Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

ÂN XÁ QUỐC TẾ – THƯ NGỎ: BẮT GIAM và BẠO ĐỘNG tại các cuộc DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN

AINgài Đại tướng Trần Đại Quang
Bộ trưởng Công an – Bộ Công an
44 Yết Kiêu, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ngày 9 tháng 5 năm 2013
Thưa ông Bộ Trưởng
THƯ NGỎ: BẮT GIAM VÀ BẠO ĐỘNG TẠI CÁC CUỘC DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN
Tôi viết thư này gửi đến ông để bày tỏ sự quan ngại sâu xa của Ân Xá Quốc Tế về những biến cố đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013. Những người trẻ tìm cách tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền đã bị ngăn cản không cho làm việc đó bởi công an, và nhiều bloggers tham gia cuộc dã ngoại đã bị bắt và bị đánh đập. 
Những cuộc dã ngoại này được tổ chức bởi những người đã gặp gỡ ôn hòa và bàn thảo cùng học hỏi về những quyền nằm trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) trong các công viên tại ba thành phố chính của Việt Nam –Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nha Trang.


Tuy nhiên, thay vì cho phép những cuộc tụ tập nhỏ ôn hòa này xảy ra, công an đã tìm cách ngăn cản không cho người ta tham dự và tạo nên nhiều chướng ngại để làm gián đoạn các cuộc tụ họp.
Một số lượng lớn công an đã hiện diện; rào cản và hàng rào kẽm gai được dựng lên để chặn lối vào; âm nhạc mở lớn qua các loa phóng thanh để ngăn cản các hoạt động; và vòi xịt nước được sử dụng để xịt nước vào những người tham dự khiến họ phải rời khỏi nơi họ đang ngồi.
Đáng quan ngại hơn, nhiều bloggers tại các vụ này đã bị bắt và bị đánh đập. Trong khi vụ ở Công viên Nghĩa Đô ở Hà Nội tiếp tục trước sự hiện diện của một số lớn công an, những vụ tại Công viên 30 tháng 4 ở Thành phố Hồ Chí Minh và tại Công viên Bạch Đằng ở Nha Trang đều rồi đã bị giải tán.
Ở Nha Trang, cảnh sát ngăn chặn không cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới cái tên Mẹ Nấm) đến khu dã ngoại, và một số bạo động được biết đã gây nên cho những người tham dự.
Thêm vào đó, ở Hải Phòng, công an bao vây nhà của nhà văn Phạm Thanh Nghiên nơi một số đã dự định đến tụ họp và ngăn cản không cho khách vào, lên tiếng xúc phạm Phạm Thanh Nghiên và mẹ cô.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai bloggers Nguyễn Hoàng Vi và Võ Quốc Anhđã bị bắt trong bạo động. Họ đã phân phát các bản của TNQTNQ. Hai người nữa, blogger Nguyễn Sỹ Hoàng, và Châu Văn Thi, một thủy thủ -cũng bị bắt. Tất cả đều được trả tự do khoảng từ chín đến 12 giờ sau đó, sau khi bị nói đã bị hành hung trong lúc hỏi cung.
Ngày hôm sau, vào ngày 6 tháng 5, Nguyễn Hoàng Vi, em của cô là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc, trở lại đồn công an nơi Nguyễn Hoàng Vi đã bị giữ, để đòi lại tài sản đã bị tịch thu. Đã có tin là họ bị xách nhiễu và hành hung bởi những tên côn đồ, có thể có sự đồng lõa của cảnh sát: Nguyễn Thảo Chi bị gãy mấy cái răng và Bà Nguyễn Thị Cúc bị một điếu thuốc đang cháy đâm vào mặt. Sau khi họ rời công an để tìm an toàn và để chăm sóc y tế, những tên côn đồ
tiếp tục xách nhiễu họ.
TỰ DO PHÁT BIỂU VÀ HỘI HỌP ÔN HÒA
Ân Xá Quốc Tế nhắc nhở với ông là những quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa đều được đưa ra trong bản TNQTNQ, và cung ứng, trong hình thức ép buộc pháp lý, bởi Hiến Chương Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính trị (HCQTDSCT) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
Hiến chương QTDSCT cung cấp, không kể những thứ khác, rằng mọi người đều có quyền duy trì quan điểm mà không bị can thiệp, và rằng mọi người sẽ có quyền tự do phát biểu, kể cả quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến đủ loại, hoặc qua lời nói, qua chữ viết hay trong bản in, trong hình thức nghệ thuật, hay qua bất cứ phương tiện nào mà người đó lựa chọn (Điều 19). Hơn thế, quyền hội họp ôn hòa được bảo đảm. Các quốc gia thành viên của HCQTDSCT sẽ không áp đặt một giới hạn nào lên quyền được tụ họp ôn hòa ngoài những áp đặt
phù hợp với luật pháp và cần thiết vì lợi ích của an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng, trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe công cộng, hay đạo đức hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác (Điều 21).
Trong khi cả hai điều này cung cấp việc áp đặt những giới hạn trên những quyền này trong một số hoàn cảnh, giới hạn cần phải được áp dụng rất khắt khe. Trong Nhật xét Chung về Điều 19, Ủy Ban Nhân quyền vốn theo dõi việc tuân thủ HCQTDSCT nói rằng những giới hạn “không thể để làm hại đến quyền đó,” cần “đáp ứng một thử thách chặt chẽ để biện minh” và “cần phải được áp dụng chỉ cho những mục đích mà đã được quy định và phải trực tiếp liên hệ đến nhu cầu cụ thể mà họ đang xác định.” Cụ thể, Ủy ban thêm là điều khoản giới hạn cho quyền tự do phát biểu “có thể không bao giờ được đưa ra để biện minh cho việc bóp nghẹt của bất cứ sự ủng hộ nào cho.. nhân quyền.”
Ân Xá Quốc Tế quan ngại là sự đàn áp, có lúc bạo động, về những buổi dã ngoại ôn hòa để thảo luận về nhân quyền không thể biện minh là tuân thủ những điều khoản giới hạn trong HCQTDSCT và do đó đã vi phạm những quyền cốt yếu của tự do phát biểu và hội họp ôn hòa.
BẢO VỆ NHÂN QUYỀN
Tuyên bố về Người bảo vệ Nhân quyền, được nhất trí thông qua (không bỏ phiếu) tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, các quốc gia, xác nhận không kể những điều khác, rằng “mọi người đều có quyền, cá nhân hay hội họp cùng những người khác, để thúc đẩy và cố gắng cho việc bảo vệ và thực hiện nhân quyền và những quyền tự do căn bản ở cả mức quốc gia lẫn quốc tế (Điều 1).”
Tuyên ngôn nói tiếp là mọi người đều có quyền tụ họp ôn hòa cho mục đích thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; và rằng mọi người đều có quyền tìm, nhận và giữ các thông tin về mọi nhân quyền và các tự do căn bản. Điều này bao gồm quyền học hỏi, thảo luận và có ý kiến về việc chấp hành nhân quyền, và lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cho điều này.
SỬ DỤNG BẠO LỰC KHÔNG CẦN THIẾT VÀ HÀNH HUNG 
Ân Xá Quốc Tế rất quan ngại về việc sử dụng bạo lực không cần thiết bởi nhà cầm quyền Việt Nam chống lại những người đã bị bắt và đánh đập cũng như là xách nhiễu và các biện pháp khác đã được sử dụng để ngăn cản không cho tổ chức những cuộc dã ngoại ôn hòa.
Ân Xá Quốc Tế còn thêm quan ngại về những tấn công vật chất lên em gái của Nguyễn Hoàng Vi là Nguyễn Thảo Chi và mẹ là Nguyễn Thị Cúc có thể đã vi phạm quyền tự do không bị tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân hay làm mất phẩm giá hay trừng phạt, vốn là tuyệt đối và được cung cấp, không kể những thứ khác, ở Điều 7 của HCQTDQCT.
ĐỀ NGHỊ
Để bảo vệ cho quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, và để bảo đảm là có sự trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền đã xảy ra vào ngày 5 và 6 tháng 5 năm 2013, Ân Xá Quốc Tế đề nghị là chính phủ của ngài:
+Ngay lập tức tổ chức điều tra độc lập, vô tư và có hiệu quả về những vụ này, và bảo đảm là những người có trách nhiệm vi phạm nhân quyền, đặc biệt trong việc sử dụng vũ lực không cần thiết và ngược đãi những người tranh đấu ôn hòa, phải được đem ra trước công lý;
+Cam kết công khai tôn trọng quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa, và bảo vệ những công việc quan trọng đang được thực hiện bởi những người bênh vực cho nhân quyền; và
+Công khai lên án sử dụng những hành vi tàn ác, vô nhân và làm hạ phẩm giá hay trừng phạt vào lúc bị bắt hay bị tạm giam, và bảo đảm những cơ chế trách nhiệm nội tại mạnh mẽ được đặt ra để giải quyết những trường hợp cảnh sát lạm quyền liên quan đến vi phạm nhân quyền.
Những cuộc đối thoại nhân quyền ôn hòa tương tự có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.
Chúng tôi thành thực hy vọng là những người tham gia sẽ được đến dự những vụ như vậy không bị xách nhiễu, đe dọa hay lo sợ bị coi là tội phạm.
Vì quyền lợi của minh bạch, chúng tôi sẽ phổ biến bức thư này trên địa chỉ của chúng tôi từ 10 tháng 5 năm 2013. Nếu ngài có câu hỏi gì liên quan đến sự quan tâm của Ân Xá Quốc Tế, chúng tôi rất chào đón cơ hội để thảo luận những vấn đề này với ngài và các đại diện khác của chính phủ.
Kính thư
Isabelle Arradon
Phó Giám đốc Á Châu Thái Bình Dương
Cc: Đại sứ Vũ Quang Minh, Đại sứ quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Anh Quốc.
Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại Giao, Hà Nội, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
(Amnesty International gửi đến Defend the Defenders)
* Xem thư gốc--ÂN XÁ QUỐC TẾ – THƯ NGỎ: BẮT GIAM và BẠO ĐỘNG tại các cuộ... 
---
HRpicnic2


