Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến bị bỏ quên.

-24 juillet 2016

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến bị bỏ quên.
"Mặt trận Vị Xuyên", tên do phía VN đặt, TQ khởi động từ tháng 4 năm 1984, chấm dứt vào tháng 4 năm 1989, kéo dài đúng 5 năm. Địa bàn chiến dịch tổng cộng không quá 20 cây số chiều dài đường biên giới và độ sâu không quá 2,5 cây số vào trong lãnh thổ VN, tương ứng với chiều dài suối Thanh Thủy (vẽ màu xanh trên bản đồ 1) với đường biên giới (là đường phân thủy, màu nâu đen trên bản đồ, hai đường cách nhau khoảng 2,5km, xem bản đồ 1), theo các bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa Dư Đông dương (Pháp) ấn hành cũng như các bản đồ 1/50.000 của Mỹ. TQ đã huy động tổng cộng khoảng nửa triệu quân lính thuộc tám đại quân khu để thực hiện chiến dịch này. Phía VN đã có 9 sư đoàn chủ lực thuộc QĐND tham chiến. Trận chiến khốc liệt mở đầu này 12-7-1984. Theo tài liệu từ phía VN vừa công bố, trận chiến này có bí số MB 84. Đụng trận ngày đầu tiên, Sư đoàn 356 đã bị thiệt hại đến 600 người.



Bản đồ 1 (cắt ra từ bản đồ 1/50.000 của Mỹ, hiện đang tồn trữ ở Đại học Texas, đã được một số "học giả" sử dụng trước đây nhằm chứng minh VN không có mất đất cho TQ).

Mục đích của TQ trong chiến dịch này là gì ?

Các sử gia thế giới gộp chung cuộc chiến này với cuộc chiến tháng hai năm 1979 làm một, gọi chung là "cuộc chiến biên giới". Bởi vì địa bàn cuộc chiến đã được "qui ước" trước, "khoanh vùng" trước trên biên giới. Phía TQ, Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của cuộc chiến, gọi cuộc chiến tháng hai năm 1979 là "cuộc chiến dạy cho VN một bài học", địa bàn giới hạn ở các tỉnh biên giới. Còn cuộc chiến 1984-1989 là cuộc chiến "phản công tự vệ", mục đích lấy lại khoảng 50km² đất mà TQ cho là VN đã chiếm trước kia. Nhìn trên (bản đồ 1), ta thấy vùng đó tương ứng với phần gạch chéo màu đỏ.

Lập luận của TQ, đường biên giới khu vực này là con suối Thanh Thủy (đường màu xanh). Phía TQ cho rằng yêu sách này phù hợp với nội dung Biên bản bế mạc Công trình Phân định Biên giới (còn gọi là Công ước Pháp-Thanh 1887) cũng như nội dung Công ước Bổ túc về Biên giới 1895.

Vấn đề là các bản đồ do Sở Địa dư Đông dương (SGI) xuất bản sau này thì vẽ đường biên giới (đường màu nâu đen) cách suối Thanh thủy khoảng 2,5 đến 3 km về phía bắc.

Một số tài liệu nước ngoài về cuộc chiến biên giới Việt-Trung có dẫn tài liệu của CIA, cho rằng VN chiếm của TQ khoảng 50km² đất. Diện tích đất này khá phù hợp với "địa bàn" của chiến dịch Vị Xuyên, vùng gạch chéo màu đỏ trong bản đồ.

VN hay TQ, phía nào đúng, phía nào sai trong cuộc chiến này ? Dữ kiện của CIA đưa ra, VN chiếm khoảng 50km đất của TQ (có lẽ nhằm ủng hộ chiến dịch của TQ) có thật sự đúng hay không ?
Điều quan trọng hơn cả là ngày nay lịch sử VN đã xóa trắng, không có dòng nào nhắc đến cuộc chiến này. Các vết tích chiến tranh như nghĩa trang bộ đội, bia ghi dấu tích chiến tranh... thảy đều phá bỏ.

Bài viết này, với những dữ kiện góp nhặt được từ Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp (CAOM, Aix-en-Provence), hy vọng thiết lập lại một sự thật lịch sử.

Đó là: đối với VN, cuộc chiến biên giới Hà Giang là cuộc chiến vệ quốc. Không hề có việc VN chiếm 50km² đất của TQ. Cuộc chiến gọi là "phản công tự vệ" của TQ nhằm lấy lại 50km² đất và thiết lập lại đường biên giới thực sự là một "âm mưu chính trị" của Đặng Tiểu Bình. Máu xương của hàng trăm ngàn chiến binh TQ đổ xuống trong cuộc chiến này thật là phi nghĩa. Đặng Tiểu Bình ngụy tạo những bằng chứng về biên giới để phát động chiến tranh với VN, mục đích củng cố quyền hành của cá nhân trong chính trường Bắc Kinh.

1/ Đường biên giới theo các công ước 1887 và 1895:

Công ước Pháp-Thanh về phân định biên giới 1887 phân chia đường biên giới hai nước Việt-Trung thành 3 vùng biên giới: Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Vị Xuyên, nơi phát xuất chiến dịch của TQ, thuộc về khu vực tỉnh Vân Nam.

Theo Công ước phân định biên giới 1887, vùng biên giới liên quan (với Vị Xuyên) thuộc về đoạn S-T, theo như bản đồ số 2. Nội dung Công ước 1887 (dẫn phần có liên quan):

"A partir du point S (Meng-toung-chia-ts’oun ou Mãnh Cang Hạ Thôn猛 崗下村), le milieu du Ts’ing-choueï-hô (Thanh Thủy Hà) indique, jusqu’à son confluent en T avec la rivière claire, la frontière adoptée."

Tạm dịch: Từ điểm S (Mường Tung hạ thôn hay Mãnh Cang hạ thôn), đường biên-giới là trung tuyến sông Thanh Thủy cho tới hợp lưu của nó là điểm T với sông Rivière Claire (sông Lô).

Đường biên giới ở đây (theo công ước 1887) là trung tuyến sông Thanh Thủy.



Bản đồ 2 (nguồn CAOM)

Công ước 1895, nội dung lấy lại vùng đất hữu ngạn sông Đà (vùng đất thuộc gia đình đầu lĩnh người Thái tên Đèo Văn Trị) về cho VN, đồng thời nhượng cho TQ một phần đất thuộc tổng Phương Độ. Đoạn biên giới thay đổi là R-S. Sông Thanh thủy vẫn là đường biên giới:



Bản đồ 3 (Nguồn CAOM)

Như vậy, nếu chiếu theo các công ước phân định biên giới 1887 và 1895, sông Thanh thủy là đường biên giới.

Dầu vậy, việc phân định biên giới không kết thúc đúng như nội dung hai công ước 1887 và 1895. Công trình phân giới và cắm mốc các năm 1895-1897 đã làm thay đổi nội dung của công ước. Vấn đề là phía TQ đã không nghiên cứu trọn vẹn công trình phân định biên giới. Họ chỉ ngừng ở hai công ước 1887 và 1895, bất chấp những ký kết khác giữa Pháp và nhà Thanh đã làm thay đổi nội dung hai công ước này.

2/ Đường biên giới theo công trình phân giới 1895-1897.

Công trình phân giới và cắm mốc (vùng biên giới Vân Nam), liên quan đến địa bàn Vị Xuyên, tùy thuộc vào Biên bản phân giới số 3 ký ngày 13 tháng 6 năm 1897 : "Từ Qua Sách Hà (戈索河) đến Cao Mã Bạch (膏 馬 白) thuộc Bắc Kỳ và Tân Nhai (新崖) thuộc Vân Nam". Cao Mã Bạch nay gọi là Cao Mã Pờ trên bản đồ do VN xuất bản. Nguyên văn biên bản được ghi lại như sau:

"Pour cette partie de la frontière les deux Commissions ont reconnu qu’il était impossible de suivre sur le terrain le tracé de la frontière tel qu’il avait été défini par les Commissions de délimitation. Elles ont été d’avis de rechercher un nouveau tracé correspondant autant que possible aux mouvements de terrain formant frontière naturelle ainsi qu’aux divisions administratives du pays, tout en tenant compte des dispositions du procès-verbal 2e section, signé à Lao-Kay le 19 octobre 1886 (22e jour du 9e mois de la 12e année de Kouang-Siu), ainsi que du procès-verbal de clôture signé à Pékin le 26 juin 1887 et de la convention supplémentaire en date du 20 juin 1895.

