Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Việt Nam – Cuộc đấu tranh vì tự do -Thử làm dân

1
Bản dịch của Lê Anh Hùng
(Defend the Defenders)
Ở Việt Nam, tự do tín ngưỡng được hiến pháp bảo hộ về mặt nguyên tắc. Tuy nhiên, những người theo những tôn giáo mà chính quyền không chấp nhận lại phải đối mặt với tình trạng bị truy bức. Một trong những tôn giáo đó là đạo Tin Lành. Kết quả là gần như tất cả các đạo hữu Tin Lành đều phải vận hành các hoạt động phụng sự và nhà thờ ở Việt Nam một cách bí mật. Lần đầu tiên tôi và Steve dính líu đến hoạt động phụng sự ở Việt Nam là vào năm 2006, sau khi Steve gặp một đôi người Mỹ đã nghỉ hưu và chuyển tới Sài Gòn để trợ giúp nhà thờ bí mật. Những người bạn của chúng tôi cũng như những người phục vụ với họ bị truy bức – một số thậm chí còn bị bỏ tù nhiều lần – vì thực hành Thiên Chúa giáo.
Khi Steve và tôi lập kế hoạch cho chuyến đi, chúng tôi muốn trải nghiệm một thời gian ý nghĩa ở Việt Nam. Chúng tôi dự định thăm bạn bè và các hoạt động phụng sự của họ ở Sài Gòn. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ thiết lập các mối quan hệ mới trong nhà thờ bí mật. Ngoài ra, chúng tôi còn muốn khám phá Việt Nam và tìm hiểu thêm về lịch sử, con người và văn hoá của mảnh đất này. Mặc dù vẫn gặp một vài thử thách dọc đường song chúng tôi rời Việt Nam ngày 28.4 với cảm giác là mình đã hoàn thành từng mục tiêu đã đề ra.
2Trong suốt cuộc hành trình xuyên Việt, chúng tôi đã kinh qua những khu vực, những vùng khí hậu và những nhóm người hết sức khác biệt. Chúng tôi di chuyển chậm chạp từ Bắc chí Nam, dành thời gian ở Hà Nội, Hạ Long, Sapa, Đà Nẵng, Nha Trang và Sài Gòn. Chúng tôi di chuyển bằng những máy bay, những đoàn tàu cũ kỹ, rồi một loạt những thuyền, xe buýt và xe du lịch. Chúng tôi leo núi, dạo trên những con phố tấp nập của những thành phố với những bức tường cổ, thăm các chiến trường xưa, bơi trên các bãi biễn, đạp xích lô qua khu phố Pháp, và bí mật thăm các hoạt động phụng sự trên một chiếc xe máy thuê. Chúng tôi thậm chí còn dành một ngày đi thăm địa đạo Củ Chi mà Việt Cộng từng sử dụng trong cuộc “kháng chiến chống Mỹ” như cách gọi phổ biến của người Việt Nam.
3 (2)Chúng tôi khởi đầu chuyến đi ở Hà Nội. Hà Nội là một sự pha trộn giữa vẻ quyến rũ khác lạ của Châu Á cổ xưa, với bộ mặt đang phát triển của một Châu Á đương đại, cùng những vết tích của ảnh hưởng từ người Pháp và Công giáo. Năm 2010, Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Khu phố cổ của nó vẫn còn đấy 36 tuyến phố chuyên doanh xưa kia, bao quanh ngôi thành cổ. Phố chuyên bán đồ sứ, phố chuyên bán cá, phố chuyên bán bạc, phố chuyên bán giày, v.v. Bên cạnh những cửa hàng mặt phố lâu đời, ở đây còn có hàng trăm người bán hàng trên vỉa hè với đủ mọi thứ trên đời, và những kẻ bán hàng rong đi dọc phố tìm cách để bạn mua hàng hoá hay dịch vụ của họ. Dân số Hà Nội khoảng 6 triệu người, phần lớn đi xe máy, và dường như tất cả họ đều đồng loạt đổ ra các tuyến phố hàng ngày.
4Khi ở Hà Nội, chúng tôi giao lưu với một số nhà chuyên môn trẻ tuổi, họ thoải mái nêu quan điểm rằng chính phủ của họ không tốt cho dân. Để tìm cách tạo ra sự đồng cảm với họ, tôi cũng phàn nàn về chính phủ ở đất nước mình. Tuy nhiên, ngay khi những từ ngữ kia vuột ra khỏi miệng, tôi biết đó là một sự so sánh không công bằng. Chúng tôi cũng có cơ hội giao thiệp với với thế hệ già hơn, và chúng tôi luôn ngỡ ngàng trước thái độ đón tiếp nồng ấm mà họ dành cho mình. Mỹ từng đánh bom ác liệt Hà Nội, thủ đô của Bắc Việt, trong chiến tranh, song chúng tôi không hề gặp phải sự thù địch nào từ cả hai thế  hệ.