Bản dịch của Lê Thiên Hà
(Defend the Defenders)
Ngày 5.5 vừa qua, các blogger và công dân mạng tham gia cuộc “dã ngoại nhân quyền” ở các địa điểm công cộng tại một số thành phố của Việt Nam đã bị cảnh sát tấn công bằng vũ lực, nhiều người bị tạm giữ trong một thời gian ngắn.

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) phát biểu: “Chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực có chủ ý của cảnh sát nhằm vào những người cung cấp thông tin và chúng tôi rất lấy làm lo ngại khi nhận thấy việc sử dụng vũ lực không thể chấp nhận như thế dường như là phản ứng tự động và có hệ thống của chính quyền trước bất kỳ hành vi sử dụng quyền tự do ngôn luận nào.”
“Chính quyền cần áp dụng các biện pháp kỷ luật làm gương đối với những sỹ quan cảnh sát chịu trách nhiệm về vụ bạo lực này.”
Được tổ chức thông qua mạng Facebook, các cuộc dã ngoại dự kiến diễn ra tại Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang và một số thành phố khác. Tại Nha Trang, công an thành phố nhanh chóng phong toả lối vào địa điểm ấn định trong một công viên. Hàng rào dây thép gai được triển khai xung quanh công viên và cảnh sát dùng gậy và thanh thép đánh đập những người tham gia.
Cảnh sát hiện diện rất nhiều tại Hà Nội, song không ngăn cản những người tham gia tập hợp cạnh Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm thành phố.
Phạm Thanh Nghiên, một blogger đang phải chịu án quản chế ở Hải Phòng kể, từ khi được phóng thích vào tháng 9.2012, sau bốn năm tù giam, đã tìm cách ủng hộ phong trào bằng việc tổ chức một cuộc dã ngoại trong vườn nhà với mẹ cô.
Tuy nhiên, khi cô bắt đầu đọc to bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cô và mẹ cô đã bị tấn công bởi những viên chức cảnh sát chịu trách nhiệm giám sát họ.
Tại Sài Gòn, các blogger Nguyễn Sỹ Hoàng (“Hành Nhân”) và Nguyễn Hoàng Vi đã kịp tổ chức một cuộc tập hợp trong công viên và phân phát các bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền bằng Tiếng Việt. Họ được phép trò chuyện trong các nhóm nhỏ trong khoảng một giờ trước khi bị các nhân viên mặc thường phục của thành phố xua đuổi với cái cớ là cần tưới nước cho cỏ.
Các nhân viên này đã sử dụng vũ lực khi các bloggger phản đối hành vi xua đuổi. Hoàng và Vi đã bị đánh đập tàn tệ và bị bắt giữ. Cảnh sát giữ Vi tại đồn cho đến 3 giờ chiều ngày 6/5 đồng thời tịch thu điện thoại smartphone và máy tính bảng của cô mà không hề lập biên bản thu giữ.
Các sỹ quan cảnh sát cũng đánh đập em gái của Vi là Nguyễn Thảo Chi và mẹ của họ là bà Nguyễn Thị Cúc, đánh gãy 3 răng cửa của Chi và làm cho bà Cúc bất tỉnh. Một viên cảnh sát lúc đó còn lấy điếu thuốc dí vào trán bà. Blogger Võ Quốc Anh cũng bị cảnh sát bắt, thẩm vấn và đánh đập.
Những blogger khác mà nhà của họ bị giám sát chặt chẽ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”) bị ngăn cản tham dự các cuộc tập hợp này. Internet và điện thoại của họ đã bị cắt từ trước.

