Thứ Ba, 17 tháng 3, 2009

Kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,3% năm 2009


Kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 0,3% năm 2009!
(Dân trí) - Ông Justin Wood, Giám đốc phụ trách Corporate Network tại khu vực Đông Nam Á dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 0,3%. Nếu so với con số 6% mà Chính phủ dự báo thì đây thực sự là một "cú sốc".
Corporate Network là mạng lưới kết nối các nhà lãnh đạo cấp cao của các công ty đa quốc gia hoạt động ở Châu Á thuộc Economist Intelligence Unit (EIU). Ông Justin Wood đã có cuộc chia sẻ với báo giới khi đưa ra con số tăng trưởng 0,3% của Việt Nam.

Ông nhìn nhận thế nào về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009?

Năm 2009 là năm đầy thách thức đối với Việt Nam. Economist Intelligence Unit dự báo GDP của Việt Nam năm 2009 sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 0,3%, trong khi mức tăng trưởng năm 2008 là 6%.

Thị trường cho xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị thu hẹp mạnh do suy thoái. Trong tháng 1/2009 xuất khẩu giảm khoảng 31% ở hầu hết các nước Châu Á. Trên thế giới, xuất khẩu dầu giảm 52%, may mặc giảm 32%, trong đó những thị trường như Mỹ, EU, Nhật chiếm đến 60% hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh xuất khẩu, FDI cũng bị giảm 70%, lượng kiều hồi không thể bằng năm ngoái nghĩa là dưới 8 tỷ USD. Ngành ngân hàng, tín dụng khó khăn hơn và họ ngại rủi ro nên việc cho vay cũng bị hạn chế hơn. Mặt khác, giá BĐS giảm cũng ảnh hưởng tới lòng tin của các nhà đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp cải thiện tình hình này, đưa ra gói kích cầu. Theo tính toán của chúng tôi, trong năm 2009, khoản chi tiêu mới của chính phủ khoảng 5,5 tỷ USD.

Giá dầu giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến thậm hục ngân sách. Tuy nhiên, sự thâm hụt ấy phần nào cũng được bù đắp với khoản ODA là 5 tỷ USD trong năm nay.

Năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ước tính chỉ giải ngân được khoảng 2,2 tỷ USD, rất thấp so với 7,6 tỷ USD trong năm 2008. Những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm chính là hệ thống hạ tầng, pháp luật, thuế, tham nhũng…

Năm 2009, dự báo môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ đứng thứ 92 so với mức 87 năm 2008. Mặc dù Việt Nam có nỗ lực lớn về cải thiện môi trường kinh doanh nhưng tốc độ lại không nhanh như các nước khác.

Việt Nam cũng cần phải cải tiến hơn nữa khi mà vẫn đứng thứ 121 trên thế giới về chống tham nhũng.
Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương (+) trong khi một số nước khác là tăng trưởng âm (-). Tôi cho rằng, với những phân tích của chúng tôi thì 0,3% là mức tăng trưởng thực tế của Việt Nam trong năm 2009.
Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4,7% trong năm 2008 lên 9% trong năm 2009. Đây là điều không thể tránh được.