5Từ Hà Nội, chúng tôi thực hiện chuyến đi tới Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một kỳ quan tự nhiên đầy quyến rũ. Chúng tôi lắng nghe như thể bị thôi miên khi người hướng dẫn viên chia sẻ những câu chuyện về người Việt. Anh ta nói với chúng tôi là người Việt tin rằng tổ tiên của họ có khả năng đem lại vận may và bảo vệ gia đình. Kết quả là hầu như mọi gia đình người Việt đều có một bàn thờ để thờ phượng hoặc tưởng nhớ tổ tiên của mình. Nhiều thương nhân bán hàng mã với đủ thứ quà như xe máy, ô tô, nhà cửa, quần áo và tiền. Những tờ giấy này được mua rồi đốt như một hình thức lễ tạ tổ tiên.
6Chúng tôi cũng hiểu ra rằng nhiều người Việt không chỉ có một tín ngưỡng độc nhất. Thay vì thế, hệ thống niềm tin của họ dường như là một sự pha trộn giữa định mệnh, vận may, Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo và thần thoại. Đáng chú ý là ở chỗ, Công giáo vốn được du nhập bởi người Pháp, những người từng chinh phục và cai trị Việt Nam một cách hà khắc suốt gần 100 năm, lại được chính quyền thừa nhận. Chính quyền cùng lúc lại “dạy” rằng Jesus Christ là Chúa Trời của người Mỹ và, do vậy, người Việt không được phép theo Ngài. Dĩ nhiên, điều này lại khiến bạn tự hỏi là chính quyền nghĩ những người Công giáo Việt Nam đang thờ ai?
Đập vào mắt chúng tôi còn là sự chênh lệch đáng chú ý về địa vị kinh tế – xã hội và quyền lợi của người dân bất chấp thực tế Việt Nam vẫn tự nhận là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chiếc Rolls Royce màu đen trên lối vào của một ngôi nhà nằm kề bãi biển với đội ngũ bảo vệ riêng nhắc chúng tôi nhớ tới cuốn sách của George Orwell, “Trại súc vật”, và kết cục cuối cùng của một chính quyền thối nát. Tất cả mọi người đều bình đẳng, song một số người lại bình đẳng hơn số khác. Chủ nghĩa tư bản thực sự có ảnh hưởng ở Việt Nam, song chỉ những ai nắm quyền lực mới gặt hái được thành quả từ đó.
7Chúng tôi khám phá những ngọn núi và vùng thôn quê xinh đẹp ở Sapa, nơi mà một số bộ tộc bản địa gọi là đất tổ trong 1.000 năm. Ở Sapa, chúng tôi gặp một số nhóm sắc tộc thiểu số của Việt Nam. Trong số này chủ yếu là người Hmong đen, gọi thế cơ bản là vì trang phục màu đen của họ. Họ sống đơn giản và canh tác trên một vùng đồi núi dốc. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của du lịch, một số thành viên của các bộ tộc này đã khoác cho mình một bộ mặt mới như những người chuyên đi bán rong đồ trang sức và thổ cẩm làm bằng tay.
8Họ là những cư dân “bản địa” đích thực của vùng này, và rõ ràng họ coi tất cả những trò chính trị vô nghĩa vẫn diễn ra ở Việt Nam suốt 1.000 năm qua như thứ tạp âm nền. Người ta cứ đến xâm chiếm rồi lại bỏ đi; chính quyền đến rồi lại đi. Người hướng dẫn viên cho chúng tôi hay nhiều người Hmong, dân tộc của anh ta, tin vào Jesus, song họ không có nhà thờ và không ai dạy họ về kinh thánh cả.