CẢNH SÁT SỬ DỤNG VŨ LỰC CHỐNG LẠI CÁC BLOGGER DÃ NGOẠI NHÂN QUYỀN

-Dân tôi đang đòi Tự Do vì dân tôi đang mất Tự Do !



-" Ta vùng vẫy với xích xiềng cộng sản,
Mấy chục năm khổ nhục vẫn kiêu hùng.
Việt sử thăng trầm, bao chương bừng chiếu,
Sáng những khoảng mịt mùng, nặng trĩu đau thương".
-

Tường thuật Buổi Dã ngoại thảo luận Quyền Làm Người 5.5.2013



Danlambao cập nhật trực tiếp:

* Lúc 11h30:

Sài Gòn: Sau khi blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ HoàngQuốc Anh bị CA bắt cóc vì phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền trong buổi dã ngoại, những người còn lại đã chia ra thành từng nhóm nhỏ để tiếp tục trao đổi về quyền con người.

Được biết, chỉ trong buổi sáng hôm nay, rất nhiều trang tài liệu về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được phân phát hết.

Hiện không rõ những người bạn của chúng ta đang bị giam giữ ở đâu, nhiều người dự đoán có thể các bạn bị đưa về CA Phường Bến Nghé, Quận 1. Một nhân chứng có mặt lúc bắt người cho biết, bạn Quốc Anh đã bị đánh 'như một con vật' chỉ vì đã chia sẻ và phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Bạn Quốc Anh (trái) và Hoàng Vi (phải) bị CA đánh đập thô bạo, bắt đi mất tích

Cảnh bắt người thô bạo

Ảnh: Đinh Tri Nhat Huy (Facebook Nhật Ký Yêu Nước)

Hà Nội: Buổi dã ngoại về quyền con người tại công viên Nghĩa Đô vừa chấm dứt.

Tuy nhiên, một số bạn trẻ còn lại vẫn đang ngồi thành từng nhóm nhỏ trao đổi, chia sẻ những kiến thức về quyền con người.



* Lúc 10h30:


Hà Nội: Lúc này, nhiều người vẫn đang tiếp tục đi vòng quanh công viên, vừa đi vừa nói về quyền con người cho những người dân xung quanh.


Trong khi đó, một số bạn thanh niên khác 
đã cùng ngồi lại để trao đổi, thảo luận về quyền con người.

* Lúc 10h10:

Sài Gòn: Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân), Quốc Anh (August Anh)... đã bị CA bắt giữ sau khi phân phát Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho các bạn trẻ.

Hiện không rõ những người bạn của chúng ta đang bị giam giữ ở đâu.



Thanh niên Sài Gòn tỏ ra rất hào hứng khi 
nhận được những tài liệu nói về quyền con người.

Hải Phòng - Trong khi đó, với hơn 30 an ninh, công an vây quanh, "quyền làm người" đã được thể hiện như sau:






Dã ngoại ngay trong sân nhà mình - Phạm Thanh Nghiên và Mẹ.

* Lúc 09h45:

Nha Trang: Blogger Mẹ Nấm đang nói về quyền con người, sau khi bị CA ép buộc vào quán cafe nhằm ngăn chặn không cho đến điểm hẹn tham dự buổi dã ngoại. Tuy nhiên, ở đây mọi người vẫn thoải mái trao đổi với nhau về quyền con người (vừa mới bị ép vào quán cà phê) như dự định.


Trong khi đó, tại điểm hẹn công viên Bạch Đằng - Nha Trang, rất đông công an và đoàn viên xuất hiện để 'dã ngoại' với dàn loa công suất lớn. Đây cũng là lực lượng được chuẩn bị trước nhằm phá rối cuộc hẹn trao đổi về quyền con người của các Công dân Tự do.


Hải Phòng: Có 2 người bạn trẻ ở cách chỗ ở của Phạm Thanh Nghiên 20 km đã đến để cùng tham dự dã ngoại. An ninh đã chặn lại. Chị của Thanh Nghiên ra dắt xe giúp cho 2 người bạn này thì bị công an vu tội "lái xe không có giấy tờ".

Bạn Cường bị công an tên Ngọc chặn ngoài đầu ngõ.

Trước tình trạng hơn 30 an ninh hiện đang bao quanh nhà, Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến cho từng người và giải thích cho an ninh nghe về Quyền Con Người.

Một nữ cán bộ UBND phường đã lên tiếng cấm và cảnh báo Phạm Thanh Nghiên không được "tuyên truyền".

Nữ cán bộ UBND phường Đông Hải

Một an ninh tên Ngọc thì nhận bản bản Tuyên ngôn nhưng sau đó lại vất xuống đường.

Công an Ngọc

Riêng cán bộ Phó phường Lưu Văn Thi thì khi Thanh Nghiên chụp hình đã lớn tiếng thô lỗ: "Mày không phải chụp" và sau đó đã xúc phạm mẹ của Nghiên là "KHÔNG BIẾT DẠY CON".

Phó phường Lưu Văn Thi 

Sáng sớm nay một người bạn của Mẹ của Nghiên tính đến cùng với gia đình Nghiên dã ngoại ngoài sân những cũng đã bị công an ngăn chận.

Hiện tại, điện thoại của Phạm Thanh Nghiên vẫn bị cắt và 2 người bạn ở xa thì đang bị CSGT làm khó dễ.

CA lấy cớ kiểm tra hành chính người qua đường quanh khu nhà Phạm Thanh Nghiên.

Hà Nội: Các dư luận viên do đảng huy động đến để phá rối đang thể hiện hăng hái 'quyền yêu đảng':



Tại Hà Nội, CA đã huy động loa phóng thanh để phá rối buổi dã ngoại

* Lúc 09h28:

Sài Gòn: Blogger Nguyễn Hoàng ViQuốc Anh, Vũ Sỹ Hoàng đã bị công an bắt đưa đi đâu không rõ. Được biết, có khoảng 5 người đã bị công an bắt 'quăng lên xe' một cách thô bạo.

