http://www.alertnet.org/thenews/newsdesk/SHA221835.htm
Vietnamese cargo ship sinks off China, 3 killed
14 Mar 2009 16:05:10 GMT
Source: Reuters
SHANGHAI, March 14 (Reuters) - Three people were killed when a Vietnamese ship sank in a gale in the South China Sea late on Friday, the Xinhua news agency reported on Saturday.
The coal transport vessel with seven crew members on board sank around 9:30 p.m. (1330 GMT) on Friday about 22 nautical miles southwest of Fangcheng Port, in the Guangxi Zhuang Autonomous Region, the official news agency said.
The South China Sea Rescue Bureau under China's Ministry of Transport sent a vessel to the site where the ship sank in winds of up to 90 km per hour. Rescuers found three bodies, four crew remain missing, Xinhua said. (Reporting by Jacqueline Wong; Editing by Janet Lawrence)
------------
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090315_china_military_ship.shtml
TQ điều tàu tuần tra tới biển Đông
Tàu tuần tra 311 của Trung Quốc
Tàu 311 là tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất của Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đã điều tàu tuần tra lớn và hiện đại nhất tới khu vực biển Đông sau 'sự cố' với tàu thăm dò của Mỹ Chủ nhật tuần trước.
Tàu tuần tra ngư nghiệp số 311 được điều tới nơi từ hôm 10/3, tức chỉ hai ngày sau khi tàu Trung Quốc đối đầu với tàu thăm dò Impeccable của Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ của tàu này được nói là "bảo vệ các tàu đánh cá của Trung Quốc quanh các quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Hoàng Sa và Trường Sa), đồng thời thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trong Nam Hải".
Hiện chưa thấy phản ứng từ các nước cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực biển Đông hay từ phía Hoa Kỳ trước sự kiện này.
Tuy nhiên, với việc Mỹ cũng điều khu trục hạm tới hộ tống tàu của mình trong vùng, xem ra 'sự cố Nam Hải' vẫn còn tiếp diễn mặc dù các chuyên gia an ninh quốc phòng khu vực cho rằng nó sẽ không đạt mức độ nghiêm trọng như vụ chiến đấu cơ Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau trên không phận Hải Nam năm 2001.
Tàu tuần tra 311 nguyên là tàu chiến cứu nạn của hải quân Trung Quốc, tải trọng 4.450 tấn và có tốc độ cao nhất 37km/h.
Sức mạnh hải quân
Trung Quốc đang dần nổi lên như cường quốc hải quân trên thế giới.
Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển Đông cùng các đảo bên trong khu vực, vốn được cho là giàu tài nguyên khoáng sản.
Tuần trước, một công ty du lịch của Trung Quốc loan báo kế hoạch mở tour ra quần đảo Hoàng Sa, khiến Việt Nam lên tiếng phản đối.
Hôm thứ Bảy 14/3, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm cho 64 chiến sỹ Việt Nam hy sinh đúng ngày này năm 1988 khi Trung Quốc tấn công tại Trường Sa.
Trong diễn biến khác, tin mới nhất cho hay ba người chết và bốn người mất tích khi một tàu của Việt Nam chìm tại biển Đông tối hôm thứ Sáu 13/3.
Tân Hoa Xã cho biết tàu chở than này có thủy thủ đoàn gồm bảy người, chìm vì sóng to gió lớn lúc 9:30 tối cách cảng Phương Thành, khu tự trị người Choang Quảng Tây, 22 hải lý.
Trung Quốc đã cử tàu cứu nạn và trực thăng tới hiện trường nhưng mới chỉ thấy xác của ba người, bốn thủy thủ khác còn mất tích.
---
Trong khi đó Philippine: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2835.asp
Manila nhất quyết bảo vệ luật về lãnh hải trên biển Đông
...Cố vấn trưởng của tổng thống Arroyo, ông Eduardo Ermita hôm thứ năm vừa qua tuyên bố là Philippines sẵn sàng bảo vệ luật lãnh hải mới ở bất cứ diễn đàn nào của quốc tế.
Cũng trong ngày hôm đó, chủ tịch ủy ban ngoại giao Hạ Viện Antonia Cuenco cho biết là Quốc hội Philippines sẽ ủng hộ hết mình tổng thống Arroyo để chống lại mọi tuyên bố phản đối luật này. Đối với ông Cuenco, vấn đề chủ quyền biển Đông nên được giải quyết bởi Liên Hiệp Quốc thông qua Tòa án quốc tế.
Theo lời thượng nghị sĩ Rodolfo Biazon, luật về đường cơ sở lãnh hải vừa được ban hành là cơ sở pháp lý để Manila bảo vệ những đòi hỏi của họ tại Liên Hiệp Quốc. Ông Rodolfo cho rằng giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông chỉ có thể dựa trên Công ước về luật Biển của Liên Hiệp Quốc.
Điều cần phải chú ý là Liên Hiệp Quốc đã ấn định hạn chót là ngày 13 tháng 5 các nước phải nộp hồ sơ về thềm lục điạ mở rộng chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết.
-----------
Muốn ép chính quyền một nước lớn phải chú ý và tôn trọng quyền lợi của dân tộc mình, thì nước nhỏ phải trông cậy vào sức ép quốc tế. Phải đặt vấn đề quyền lợi của nước mình vào trong khung cảnh quyền lợi chung của tất cả các nước khác, nhất là những nước lớn khác. Phải chứng tỏ đó là một vấn đề quốc tế, cho nên phải làm lớn câu chuyện lên. Ông thủ tướng Mã Lai Á đã làm công việc đó khi ông bay tới thăm những hòn đảo trong quần đảo Trường Sa mà nước ông coi là của họ. Philippine cũng đã làm vậy. Cho nên, nhân dịp xẩy ra vụ đụng độ giữa hải quân Trung Quốc và Mỹ ở vùng Biển Ðông, chính quyền Việt Nam cần phải lên tiếng để xác nhận vùng biển này nằm trong vùng khai thác kinh tế EEZ của Việt Nam. Ðó là một dịp để xác nhận lại chủ quyền của nước ta trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.