Buồn quá rồi, cái máy của mình cũng bị ai tấn công hay sao đó <: mình chẳng biết vì mù tịt về khoản này> Nó hay thật là hay, vì mình đã lưu các 'file' lại rồi, yên ổn rồi, nhưng hôm sau mở ra thì ổ dữ liệu cứ đòi 'check'lại và ui chời nó gắn 'null' sao đó rồi làm gì đó và mình mở ra toàn chữ ô vuông. Khốn nạn thế chứ, toét cả mắt ra ... nhưng lạ là nếu mình lưu cả ra USB thì ở USB đọc được, còn cái nào không thì thành công dã tràng , huhu... Dạo này tệ quá.. 'virus' kinh khủng...
Hôm nay lại thấy cái này nữa, nghe thấy ghê hồn... Em chẳng có dính gì tới các bác TQ đâu ạ.
--------
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_3018.asp
Một đồn công an ở tỉnh Thanh Hải bị tấn công
Hãng tin AFP trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết sáng nay, một đồn công an ở ngay Tây Ninh, thủ phủ của tỉnh Thanh Hải, cạnh Tây Tạng đã bị tấn công. Chính quyền Bắc Kinh không cho biết chi tiết về vụ này mà chỉ thông báo là đang tiến hành điều tra.
Vẫn liên quan đến Trung Quốc, theo tờ New York Times, số ra ngày hôm qua, một chiến dịch do thám tin học, được tổ chức tại Trung Quốc, tấn công vào hệ thống máy tính của chính phủ và cá nhân tại 103 quốc gia, trong đó có cả những máy tính của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đó là kết quả nghiên cứu và điều tra của các chuyên gia thuộc trung tâm Munk nghiên cứu quốc tế, trường đại học Toronto, Canada. Bản báo cáo khẳng định là tất cả các vụ tấn công đều được tổ chức từ Trung Quốc nhưng giới chuyên gia không thể xác định được là có sự dính líu của chính quyền Bắc Kinh hay không.
Theo điều tra, gần 1300 máy tính tại 103 quốc gia đã bị thâm nhập trong hai năm qua, trong số này có cả hệ thống máy tính của chính phủ, sứ quán và các cơ quan đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở nước ngoài.
-------------
Vast Spy System Loots Computers in 103 Countries
By JOHN MARKOFF
TORONTO — A vast electronic spying operation has infiltrated computers and has stolen documents from hundreds of government and private offices around the world, including those of the Dalai Lama, Canadian researchers have concluded.
In a report to be issued this weekend, the researchers said that the system was being controlled from computers based almost exclusively in China, but that they could not say conclusively that the Chinese government was involved.
The researchers, who are based at the Munk Center for International Studies at the University of Toronto, had been asked by the office of the Dalai Lama, the exiled Tibetan leader whom China regularly denounces, to examine its computers for signs of malicious software, or malware.
Their sleuthing opened a window into a broader operation that, in less than two years, has infiltrated at least 1,295 computers in 103 countries, including many belonging to embassies, foreign ministries and other government offices, as well as the Dalai Lama’s Tibetan exile centers in India, Brussels, London and New York.
The researchers, who have a record of detecting computer espionage, said they believed that in addition to the spying on the Dalai Lama, the system, which they called GhostNet, was focused on the governments of South Asian and Southeast Asian countries.
Intelligence analysts say many governments, including those of China, Russia and the United States, and other parties use sophisticated computer programs to covertly gather information.
The newly reported spying operation is by far the largest to come to light in terms of countries affected.
This is also believed to be the first time researchers have been able to expose the workings of a computer system used in an intrusion of this magnitude.
--------------
Phát hiện mạng lưới gián điệp điện tử
Họ nói mạng lưới này đã thâm nhập 1295 máy tính tại 103 quốc gia.
Các máy tính bị thâm nhập bao gồm các máy của các bộ Ngoại giao và đại sứ quán, và các máy có liên hệ tới lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ không có bằng chứng kết luận rằng chính phủ Trung Quốc đứng sau mạng lưới này. Bắc Kinh cũng bác bỏ chuyện họ có liên quan.