- Nhiều nhân chứng cho biết, cô Nguyễn Hoàng Vi đã 'bị đánh rất nhiều và thô bạo'.

- Một cô gái tên Ánh Hiền bị bắt về CA Phường Bến Nghé, Quận 1 với lý do 'chụp hình'

Hà Nội: Bất chấp sự bao vây dày đặc của lực lượng công an, đông đảo người dân vẫn đang cùng nhau trao đổi về, chia sẻ về quyền con người.

Chị Nguyễn Thị Nga cũng đã có mặt trong buổi dã ngoại, bất chấp việc bị đe dọa trước đó.




Lúc 09h17:

Sài Gòn: CA đã xua quân quấy phá một cách thô bạo, đã xảy ra xô xát.

Một cô gái tên Ánh Hiền đã bị cướp máy ảnh.


CA yêu cầu đưa người đến xịt nước nhằm xua đuổi, 
phá rối buổi trao đổi về quyền con người tại công viên.

Hà Nội: Buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người liên tục bị quấy phá. Hiện nay, mọi người đang đi bộ vòng quanh công viên Nghĩa Đô, vừa đi vừa chia sẻ về quyền con người.

* Lúc 09h00:

Hà Nội: Một giàn loa khủng đã được CA huy động để phá rối buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người.

Mọi người đã bắt đầu tập trung. Trên tay mỗi người là một bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, xuất hiện nhiều biểu ngữ đòi Tự do cho người dân Việt Nam.

Sài Gòn: Buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người đang diễn ra. Mọi người đang tập trung tại khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, rất nhiều bạn trẻ cũng đã có mặt để tham gia chia sẻ về quyền con người.



Blogger Quốc Anh đang phân phát bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền

* Cập nhật 08h45:

Sài Gòn: Blogger Nguyễn Hoàng Vi đang phát tài liệu có về quyền con người tại khu vực công viên đối diện caffe Window, trên đường Lê Duẩn.

Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền được phát tận tay mọi người


Nha Trang: Sau khi bị AN ngăn chặn và cản trở tham gia buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người, số điện thoại của Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng đã bị chặn:


* Cập nhật lúc 08h30:

Sài Gòn: Blogger Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân) và Nguyễn Hoàng Vi đã đến nơi.

Đông đảo người dân, trong đó rất nhiều thanh niên đã có mặt từ rất sớm. Trước đó An ninh đã tìm mọi cách để ngăn cản mọi người đến địa điểm dã ngoại. Trên tay các bạn là những bản in của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã được thực hiện trước đó.

Hải Phòng: điện thoại của Phạm Thanh Nghiên đã bị cắt. Một người bạn gái đến để cùng dã ngoại trước sân nhà với Thanh Nghiên đã bị an ninh chận lại và đuổi đi. Bên ngoài nhà của Nghiên công an đang bao vây và ngăn chận mọi lối ra vào.

Hà Nội: Khu vực dự kiến thảo luận đã bị căng dây, công an đủ loại được huy động. Xuất hiện nhiều xe phá sóng.

Hiện nay, có khoảng 30 người đã có mặt để chuẩn bị tham gia buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người.

Âm thanh An ninh Nha Trang ngăn chặn blogger Mẹ Nấm:
Nha Trang: An ninh đã ngăn chận blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang trên đường đến buổi dã ngoại với lý do "Xuống đó không ổn. Tụ tập không hay". 'Đó' tức là địa điểm công viên Bạch Đằng, nơi mọi người hẹn gặp nhau để trao đổi về Quyền Làm Người. Người an ninh này ép buộc hai bạn Quỳnh và Hải phải 'đi uống cà phê' và không giải thích lý do tại sao các công dân cùng nhau dã ngoạn và trao đổi về quyền làm người lại 'không ổn'.

Ảnh chụp lúc 8h30, tại khu vực công viên Nghĩa Đô, Hà Nội

Cập nhật lúc 08h sáng, ngày 5/5/2013:

Hà Nội: Tại công viên Nghĩa Đô, xuất hiện khoảng 50 công an thường phục lẫn sắc phục. Những người đến tham gia buổi dã ngoại đã lên đường từ rất sớm.

Sài Gòn: Khu vực công viên trước Dinh Độc Lập xuất hiện nhiều an ninh trà trộn. Đông đảo người dân cũng đã có mặt.

Nha Trang: Tại công viên Bạch Đằng, công an và lực lượng áo xanh xuất hiện từ sớm, mang theo dàn loa khủng để quấy phá. Đã xuất hiện hành động ngăn cản người dân.

Hải Phòng: Gia đình Phạm Thanh Nghiên bị cô lập, một số người đến thăm đã bị bao vây, ngăn cản.


Tại Sài Gòn, 'công an đông như quân Nguyên', được chuẩn bị cả hàng rào kẽm gai
*

Đêm trước ngày diễn ra buổi Dã Ngoại trao đổi về quyền con người, lực lượng CA tại Sài Gòn và Hà Nội đã dùng đủ chiêu trò nhằm ngăn chặn người dân, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam đến tham gia buổi nói chuyện. 

Bất chấp những thủ đoạn của nhà cầm quyền, những người dự kiến tham gia buổi dã ngoại đều tỏ ra rất háo hức chờ gặp nhau tại điểm hẹn. Bắt đầu từ tối hôm qua, thông tin liên quan về buổi dã ngoại, cùng những hướng dẫn chi tiết... xuất hiện tràn ngập facebook. Các tin nhắn kêu gọi bạn bè tham gia được gửi đi liên tiếp.

Vài ngày trước khi diễn ra buổi dã ngoại, lực lượng CA tại Sài Gòn đã được huy động nhằm đe dọa, sách nhiễu những người dự kiến sẽ đến tham gia. 

Bạn Lê Công Vinh (Facebook Vinh Lê) cho biết trên Facebook: 

“Mới bị công an kiểm tra tạm trú lúc nửa đêm. Chú công an quận cầm CMND của mình và gọi điện í ới. Kết quả sau một hồi tranh luận là tạm giữ một số giấy tờ tùy thân và bắt mình 8h sáng mai lên (chủ nhật) làm việc về vấn đề xe cộ”. 

