- Đón Tết, lo tiền… (VnEconomy). - Những dự báo giá cả đáng chú ý trong tuần này. - Gần tết, giá đô la giảm mạnh (TBKTSG). - Kẻ lên, người xuống và sự ra đi (TBKTSG). - Công ty cho thuê tài chính: Thiếu đất cạnh tranh (ĐT). - Cuối năm: Hàng tồn kho, hết đát tung chiêu (VEF).- Khoáng sản đang chảy máu (TP). - Vay tiêu dùng cuối năm: NH nội ‘thắt’, ngoại ‘mở’ (ĐV). - Đà tăng của chứng khoán khó bền vững (VnMedia).
- Petro Vietnam rút khỏi dự án tòa nhà cao nhất Việt Nam (VnEconomy).
- Thị trường lúa gạo “đóng băng” (TBKTSG). FAO-EU hỗ trợ Việt Nam ‘canh tác thông minh’ - VOA -Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) và Ủy hội Châu Âu ngày 16/1 công bố dự án mới trị giá 5,3 triệu Euro nhằm giúp Việt Nam, Malawi, và Zambia chuyển đổi sang phương thức canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. - Năm 2012, TKV tiếp tục xuất 13,5 triệu tấn than (TBKTSG).
- Thế giới tuần 9-15/1: Vố đau của châu Âu (VnEconomy). - Trung Quốc là dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu (DVT).- “Nước Anh đã rơi vào suy thoái” (DVT).
-Tại sao đến phiên Trung Quốc lo lắng về sản xuất
Vivek Wadhwa
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch-
“Các công nghệ mới có khả năng sẽ gây ra một trạng thái rỗng tuếch cho ngành công nghiệp sản xuất của TQ trong hai thập kỷ tới mà Hoa Kỳ đã kinh qua trong hơn 20 qua. Đúng vậy. Mỹ sẽ đạt lại uy quyền tối cao trong sản xuất, và TQ sẽ chuyển sang lo lắng.”
Mỹ đã rất lo lắng về sự mất mát sản xuất sang TQ. Bị quyến rũ bởi các khoản trợ cấp, lao động giá rẻ, quy định lỏng lẻo, và một đồng tiền gian lận, ngành công nghiệp Mỹ đã đi thẳng tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, thủy triều có thể tới sớm hơn.
Các công nghệ mới có khả năng sẽ gây ra một trạng thái rỗng tuếch cho ngành công nghiệp sản xuất của TQ trong hai thập kỷ tới mà Hoa Kỳ đã kinh qua trong hơn 20 qua. Đúng vậy. Mỹ sẽ đạt lại uy quyền tối cao trong sản xuất, và TQ sẽ chuyển sang lo lắng.
Cty sản phẩm công nghệ cao lớn nhất của Trung Quốc, nhà sản xuất Đài Loan Foxconn Technology Group, gây tiếng vang tháng 8 năm ngoái khi công bố kế hoạch cài đặt 1 triệu robot trong vòng ba năm để thay người lao động. Các robot này sẽ thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, các nhiệm vụ cơ khí để sản xuất bảng mạch dùng rất nhiều trong các tiện ích tiêu dùng phổ biến nhất của thế giới. Tuy nhiên, những robot và các bảng mạch sẽ sớm bị lỗi thời.
Như đồng nghiệp Neil Jacobstein của tôi, người đồng chủ tịch trí tuệ nhân tạo (AI) và chương trình Robotics tại Đại học Singularity giải thích, có ba công nghệ tăng cấp theo cấp số nhân – công nghệ nhân tạo thông minh, robot, và kỹ thuật sản xuất số – sẽ định hình lại tình huống cạnh tranh sản xuất. Cụ thể, các công nghệ này sẽ làm cho sản xuất sáng tạo hơn, ít tốn kém, địa phương hóa và cá nhân hóa hơn.
AI là phần mềm làm cho máy tính làm những công việc, mà nếu con người làm, ta sẽ là thông minh. Đây là công nghệ máy tính Deep Blue của IBM, máy tính được sử dụng để đánh bại cờ vua Garry Kasparov vào năm 1997, và đã giúp Watson của IBM để đánh bại nhà vô địch show truyền hình Jeopardy vào năm 2011. AI cung cấp lực cho xe tự lái xe mà Google đang phát triển và phần mềm nhận dạng giọng nói của Apple Siri. Là một lĩnh vực, AI đã trên 50 tuổi. Mọi người nghĩ rằng AI đã chết sau các hy vọng không thành mà nó tạo ra trong thập niên 80. Nhưng bây giờ nó thực hiện tiềm năng của nó.