Vấn đề ở đây là Chính phủ sẽ phải chịu sức ép về hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Khi nền kinh tế suy yếu, người dân bị mất việc làm, họ sẽ có những bất đồng về chính sách. Do đó, Chính phủ cần tăng cường hơn nữa việc chống tham nhũng
---
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/836386/
Việt Nam- một trong số ít nước châu Á tăng trưởng dương17:40' 16/03/2009 (GMT+7)
- Các chuyên gia của tạp chí Anh The Economist cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009 chỉ đạt mức 0,3% và mức thất nghiệp là 8,2%. Tuy nhiên, dự báo này được một số chuyên gia kinh tế cho là không phản ánh thực tế.
"So với các năm trước, đây là bước sụt giảm lớn, có thể gây sốc, nhưng nhìn vào bối cảnh khu vực, Việt Nam sẽ thấy tình hình của mình không tệ lắm", ông Justin Wood nói thêm.
Theo nghiên cứu của tổ chức này, Việt Nam nằm trong số rất ít các nước tăng trưởng dương ở khu vực, cùng với Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi đó các nền kinh tế Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và Philippines đều tăng trưởng âm.
Theo tính toán của của Economist, kinh tế toàn cầu năm nay tăng trưởng chỉ còn ở mức 2%. Những nền kinh tế lớn trên thế giới như EU, Mỹ, và Nhật Bản cũng đều ở mức âm (EU: -3%, Mỹ: -2,5%; Nhật Bản: -5,5%).
Trước đó, các dự đoán về mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam của các tổ chức quốc tế dao động ở mức 2,2% - 5%. Riêng Chính phủ Việt Nam dự báo mức tăng trưởng năm nay là 6%.
Ông Justin Wood cũng đưa ra dự báo kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa sau của năm 2010, và Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2% trong năm tới.
Ông Anh lí giải việc điều chỉnh là "có thể hiểu được" bởi "một nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu như Việt Nam sẽ dễ bị tổn thương do nền kinh tế toàn cầu".
Hai lí do mà ông Anh đưa ra: Một là, xuất khẩu hai tháng đầu năm 2009 của Việt Nam giảm đáng kể. Nếu không kể xuất khẩu vàng và đá quý (khoảng 836 triệu USD) xuất khẩu 2 tháng đầu năm nay giảm 15%. Hai là, giá trị sản xuất công nghệ hai tháng đầu năm 2009 của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2008 chỉ tăng 2,5%.
Đây là hai lí do khiến EIU điều chỉnh dự báo về con số tăng trưởng năm 2009. Ngay dự báo của tổ chức này về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng hai lần điều chỉnh giảm.
Hơn nữa, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, Nhật Bản và EU chiếm tới 60% xuất khẩu của Việt Nam trong khi nhu cầu của các nước này đều giảm, và theo dự báo các nước đều tăng trưởng âm. FDI của Việt Nam cũng giảm mạnh.

"Sự điều chỉnh dự báo GDP của Việt Nam vì thế là quá mức và không phản ánh chính xác thực tế kinh tế Việt Nam. Việc đưa ra một con số thiếu chính xác như vậy sẽ dễ tạo nên hiệu ứng xấu, khi tin đồn xấu trở thành sự thật vì tâm lý", ông Vũ Thành Tự Anh nói.
-------------------
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2859.asp
EIU dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam rơi xuống còn 0.3%
Câu hỏi đặt ra là dự báo của Economist Intelligence Unit có quá bi quan hay không ? Trả lời câu hỏi của Thanh Phương, chuyên gia kinh tế Việt Nam Lê Đăng Doanh cho rằng năm nay kinh tế Việt Nam vẫn còn có thể tăng trưởng được với mức từ 3 đến 4%.
----------------
http://www.sggp.org.vn/kinhte/2009/3/184319/
TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS: Thận trọng khi bù lãi suất!Thứ hai, 16/03/2009, 15:52 (GMT+7)
(SGGP 12G).- Những chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ đã được triển khai đồng bộ từ cuối tháng 2. Hiện nay, Chính phủ cũng đã bước đầu nhận định, việc triển khai các giải pháp đã giúp nền kinh tế có những chuyển biến tích cực ban đầu. Tuy nhiên, hiện cũng đã có nhiều phản ánh cho thấy, giữa cơ chế và doanh nghiệp vẫn chưa gặp nhau trong vấn đề bù lãi suất 4%. TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS cho biết:

Theo tôi, nếu quá tập trung vào giải pháp này sẽ không hiệu quả. Tôi đồng ý giải pháp này sẽ giúp hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp (DN) đỡ phá sản, đỡ sa thải lao động. Nhưng theo tôi được biết, trong hơn 110.000 tỷ đồng đã cho vay bù lãi suất, số lượng đáo nợ chiếm nhiều.
Rõ ràng, hiệu quả mong đợi từ việc bù lãi suất (là tăng trưởng tín dụng) rất ít, không tăng được cầu, dẫn đến hiệu quả kích cầu là không như ý muốn. Đó là chưa kể việc bù lãi suất này nếu làm không chắc chắn sẽ rất dễ gây tiêu cực như chính Thủ tướng đã cảnh báo.
Ngoài ra, theo tôi, nếu tập trung quá vào việc bù lãi suất cho DN thì sẽ “giúp” DN giấu sự yếu kém, kéo trễ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. DN có thể nhờ vào nguồn vốn lãi suất thấp này mà kéo dài sự “lay lắt” của mình, càng làm cho nền kinh tế yếu đi, mà lẽ ra phải tận dụng cơ hội này để cơ cấu lại nền kinh tế.
Ông dự báo như thế nào về hiệu quả của đợt kích cầu này?
- Tôi cho rằng nếu chỉ chăm chăm vào việc bù lãi suất thì việc kích cầu sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện nay cũng đã có động thái cho thấy, Chính phủ đã và đang chuẩn bị nguồn lực để thực hiện kích cầu đợt 2 (qua việc phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ nhằm huy động 115.000 tỷ đồng). Khi kích cầu đợt 2, việc rót vốn vào đâu là điều mà Chính phủ phải hết sức cân nhắc.
----------------
http://www.laodong.com.vn/Home/Cho-vay-ho-tro-lai-suat-Nhanh-nhung-co-dat-hieu-qua/20093/130367.laodong
Cho vay hỗ trợ lãi suất: Nhanh, nhưng có đạt hiệu quả?
Lao Động số 57 Ngày 16/03/2009 Cập nhật: 9:12 AM, 16/03/2009
(LĐ) - Một gói kích cầu hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào cách thức chi tiêu và đầu tư của nhóm đối tượng thụ hưởng. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đang tăng rất nhanh, nhưng hiệu quả đến đâu còn là câu hỏi nên được trả lời.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất (HTLS) đến ngày 13.3.2009 là 144.312 tỉ đồng. So với dư nợ tính đến ngày 6.3.2009, chỉ sau 1 tuần thực hiện, dư nợ cho vay của chương trình này đã tăng 30.604 tỉ đồng (tương đương tăng 26,9%). Một mức tăng khá là ngỡ ngàng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Đã nhiều ý kiến cho rằng gần 150 nghìn tỉ đồng các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay HTLS trong tháng rưỡi qua không hoàn toàn được đưa vào để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mà có thể một phần được các DN sử dụng để đảo nợ các khoản vay LS cao trước đây.

Có người cho rằng như thế là vốn NH lại trở về với NH, nhưng có người cho rằng dù thế nào đi chăng nữa thì một lượng vốn đáng kể (trong đó có phần từ ngân sách qua HTLS) cũng ra được lưu thông, làm tăng tính thanh khoản của nền kinh tế. Đây chính là hiệu quả của gói kích cầu.

Chỉ lợi doanh nghiệp nhà nước?
Xem xét tỉ trọng dư nợ cho vay HTLS của các khối NH trong tổng dư nợ cho vay HTLS thấy có vấn đề: Dư nợ của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ Tín dụng nhân dân T.Ư (chủ yếu là dư nợ của NHTMNN) đạt 114.537 tỉ đồng chiếm đến 79,2%. Dư nợ của nhóm NHTMCP (cả NHTMCP Ngoại thương VN) đạt 26.837 tỉ đồng, chỉ chiếm 18,6%.

Không có số liệu nào cho biết tỉ trọng cho vay HTLS các thành phần kinh tế thế nào. Nhưng qua số vốn cho vay của nhóm NHTM có thể dự đoán là phần lớn vốn cho vay HTLS là dành cho các DN nhà nước (DNNN). Nếu cho vay theo từng đơn vị thành viên (vay cách này dễ đáp ứng được tiêu chuẩn về số vốn và lao động), nhưng tính theo tập đoàn có thể một số tập đoàn kinh tế nhà nước được vay nhiều nhất, mà các tập đoàn kinh tế này đang bị cho là sử dụng nguồn lực thiếu hiệu quả.