Cela décidé, il a été reconnu d’un commun d’accord que le tracé de la 2e section de la frontière qui ferait foi désormais dans les relations entre la France et la Chine, serait celui porté sur les cartes joints au présent procès-verbal, lequel tracé est figuré sur le terrain de la manière suivante :"

Tạm dịch: "Ðoạn biên giới này hai ủy ban công nhận rằng không thể áp dụng theo đồ tuyến đường biên giới của Ủy Ban Phân Ðịnh (1885-1887) trên thực địa. Hai bên đồng ý lập một đồ tuyến mới, phản ảnh đúng nhất có thể được, để phù hợp với địa lý làm thành biên giới tự nhiên cũng như sự toàn vẹn các đơn vị hành chánh của địa phương, đồng thời để ý đến nội dung biên bản phân định biên giới đoạn thứ 2 ; ký tại Lào Kay ngày 19 tháng 10 năm 1886 (ngày 22 tháng 9 năm Quang Tự thứ 12) cũng như biên bản bế mạc ký tại Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887 và công ước bổ túc ngày 20 tháng 6 năm 1895.

Hai bên quyết định công nhận một thoả ước chung, rằng đồ tuyến của đoạn biên giới thứ 2 từ nay về sau trong những liên hệ giữa hai nước Pháp-Trung, sẽ là đồ tuyến vẽ trên địa đồ kèm theo biên bản này, theo đó đường biên giới sẽ định trên thực địa như mô tả sau đây :"

Vì vậy, khi phát động chiến tranh 4 năm "phản công tự vệ", phía TQ đã bỏ qua văn bản quan trọng này. Nội dung văn bản ghi rõ rệt đường biên giới từ rày về sau sẽ là đường biên giới do văn bản này qui định.

Đoạn biên giới liên quan được văn bản này mô tả lại như sau:

"Delà la ligne frontière monte sur le massif montagneux appelle Ban-Tze-Chan (板 子 山 ) se dirige au Nord-Est en suivant la ligne de partage des eaux placée entre celles allant à Muong-Tong (猛 崗 ) à la Chine , et celles allant au Tsing-Tchouei-Ho (清 水 河 ) (rivière de Thanh-Thuy) à l’Annam."

Tạm dịch : Từ đây đường biên giới bắt vào núi tên là Bản Cử Sơn (板子山), đi theo hướng Ðông-Bắc, theo đường phân thủy ở giữa hai đường đi từ Muong-Tung (Mãnh Cang 猛崗) đến Trung Hoa và đường đi từ Thanh Thủy (Thanh Thủy Hà清水河) đến Việt-Nam.

Như vậy đường biên giới đã thay đổi.

Thay vì là con sông (suối) Thanh Thủy (như các công ước 1887 và 1895 đã qui định), đường biên giới lấy "đường phân thủy" của hai khu vực Mường Tung và Thanh Thủy. Tức là vùng nước chảy về phía sông Thanh Thủy thuộc VN, vùng nước chảy về phía Mường Tung thuộc về TQ.

Điều này đã được thể hiện trên các tập bản đồ tỉ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông dương xuất bản, thập niên 30, 40, 50... hay các bản đồ 1/50.000 của Mỹ phát hành sau này.

Nguyên nhân thay đổi biên giới, đã ghi rõ trong biên bản, là không thế áp dụng đúng trên thực địa tinh thần hai công ước 1887 và 1895. Đơn giản vì công ước đặt căn bản trên những tấm bản đồ (do TQ cung cấp) hoàn toàn sai. Lý do thứ hai là trao lãnh thổ để giữ nguyên các đơn vị hành chánh. Người ta không thể áp dụng một cách máy móc tinh thần công ước, hệ quả sẽ chia một làng, một xã... biên giới ra làm hai, nên này là VN bên kia là TQ. Và ngay ở việc trao đổi lãnh thổ này phía TQ cũng được phần lợi. Các bài nghiên cứu của các học giả Pháp, sau này đã tố cáo các viên chức phân định biên giới Pháp đã bị TQ mua chuộc, làm cho đường biên giới có lợi về phía TQ.

Kết luận:

Phía TQ đã gây sự chiến tranh bằng những bằng chứng sai, hay ít nhứt, là không đủ. Tức là lãnh đạo TQ là lừa gạt máu xương của các tầng lớp thanh niên TQ. Cuộc chiến "phản công tự vệ" của họ là cuộc chiến phi nghĩa.

(Bài viết này cũng nhằm cảnh báo việc sắp tới, lãnh đạo TQ có thể bị mù quáng lặp lại sai lầm cũ, là đem máu xương của thanh niên TQ để "phản công tự vệ", thiết lập lại "chủ quyền lịch sử" các đảo của TQ theo đường 9 đoạn ở Biển Đông. Tập Cận Bình cũng có thể vịn cớ "vì quyền lợi dân tộc", phát động một chiến dịch điên cuồng, mà thực chất là để củng cố ngôi vị của ông ta đang bị lung lay ở Bắc Kinh.)

Mà cho dầu phía TQ có đưa ra bằng chứng nào, thì toàn thể khu vực này trước đây thuộc tổng Phương Độ, thuộc về VN.

Giáp ranh phía bắc của hai tổng Vị Xuyên và Phương Độ là tổng Tụ Long của VN, rộng khoảng 700 km². Đây là một khu vực phong phú về hầm mỏ (vàng, bạc, đồng, thiếc...) đã bị Pháp nhượng cho nhà Thanh để được lợi ích kinh tế.



Bản đồ vùng đất Tụ Long của VN bị Pháp nhượng cho TQ (vùng gạch đỏ).

Bạn đọc có thể đọc bài viết sau đây để biết thêm các chi tiết:

http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/03/tim-hieu-nguyen-nhan-mat-at-tu-long-vao.html

Vì vậy cuộc chiến Vị Xuyên đối với VN là cuộc chiến tự vệ, có chính nghĩa.

Trên bản đồ 1 hai ngôi sao chỉ cho hai trận địa kinh hồn: Lão Sơn và Giải Âm sơn. quân đội VN không thua nhưng hai vùng đất này đã bị nhượng cho TQ theo Hiệp ước Phân định Biên giới trên đất liền tháng 12-1999. Ngọn Lão sơn nhượng vì lý do "có nghĩa trang của lính TQ trên đó". Còn Giải Âm sơn, tức ngọn đồi phía bắc, kế cận hợp lưu sông Thanh Thủy và sông Lô, thì nhượng không rõ lý do.

Vấn đề là những chiến binh hy sinh trong chiến dịch Vị Xuyên đã bị nhà cầm quyền bỏ quên. Tương tự như những chiến binh bị thảm sát ở Gạc Ma năm 1988.

Vài năm trở lại đây, biến cố Gạc Ma đã được nhắc tới, những chiến sĩ hy sinh đã được đồng đội và những nhân sĩ yêu nước mỗi năm làm lễ truy điệu. Lịch sử đã được thiết lập lại: họ là những chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tổ quốc (chớ không phải bảo vệ hòa bình cho khu vực như nhà nước CSVN đã khắc trên mộ bia của họ).

Những chiến binh ngã xuống ở chiến trường Vị Xuyên cũng vậy. Xương máu của hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn, chiến binh VN đổ xuống là để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ tổ quốc. Những người lính này đã chết trận vinh quang với cây súng trên tay. Họ phải được tổ quốc ghi nhớ công ơn.