Công nghệ AI sẽ tìm đường đi vào sản xuất và làm “cá nhân hóa”, nhưng những thách thức kỹ thuật là làm đơn giản hóa quá trình thiết kế cho các sản phẩm mà ta muốn “sản xuất” ở nhà, Jacobstein nói. Các cty máy-tính-hỗ-trợ-thiết-kế như Autodesk đang tích cực làm cái mà họ gọi, Tưởng tượng, Thiết kế, Tạo quá trình (Imagine, Design, Create-process) dễ dàng hơn nhiều cho người thường. Những điều này sẽ tiếp sức cho hàng triệu người gia nhập hàng ngũ của nền kinh tế sáng tạo, nơi mà sản xuất hàng loạt thay thế bằng sản xuất cá nhân, và những con người được trao quyền để xác định các sản phẩm mới, thiết kế, kiểm tra, và xây dựng chúng.
Ngoài ra còn có người máy. Robot được sử dụng như các máy tính của những năm 1960, cực kỳ tốn kém, rất lớn, chậm, khó tính, và khó khăn. Tuy nhiên, Jacobstein tuyên bố rằng các robot hiện đang ở giữa một cuộc cách mạng về chi phí và tính dễ sử dụng, không giống như quá trình chuyển đổi từ máy tính lớn sang máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. 10 trước, mọi người sẽ cười nhạo ý niệm rằng con robot máy hút bụi như Roomba của iRobot sẽ được sử dụng bởi hơn 6 triệu gia đình.
Ngày nay, robot có mặt trong nhiều ứng dụng, từ giám sát và TelePresence, tới phẫu thuật và sản xuất. Sắp tới, các robot sẽ rẻ hơn so với lao động người. Chúng không ngủ, nghỉ, bị phân tâm, hoặc (hiện tại) đòi tăng lương. Robot của Mỹ sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với lao động TQ, cho phép dân Mỹ sản xuất nhiều loại sản phẩm theo ý mình tại nhà. Đừng nghĩ rằng những robot sản xuất nhất thiết phải giống như một con robot thông thường có 1 hay 2 tay. Thay vào đó, chấp nhận chúng được đặt trong một đơn vị sản xuất máy tính để bàn và sẽ trở thành cơ sở kinh doanh của một doanh nhân trẻ.
Kỹ thuật sản xuất số là một phần của trò chơi sản xuất cạnh tranh. Nó bao gồm khả năng tưởng tượng và thử nghiệm sản phẩm mới bằng cách sử dụng cờ thiết kế và các mô phỏng, thiết kế ba chiều (3D) các đối tượng bằng phần mềm trên máy tính và in thiết kế trên máy in 3D. Các máy in này có thể làm thiết kế nhựa, composite, hoặc kim loại trong một vài phút hoặc vài giờ, tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của thiết kế.
Hôm nay, các máy in 3D để bàn đơn giản sản xuất các đối tượng tương đối thô. Những bộ dụng cụ 3D này được bán với giá từ $ 500 và $ 1000. Hãy tưởng tượng một ống kem đánh răng bằng nhựa hoặc các vật liệu khác nằm theo chiều dọc của một máy vẽ đồ thị XY phun ra các lớp mỏng điểm nhỏ của vật liệu xây dựng, lớp, từng lớp, để tạo ra một bản sao 3D của thiết kế trong máy tính. Độ phân giải của máy in 3D tốt hay xấu tùy theo giá cả, nhưng các máy móc tương đối rẻ tiền có độ phân giải 100 micromet. Những máy sản xuất này đang được phát triển nhanh chóng, giảm giá thành và tăng khả năng. Đến giữa năm 2020, ta sẽ phát triển công nghệ nano tiên tiến, sản xuất phân tử mà sẽ cho phép chúng ta phân tử chương trình không tốn kém, với độ chính xác nguyên tử, theo Jacobstein. Phân tử sản xuất sẽ làm cho mối quan hệ của ta với các phân tử và vật liệu những gì mà máy tính đã cho mối quan hệ của ta với bit và các thông tin. Cụ thể, nó sẽ làm cho khả năng các phân tử chương trình thành các đối tượng chính xác 3D rẻ tiền và phổ biến.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn kết hợp AI, robot, và sản xuất kỹ thuật số? Một cuộc cách mạng sản xuất, sẽ cho phép các doanh nghiệp Hoa Kỳ thiết lập “cửa hàng tại địa phương”, và tạo ra một loạt các sản phẩm. Như Kinko lên in ấn kỹ thuật số 2D trên giấy, ta sẽ chia sẻ cơ sở sản xuất công cộng như TechShop, nơi bạn có thể in các sản phẩm 3D của bạn. Làm thế nào là TQ sẽ cạnh tranh với kỹ thuật này?