Như vậy, một dòng vốn lớn, LS thấp lại đang chảy vào các DNNN làm ăn yếu kém, mà không loại trừ khả năng một phần để đảo nợ. Trong khi đó, một số lượng không nhỏ DNNVV, hộ gia đình không dễ dàng tiếp cận vốn HTLS vì không đủ điều kiện vay vốn (không có tài sản thế chấp, còn nợ cũ, thiếu hoá đơn Bộ Tài chính...).

Hiện tượng nhóm NHTM nhà nước cho DNNN vay với một số vốn rất lớn trong một thời gian ngắn phải chăng còn do tâm lý các NHTM nhà nước không ngại lắm việc cho vay DNNN vì cùng chủ sở hữu Nhà nước? Những vấn đề trên nếu thực tế đúng như suy đoán thì làm cho kích cầu qua tín dụng không được như ý muốn của nhà làm chính sách là nguồn vốn đến được những DN/những cá nhân kinh doanh (bất kể thành phần kinh tế nào) thật sự cần vốn để tạo ra hàng hoá.
Chưa có số liệu chứng minh hiệu quả

Vừa qua, chúng ta đã thấy hiện tượng một lượng vốn khá lớn nằm trong hàng hoá sản xuất ra, NK về mà không tiêu thụ được, hàng tồn kho rất lớn (điển hình là cá ba sa, thép, nguyên - vật liệu xây dựng, nguyên liệu hàng nông sản XK...).

Đặc điểm của hàng tồn kho này là giá thành cao, trong khi giá cả hiện nay vẫn trên xu thế giảm. Nay muốn tăng trưởng tín dụng thì tín dụng được NH bơm ra phải vào vòng quay sản xuất mới, tạo thêm sản phẩm có giá hạ để có thể bán được hàng; vậy thì quan trọng nhất là tín dụng mới tăng thêm chứ không phải là lượng tín dụng được kích cầu là bao nhiêu. Nếu tổng dư nợ toàn ngành không đổi/hoặc thay đổi không nhiều, chỉ có lượng tín dụng được HTLS thay đổi mạnh thì có bao nhiêu hàng hoá mới được sản xuất ra để bán?

Một NĐT nói: "Nếu cho số dư nợ cho vay HTLS là tích cực thì hãy so sách cho biết tương quan giữa các chỉ số: Tốc độ tăng tín dụng 2 tháng đầu năm 2009 so với 31.12.2008; tốc độ tăng giải ngân vốn HTLS; tỉ lệ giảm nợ xấu của hệ thống NHTM; mức tăng doanh số bán hàng của các DN nhận nguồn vốn HTLS, khả năng thu nhận thêm hay giữ được lao động. Trả lời câu hỏi này sẽ thấy hiệu quả kích cầu ra sao".

Không phủ nhận nỗ lực rất lớn của ngành NH triển khai nhanh chóng gói HTLS, cũng không thể phủ nhận những hiệu ứng tích cực của gói kích cầu đã giúp giảm một phần chi phí vốn vay cho DN, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng... Nhưng cũng không nên lạc quan cho rằng số dư nợ cho vay lớn, tăng nhanh là tỉ lệ thuận với hiệu quả.

Một chuyên gia tài chính nói: "Nếu không triển khai tốt, gói HTLS có thể đưa đến những hậu quả: Làm cho việc đảo nợ thành một trào lưu, che giấu nợ xấu, các NHTM vì thế mà không trích lập đủ dự phòng rủi ro cần có cho những khoản nợ có vấn đề; dòng vốn giá rẻ vẫn không thật sự vào nơi cần đến, vẫn đổ mạnh vào khối DNNN là khối DN có hiệu quả sử dụng vốn thấp; không kích được cầu tiêu dùng xã hội tăng như mong muốn, lãng phí nguồn lực của quốc gia; làm tăng nguy cơ tái lạm phát".

Vì vậy, rất cần các cơ quan quản lý có những phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng triển khai gói HTLS để có những điều chỉnh kịp thời.

Tổng số lượt xem trang