Gần đây những đồng đội cũ đã lập nghĩa trang (tư nhân), gom góp hài cốt về chôn cất tử tế. Việc này dĩ nhiên không thể gọi là đủ. Và lịch sử cũng vậy, như bài viết này, việc thiết lập lại sự thật cũng mới chỉ là một công việc của lương tâm.



Còn lãnh đạo VN, những người ngất ngưỡng trên bệ vàng kê bằng núi xương, sông máu của chiến binh. Nhìn lại ngày hôm nay, quí vị nghĩ gì ?-

1 năm sau "giàn khoan 981", chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác... (Petrotimes 1-5-15)
(PetroTimes) - Hôm nay (1/5/2015) là tròn 1 năm sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong thời điểm đó, Báo Năng lượng Mới - PetroTimes là tờ báo đầu tiên đưa tin về sự kiện này và sau đó hơn 2 tháng, chúng tôi cũng dự đoán đúng thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan trong "lặng lẽ".

Một năm qua đi, nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền. Trong 1 năm qua đi, sự kiện giàn khoan 981 như một giọt nước tràn ly, để chúng ta hiểu và gọi đúng tên hơn bản chất của một cuộc chiến khác.
Bài viết được đăng tải trên chuyên trang Hoàng Sa - Trường Sa và PetroTimes trong thời điểm "biển nóng": 2/8/2014.

-Hải Dương 981 khiến người Việt gọi đúng tên một cuộc chiến…


-(PetroTimes) - Nhiều tháng 7 đã đến và đi trên đất nước ta. Nhưng tháng 7 này có lẽ đặc biệt hơn tất cả, ít nhất là trong 30 năm qua. Đặc biệt là vì lần đầu tiên sau 30 lần tháng 7, các trang báo ra hàng ngày và kênh truyền hình quốc gia công khai nhắc tới cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng núi biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (từ 1984 – 1988) với đúng bản chất của nó.

Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17/2/1979 – 18/3/1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Sự thật hóa ra hào hùng mà cũng bi thương hơn rất nhiều.
Hồ sơ quân sự được mở ra trên các trang thông tin chính thức tại Việt Nam tháng 7/2014 cho thấy, suốt từ đầu năm 1984 – 1988, Trung Quốc lần lượt huy động 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh tràn sang đánh chiếm và bắn phá các vùng đất biên giới phía bắc của Việt Nam, ác liệt nhất là những trận đánh ở huyện Vị Xuyên, dọc theo cả hai phía đông và tây sông Lô, ở phía bắc suối Thanh Thuỷ.
Số đạn pháo mà Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ phía bắc Việt Nam trong hơn năm năm liền là hơn 1,8 triệu quả pháo cối, ngày cao điểm nhất là hơn 60.000 quả! Trong điều kiện địa hình Hà Giang hiểm trở, tiếp tế hậu cần vô cùng khó khăn và tương quan lực lượng chênh lệch, gần 1.200 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn 356 đã hy sinh để góp phần đánh đuổi quân Trung Quốc xâm lược.
Nói đến sự ác liệt và những mất mát đau thương trong suốt 5 năm ấy, người Việt Nam, kể cả những người trẻ đều có thể chia sẻ với mức độ khác nhau. Nhưng điều mà nhiều người không thể hiểu được là vì sao sự thật về những năm tháng hào hùng và bi thương ấy của đất nước lại có thể được “cất kỹ” trong một thời gian dài đến thế?.
Trong khi, đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, những người lãnh đạo và những người lính năm xưa lại quy tụ về Quảng Trị để thắp nén nhang tri ân đến những liệt sĩ đã nằm lại với đất mẹ. Rồi truyền thông cả nước lại nhắc đến trận thành cổ Quảng Trị năm 1972 một cách vô tình như khoét sâu vào nỗi đau chia cắt dân tộc.
Còn cuộc chiến Vị Xuyên thì lại đưa tin rất sơ sài hoặc “cân nhắc”?
Mãi cho đến tháng 7/2014, chúng ta mới thấy các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về việc tri ân và tôn vinh những người con quả cảm đã hy sinh vì bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc trong trận chiến Vị Xuyên (Hà Giang) 30 năm về trước. Vì sao có sự thay đổi này?
Thực tế cho thấy, kể từ khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, chúng ta đã luôn cố gắng để giữ hòa khí với Trung Quốc. Đặt trong bối cảnh sau các vụ xung đột dẫn đến chiến tranh đẫm máu ở biên giới, quan hệ ngoại giao bị cắt đứt trong nhiều năm, hai bên cần trở lại giao hảo bình thường để xây dựng và phát triển. Đó là sách lược phù hợp trước một Trung Quốc luôn lấn tới.
Nhưng… đến tháng 5 năm nay Trung Quốc bất ngờ kéo giàn khoan phi pháp vào vùng biển Việt Nam đã làm người Việt bừng tỉnh. Đến nay dù Trung Quốc đã kéo giàn khoan về nước, nhưng hành động của họ đã tạo ra một vết nứt sâu đậm, làm mất lòng tin chiến lược giữa hai nước.
Rõ ràng, phía Trung Quốc đã không cảm nhận được thông điệp về “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La năm ngoái. Do đó, Thủ tướng Việt Nam đã có tuyên bố thể hiện thái độ dứt khoát: “Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Tuyên bố cho thấy thái độ của người Việt Nam trước những việc làm của Trung Quốc, tình hữu nghị lâu năm có thể sụp đổ chóng vánh khi lòng tin không còn.
Và giàn khoan phi pháp của Trung Quốc đã khiến Việt Nam thức tỉnh, truyền thông Việt Nam thẳng thắn nói ra những tội ác mà quân Trung Quốc xâm lược đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, với đúng bản chất của nó, không phải là khơi hận thù mà là để con cháu ta sau này nhớ rằng quan hệ Việt-Trung, dù có tốt đẹp đến mấy thì cũng đã từng xảy ra chiến tranh, xung đột. Nói ra để không bao giờ mất cảnh giác, không bao giờ ngủ quên.
Nói về sự thay đổi này, Giáo sư Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam nhận xét: “Đã có những thay đổi to lớn trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền như vùng đặc quyền kinh tế, cũng như lãnh hải của mình trên Biển Đông. Do quan hệ đã thay đổi trước việc Trung Quốc thể hiện rõ “bản chất và dã tâm độc chiếm, thôn tính Biển Đông” mà truyền thông Việt Nam đưa tin về các sự kiện chiến tranh, xung đột trong mấy chục năm qua giữa Trung Quốc với Việt Nam, mà ông gọi là các cuộc chiến chống “quân xâm lược Trung Quốc” đã khác trước ở chỗ “khách quan” và đúng với ‘sự thực lịch sử khách quan’ hơn”.
Thật nguy hiểm khi vì thiếu thông tin (hoặc thông tin hạn chế) mà nhận thức về bạn-thù, thiện-ác, tốt-xấu bị lẫn lộn, thậm chí đảo lộn. Kẻ xâm lược thì phải được gọi đúng tên và phải bị đánh đuổi như quân và dân ta đã làm với quân Trung Quốc 30 năm trước ở biên giới phía bắc. Bành trướng, bá quyền bất chấp quyền và lợi ích của người khác là phi nghĩa, như nhân dân ta và bè bạn trên thế giới đã khẳng định đối với hành động của Trung Quốc trên biển Đông hôm nay.
Không ai muốn có kẻ thù. Nhưng cũng không ai muốn bị sự giả trá đánh lận thù thành bạn. Vấn đề quan trọng nhất là chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia phải như thế nào để tạo dựng được lòng tin trước hết đối với các công dân và sau đó với các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Trong các chính sách ấy, rất cần có việc nói sự thật về lịch sử đất nước với người trẻ. Nói sự thật lịch sử của đất nước là để người trẻ được trang bị đầy đủ nhận thức về cách ứng xử với các mối quan hệ lớn vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình, bè bạn.
Cảm nhận được niềm xúc động của nhiều bạn trẻ khi đón đọc từng dòng thông tin về sự hy sinh to lớn của các chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía bắc cách đây 30 năm mà bây giờ họ mới biết, càng thêm tin rằng nói sự thật là cách để lớp trẻ ghi nhớ: Không ai, không điều gì có thể được lãng quên trong hành trình Việt Nam đấu tranh dựng xây và gìn giữ giang sơn bờ cõi.