Trung Quốc dự báo ngoại thương tăng trưởng 10% ... |
Khó bán vốn nhà nước ở doanh nghiệp |
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối giảm lần đầu tiên |
-Cần giải quyết gốc rễ của bất ổn vĩ mô (TBKTSG 14-1-12) -- P/v Giám đốc ADB ở Việt Nam
(TBKTSG) - Chính phủ đã phát đi tín hiệu cải cách kinh tế mạnh mẽ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam Tomoyuki Kimura trao đổi với TBKTSG về động thái này nhân diễn ra hội thảo “Kinh tế đối ngoại Việt Nam: hành trình vào một thế giới mới” do Economist Conferences tổ chức ngày 11-1 tại Hà Nội.
TBKTSG: Việt Nam đang cắt giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ông nhận xét thế nào về nỗ lực này?
- Ông Tomoyuki Kimura: Lạm phát cao thường trực đang làm xói mòn các thành tựu xóa đói giảm nghèo và làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư. Chính phủ đã rất đúng khi ưu tiên ổn định giá cả trong năm 2011 bằng cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, Chính phủ cần tìm được điểm cân bằng giữa nhu cầu kiềm chế áp lực lạm phát và nhu cầu duy trì mức đầu tư công nhằm đảm bảo tăng trưởng và cung cấp mạng lưới an sinh xã hội đầy đủ cho nhiều người dân hơn.
Chính phủ đã nhìn nhận thực tế là vốn đầu tư công không phải luôn được rót cho các dự án có hiệu quả nhất về kinh tế và xã hội, trong khi công tác triển khai dự án chậm chạp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự án. Nâng cao hiệu quả đầu tư công bằng cách lựa chọn các dự án tốt hơn và cải thiện công tác thi công sẽ giúp Chính phủ hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư công được cắt giảm, trong khi giới đầu tư tư nhân đang thiếu nguồn lực về tài chính và kỹ năng cho các dự án hạ tầng lớn. Như vậy, Việt Nam khó mà cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng lạc hậu. Làm sao để giải quyết được vấn đề này, theo ông?
- Biện pháp khẩn cấp trước mắt là Chính phủ phải cải thiện tính hiệu quả của các dự án đầu tư công đang hoặc sẽ được triển khai. Trong dài hạn, duy trì ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cải cách cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhà nước và phát triển hệ thống tài chính lành mạnh. Nâng cao hiệu quả ở hai khu vực này là cần thiết để Việt Nam chuyển đầu tư có chất lượng sang xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, vốn đang là những nút thắt cổ chai của nền kinh tế.
Có thực tế rõ ràng là các luồng vốn tư nhân cần phải được tăng cường để tài trợ cho các nhu cầu phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống tài chính nội địa vẫn còn hẹp và nông, khi tài sản tài chính hạn hẹp được tập trung vào các ngân hàng quốc doanh và các thể thế phi ngân hàng mới chỉ phát triển phôi thai. Bảo vệ hệ thống ngân hàng là ưu tiên, nhưng Chính phủ cũng cần tiếp tục nhiệm vụ dài hơi nhằm lành mạnh hóa hệ thống tài chính vốn bị chỉ trích là huy động hết các nguồn lực để đầu tư công.
Lạm phát ở Việt Nam cao nhất trong khu vực trong khi các quốc gia khác có tỷ lệ lạm phát thấp hơn nhiều, ông lý giải điều này ra sao?
- Lạm phát cao trong năm 2011 có thể được lý giải bởi các nguyên nhân trong nước và quốc tế. Lạm phát cao là hệ lụy của giá lương lực tăng cao, tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010 và phá giá tiền đồng. Giá lương thực vào tháng 8 đã tăng gần 34% so với đầu năm, chủ yếu là do thời tiết xấu ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn cung thịt heo đứt đoạn. Giá điện và nhiên liệu tăng cũng làm tăng chi phí tiêu dùng.
Như tôi đã nói, những nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do đầu tư công, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng từ hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi vài ngân hàng nhà nước. Nếu không cải cách cơ cấu, không tập trung giải quyết các nguyên nhân này, Việt Nam sẽ luôn bị tổn thương bởi các vòng xoáy lạm phát cao, cao hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.