Tại Hà Nội, chị Nguyễn Thị Nga cùng hai cháu nhỏ đã có mặt từ đêm hôm trước để chuẩn bị cho buổi dã ngoại tại công viên Nghĩa Đô. Lúc 0 giờ, rạng sáng ngày 5/5, lực lượng CA Hà Nội đã kéo đến khách sạn nơi mẹ con chị Nga đang nghỉ ngơi để giở trò đe dọa và sách nhiễu. 

Được nhân viên khách sạn cảnh báo, chị Nga vội vàng đưa 2 con nhỏ rời đi. Khi vừa xuống đễn quầy tiếp tân thì đã thấy CA chờ sẵn, những người này liên tục la lối & quát tháo nhân viên khách sạn, sau đó xuất hiện thêm một số kẻ lạ mặt bám theo mẹ con chị. 

Trước đó, tại Sài Gòn, các bạn Trịnh Kim Tiến, Paulo Thành Nguyễn đã hưởng ứng ý kiến đề nghị của Phạm Thanh Nghiên và tổ chức buổi trao đổi về quyền con người ngay trước sân nhà.

Và tại Toronto - Canada, cộng đồng người Việt đã hưởng ứng lời kêu gọi tổ chức Dã ngoạn để thảo luận về Nhân Quyền dưới mọi hình thức:








TRAO ĐỔI DÃ NGOẠI về QUYỀN CON NGƯỜI...

"Không có nỗi đau nào bằng khi phải chứng kiến những con người chỉ muốn trao đổi về quyền con người lại bị đánh như súc vật.
Không còn nỗi đau nào hơn khi phải chứng kiến những chiến hữu của mình bị đánh như một con súc vật mà mình chỉ biết đứng nhìn."
*
Trước tình trạng hơn 30 an ninh hiện đang bao quanh nhà, Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến cho từng người và giải thích cho an ninh nghe về Quyền Con Người. Một nữ cán bộ UBND phường đã lên tiếng cấm và cảnh báo Phạm Thanh Nghiên không được "tuyên truyền". Một an ninh tên Ngọc thì nhận bản bản Tuyên ngôn nhưng sau đó lại vất xuống đường. Riêng cán bộ Phó phường Lưu Văn Thi thì khi Thanh Nghiên chụp hình đã lớn tiếng thô lỗ: "Mày không phải chụp" và sau đó đã xúc phạm mẹ của Nghiên là "KHÔNG BIẾT DẠY CON".
....

MỜI ĐỌC VÀ XEM CÁC HÌNH ẢNH
http://danluan.org/tin-tuc/20130505/chu-nhat-55-tuong-thuat-cuoc-da-ngoai-thao-luan-quyen-con-nguoi-cua-cac-cong-dan-tu

TRAO ĐỔI DÃ NGOẠI về QUYỀN CON NGƯỜI...

"Không có nỗi đau nào bằng khi phải chứng kiến những con người chỉ muốn trao đổi về quyền con người lại bị đánh như súc vật.
Không còn nỗi đau nào hơn khi phải chứng kiến những chiến hữu của mình bị đánh như một con súc vật mà mình chỉ biết đứng nhìn."
*
Trước tình trạng hơn 30 an ninh hiện đang bao quanh nhà, Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến cho từng người và giải thích cho an ninh nghe về Quyền Con Người. Một nữ cán bộ UBND phường đã lên tiếng cấm và cảnh báo Phạm Thanh Nghiên không được "tuyên truyền". Một an ninh tên Ngọc thì nhận bản bản Tuyên ngôn nhưng sau đó lại vất xuống đường. Riêng cán bộ Phó phường Lưu Văn Thi thì khi Thanh Nghiên chụp hình đã lớn tiếng thô lỗ: "Mày không phải chụp" và sau đó đã xúc phạm mẹ của Nghiên là "KHÔNG BIẾT DẠY CON".
....