Theo Trường Sa - Hoàng Sa




-Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 6: Đừng lãng quên những trang sử viết bằng máu của cha ông

(TNO) Nhắc lại cuộc chiến tranh biên giới 1979 cũng là trả lại sự thật lịch sử. Nếu 'bỏ quên' nó quá lâu có nghĩa là chúng ta đang tự chối từ những trang sử đã được viết bằng máu và nước mắt của cha ông mình.

>> Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 1: Bức điện cuối cùng của đồn Pha Long
>> Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 2: Nơi núi đá khắc tên
>> Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 3: Những kỹ sư cầm súng nơi Tĩnh Túc
>> Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 4: Chuyện chưa kể về cột bia chiến thắng Khánh Khê
>> Biên cương nơi anh ngã xuống - Kỳ 5: ‘Chiến đấu’ giữa đời thường
-Nhật ký mở lần thứ 101b: CÁI GÌ ĐÃ CHẸN HỌNG ANH TƯ SANG?Ngày 15/7/2014

CÁI GÌ ĐÃ CHẸN HỌNG ANH TƯ? 

Xem trên TV1 tối qua thấy "ngọt" ít, "đắng" nhiều trong lòng khi thấy ông chủ tịch nước đã (chẳng biết có được phép của 15 vị còn lại trong BCT đồng ý chưa?) cuối cùng cũng "ra mặt" tiếp những người chiến binh còn sống sót của cái sư đoàn 356 đã bị cả Tầu lẫn Ta xóa sổ!


"Ngọt tí chút" vì cuối cùng, những tiếng kêu bi tráng của nhiều con người, nhiều tờ báo đã "vượt qua nỗi sợ" phanh phui cho cả thế giới biết: Có một cuôc chiến tranh chống quân Tầu xâm lược kéo dài suốt từ tháng 5/1984 đến tháng 12/1984, làm chết cả trên một ngàn chiến sỹ của sư đoàn này ở ngay Vị Thủy Hà Giang mà được giấu nhẹm! bị "cấm nói đến", cấm nhớ thương, lễ lạt kỷ niệm gì lôi thôi ...! Lý do: Người giết chiến sỹ đông bào ta là chính NGƯỜI ĐỒNG CHÍ HƯỚNG, ĐỒNG LÝ TƯỞNG (!!!) LÀ ÂN NHÂN CỦA ĐẢNG TA SUỐT 2 CUỘC CHIẾN TRANH "CHỐNG PHÁP" và "CHỐNG MỸ"!?... 

Ngày hôm nay, "nhờ cái giàn khoan 981", nhiều cái bí mật "Đảng nhục" (tớ không đồng ý 2 chữ "quốc nhục"!) của đảng ta đã được phanh phui! 

Ấy vậy mà, chờ để được đọc cụ thể xem thử anh Tư có nói cái gì, CÓ lên án thằng Tầu hay KHÔNG (vì Tivi anh Bình Minh cũng "cả vú lấp miệng luôn cả lãnh tụ") hay là những cái gì khác…và nhận khuyết điểm/ thay mặt/ các "đồng chí tiền bối" nhận khuyết điểm trước nhân dân và các chiến sỹ F356 còn sống sót những điều gì nữa đấy v.v… và v.v…thì....Tuyệt Đối một chữ cũng...KHÔNG
Thậm chí tìm mãi cũng không có hai chữ Trung Quốc! Cứ như quân ta đánh nhau với ải với ai mà chết cả ngàn người, xác chẳng kịp chôn như thế vậy!??

Cái gì đã chặn họng người đứng đầu nhà nước VN đến nỗi hèn hạ như thế? Nếu không phải là đã có sự kiểm duyệt trước của bọn người Việt máu Tầu tuy không "to" nhưng "lớn" hơn hẳn anh? 

Hay là: để giữ chắc cái ghế "đại vương" được bên thiên triều chấp nhận nên anh Tư không dám nói vài điều để "ngọt lòng dân tí chút" như tớ mong mỏi như:

1-Ngàn lần xin lỗi hương hồn những "anh hùng Vị Xuyên" đã bị lãng quên vì..., những năm tháng bi hùng đó tiếc rằng đã xảy ra khi tôi mới có 34 tuổi, mới làm có...giám đóc Sở Lâm Nghiệp t/p Saigon nên tôi cũng như nhiều đ/c trong BCT đang lãnh đạo toàn dân đều không hay biết!
2-Tôi sẽ cho truy cứu ngay những ai đã chủ trương ém nhẹm cuộc chiến tranh bị bỏ quên này và "truy cứu trách nhiệm đúng người đúng tội"!
3-Không cần chờ đợi thủ tục, "nghiên cứu", "điều tra", "làm rõ" gì lôi thôi xa xôi diệu vợi, ngay hôm nay, tôi ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng tổ chức ngay một lễ truy điệu những anh hùng Vị Xuyên (ngày giờ ấn định càng sớm càng tốt) thật long trọng hoành tráng ít nhất bằng lễ truy điệu những chiến sỹ không quân mới đây chẳng may bỏ mình trong tai nạn máy bay trực thăng nổ giữa trời nên không ai kịp...nhảy dù, dù là đơn vị đang huấn luyện ...nhảy dù!!!!!
xuống tận chân cầu thang chào đón các cựu chiến binh sư đoàn 356 cơ đấy! ảnh từ Tuổi Trẻ 15/07/2014
4- Tất cả các đồng chí có mặt hôm nay đây đều có quyền chứng nhận cho các đồng đội của mình, (còn sống hay chết cũng vậy) được hưởng mọi quyền lợi của mọi liệt sỹ, anh hùng, theo chính sách! Các nhân viên "mới lớn" của Bộ Thương Binh Xã Hội CHỈ CÓ VIỆC CHẤP HÀNH! CẦM ĐÒI HỎI NHŨNG NHIỄU GÌ GIẤY TỜ, CHỨNG NHẬN, CHỨNG NHIẾC LÔI THÔI!
NHƯNG ĐẮNG LÒNG THAY! ANH TƯ KHÔNG CÓ ĐƯỢC 1/100 CÁI ĐẦU, TRÁI TIM VÀ LÁ GAN BẰNG......TỚ!
Và cũng vô phúc thay cho dân tộc này khi chính anh cũng chưa muốn...."Thoát Trung"!






Tấm ảnh chụp chung với anh Tư chủ tịch này liệu có làm nhẹ bớt nỗi đau của những con người bị bỏ quên? - ảnh từ Tuổi Trẻ 15/07/2014




Biên cương nơi anh ngã xuống

Thanh Niên

(TNO) 35 năm đã qua, nhưng những ngọn núi, thân cây dọc biên cương một dải phía Bắc vẫn còn đó những dấu ấn về cuộc chiến bảo vệ đất nước trước quân xâm lược Trung Quốc. Từ Móng Cái đến Lai Châu, từ huyện đến thôn bản nào cũng gặp các nhà bia ghi tên những người lính đã ngã xuống trong những tháng năm khốc liệt ấy.

Những ngày cuối tháng 7.2014, bên cạnh những nhà bia mái cong, nức nở mùi hương thơm gọi tên từng người ngã xuống.

Kỳ 1: Bức điện cuối cùng của đồn Pha Long


Bia trấn ải tại Pha Long

Lịch sử ngành Thông tin cơ yếu Quân đội không thể quên những bức điện vĩnh biệt đồng đội, gửi đi trong thời khắc cuối cùng của lằn ranh sinh - tử. Đó là một bức điện từ nhà giàn DK1 và một từ Đồn Biên phòng Pha Long (Lào Cai), ngay trong những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.