Như tôi đã nói, những nguyên nhân gốc rễ của lạm phát cao ở Việt Nam là do đầu tư công, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả, và sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng từ hệ thống tài chính yếu kém bị chi phối bởi vài ngân hàng nhà nước. Nếu không cải cách cơ cấu, không tập trung giải quyết các nguyên nhân này, Việt Nam sẽ luôn bị tổn thương bởi các vòng xoáy lạm phát cao, cao hơn đáng kể so với các quốc gia trong khu vực.
Ông nhìn nhận như thế nào về những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay, như tỷ lệ lạm phát, áp lực tỷ giá, dự trữ ngoại tệ… của Việt Nam so với một số các quốc gia khác?
- Những cam kết chắc chắn của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp lạm phát có xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối dần được bổ sung. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát vẫn còn rất cao so với các nền kinh tế khác trong khu vực, trong khi dự trữ ngoại hối tính theo tuần nhập khẩu vẫn rất mỏng. Dù tỷ giá tương đối ổn định trong quí 2-2011, niềm tin vào tiền đồng vẫn còn mong manh và kỳ vọng lạm phát vẫn còn lớn. ADB khuyến khích Chính phủ khôi phục lại niềm tin của công chúng và giới đầu tư bằng cam kết cải cách cơ cấu để giải quyết những nguyên nhân cơ bản gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Lạm phát cao có phần do chính sách tiền tệ (DV 13-1-12) -- Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết. (Nguyên Thống đốc, đương kim đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhớ nhé: Lần sau, khi ông Bình ra điều trần thì nhớ hỏi ông Bình là ông muốn nói ai?)
Nhà Nước sẽ thích tin này: Why You Should Invest in Vietnam (Forbes 15-1-12)
--Đến ngôi làng của những “ông vua” phế liệu (DV 15-1-12) -
-- Thu hồi trên 3.000 tỉ đồng qua điều tra án kinh tế (TT).- Huỳnh Thế Du: Lựa chọn tập thể (TBKTSG). -- Thêm dự án giao thông từng bị “báo động đỏ” về đích (DT).
-- TS Vũ Quang Việt: Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại – phần III (Viện NCVNTL). - Phần I – Phần II.
- Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm Hoa Kỳ Từ Chối Hàng Kém Phẩm Chất từ VN(Thongtinberlin). – Xem thêm danh sách các sản phẩm từ VN bị Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ từ chối (FDA).-- Chuyện nhân quả và cái duyên (TVN). -- Nói và làm: Khi lãi suất không thèm chấp lạm phát (Sàn OTC).
- TTCK: Lại chờ đề án tái cấu trúc (VEF). - Các cổ phiếu biến động mạnh nhất nửa đầu tháng 1 (CafeF). - Tin vắn chứng khoán ngày 16/1 (VnEconomy).- Ngân hàng căng thẳng thanh khoản cuối năm (SGGP). – Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý vàng miếng SJC (NLĐ).
- Doanh nghiệp Việt và niềm tin “vượt khó” (VEF). - Thêm ba doanh nghiệp được hải quan ưu tiên (PLTP). - Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị mua lại – (RFA).- Số vụ cạnh tranh không lành mạnh tăng 25% (SGTT).
- Danh Đức–Hạnh phúc với số đông(Người lót gạch/TBKTSG Số báo Xuân). -- Chuyện con tôm: Áp lực từ một thông tư (PLTP).
- Buôn quà Tết Việt sang Tây (Vef). - Miền Tây: giá vé xe tết tăng 40% (SGGP). - Tăng xe chất lượng cao phục vụ dịp tết (TT).
- Nhật lo ngại bị hạ bậc tín dụng (TN). - S&P đe dọa tiếp tục hạ mức tín nhiệm tín dụng của Pháp (VOV). - Hạ bậc tín dụng và hiệu ứng domino (PLTP).
- Euro tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần (Gafin). - Châu Âu thề cải tổ (TT). - Nhà chọc trời là điềm báo khủng hoảng kinh tế (VNE).
- Tác động từ việc S&P bất ngờ hạ mức tín nhiệm của một loạt nước Eurozone (Tin tức). – Hạ bậc tín dụng và hiệu ứng domino (PLTP).
- Pháp bị hạ điểm tín nhiệm tài chính : Tổng thống Sarkozy kêu gọi cải tổ thêm – (RFI). -- Có thể hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ? (Tầm nhìn).--