9Trước khi chúng tôi rời Campuchia đến Việt Nam, một nhóm đông do North Coast Calvary Chapel dẫn đầu đã đến thị trấn Poipet (Campuchia) để phục vụ cùng tổ chức thiện nguyệnMercy Ministries Foundation. Cả nhóm đã khích lệ và tiếp sức cho chúng tôi theo rất nhiều cách. Hai thành viên của nhóm là người Việt, một từ Đà Nẵng và người còn lại đến từ Sài Gòn. Khi ở Việt Nam, chúng tôi có cơ hội dành nhiều thời gian hơn với những người đàn ông này cùng gia đình họ, và tìm hiểu về các hoạt động phụng sự của họ. Một trong hai người nguyên là kỹ sư dầu khí và vợ anh ta cựu giảng viên đại học. Những nhà chuyên môn trẻ tuổi này đã từ bỏ nghề nghiệp để phụng sự như những nhà truyền giáo chuyên nghiệp ở Việt Nam. Người còn lại từng 10 lần vô địch giải thể hình quốc gia. Anh cũng từ bỏ sở thích đó để phụng sự Chúa.
10Những người đàn ông này hiện dẫn dắt một hoạt động phụng sự thể thao đang trên đà phát triển, một tổ chức đã vươn tới hàng trăm thanh niên và người lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp một số quốc gia khép kín ở Đông Nam Á. Cách tiếp cận hoạt động phụng sự độc đáo này kết hợp việc huấn luyện nhiều môn thể thao với việc truyền thụ những chân lý của kinh thánh. Các thành viên của nhóm không chỉ tham gia tập luyện thể thao mà họ còn tham gia vào kinh cầu nguyện và nghiên cứu kinh thánh. Khi ở Đà Nẵng, chúng tôi đã tham dự một buổi tập và gặp một trong số các đội bóng. Khoảng một nửa số thành viên đội bóng đã tin vào Jesus.
11Khi ở Sài Gòn, chúng tôi vẫn kịp đến thăm những người bạn thân đang hỗ trợ và chăm sóc hơn 500 trẻ em. Họ thuộc về nhiều nhà thờ bí mật của những giáo phái khác nhau, và họ đứng ra trợ giúp những trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi hay bị lạm dụng thân thể. Họ đảm bảo rằng những đứa trẻ này được ăn mặc, được bố trí chỗ ở, được yêu thương, được giáo dục, và được nuôi dưỡng để hiểu tình yêu của Đức Chúa.
12Chúng tôi cũng có cơ hội thăm một bà trông trẻ cùng một số trong số 20 đứa trẻ mà bạn bè của chúng tôi hỗ trợ. Bà năm nay đã 62 tuổi, vì thế bà đề nghị chúng tôi cầu Chúa nuôi lớn một bà mẹ trẻ hơn để tiếp tục công việc phụng sự và cầu Chúa ban cho bà sức mạnh và sức khoẻ cần thiết để nuôi dưỡng những đứa trẻ này.
13Một hoạt động phụng sự khác mà những người bạn của chúng tôi tiến hành lại tập trung vào việc cứu giúp những đứa trẻ chưa ra đời bằng cách cung cấp cho các bà mẹ một giải pháp thay thế việc phá thai. Những người bạn của chúng tôi giải thích nguồn gốc của cuộc sống và dạy những bà mẹ này chân lý về những đứa trẻ chưa ra đời. Họ cung cấp cho các bà mẹ dịch vụ y tế, phòng ở và ăn uống miễn phí cho đến khi đứa bé ra đời. Nếu bà mẹ không muốn giữ đứa bé sau khi nó ra đời, những người bạn của chúng tôi sẽ tiếp nhận trách nhiệm với đứa bé. Chúng tôi có vinh dự được đến thăm một trong vài ngôi nhà dành cho các bé, mua kem và thăm vài trong số những đứa trẻ mà những người bạn của mình chăm sóc.
14Vì lý do an ninh, chúng tôi không tiết lộ tên tuổi của những người phục vụ này. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về bất cứ hoạt động phụng sự nào của họ, hãy liên hệ với chúng tôi. Đồng thời hãy cầu nguyện cho những nhu cầu thường xuyên về vật chất và tinh thần của họ.
Đối với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã trôi qua. Đối với Việt Nam, cuộc chiến hãy còn đấy. Người dân của nó vẫn đang tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền tự do chính trị, kinh tế và tín ngưỡng. Đối với tôi, Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi từ những hình ảnh đen trắng trong ký ức tuổi trẻ của mình sang một đất nước của sắc màu sự sống mà ở đó đang rất, rất cần đến Đức Chúa.
 Nguồn: (Defend the Defenders) Việt Nam – Cuộc đấu tranh vì tự do