“Dù còn 1 người cũng chiến đấu”

Đồn Biên phòng Pha Long đóng ở tận cùng mảnh đất Mường Khương, Lào Cai với cổng đồn uy nghiêm vững chãi, chốt giữ con đường dẫn ra cửa khẩu cùng tên. Bên trái cánh cổng, mới cứng tấm bia trấn ải mới được dựng hồi tháng 5.2013, chữ tô đỏ chót như máu: “Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non. Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định. Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng. Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an. Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ” (Tạm dịch nghĩa: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây).

Bên phải là đài tưởng niệm, ghi tên 37 người lính Biên phòng hy sinh tại Pha Long, đại đa số ngã xuống thời điểm tháng 2.1979, trong khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.

Trung tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pha Long, kể: sáng sớm 17.2.1979, phía Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công sang Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.



Đài tưởng niệm các Liệt sĩ Đồn Biên phòng Pha Long

Ngay từ 5 giờ sáng, Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây nhưng vẫn chiến đấu phòng ngự suốt 4 ngày đêm (17 - 20.2), chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.

Đến bây giờ, những người già ở Mường Khương vẫn thường nhắc đến những địa danh đẫm máu trong trận chiến khốc liệt 4 ngày đêm ấy. Đó là trạm Biên phòng Lồ Cố Chin, nằm cạnh mốc 21 cách Đồn 5 km; pháo đài Lê Đình Chinh, cách Đồn khoảng 200 m; chốt cửa khẩu và đặc biệt là Đồn bộ...

Tính ra, trong 4 ngày đêm, lính Trung Quốc vây kín quanh Đồn, tổ chức 13 lần xung phong vượt cổng - vượt thành để chiếm Đồn thì 10 lần bị đánh trả quyết liệt phải tháo lui, yêu cầu pháo tầm xa và hỏa lực đi cùng bắn áp chế mục tiêu.


Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!


Bức điện tín cuối cùng phát đi tại Đồn Pha Long

Thượng tá Trần Quốc Khải, nguyên Trưởng Đồn Biên phòng Pha Long, hồi tưởng: “Quân đội đối phương được huấn luyện rất kỹ về đánh bộc phá, chúng lại giàu bộc phá để đánh công kiên, nhưng suốt 4 ngày đêm tấn công, chúng không đặt được 1 quả bộc phá nào vào chân lô cốt chỉ vì không tiếp cận được mục tiêu!”.

Đến giờ ông vẫn ngạc nhiên về tác phong chiến đấu lạ lùng của binh sĩ địch: chỉ sợ B40 và lựu đạn; thấy súng CKC bắn trả chỉ cười và tiến dồn đống trước hỏa lực đại liên, trung liên; đánh vào lô cốt ngầm thì không tìm góc chết; khi bị thương thì kêu la inh ỏi, túm tụm với nhau...

Chính những điểm yếu này của địch đã tạo cơ hội cho chiến sĩ ta đánh tiêu diệt, gây thương vong rất nặng cho chúng (khoảng 800 tên).

Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù trước đó đã được tăng cường 3 Đại đội Cơ động của tỉnh, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực - đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao... những người lính Pha Long đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Đến giờ, các nhân viên Thông tin - cơ yếu trong toàn quân lúc đó vẫn không quên nội dung 2 bức điện phát lên từ Pha Long: bức điện gửi trưa ngày 18.2 ghi: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn 1 người cũng chiến đấu” và bức điện lúc 11 giờ ngày 19.2: “Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!”.


Nghĩa trang Liệt sĩ xã Pha Long


32 người nằm lại Pò Hèn

Cũng làm nhiệm vụ Thông tin - cơ yếu như đồng đội ở Đồn Pha Long, nhưng chiến sĩ Đoàn Tiến Phúc (Đồn Pò Hèn, Quảng Ninh) không kịp gửi bức điện vĩnh biệt, bởi phút cuối cùng, đài vô tuyến của đồn bị hỏng.

Khi nhận được mệnh lệnh cuối cùng, trước khi ngã xuống của Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo: “Thiêu hủy tài liệu mật”, chiến sĩ Phúc chưa kịp thực hiện thì trúng đạn bị thương nặng. Biết không thể sống được, Phúc để tài liệu dưới bụng, nằm đè lên. Anh hy sinh bên cạnh Chính trị viên Tảo.

“Đâu rồi những chàng trai trẻ/Ùa xuống cổng đồn đón khách lên thăm/Chỉ còn bia mộ nghĩa trang?/Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng/Gặp điệp khúc tháng hai năm bảy chín/Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long”...

(Trích bài thơ “Ghi ở Pha Long” của nhà thơ Vương Trọng)

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tại Đồn Biên phòng Pò Hèn là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong ngày 17.2.1979. Lúc 5 giờ 30 phút, chiến sĩ gác Phạm Văn Điều phát hiện lính Trung Quốc trước cổng Đồn, cũng là lúc chúng hoàn thành việc triển khai bao vây Đồn bằng 3 hướng bộ binh đã tràn sang trước đó.

Cũng giống như ở Pha Long, Đồn trưởng Biên phòng Pò Hèn đi vắng, nên nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu dồn lên vai Đồn phó Đỗ Sĩ Họa và Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo. Cùng sát cánh chiến đấu với cán bộ chiến sĩ Đồn là Chủ tịch xã Pò Hèn đến chơi và chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, nhân viên Thương nghiệp huyện Hải Ninh (Quảng Ninh) lên thăm người yêu là anh Bùi Văn Lượng, cán bộ đội Vận động quần chúng của Đồn.

Cuộc chiến đấu không cân sức giữa những người lính Biên phòng, đánh trả từ chó chiến đấu Trung Quốc cho đến những tên lính bộ binh thiện chiến, kết thúc lúc 11 giờ 30 cùng ngày. Tất cả 32 cán bộ chiến sĩ Đồn Pò Hèn hy sinh.


Bộ đội Biên phòng Pha Long dựng nhà cho gia đình liệt sĩ

Ở Đồn Biên phòng Pha Long và Pò Hèn bây giờ, cứ gần đến ngày 27.7 là thêm nghi ngút khói hương và nằng nặng sắc hoa tươi bên Đài tưởng niệm. Những bông hoa, chủ yếu là màu trắng, bởi những người lính khi ngã xuống còn rất trẻ. Người già ở Pha Long, Pò Hèn bảo: hầu hết anh em đều mất thi hài bởi đạn pháo, nên linh hồn quất quýt quanh Đồn, cùng giữ biên cương... (Còn tiếp)

Theo tổng kết, tại hướng Hoàng Liên Sơn, phía Trung Quốc đã huy động 3 quân đoàn (11, 13, 14). Một trung đoàn địch đánh vào khu vực Pha Long ở phía Đông để yểm trợ cho cánh quân Mường Khương. Tại hướng này, 3 Đồn Biên phòng cửa khẩu là Lào Cai, Mường Khương, Pha Long và 2 Đồn Nậm Chảy, Na Lốc đã chiến đấu quyết liệt.

Ngay tại điểm chốt cầu Chui, 2 chiến sĩ Quách Văn Rạng và Lê Hồng Cầm (Đồn Biên phòng Cửa khẩu) đã bắn cháy 2 xe tăng - bọc thép của địch. Hết đạn, chiến sĩ Cầm bị thương, địch bao vây hòng bắt sống. Chiến sĩ Rạng băng bó, cõng Cầm giấu vào bụi cây, sau đó xách AK chạy ra hướng khác, bắn vào nhóm lính đang truy lùng, đánh lạc hướng. Địch dồn về phía Rạng, anh phá súng và tung quả lựu đạn cuối cùng. Hình ảnh cuối cùng mà Cầm nhìn thấy là Rạng tay không đánh địch và bị chúng bắt sống, nhưng cương quyết không khai. Điên khùng, chúng móc 2 mắt của người chiến sĩ biên phòng và tra tấn anh đến chết.

Mai Thanh Hải...