Các nghiên cứu gia từ tổ chức Giám sát Chiến tranh Thông tin, IWM, đã thực hiện nghiên cứu theo đề nghị từ văn phòng của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng để kiểm tra liệu các máy tính trong mạng lưới Tây Tạng lưu vong của ông có bị thâm nhập hay không.
Báo cáo được đưa ra sau 10 tháng IWM tiến hành điều tra, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ tổ chức SecDec có trụ sở tại Ottawa và trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Munk từ đại học Toronto.
Các nhà nghiên cứu nói tin tặc rõ ràng có thể kiểm soát các máy tính thuộc một số bộ Ngoại giao và các đại sứ quán trên toàn thế giới, sử dụng các phần mềm gây hại.
Nhiều nước bị theo dõi
Hãng AP trích lời nhà điều tra Greg Walton nói: "Chúng tôi phát hiện ra các bằng chứng có thực về các phần mềm gây hại thâm nhập vào hệ thống máy tính Tây Tạng, lấy đi các tài liệu nhạy cảm từ văn phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma".
Các nhà điều tra nói họ tin rằng hệ thống mà họ gọi là GhostNet tập trung vào các chính phủ tại châu Á.
Bằng việc cài các phần mềm đánh cắp dữ liệu vào các máy tính sơ hở, tin tặc có thể kiểm soát các máy này để đặt lệnh cho máy gửi và nhận các dữ liệu mật.
Trong trường hợp này, phần mềm còn cho phép các tin tặc khả năng sử dụng các thiết bị ghi âm và ghi hình để theo dõi các phòng mà máy tính được đặt. Tuy nhiên, các nhà điều tra nói họ không rõ liệu tin tặc đã dùng tới tính năng này chưa.
Các bộ Ngoại giao Iran, Bangladesh, Latvia, Indonesia, Philippines, Brunei, Barbados và Bhutan, có vẻ đã bị tấn công.
Người ta cũng phát hiện ra các hệ thống máy tính bị thâm nhập thuộc các đại sứ quán Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia, Romania, Cyprus, Malta, Thái Lan, Đài Loan, Bồ Đào Nha, Đức và Pakistan.
Theo tờ New York Times, hoạt động gián điệp này là lớn nhất từng được phát hiện, nếu xét về số lượng các nước bị ảnh hưởng.
Trong phúc trình được đưa ra trên trang mạng của IWM, các nhà điều tra nói trong khi các vụ tấn công mạng kiểu này không mới, những vụ này nổi bật vì khả năng thu thập "các thông tin tình báo có thể được cảnh sát và các cơ quan an ninh của một nhà nước đàn áp sử dụng, với hậu quả có thể dẫn đến chết người đối với những ai bị lộ thông tin".
Tân tây lan: Các gián điệp Trung Quốc xâm nhập vào các nhà thờ và các nhóm Pháp Luân Công tại Tân tây lan
Các gián điệp Trung Quốc đang theo dõi ráo riết các nhóm tại Tân tây lan mà chính quyền Trung Quốc lo sợ. Mới đây, các đệ tử Pháp Luân Công phỏng vấn ông Hác Phụng Quân (Hao Fengjun), một trong 3 người Trung Quốc đào nhiệm tại Úc, có đề cập đến vấn đề gián điệp Trung Quốc đang hoạt động tại đây.
Ông Hác là một cựu gián điệp cho Phòng 610 tại Thiên Tân, Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn ông Hác tiết lộ về các nhóm gián điệp Trung Quốc xâm nhập vào các nhà thờ, các nhóm Pháp Luân Công tại Tân tây lan. Ông ta cũng tiết lộ nhiều chi tiết về các hoạt động gián điệp do chính phủ Trung Quốc tung ra tại nước ngoài.
1. Gián điệp theo dõi nhà thờ Tin lành
Ông Hác xác nhận rằng có ít nhất là một hệ thống gián điệp trực tiếp theo dõi nhà thờ Tin lành, mà tên bí mật của gián điệp đó là 180. Gián điệp 180 này hiện nay đang có mặt tại Tân tây lan (New Zealand).