LIFTINGUPTHESAINTS



************


Thử làm dân


Đào Tuấn




XinGiá như những người làm chính sách cho đồng bào, như Ben Affeck, một lần thử làm dân, thay vì ngồi bên Tháp Rùa, để thông cảm được với những nạn nhân của sự “bất cập”.
Ben Affeck, đạo diễn Hollywood nổi tiếng vừa đưa ra thách thức “thử sống với 1,5 USD/ngày”. Mở ngoặc nói thêm “sống” ở đây chỉ với ý nghĩa chi phí cơm ăn nước uống với 30 ngàn đồng mỗi ngày. 30 ngàn mỗi ngày, vị chi 900 ngàn đồng mỗi tháng. Hơn 11 triệu đồng mỗi năm. Đó là “mức nghèo đói”, đó là “mức cơ cực”, tính theo chuẩn thế giới mà cuộc vận động “Live Below the Line” (sống dưới mức nghèo đói) do Ben khởi sướng muốn những người tham gia “thử”. Thử, để tiết kiệm tiền cho người nghèo. Thử, để cảm thông cho cảnh nghèo.
Những người dân nghèo ở Việt Nam hẳn sẽ ngạc nhiên và ngậm ngùi lắm khi “mức sống” 30 ngàn mỗi ngày được những người “sống thử” coi như những “thử thách cần chinh phục”.
Ngày hôm qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa công bố một báo cáo về đời sống của 75.000 hộ, 324.600 nhân khẩu. Đây là bộ phận đang thử thách sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của mình năm này qua năm khác với mức thu nhập bình quân chỉ 7,1 triệu đồng/người/năm, chưa bằng 30% thu nhập bình quân đầu người của cả nước năm 2012. Thậm chí, bà con ở nhiều vùng đang sống với mức thu nhập cực thấp. Đó là các vùng Cửa Đạt (Thanh Hóa) và An Khê – Ka Nak (Gia Lai), Sông Tranh 2 (Quảng Nam) hay Đồng Nai 3 (Lâm Đồng). Cực thấp là bao nhiêu? Cực thấp là mức thu nhập 4,2 triệu đồng/người/năm. Và “thử thách” mà họ phải vượt qua là sống với 4,2 triệu đồng mỗi năm, hay 350 ngàn đồng mỗi tháng, hay 12 ngàn đồng mỗi ngày. Mà “sống” ở đây khác với nghĩa “sống thử” của Ben Affeck ở chỗ nó không chỉ là cơm ăn và nước uống. Nếu cần một bằng chứng thì còn đó cái chết của người phụ nữ khốn khổ ở An Xuyên, Cà Mau, khi viện phí, học phí một lẫn nữa được nhắc lại như những gánh nặng khủng khiếp, như một sức ép vô hình đè lên cuộc sống, và ở chừng mực nào đó, lên cả số phận những người dân, cả người nghèo lẫn người không nghèo. Đúng là: Một người phụ nữ phải quyên sinh trước học phí và viện phí.
Giữa Cửa Đạt, An Khê- Na Nak, Sông Tranh 2 và Đồng Nai 3 có điểm gì chung?
Không khó để nhận ra. Đó chính là những vùng thủy điện. Và bộ phận người dân đang sống chỉ bằng 1/3 mức sống “nghèo đói”, “cơ cực” chính là những người phải di dời nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả ông bà tổ tiên để nhường chỗ cho các công trình thủy điện.
Bản tin trên Tuổi trẻ, dẫn báo cáo Bộ Nông nghiệp đưa ra nhận xét, rằng “Thu nhập rất thấp, tỉ lệ nghèo rất cao”, tới 36%, so với mức bình quân chung 10% của cả nước.
Biết bao nhiêu những lời hứa đã được long trọng nói ra, trước cuộc sống giống như bị bỏ quên, như “hạt thóc trong kẽ hòm” của những người dân vùng thủy điện. Biết bao nhiêu chính sách bắt đầu bằng hai từ “hỗ trợ”. Nhưng thực tế là cùng với việc di dời, những người dân tay không phải bắt đầu từ những con số 0 với một sinh kế mới.
Chúng ta đang ngồi ở chân Tháp rùa để làm chính sách cho đồng bào. Để sau đó chỉ nói nhẹ hều bằng hai chữ “bất cập trong chính sách”. Dù đằng sau sự “bất cập” đó là cuộc sống khốn khó.
Giá như những người làm chính sách cho đồng bào như Ben Affeck một lần thử làm dân, để thông cảm được với những nạn nhân của sự “bất cập”.

Tổng số lượt xem trang