Người lính Vị Xuyên nối duyên cho vợ và đồng đội

VNExpress

Trước giờ ra trận, người sĩ quan trẻ dặn rằng nếu anh hy sinh thì đồng đội còn sống hãy tiếp tục chăm lo cho gia đình, vợ con anh. Trận đánh Vị Xuyên (Hà Giang) trôi qua 30 năm, liệt sĩ Lê Nam Hòa (quê Yên Bái) cũng về với đất ngần ấy năm. Mộ của ông ...

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt

Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên




Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên

Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.







Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.




Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".




Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.




Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa. Thanh niên các phường, xã hăng say luyện tập bên sườn núi. Hầm trú ẩn được xây dựng khắp nơi, từ trường học đến xí nghiệp, khu chợ. Học sinh nườm nượp đến đơn vị dân quân tự vệ đăng ký lên đường chiến đấu, phục vụ chiến trường biên giới.




Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên. Lúc này, Hà Tuyên chia làm hai tuyến, tuyến trước là vùng chiến sự trong phạm vi tấn công lấn chiếm của Trung Quốc, trong tầm phá hoại của pháo binh, còn tuyến sau là những vùng tương đối ổn định phục vụ tuyến trước.




Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.




Trên hướng quân khu 2 mà trọng tâm là Vị Xuyên, Thanh Thuỷ, Trung Quốc tập trung một lực lượng binh, hoả lực lớn gồm 4 tập đoàn quân, 4 quân đoàn độc lập thuộc 8 đại quân khu: Côn Minh, Thành Đô, Nam Kinh, để lần lượt thay phiên tiến công lấn chiếm vùng biên.




Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ huỷ diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).









Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7/1984. Ảnh:Người lao động.







Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2. Thị xã Hà Giang cách biên giới Thanh Thuỷ 20 km không bị bắn phá nên sinh hoạt vẫn diễn ra trong không khí thời bình.




Với cách đánh có chuẩn bị, Trung Quốc kết hợp tấn công chính diện với bao vây vu hồi, tiến công liên tục bằng nhiều thế đội, trung bình 3-5 lần mỗi ngày, thay phiên chiến đấu, thực hành chiến thuật lấn đẩy với lực lượng từ cấp đại đội đến sư đoàn trên các điểm tựa ở Thanh Thuỷ và Tây Sông Lô.




Từ ngày 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc bắn pháo liên tục vào các trận địa phòng ngự của ta trên toàn tuyến biên giới. Ngày 28/4, Trung Quốc dùng lực lượng bộ binh đánh chiếm điểm cao 1509, 1030, 772. Năm 1984 ngoài 23 vụ khiêu khích trên toàn tuyến, địch tổ chức 3 đợt tấn công quy mô từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn, lấn sâu vào đất ta 500-2.000 m.




Năm 1985 với 7 đợt tiến công lớn, Trung Quốc chiếm các cao điểm có vị trí quan trọng ở Thanh Thuỷ, Vị Xuyên như 1509, 685, 1100, 900, bình độ 300, 400, đồi Chuối, đồi Đài, Cô Ích, A6.




Bên cạnh tấn công bằng bộ binh, Trung Quốc sử dụng pháo cối bắn phá các điểm tựa và trục đường vận chuyển của Việt Nam.




Giành lại cao điểm




Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam tập hợp một lực lượng lớn gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Lực lượng vũ trang đóng ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc khoảng 30 vạn người. Riêng Vị Xuyên - hướng trọng điểm thường xuyên có 3 trung đoàn bộ binh và 2-3 sư đoàn.




Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định phản công. Trong trận chiến giành lại cao điểm 772, sư đoàn 356 đã tổ chức hàng chục đợt tấn công dưới sức ép hỏa lực địch từ trên xuống.




Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12/7/1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có hơn 600 người hy sinh. Năm 1989, sư 356 phải giải thể.




Do Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ nên quá trình vận chuyển thương binh ở hỏa tuyến rất khó khăn. Bộ đội vận tải phải qua vách đá, đèo dốc, nhiều chỗ phải trườn bò, dùng tời đưa thương binh xuống từng vách đá. Tỷ lệ thương vong của bộ đội vận tải tải thương chiếm 30% tổng số thương binh.




Việt Nam cũng 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn. Thời gian mỗi đơn vị chiến đấu phòng ngự tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên trung bình là 6-9 tháng (trước đó, cuộc chiến phòng ngự ở Thành cổ Quảng trị chỉ 82 ngày đêm, chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum 179 ngày). Hình thức chiến đấu của sư đoàn chủ yếu là phòng ngự, giữ từng mỏm đá, ngọn đồi và các điểm cao.




Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989.Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc. Tuy vậy, đến nay chưa có tài liệu chính thức nào công bố tổng số người thương vong của hai phía. Cuộc chiến dù quy mô không lớn nhưng rất quyết liệt, căng thẳng và đau thương, như nhà thơ Lê Vân từng khắc khoải: Giặc Trung Quốc đánh Hà Tuyên/ Sông Nho Quế gầm lên bão sóng/ Súng trả lời với súng/ Xác quân thù chồng chất biên cương.




Hoàng Thuỳ

(Tư liệu)