Gián điệp 180 thu thập tất cả các tin tức về các hoạt động của nhà thờ Tin lành này, và cách tuyển mộ các thành viên mới cho nhà thờ tại Trung Quốc. Tên gián điệp này được tưởng thưởng rất nhiều tiền cho các tin tức do y thu thập từ chính phủ Trung Quốc. Công an cũng cung cấp cho gián điệp 180 một số tiền lớn cho các hành động gián điệp tại ngoại quốc của y. Ông Hác xác nhận rằng tên gián điệp này còn đang hoạt động tại Tân tây lan, và có liên lạc chặt chẻ với một người quan trọng tại nhà thờ. Ông Hác cũng xác nhận rằng cũng còn có nhiều gián điệp khác đang hoạt động tại Tân tây lan.
Ông Hác tiết lộ rằng tại Trung Quốc, tất cả các nhóm tôn giáo mà không bị điều khiển bởi chính quyền đều bị theo dõi ráo riết. Tất cả các hoạt động của họ đều bị theo dõi, đặt biệt là vào những ngày “quan trọng” như là ngày lễ công cộng, và ngày lễ tôn giáo. Tất cả các điện thoại điện ra nước ngoài đều bị nghe lén.
2. Nhiều gián điệp đang theo dõi các nhóm Pháp Luân Công
Theo ông Hác, theo dõi các hoạt động của Pháp Luân Công tại Tân tây lan rất là quan trọng và được đưa lên hàng quan trọng như theo dõi các đệ tử Pháp Luân Công tại Úc, Canada và Hoa kỳ. Công an Trung Quốc đang có một dự định xây dựng hệ thống gián điệp tại nước ngoài trong vòng 3 năm, bắt đầu vào năm 2001 và chấm dứt vào năm 2004. Và tại Tân tây lan, các hoạt động của Pháp Luân Công tại Tân tây lan đều được thảo luận trong cuộc họp hàng năm trong dự định này. Ông Hác tin rằng tại Tân tây lan cũng đang có một hệ thống gián điệp Trung Quốc đang hoạt động.
Ông Hác xác định rằng Trung Quốc có một sổ đen có tất cả danh sách các đệ tử Pháp Luân Công. Tin tức các đệ tử Pháp Luân Công đưa về Trung Quốc từ các gián điệp tại Tân tây lan. Khi hỏi về các đệ tử Pháp Luân Công bị bắt tại Trung Quốc hay bị từ chối nhập cảnh Trung Quốc, ông Hác nói rằng trước khi các đệ tử Pháp Luân Công lên phi cơ, họ đã biết tất cả chi tiết về chuyến đi đó. Tất cả các toà đại sứ, lãnh sự trên toàn thế giới cũng đang thu thập tin tức, tài liệu, và thành lập sổ đen cho những người tu luyện Pháp Luân Công.
Ông Hác xác nhận rằng có nhiều gián điệp đang tập trung ở nước ngoài để thu thập tin tức về khoa học kỹ thuật và quân sự.
Ghi chú: Phòng 610 là một cơ quan an ninh đặc biệt, trách nhiệm về việc khủng bố các đệ tử Pháp Luân Công, với quyền lực tuyệt đối hơn cả mọi cấp chính quyền địa phương và trong Đảng, và hơn cả hệ thống pháp lý. Nó tương tự như Gestapo của Đức quốc xã năm xưa.
Đọc thêm
http://www.scoop.co.nz/stories/PO0507/S00034.htm
-----------
Thứ Sáu, 30/04/2004, 10:04 (GMT+7)
Coi chừng chương trình gián điệp
TTO - Những phần mềm gián điệp xâm lấn vào các hệ thống máy tính ngày càng nhiều. Theo một nghiên cứu mới của Web@Work, cứ 10 lãnh đạo CNTT được phỏng vấn thì có tới 9 người nói PC ở công ty họ có chương trình theo dõi nhân viên dùng mạng.