MỜI ĐỌC VÀ XEM CÁC HÌNH ẢNH

Hôm nay Chủ Nhật 5/5/2013, lần đầu tiên các blogger tại ba thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh và Nha Trang tiến hành buổi dã ngoại nhằm cùng nhau trao đổi và học hỏi về Quyền Con Người.Sáng kiến này được đưa ra bởi các Công Dân Tự Do nhằm tạo ra những sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, vừa tạo được cơ hội để trao đổi với nhau về những điều hữu ích cho việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Bản thân cuộc dã ngoại này chính là sự thể hiện Quyền Con Người, bao gồm các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và quyền được tham gia quản lý đất nước. Buổi dã ngoại được sự quan tâm của công chúng vì đây là lần đầu tiên sau ngày giải phóng các công dân trên mọi miền của tổ quốc tập trung nhau lại với lý do khác hơn là phản đối Trung Quốc xâm lược. Cuộc tụ tập này cũng là thước đo đánh giá thái độ của Chính quyền và Đảng Cộng Sản Việt Nam trước Quyền Con Người của các công dân Việt Nam.
Và sau đây là bản tường thuật của Dân Luận và Con Đường Việt Nam về sự kiện chưa từng có này:
11h12: Blogger Nguyễn Việt Hưng cho biết cuộc dã ngoại ở Hà Nội đã kết thúc sau khi mọi người tụ tập chụp ảnh kỷ niệm trước cửa công viên Nghĩa Đô:
11h: Blogger Như Quỳnh và Võ Trường Thiện trao đổi với an ninh trong bầu không khí thân mật và cởi mở :D
Theo Dân Làm Báo, tại Hà Nội, mọi người đang đi bộ quanh công viên và vừa đi vừa tuyên truyền về Quyền Con Người cho người dân trong khu vực:
Trong khi đó, một số bạn thanh niên khác đã cùng ngồi lại để trao đổi, thảo luận về quyền con người.
10h28: Dân Làm Báo cho biết: Trong khi đó, tại Hải Phong, với hơn 30 an ninh, công an vây quanh, "quyền làm người" đã được thể hiện như sau:
Blogger Cùi Các: "Không có nỗi đau nào bằng khi phải chứng kiến những con người chỉ muốn trao đổi về quyền con người lại bị đánh như súc vật.
Không còn nỗi đau nào hơn khi phải chứng kiến những chiến hữu của mình bị đánh như một con súc vật mà mình chỉ biết đứng nhìn."
10h: Sau khi đi bộ vòng công viên Nghĩa Đô, đoàn đã dừng lại và bắt đầu trình bày, trao đổi về nhân quyền!
Anh Lê Thăng Long, người khởi xướng phong trào Con Đường Việt Nam cho biết anh đã bị an ninh và chính quyền phường gọi lên làm việc về quản chế ngày hôm qua. Họ cấm anh không được đi ra khỏi phường, tham gia vào sự kiện "DÃ NGOẠI QUYỀN CON NGƯỜI" tại công viên 30/4 vì trong thời gian thực hiện quản chế. Từ ngày hôm qua đến nay có một nhóm an ninh đặc biệt ngồi giám sát ngay trước của nhà anh.
9h45: Blogger Trịnh Kim Tiến treo status: "Tội nghiệp con của mẹ, con đã bị tước đoạt quyền con người một cách hung hãn ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Con yêu, không sao hết, họ càng đàn áp, chèn ép thì chúng ta sẽ càng đứng lên và đấu tranh. Không gì có thể làm gục ngã tinh thần của mẹ lúc này được, trái lại những lối hành xử thiếu văn hóa, sai trái của họ càng khiến mẹ hiểu ra rằng mẹ không bao giờ từ bỏ lẽ phải, công lý và hòa bình. Ngày hôm nay, họ có thể ngăn chặn, bóp nghẹt quyền tự do đi lại của chúng ta nhưng không có nghĩa là mãi mãi họ có thể làm được điều đó. Sự phi lý và khốn nạn đến mức với cái lý do ngăn cản chúng ta- những con người tự do- không hề vi phạm luật pháp- tham dự chuyến dã ngoại nói chuyện về Nhân quyền Quốc tế, những điều mà Việt Nam có tham gia ký kết ủng hộ mà họ- những người mang danh bảo vệ an ninh Quốc gia- lại có thể ngăn cản không cho ba mẹ đi ăn sáng luôn. Sáng nay con phải chịu đói trong bụng mẹ vì cách hành xử trắng trợn và mất dạy đó nhưng đó sẽ là bài học đầu tiên mẹ muốn con biết về quyền con người."
Paulo Thành Nguyễn, chồng của Kim Tiến: "Những thanh niên mặt người dạ thú đây. Bất chấp tôi là một công dân có đầy đủ các quyền mà luật pháp bảo vệ, bất chấp sức khỏe của một thai phụ, là vợ tôi đang cần ăn uống. Họ ngang ngược ngăn chặn với thái độ hung hăn của một con thú. Khi có sự xuất hiện xe chuyên dụng của công an phường thì họ nhìn cười khinh khỉnh. Sau đó công an làm ngơ, bỏ đi, bỏ mặc sự bất công đang diễn ra một cách trắng trợn, và tôi ngồi đây, nhìn một cách khinh bỉ và thách thức sự đê hèn đó, trong lúc cái bụng vẫn đang kêu đói cồn cào. :|"
Đây là chốt chặn trước cửa nhà hai vợ chồng:
Mẹ Nấm vẫn đang cà phê "bắt buộc" với an ninh và giảng giải cho các anh chị này về Quyền Con Người:
Ở Hải Phòng, Dân Làm Báo cho biết: Có 2 người bạn trẻ ở cách chỗ ở của Phạm Thanh Nghiên 20 km đã đến để cùng tham dự dã ngoại. An ninh đã chặn lại. Chị của Thanh Nghiên ra dắt xe giúp cho 2 người bạn này thì bị công an vu tội "lái xe không có giấy tờ".
Trước tình trạng hơn 30 an ninh hiện đang bao quanh nhà, Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đến cho từng người và giải thích cho an ninh nghe về Quyền Con Người. Một nữ cán bộ UBND phường đã lên tiếng cấm và cảnh báo Phạm Thanh Nghiên không được "tuyên truyền". Một an ninh tên Ngọc thì nhận bản bản Tuyên ngôn nhưng sau đó lại vất xuống đường. Riêng cán bộ Phó phường Lưu Văn Thi thì khi Thanh Nghiên chụp hình đã lớn tiếng thô lỗ: "Mày không phải chụp" và sau đó đã xúc phạm mẹ của Nghiên là "KHÔNG BIẾT DẠY CON".
Sáng sớm nay một người bạn của Mẹ của Nghiên tính đến cùng với gia đình Nghiên dã ngoại ngoài sân những cũng đã bị công an ngăn chận.
Hiện tại, điện thoại của Phạm Thanh Nghiên vẫn bị cắt và 2 người bạn ở xa thì đang bị CSGT làm khó dễ.
9h30: Công an Sài Gòn bắt blogger Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân) mang đi đâu không rõ.
Ở Hà Nội, các dư luận viên đang bày tỏ quyền làm người của mình một cách hăng hái (video của Lã Việt Dũng):
9h18: Blogger Nguyễn Hoàng Vi và Quốc Anh đã bị bắt lên xe buýt ở Sài Gòn.
Còn tại công viên Nghĩa Đô, Hà Nội, lực lượng an ninh mặc thường phục đang lia ống kính về phía các công dân tham dự cuộc dã ngoại (ảnh Mai Dũng):
Mọi người đã quyết định đi bộ vòng công viên:
9h10: Mẹ Nấm đang bị buộc phải ngồi uống cà phê cùng các anh chị an ninh. Tranh thủ tuyên truyền tới anh chị về Quyền Con Người:
Cùng lúc, blogger Nguyễn Hoàng Vi đang phát tài liệu có về quyền con người tại khu vực công viên đối diện caffe Window, trên đường Lê Duẩn (ảnh Dân Làm Báo):
8h59: Tại Hà Nội các blogger đang phát cho nhau bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1948 (ảnh: Nguyễn Tường Thụy):
Trong khi đó ở Sài Gòn, lực lượng công an đã bắt đầu bắt người lên xe buýt (ảnh: Bùi Công Thủ):
8h55: Lúc này đây tại Sài Gòn, blogger Bùi Công Thủ cho biết an ninh đang chặn gần công viên:
Dân Làm Báo cho biết:
Sài Gòn: Blogger Vũ Sỹ Hoàng (Hành Nhân) và Nguyễn Hoàng Vi đã có mặt. Người dân đã có mặt giữa vòng vây công an dày đặc.
Hải Phòng: điện thoại của Phạm Thanh Nghiên đã bị cắt. Một người bạn gái đến để cùng dã ngoại trước sân nhà với Thanh Nghiên đã bị an ninh chận lại và đuổi đi. Bên ngoài nhà của Nghiên công an đang bao vây và ngăn chận mọi lối ra vào.
Nha Trang: An ninh đã ngăn chận blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang trên đường đến buổi dã ngoại với lý do "Xuống đó không ổn. Tụ tập không hay". 'Đó' tức là địa điểm công viên Bạch Đằng, nơi mọi người hẹn gặp nhau để trao đổi về Quyền Làm Người. Người an ninh này ép buộc hai bạn Quỳnh và Hải phải 'đi uống cà phê' và không giải thích lý do tại sao các công dân cùng nhau dã ngoạn và trao đổi về quyền làm người lại 'không ổn'.
8h40: Tại Nha Trang, blogger Như Quỳnh (Mẹ Nấm) cho biết điện thoại liên lạc của chị đã bị chặn. Mọi người xin liên lạc với chị qua số 0945010928:
Cũng theo Như Quỳnh, vì lực lượng an ninh, công an, dân phòng và thanh niên tình nguyện đã chiếm trọn công viên Bạch Đằng, Nha Trang, nên các công dân tự do sẽ chuyển qua picnic tại Nhạc Hoa Viên - 144 Võ Trứ.
8h30: Tại công viên Nghĩa Đô, Hà Nội, kịch bản áo xanh Đoàn Thanh Niên cũng đã xuất hiện, ảnh của blogger Nguyễn Việt Hưng:

Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải đã có mặt tại công viên.
Phía bên trong, một khu vực rộng lớn của công viên Nghĩa Đô bị chặn với lý do đang thi công!?
8h08: Theo blogger Nguyễn Xuân Diện Tại thì tại nhà riêng của chị Phương Bích: 14 người là Đại diện Tổ dân phố và các tổ chức đoàn thể đã trực sẵn ngay trước cửa phòng căn hộ để chặn không cho chị đi ra cầu thang máy. Chị Phương Bích cho biết "Có 2 thanh nữ thanh niên trẻ rất trơ trẽn, nhất định lấy người cản tôi. Thật lố bịch quá chừng".
8h: Blogger Nguyễn Xuân Diện cho biết tình hình ở công viên Nghĩa Đô: "Chìm nổi rất đông. Có 4 xe bus đang chờ để đưa những người tham gia đi "dã ngoại" xa hơn - hình như Lộc Hà. Một số bạn trẻ đã có mặt - đang phát tín hiệu với nhau."
Còn ở Nha Trang, tại công viên Bạch Đằng đang đầy bóng áo xanh của Đoàn Thanh Niên, có vẻ như Đoàn Thanh Niên muốn tranh chỗ picnic với các công dân tự do:
Ngày hôm qua 4/5: Một số bạn trẻ ở Sài Gòn đã tập trung lại để trao đổi về Quyền Con Người:
Vào buổi tối, chị Thúy Nga (Hà Nam) cùng 2 con nhỏ (1 bé 4 tuổi, 1 bé còn đang ẵm ngửa) lên Hà Nội để chuẩn bị tham dự sự kiện đã bị 06 an ninh quận Hoàn Kiếm mặc thường phục đuổi ra khỏi khách sạn. Chị phải bế và dắt 2 bé con đi lang thang ngoài đường.
Rất may sau đó các anh em No-U Hà Nội được tin đã đón cả 3 mẹ con về để lo chỗ ăn ngủ.
Các blogger Hà Nội đã cẩn thận chuẩn bị sẵn tài liệu để thảo luận trong cuộc dã ngoại từ tối:


http://danluan.org/tin-tuc/20130505/chu-nhat-55-tuong-thuat-cuoc-da-ngoai-thao-luan-quyen-con-nguoi-cua-cac-cong-dan-tu




***********************

TRAO ĐỔI VỀ NHÂN QUYỀN DÃ NGOẠI


Việt Nam : Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền Chủ nhật 05/5/2013