-Toàn cảnh mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989
Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công. Sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Sư 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400
Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.
Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.
5 giờ sáng ngày 28/4/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984, Trung Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400, 226, 233. Trung đoàn 122 Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi xuống các vị trí thấp hơn để tiếp tục chiến đấu.
Ngày 30/4/1985, trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm điểm tựa 1250 (Núi Bạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ.
Ngày 15/5/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở phía đông sông Lô, chiếm khu vực Pa Hán, điểm tựa 1030 do Trung đoàn 266 Sư đoàn 313 bảo vệ.
Như vậy, từ 28/4 đến 16/5/1984, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức chốt giữ phòng ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm khu vực 1509, 772, 685, 233, 226 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn), 1030 (Trung Quốc gọi là Đông Sơn) thuộc huyện Vị Xuyên và 1250 (Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn) thuộc huyện Yên Minh. Trên hướng Vị Xuyên, đối phương bố trí 1 sư đoàn trên tuyến một, 2 sư đoàn phía sau; hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.
Trước tình hình trên, ngày 20-5/1984, Bộ tư lệnh Quân khu 2 của ta quyết định nhanh chóng xây dựng trận địa, củng cố lại các đơn vị, kiên quyết chiến đấu ngăn chặn địch đồng thời từng bước tổ chức đánh lấy lại các điểm cao bị chiếm đóng.
Ngày 11/6/1984, quân ta tổ chức đánh địch ở 233 và 685 nhưng chưa giành lại được các vị trí này.
Tháng 6/1984, Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiến hành tiêu diệt một số vị trí bị chiếm đóng, tiến tới khôi phục các điểm tựa ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định sử dụng 3 trung đoàn bộ binh trong các đơn vị mới lên tăng cường, được sự chi viện của đặc công và pháo binh tham gia chiến đấu trong chiến dịch mang tên MB84. Ở phía đông sông Lô, Trung đoàn 876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công điểm tựa 772, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiến công bình độ 300-400, ở phía tây Trung đoàn 141 Sư đoàn 312 tiến công điểm tựa 1030.
Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công. Tuy nhiên “do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp, biểu hiện sự nóng vội trong chỉ đạo, chỉ huy” nên trận chiến đấu không thành công. Cả ba trung đoàn đều bị tổn thất lớn, hàng trăm cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh, có cả cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn. Chiều 12/7. Bộ tư lệnh mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang phòng ngự.
Gùi nước lên trận địa (Ảnh tư liệu)
Rút kinh nghiệm MB84, Quân khu 2 quyết định dùng Sư đoàn 313 và 356 mở chiến dịch vây lấn nhằm giành lại điểm cao 685 và 300-400 với cách đánh mới “sử dụng bộ binh, kết hợp đặc công, có hoả lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây, chia cắt lấn sát”. Lần này các đơn vị có 4 tháng để chuẩn bị.
Ngày 18/11/1984, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại vào các điểm tựa bị chiếm đóng ở 685 và 300-400. Sau 5 ngày đêm, Trung đoàn 14 Sư đoàn 313 bắt đầu tổ chức đánh lấn 300-400, Trung đoàn 153 Sư đoàn 356 được tăng cường một tiểu đoàn đặc công tiến hành vây lấn 685. Sau hai tháng liên tục chiến đấu (từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị của ta đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở ở  đồi Chuối, đồi Cô Ích, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và một phần khu E của điểm cao 685, có những nơi chỉ cách địch 15-20m, cá biệt có nơi 6-8m (chốt Bốn hầm). Ở đây cuộc chiến đấu giành giật từng thước đất, từng mỏm đá đã diễn ra rất quyết liệt. Các chốt ở Bốn hầm, đồi Cô Ích hay điểm tựa 685 hai bên liên tục thay nhau phản kích, giành đi giật lại tới 30-40 lần.
Từ ngày 27/5 đến 30-5/1985, sau khi thay quân, Trung Quốc mở một đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía tây sông Lô nhưng bị ta đẩy lui. Ngay sau đó, ngày 31/5/1985 quân ta tổ chức đánh chiếm và chốt giữ lại điểm tựa A6B, sau đó đánh bại 21 đợt phản kích của địch trong 13 ngày, giữ vững vị trí này cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Từ ngày 23 đến 25/9/1985, Trung Quốc mở một đợt tấn công vào các điểm tựa của ta từ đồi Tròn, lũng 840, Pa Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô Ích, bình độ 1100 (tây sông Lô). Trừ Pa Hán bị chiếm và ta phản kích lấy lại sau 1 ngày, các trận địa khác đều được giữ vững.
Trong tháng 10 và tháng 11/1986, sau khi thay quân, phía Trung Quốc mở thêm nhiều đợt tiến công lấn chiếm nhằm đẩy quân ta khỏi khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy nhưng đều thất bại.
Từ ngày 5 đến 7/1/1987, Trung Quốc sử dụng lực lượng cấp sư đoàn được pháo binh chi viện mở chiến dịch nhằm vào 13 điểm tựa của ta ở cả đông và tây sông Lô mà mục tiêu chủ yếu là đồi Đài và đồi Cô Ích. Mặc dù đối phương bắn tới trên 100.000 quả đạn pháo trong 3 ngày để chi viện bộ binh liên tục tiến công (có ngày tới 7 lần) nhưng đều bị bộ binh và pháo binh ta ngăn chặn ngay trước trận địa.
Từ sau thất bại này, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm. Từ cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo tổng kết, trong 5 năm chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập), thu nhiều vũ khí, trang bị…
Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Đoàn Khuê thăm cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 312 vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu ở Vị Xuyên (Ảnh tư liệu)
Trong thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay phiên các đơn vị lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh:
Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu E982/F313).
Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247 (Hà Tuyên), 754 (Sơn La) cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu.
Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568 Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).
Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.
Ngoài ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.
Ở phía tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12/1985: Sư đoàn 313 và 356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986: Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng 1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.
Ở phía đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng 7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng 11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn 314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La; Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên. 
Về phía Trung Quốc, theo các tài liệu được công bố trên mạng, đã có 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh thuộc các Đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Châu, Tế Nam, Lan Châu, Nam Kinh và Thành Đô lần lượt được huy động vào chiến dịch lấn chiếm biên giới từ 1984/1989.
Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã bắn vào lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Hà Tuyên (mà chủ yếu là Vị Xuyên-Yên Minh) hơn 1,8 triệu quả đạn pháo cối, ngày cao điểm nhất hơn 60.000 quả.
(Bài viết tổng hợp theo lịch sử một số đơn vị và lời kể của các cựu chiến binh)
Trường Sơn


-Trận chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên: Bi thương - hào hùng
11/07/2014 07:00 (GMT + 7)
TT - Trận chiến ác liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở Vị Xuyên đã lùi xa 30 năm nhưng biết bao nỗi đau thương, trăn trở vẫn còn đó.
Hôm nay 11-7, những cựu binh trở về chiến trường xưa để tưởng niệm đồng đội mình còn nằm lại nơi ấy.
Cao điểm 772, Hà Giang - nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984 - Ảnh: Hoàng Điệp
Đại úy Trần Ngọc Lợi - Ảnh: Hà Hương

Những cơn mưa tầm tã tháng 7 của đất Vị Xuyên - nơi được mệnh danh là túi mưa của Hà Giang - cũng không ngăn được bước chân của những người lính tìm về.
Từ TP.HCM, Nghệ An, Yên Bái, Hà Nội... hàng trăm cựu chiến binh ngược lên vùng biên giới Thanh Thủy nơi họ đã chiến đấu trong những năm tháng tuổi trẻ chống quân Trung Quốc xâm lược, nơi máu xương của đồng đội đã hòa với đất đá, bom mìn suốt 30 năm qua. Ngày 12-7 được những người lính của sư đoàn 356 gọi là ngày giỗ trận của sư đoàn. Năm nào họ cũng tự gom góp tiền để quay lại, dù chỉ để thắp nén hương cho đồng đội.
Với những người lính sư đoàn 356, những ký ức về ngày 12-7 như những vết dằm nhức buốt trong tim. Cựu chiến binh Trần Ngọc Lợi (đại úy, nguyên trợ lý tác chiến pháo binh sư đoàn 356) bay từ TP.HCM ra Hà Nội rồi chờ chuyến xe để lên Hà Giang. Cùng với thủ trưởng và hai người đồng đội cũ của sư đoàn, ông Lợi sẽ lên Hà Giang ngay trong đêm để kịp tham gia lễ tưởng niệm ở ngã ba Thanh Thủy vào sáng nay 11-7.
"Hằng năm chúng tôi lên nghĩa trang cũng để tỏ lòng tri ân cán bộ chiến sĩ của sư đoàn đã hi sinh ở Vị Xuyên. Trong lòng vẫn còn nhiều trăn trở, còn nhiều người nằm lại mà chưa được quy tập về nghĩa trang. Muốn có một nấm mộ cho họ để thắp hương cũng không có. Thứ hai, do chiến tranh và đặc biệt hoàn cảnh lúc bấy giờ, nên khi ra về chẳng ai nghĩ đến việc giữ lại giấy tờ. Nhiều anh em thương binh mất hết giấy tờ nên không làm được chế độ gì. Đó là hai điều mà tôi trăn trở nhất"
Đại tá NGUYỄN ĐỨC CAM (nguyên sư đoàn phó, tham mưu trưởng sư đoàn 356)
* Nhiều năm nay, những người lính của sư đoàn 356 luôn trở về chiến trường xưa Hà Giang vào ngày 12-7. Ngày này có ý nghĩa như thế nào đối với riêng ông và những đồng đội cũ ở sư đoàn?
- Ông Trần Ngọc Lợi: Sau khi sư đoàn lật cánh từ Lào Cai sang Thanh Thủy (Hà Giang), phối hợp với sư đoàn 313 để đánh nhằm đẩy lùi quân địch về bên kia biên giới, sư đoàn 356 được giao nhiệm vụ đánh chính, là đơn vị cửa mở. Ngày 1-6-1984 một trận đánh nhỏ đã nổ ra nhưng không thành công. Bộ tư lệnh quân khu và cấp trên quyết định lấy ngày 12-7-1984 là ngày tấn công tổng lực, là ngày sư đoàn dốc toàn lực để giành lấy các cao điểm 685, 1509, 772, 1030. Trong thế trận địch ở trên núi, ta ở dưới các chân núi, trận đánh diễn ra hết sức khốc liệt. Ta đã giành lại được điểm cao 772 và 685 nhưng sự hi sinh của anh em chiến sĩ sư đoàn vô cùng to lớn. Hàng trăm người chủ yếu thuộc sư đoàn 356 đã ngã xuống lúc 3g sáng 12-7.
30 năm đã qua, rất nhiều trong số hàng trăm đồng đội của chúng tôi nằm lại ở các cao điểm vẫn chưa được trở về với gia đình.
Năm 1988, sư đoàn giải thể, không còn phiên hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam nữa. Bây giờ các anh em thương binh muốn làm chế độ chính sách không ai chứng nhận nữa. Rất nhiều người không biết về cuộc chiến ở Hà Giang.
* Thưa ông, làm cách nào để có thể tưởng nhớ những người lính của sư đoàn 356 một cách thiết thực nhất?
- Chúng tôi mong muốn Bộ Quốc phòng có chính sách tổ chức tìm lại hài cốt của cán bộ, chiến sĩ. Hiện nay có rất nhiều xương cốt của anh em đồng đội trên đó. Ai tự phát thì đi tìm thôi, nhưng tìm ở đâu. Phải có sự trợ giúp của Nhà nước để yên lòng các bà mẹ, các bà vợ. Bao nhiêu năm nay họ buồn lắm. Con mình, chồng mình nằm trong đất của mình mà không thể tìm được. Chừng ấy nghĩa trang nhưng có những nấm mồ có gì đâu, có tên nhưng không có người. Chúng ta có thể tìm mộ các chiến sĩ từ thời chiến tranh chống Mỹ, còn chiến tranh chống Trung Quốc gần hơn thì không làm được. Ngày đó, phía trước là trận tuyến chết chóc, phía sau là thị xã Hà Giang yên ả, hòa bình. Người lính bước chân khỏi thị xã để lên trận tuyến đánh quân thù không dễ đâu. Họ biết có thể ngày mai sẽ hi sinh nhưng họ vẫn làm, họ vẫn đi.
* Lịch sử dường như có sự lặp lại khi đất nước chúng ta liên tiếp phải đối diện với những hành động gây hấn từ trên bộ đến trên biển. Với tư cách là những người đã tham gia trận chiến bảo vệ biên giới 30 năm về trước, ông có suy nghĩ như thế nào khi theo dõi những câu chuyện thời sự bây giờ?
- Trong lịch sử hàng ngàn năm, Trung Quốc chưa bao giờ ngừng dã tâm đối với nước ta. Nếu chúng ta không nói với thế hệ trẻ về lòng yêu nước thì làm sao bảo vệ đất nước. Và muốn giáo dục thì việc đầu tiên là phải nói thật với thế hệ trẻ về lịch sử đất nước, kể cả bi thương lẫn hào hùng, không thể che giấu được.
HÀ HƯƠNG thực hiện