-----------------------------------
TQ bác bỏ mọi liên hệ vào mạng lưới gián điệp điện tử 'GhostNet'
VOA 31/03/2009
Các giới chức Bắc Kinh bác bỏ mọi sự can dự vào mạng lưới gián điệp điện tử được đặt tên là 'GhostNet', đã xâm nhập hơn 1,000 máy điện toán trên khắp thế giới và đã được liên kết với các máy điện toán ở Trung Quốc. Từ Bắc Kinh, thông tín viên đài VOA Alison Klayman gửi về bài tường thuật sau đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, bác bỏ những lời cáo buộc về sự liên hệ của chính phủ Trung Quốc với một mạng lưới gián điệp điện toán rộng lớn. Tại Bắc Kinh hôm nay, ông Tần Cương tuyên bố rằng lời cáo buộc phát xuất từ những người ở ngoài Trung Quốc mà theo lời ông 'có xu hướng bịa đặt những lời dối trá về điều được gọi là gián điệp điện toán Trung Quốc'.
Ông Tần Cương nói rằng bên ngoài Trung Quốc, có cái mà ông gọi là một 'Con Ma Chiến tranh Lạnh'. Ông nói mọi người bị ám ảnh bởi con ma này cũng bị nhiễm một virut gọi là 'hiểm họa Trung Quốc', mà theo ông khiến cho mọi người muốn bôi nhọ Trung Quốc bằng những lời nói dối.
Tin tức trong tuần này nói rằng các nhà khảo cứu của Canada đã phát hiệu cái được gọi là mạng lưới gián điệp GhostNet khi tổ chức của Đức Đạt lai Lạt ma yêu cầu họ kiểm tra các máy điện toán của họ về nhu liệu có hại.
Các nhà khảo cứu Canada nói rằng chưa rõ liệu vụ phá hoại này có được chính phủ hỗ trợ hay không. Tuy nhiên họ kết luận rằng những máy chủ GhostNet đặc biệt đều nằm ở Trung Quốc, và các mục tiêu nhắm vào lãnh vực chính trị, kể cả NATO, Đại sứ quán Ấn Độ ở Washington và các trung tâm của người Tây Tạng sống lưu vong ở Ấn Độ, Bruxelle và London.
Báo cáo của Canada nói rằng công tác gián điệp đã mạng lại các hậu quả thực thụ. Tỷ như khi tổ chức của Đức Đạt lai Lạt ma gửi điện thư mới đến một nhà ngoại giao nước ngoài, thì nhà ngoại giao này đã được chính phủ Trung Quốc tiếp xúc và yêu cầu không đến dự họp.
Khi được hỏi liệu chính phủ Trung Quốc có quan tậm rằng các máy điện toán trong mạng lưới gián điệp này nằm ở Trung Quốc hay không, thì ông Tần Cương đáp rằng điều quan trọng hơn là truy tầm những kẻ ở bên ngoài Trung Quốc đang đưa ra những lời cáo buộc này.
Ông Tần Cương nói rằng Đức Đạt lai Lạt ma và những người ủng hộ ông 'luôn luôn sống nhờ vào những lời dối trá và các sự kiện bị bóp méo'.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng Đức Đạt lai Lạt ma là lãnh tụ tinh thần của đa số người Tây Tạng. Ông đã sống lưu vong 50 năm và là người lâu nay vẫn ủng hộ việc Tây Tạng được nhiều quyền tự trị hơn từ phía Trung Quốc, một khái niệm mà Bắc Kinh cực lực bác bỏ.
Hai nhà khảo cứu tại trường đại học Cambridge ở Anh đã công bố bản phúc trình riêng về các hoạt động có liên quan đến Tây Tạng của mạng lưới gián điệp này. Họ liên kết mạng lưới này với chính phủ Trung Quốc một cách trực tiếp hơn, nhưng cũng cảnh báo rằng các phương pháp xâm nhập máy điện toán này có thể được áp dụng một cách dễ dàng bởi các tội phạm và những người khác.