www.viet.rfi.fr
Nhóm Các Công dân Tự do dự định ngày mai Chủ nhật 05/05/2013 sẽ tổ chức các buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền tại ba thành phố Sài Gòn, Nha Trang và Hà Nội và đang kêu gọi mọi người ở ba thành phố này, nhất là giới trẻ, tham gia đông đảo.
Cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà đấu tranh dân chủ, từng bị kết án bốn năm tù vào đầu năm 2010 vì đã tọa kháng phản đối công hàm Phạm Văn Đồng và hiện đang bị quản chế, thì chọn hình thức dã ngoại ngay trước sân nhà của cô. Từ Hải Phòng, Phạm Thanh Nghiên trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ :
RFI : Xin chào Phạm Thanh Nghiên, là một trong những người đầu tiên ký tên vào Lời tuyên bố Các Công dân Tự do, tức là nhóm khởi xướng buổi dã ngoại ngày mai, Thanh Nghiên có thể cho biết là vì sao các bạn chọn hình thức dã ngoại để trao đổi về nhân quyền ?
Phạm Thanh Nghiên : Kể từ khi ra Lời tuyên bố Các Công dân Tự do, chúng tôi cũng đã có những tuyên bố khác thể hiện quyền con người của mình. Ngày 05/05, chúng tôi sẽ có buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người. Đứng tên tổ chức là các blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Anh Tuấn và đầu tiên là Nguyễn Văn Dũng. Riêng tôi, tuy không trực tiếp đứng tên tổ chức, nhưng tôi có một hình thức khác, phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của tôi, đó là dã ngoại ngay trước sân nhà mình.
Dã ngoại là một hình thức rất nhẹ nhàng, như là một buổi picnic giữa bạn bè, gia đình, với hình ảnh gần gũi,
Phạm Thanh Nghiên - Hải Phòng
04/05/2013
thân quen, thoải mái, trong một không gian rộng lớn, để các bạn trẻ, kể cả các phụ huynh và tất cả những người khác quan tâm đến quyền con người đều có thể tham gia. Cho nên, chúng tôi mới chọn hình thức dã ngoại.
Các buổi dã ngoại này sẽ diễn ra ở các công viên 30/04 tại Sài Gòn, do bạn Nguyễn Hoàng Vi phụ trách; công viên Bạch Đằng tại Nha Trang, do blogger Mẹ Nấm phụ trách; công viên Nghĩa Đô, do blogger Trịnh Anh Tuấn phụ trách.
RFI : Tuy các buổi dã ngoại này diễn ra một cách nhẹ nhàng, nhưng không thể loại trừ khả năng công an ngăn cản, xua đuổi hoặc bắt bớ. Trong những trường hợp đó, những người tham gia phải phản ứng ra sao ?
Phạm Thanh Nghiên : Nếu như được thoải mái thảo luận, thì đó quả một điều may mắn, đáng mừng. Nhưng nếu như bị ngăn cản, không cho sinh hoạt tại các địa điểm đã thông báo, thì các bạn sẽ được hướng dẫn tới những nơi khác. Những người muốn tham dự thì nên đọc kỹ bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Nếu tình huống xấu xảy ra, chúng ta phải ý thức rằng cuộc dã ngoại này là cuộc dã ngoại trao đổi về nhân quyền rất chính đáng và rất ôn hòa. Chúng ta phải cho mọi người thấy được rằng của chúng ta là những người rất hiền lành và làm những công việc rất chính đáng.
Nếu bị ngăn cản, tinh thần chung là đồng lòng và chia sẽ, chấp nhận, không phản kháng trước bất cứ một biện pháp, nào, kể cả đánh đập, để nói lên tiếng nói của mình về quyền con người và để cho công luận trong nước và trên thế giới biết rằng người Việt Nam rất khát khao về quyền con người và vì quyền con người, chúng tôi sẳn sàng bị bắt bớ, bị đánh đập, bị hành hung.
RFI : Riêng đối với Thanh Nghiên, thì hình thức dã ngoại sẽ như thế nào ?
Phạm Thanh Nghiên : Là người còn bị quản chế trong vòng 3 năm, tôi đã chọn hình thức dã ngoại ngay trước sân nhà mình, mới người mẹ thân yêu của tôi. Tôi cũng rất muốn có những bạn bè khác đến với tôi để kể chuyện cho nhau nghe về nhân quyền. Tôi cũng viết bài « Dã ngoại trước sân nhà. Tại sao không ? » và đã có lời mời công khai trên mạng Facebook về buổi dã ngoại 05/05.
Tôi sẽ rất mừng nếu được đón tiếp những công dân tự do khác đến trao đổi với tôi về quyền con người. Tôi tin là sẽ không bao giờ có kịch bản ngày 18/9 lần thứ hai như là cách đây 5 năm, khi tôi toạ kháng tại gia để khẳng định chủ quyền của dân tộc, phản đối công hàm Phạm Văn Đồng.
Tôi nghĩ rằng sẽ không có ai bị bắt khi nói với người khác : « Tôi là con người ». Nếu ở địa vị nhà cầm quyền, tôi cũng sẽ không bao giờ đàn áp hay ngăn cản, vì nếu như họ đàn áp, ngăn cản, thì không có gì bình luận hơn về lối hành xử của nhà cầm quyền đối với công dân của mình, trong khi họ chỉ đơn giản nói : « Tôi là con người ».
RFI : Nhân quyền cũng là vấn đề được nói đến nhiều trong bối cảnh người dân được mời đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp. Nhưng theo Thanh Nghiên, người dân Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng đã có ý thức nhiều về nâng cao dân chủ, nhân quyền hay không hay đa số vẫn còn thờ ơ về vấn đề này?
Phạm Thanh Nghiên : Có thể nói một cách công bằng rằng, so với những năm trước thì giới trẻ Việt Nam hiện nay ít nhiều quan tâm hơn đến các vấn đề của đất nước. Nhưng nhiều người cũng vẫn còn bàng quan, thờ ơ với hiện tình của đất nước.
Việc sửa đổi Hiến pháp cũng là dịp để đánh giá về cái nhìn của giới trẻ hiện nay đối với đất nước. Tôi đã quen biết và gặp gỡ một số bạn trẻ là sinh viên, các bạn cũng đã bày tỏ với tôi quan điểm về quyền công người, về dân chủ, về Hiến pháp...Tôi rất hy vọng họ sẽ làm điều gì đó hơn tôi, hơn những người khác, để làm thay đổi thực trạng của đất nước.
Tôi cũng đã tiếp xúc nhiều với những nhân viên an ninh còn rất trẻ và có thể là một số người cũng đã có chuyển biến trong tư tưởng. Tuy họ mang trên vai nhiệm vụ mà Đảng giao cho, nhưng họ cũng có lối hành xử không đến nỗi tệ, tức là ôn hoà hơn so với những năm trước, khi mà tôi chưa đi tù, tức là thể hiện tiến bộ hơn trong nhận thức.
Tuy nhiên đây không phải là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà chỉ là chuyển biến tư tưởng của một vài cá nhân, chính quyền sẽ không có thay đổi gì về việc cải thiện quyền con người. Kỳ vọng quá nhiều vào sự thay đổi của nhà cầm quyền là một sự ngộ nhận.
Giới trẻ bây giờ tuy có tiến bộ hơn trước, nhưng tôi cho rằng chúng ta cần nhiều hơn thế, chứ không chỉ là những cá nhân đơn lẻ, hay một bộ phận nhỏ, để có thể hy vọng tiến trình dân chủ hóa sẽ đến sớm hơn ở Việt Nam.
RFI: Xin cám ơn cô Phạm Thanh Nghiên.


****************


-Dân Làm Báo Blog - Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải lên tiếng ủng hộ buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/thuong-nghi-si-ngo-thanh-hai-len-tieng.html#.UYVX60r1efs

-**************


Dân Làm Báo Blog - Viết cho ngày 5-5, ngày Dã ngoại Nhân Quyền - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ.

-http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/viet-cho-ngay-5-5-ngay-da-ngoai-nhan.html#.UYVmvEr1efs

****************
-Thanh niên là rường cột Quốc Gia.

Chúc các bạn thành công !



Dân Làm Báo Blog - Lá thư tâm cảm cho Dã Ngoại Nhân Quyền - Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/05/la-thu-tam-cam-cho-da-ngoai-nhan-quyen.html#more




Mặc dù từ năm 539 trước công nguyên, Đại đế Cyrus của Ba Tư lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tuyên bố về sự bình đẳng và quyền tự do của con người một cá...

Con Đường Việt Nam chuyển ngữ từ "Story of Human Rights"


http://www.youtube.com/watch?v=OsG2TX-F44c 


Để tìm hiểu thêm về Quyền Con Người, xin các bạn ghé thăm...



*********************


Xuống Đường: Hướng Dẫn chi tiết Buổi Dã Ngọai Ngày 5/5/2013 Tại Công Viên 30/4 Sài Gòn

http://xuongduong.blogspot.com/2013/05/huong-dan-chi-tiet-buoi-da-ngoai-ngay.html

**************************


Bởi vì tôi khao khát Tự Do
Thơ: Nguyễn Đắc Kiên
Phổ nhạc: Nguyệt Ánh
Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do

Bởi vì tôi khao khát Tự Do - Ca khúc gửi tặng Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người (Chủ Nhật 5.5.2013)


www.youtube.com

Tổng số lượt xem trang