Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

Chiến lược khai thác tài nguyên tiểu vùng sông Mekong của TQ


Bài này dài nhưng nên đọc. TQ đứng ở đâu, VN Lào Cambodia ở đâu ???..
Tóm tắt: Sự phát triển của TQ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, bằng chứng rõ nhất là nguồn FDI của TQ đổ vào châu Phi, Mỹ Latinh...khai thác nguồn tài nguyên nơi đây.

Tại khu vực sông Mê kong, điều này cũng không ngoại lệ. Lợi dụng luật pháp lỏng lẻo về môi trường TQ đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại đây.

Quan hệ của Trung Quốc với ba nước trong khu vực sông Mekong là Campuchia, Lào và Việt Nam vừa năng động, vừa phức tạp. Một mặt, các quan hệ này chưa bao giờ tốt như hiện nay. Các vấn đề biên giới và biển đảo đang được xử lý một cách hòa bình, bị che khuất bởi các lợi ích kinh tế. Sự gần gũi của các quốc gia này khiến các dòng chảy thương mại trở nên dễ dàng, sự cải thiện cơ sở hạ tầng đang kết nối các thành phố lớn trong khu vực và các biên giới đã mở rộng cho các hoạt động thương mại quốc tế...........
Trong những năm gần đây, Campuchia, Lào và Việt Nam đã chứng kiến hai xu hướng liên quan đến nhau nhưng vận hành theo những hướng khác nhau. Xu hướng đầu tiên là sự rút lui một phần của các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Các thể chế đã trở nên ngại ngần khi đầu tư vào các dự án lớn gây tranh cãi về môi trường và xã hội.
Trong những năm gần đây, các thể chế tài chính quốc tế này đã phát triển các tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ tối ưu cho việc đầu tư vào các dự án có tiềm năng ảnh hưởng lớn về xã hội và môi trường, như thủy điện, khai mỏ và nông nghiệp công nghiệp hóa. Các tiêu chuẩn này thường bị các chính phủ sở tại chỉ trích là phiền hà và cồng kềnh, khiến các dự án phải mất hàng năm để được thông qua.
Điều này tạo ra một khoảng trống đầu tư và các nhà tài phiệt lớn ở châu Á đang dần tìm cách lấp đầy. Nó cũng giúp các "nhà tài phiệt mới" như các công ty Trung Quốc tận dụng lợi thế về môi trường đầu tư thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên phong phú của các nước láng giềng.

Tuy nhiên, vai trò của Trung Quốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam, cũng như ở các tầng lớp xã hội khác nhau, là rất khác nhau. Vấn đề dân tộc cũng là một chủ đề phức tạp và nhạy cảm, khi có hàng triệu người sinh ra và lớn lên ở ba nước khu vực hạ lưu sông Mekong có mang di sản của Trung Quốc. Việt Nam, một cách tự nhiên, chứa đựng nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc vì đã từng bị xâm lược trong quá khứ. Chính phủ Campuchia thì chào đón ảnh hưởng và vốn của Trung Quốc, nhưng ở vùng nông thôn lại có những lo ngại về các đập ngăn nước và các dự án khác do Trung Quốc bỏ vốn đầu tư.
Sự khác biệt về nhận thức của giới tinh hoa và dân thường về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc là thách thức đáng kể đối với lãnh đạo các nước Campuchia, Lào và Việt Nam. Khi mà xã hội dân sự nổi lên, người dân đã bắt đầu lên tiếng phản đối các lợi ích đầu tư của Trung Quốc, như trong trường hợp các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, một khu vực giàu dầu mỏ ở biển Đông (biển Nam Trung Hoa).
Ở Lào, nơi không có những thể chế xã hội dân sự chính thức, lâu nay không hề có sự phản đối công khai đối với việc dân nhập cư Trung Quốc tràn vào Lào cùng với vốn đầu tư. Tuy nhiên, sự lo ngại của công chúng đối với dự án xây dựng thành phố vệ tinh Trung Quốc ở Vientiane đã được phản ánh rộng rãi trên nhiều tờ báo.

Đã đi tìm bản đầy đủ để tải về: Rethinking Investments in Natural Resources: China’s Emerging Role in the Mekong Region (Full Study)
» Heinrich Böll Stiftung, WWF, IISD, 2008. Paper, 68 pages, copyright: Heinrich Böll Stiftung, WWF, IISD

China’s economic rise and consequent demand for a reliable and steady supply of inexpensive natural resources have led to a rapid increase in Chinese foreign direct investment stretching all the way to Africa and Latin America. Southeast Asia's Mekong region is no exception to that trend. This study highlights China's emerging role in finance and trade in three selected Mekong region countries (Cambodia, Laos and Vietnam). The focus is on investments in the agribusiness, hydropower and mining industries where Chinese companies and banks are steadily gaining influence in the region.

Key findings: *
The Chinese government provides considerable foreign aid to Cambodia, Laos and Vietnam, often without any major conditions attached. With the exception of hydropower projects in Cambodia, China’s aid is not usually linked to the agribusiness, hydropower and mining sectors, but rather focuses on infrastructure, education and construction. *
China’s trade structure with Cambodia, Laos and Vietnam is presently dominated by China’s imports of natural resources and exports of manufactured goods. This stands in marked contrast to the structure of trade between China and some other Southeast Asian countries, such as Malaysia, the Philippines and Thailand, where the trade structure is more complex and exports to China are less resource-intensive. *
The principal difference among the three countries in their relationship with China is in the relative importance of investment and trade. China is the leading investor in Cambodia and Laos, while for Vietnam, trade with China, its largest trading partner, is most significant. Vietnam is itself emerging as an investor in natural resources in Cambodia and Laos. *
Chinese state-owned enterprises are becoming major investment players in the region, fuelling natural resources extraction in Cambodia, Laos and Vietnam. They dominate hydropower projects and provide an important source of investment capital for agricultural inputs in the two countries in Cambodia and Laos, and are beginning to invest in mineral exploitation in all three countries. *
China is starting to make efforts to improve its profile in the international arena by showing its willingness to take on board international best practices, public participation strategies and green credit policies, among others. However, many of the mainly state-owned Chinese companies operating in the mining and hydropower sectors continue to have a poor social and environmental track record abroad.

Key recommendations:*
China has the opportunity to become a global leader in environmentally and socially sustainable investment by carefully monitoring Chinese overseas investments, strengthening its own investment regulations and adopting international best practices and principles. *
The onus cannot be on China alone. China will need to partner with governments within the countries it operates in order to help resource providers strengthen their own regulations, which does not necessarily have to come at the expense of investment inflows.

Tổng số lượt xem trang