* Sư đoàn 356 nguyên gốc là sư đoàn 316B được thành lập vào cuối năm 1974 để làm lạc hướng quân địch. Kết thúc chiến tranh, sư đoàn 356 chuyển sang làm kinh tế, tham gia xây dựng đường tàu Thống Nhất, làm kinh tế mới ở Quế Phong (Nghệ An). Đến tháng 2-1979, Trung Quốc tấn công ở biên giới, sư đoàn chuyển sang làm huấn luyện chiến đấu và được điều từ Nghệ An ra Lào Cai để bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ năm 1984, quân Trung Quốc lấn sâu vào cao điểm 772, 1509, 1030 và 685 (thuộc xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang). Đơn vị được điều lên làm nhiệm vụ đánh đẩy lùi quân địch để bảo vệ biên giới.
* Dự kiến có khoảng 1.000 cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ sẽ có mặt tại Hà Giang để tham dự lễ kỷ niệm của sư đoàn 356. Sáng 11-7, các cựu chiến binh và thân nhân thắp hương tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ ở ngã ba Thanh Thủy. Tiếp đó, sẽ làm lễ tại cây hương tưởng niệm những liệt sĩ hi sinh nhưng chưa quy tập được hài cốt. Đây là công trình do chính các cựu chiến binh sư đoàn 356 tự góp tiền xây dựng. Sáng 12-7 sẽ diễn ra lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang).
-

Vị Xuyên không bao giờ bị quên lãng

12/07/2014 08:17 (GMT + 7)
TT - Cách đây hai năm, tôi có dịp lên Hà Giang viếng nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Nghĩa trang tọa lạc ngay bên đường, cách TP Hà Giang 18km, nhưng mặt trước nghĩa trang bị cây che phủ quá kín tới mức chúng tôi phải tìm đi tìm lại ba lần mới gặp.
Tuyệt đại đa số ngôi mộ ở đây đều là mộ những liệt sĩ hi sinh trong trận đánh chống quân Trung Quốc xâm lược ngày 12-7-1984 tại Thanh Thủy, Vị Xuyên.
Thời điểm ấy, ở Vị Xuyên, Thanh Thủy, năm 1984, trận đánh kinh hoàng ấy rất ít người Việt Nam được biết. Sư đoàn chủ lực 356 gần như bị xóa sổ, sau đó đã giải thể. Đó là một nỗi đau ghê gớm không chỉ cho các chiến sĩ sư đoàn 356, mà cho tất cả người Việt Nam yêu nước. Đó là trận đánh mà chúng ta bị tổn thất rất lớn, cho tới bây giờ, rất nhiều hài cốt liệt sĩ của chúng ta còn nằm lại ở vùng núi Đất (Thanh Thủy). Trong trường ca Đám mây hình người thợ săn và con chó viết về dân tộc Mông tôi mới hoàn thành, có đoạn:
Thanh Thủy bây giờ là cửa khẩu
đêm cú kêu khắc khoải liên hồi
tôi dừng lại bên sườn núi Đất
một nỗi đau bầm ứ trong đầu
mây gấp gáp hành quân về lối cũ
mây bay như vết chém ngang người
Tôi nghĩ, “vết chém” ấy, tất cả những người lính Việt tham gia trận đánh này đều cảm nhận rõ tận trong da thịt mình. Ngày 12-7 năm nay, kỷ niệm 30 năm trận Vị Xuyên, Thanh Thủy, hàng nghìn cựu chiến binh từng tham chiến ở mặt trận này năm 1984 đều tự tìm về nơi họ từng trần thân trước đạn pháo quân thù. Lòng dũng cảm, sự hi sinh vô bờ bến của họ dù chưa được nhắc tới đúng mức, nhưng sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Tổ quốc và nhân dân Việt Nam đã và sẽ ghi nhớ mãi những đứa con từ 30 tỉnh thành trong cả nước đã góp máu xương mình giữ từng tấc đất Thanh Thủy, Vị Xuyên. Những nỗi đau của các anh, các liệt sĩ, các thương binh, những cựu chiến binh cũng là nỗi đau của chúng tôi, dù xin các anh tha lỗi, ngày các anh tham chiến chúng tôi không được biết. Mãi sau này, rất nhiều năm sau, qua các nguồn thông tin rải rác và chắp vá, chúng tôi mới được biết về trận đánh bi hùng, về sự hi sinh khó tưởng tượng của các anh:
xin cho ta
ngày trở lại nơi này
thắp nén hương nghèn nghẹn khói bay
rót vài ba chén rượu
lên những nấm mộ buồn
chiều mưa tuôn
ta ngược đường Thanh Thủy
nơi lũ giặc phun lửa đốt các anh thành tro bụi
thành sương khói
thành mây ôm đỉnh núi
thành nỗi đau vạn thuở
trời ơi!
Vâng, hàng nghìn người lính bộ đội Cụ Hồ ngã xuống chỉ riêng trong ngày 12-7-1984, để giữ Thanh Thủy bây giờ vẫn là đất Việt Nam. Giữ lại được từng tấc đất của Tổ quốc theo đúng nghĩa đen, chúng ta đã phải trả giá máu đến từng ấy! Có một đêm, tôi cùng một người bạn Hà Giang lên cửa khẩu Thanh Thủy. Đêm khắc khoải cú kêu, núi Đất in lên nền trời một bức tường sẫm lớn. Tôi như nghe hồn các liệt sĩ nói gì với chúng tôi, trong im lặng.

--

Tổng số lượt xem trang