Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

"Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi!" * Đằng sau những "sóng gió" mang tên Bánh Ít

Ừ thì mình mê tín, nhưng thử nghĩ xem càng gần đến 1000 năm Thăng Long, càng nhiều di tích bị xâm hại. Di tích là quốc hồn quốc túy, thế mà còn chẳng kiêng nể. Vận nước Việt còn tới đâu...
(LĐ) - Người thiếu hiểu biết, có "tín tâm" mù quáng phá di tích đã đành; gần đây, khi mà dư luận bắt đầu thật sự thể hiện rõ vai trò giám sát của mình, thì mới vỡ lẽ ra điều cốt lõi hơn: Sai phạm ở quá nhiều công trình trùng tu tôn tạo "chính quy".
Từ khoảng chục năm nay, phong trào trùng tu tôn tạo, "dỡ trắng" xây mới di tích ở nước ta đã diễn ra đặc biệt rầm rộ, tiêu tốn của "ngân khố" hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Bài 1: Trở lại các ngọn tháp Chăm ở miền Trung và Tây Nguyên:
"Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi!"
* Đằng sau những "sóng gió" mang tên Bánh Ít.
"Đây, những tháp gầy mòn vì mong đợi/ Những đền xưa đổ nát dưới thời gian", đi dọc các đền tháp của người Chăm ở miền Trung Việt Nam, dẫu không muốn mượn chữ của người khác cho cảm xúc của mình, nhưng tôi vẫn cứ bị thơ ông Chế Lan Viên ám ngự.

Chữ của thơ kia "đắt" quá. Tháp Chăm ưỡn ngực đỏ au, trùm xoà cây dại trên nền trời, thời gian dữ dội bảy - tám trăm đến cả nghìn năm qua đúng là đã gặm mòn các khối gạch nung nhẹ bẫng của tháp Chăm.

Nhìn tháp Bánh Ít, tháp Dương Long... tuyệt kỹ bị tống vật liệu mới vào, bị làm biến dạng quá phản cảm, bất giác, tôi lại ao ước: Giá mà người ta sớm hiểu ra cái chân lý sơ đẳng của trùng tu! Khi anh chưa hiểu tháp Chăm, thì đừng có hồ đồ "động thủ". Giá mà cứ chống đổ sập rồi để mặc tháp Chăm "lở lói rỉ rên than" với thân hình gầy mòn tuổi tác, thì quyến rũ xiết bao. Thì đỡ buốt lòng xiết bao.

Nhiều người bảo nó giống những chiếc bánh ít, thế là di sản văn hoá Chăm này chết danh với tên gọi của một loại bánh ngon nghẻ (nó cũng có tên gọi khác là Tháp Bạc). Bốn cây tháp cứ đứng đó, như những cánh hoa vẫy vẫy trên đỉnh đồi xa, kỳ ảo, cho đến khi kế hoạch trùng tu tôn tạo tháp được vạch ra.

Người ta vẫn"giết chết" nhiều giá trị của tháp Bánh Ít thông qua trùng tu, bằng một cách giống như thảm cảnh mà rất nhiều di tích ở Việt Nam đã và đang gánh chịu. Rằng là: Cả nước ta, cả rất nhiều chuyên gia lừng danh của thế giới, đến năm 2009 này, vẫn không ai dám chắc bí quyết xây tháp, nung gạch, chất kết dính trong quá trình tạo tác tháp Chăm là những gì.

Có lẽ, vĩnh viễn đó là một bí ẩn, một chiếc kho báu đã bị thất truyền mất câu thần chú mở cửa. Cây tháp biết thở, gạch và mạch gạch nhẹ bẫng, nhưng biết giữ nước và thoát nước như một cơ thể sống. Sống nghìn năm vẫn không rêu mốc.

Khu đền tháp Mỹ Sơn chỉ là một phế tích cỏn con của thung lũng thần linh cổ kính của Vương quốc Chăm xưa, song ngần ấy cũng đủ để loài người tiến bộ của thế kỷ 21 này nghiêng mình công nhận là di sản văn hoá thế giới. Lạ chưa, với các giá trị cổ kính bí ẩn như thế, mà người ta cứ thẳng tay "hành xử" quá hồ đồ, nhẫn tâm. Họ sửa tháp cổ như sửa ngôi nhà bêtông cốt thép của mình ư?

Con đường dẫn lên tháp được xây bằng đá hộc cong vút để ôtô tải cũng có thể leo lên ngọn đồi đang cõng các cây tháp cổ. Xin mở ngoặc: Cụm tháp Bánh Ít được dựng vào thế kỷ 12, nó mang phong cách Bình Định, việc đưa tháp lên đồi cao là một dụng ý đầy nghệ thuật, nhằm khẳng định quyền uy lẫy lừng của Vương quốc Chăm xưa, thậm chí cổ nhân đã gọt đẽo, lựa thế núi sông như những kiến trúc sư thực thụ, nay "anh" làm đường cho xe cộ ào lên, thì còn ra thể thống gì nữa!
Dụng ý nghệ thuật và dụng ý thể hiện sự uy nghi bề thế của quyền lực thần bí đã được người Chăm gửi gắm vào tháp Bánh Ít từ hơn 800 năm trước. Muốn chiêm ngưỡng giá trị đó, bạn phải đứng dưới chân đồi cao, đi bộ dần lên, ngắm các cây tháp vòi vọi, bí ẩn, vững chãi giữa thiên nhiên khoáng đạt.

Sóng gió ù ập đến với nhiều cá nhân dám xâm phạm di sản văn hoá. Nhưng thử hỏi: Ngành văn hoá (kể cả Cục Di sản văn hoá), UBND tỉnh Bình Định có trách nhiệm đến mức nào trong vụ này? Họ có duyệt rồi đồng ý cho thực thi dự án không? Từ năm 1982, tháp Bánh Ít đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, Luật Di sản có phải đã không được "thấm nhuần" đến di tích này?

Một lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Bình Định nói với chúng tôi: Bình Định xa trung tâm (thủ đô), nên họ làm sai như thế, bị "tội" rất nhẹ, chứ còn... Bình Định là quê hương của 14 ngọn (và cụm) tháp Chăm và quá nhiều di tích lịch sử văn hoá, nếu không xử làm gương như thế, nhiều người cho rằng, tai hoạ sẽ còn ập đến với các di sản...
----------
Báo động từ di tích! - Bài cuối: "Sai sót xảy ra là điều đáng tiếc"
TT - ... "Họ muốn làm cái mới cho có thêm số lượng (thêm phần việc, lấy công, lấy thêm kinh phí). Sai sót đã xảy ra, đó là điều đáng tiếc"... TS Đặng Văn Bài - cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) - trả lời phỏng vấn xung quanh những vấn đề Tuổi Trẻ đã đặt ra trong loạt bài “Báo động từ di tích!” (từ ngày 24-3-2009).
>> Bài 1: Dân thôn “tô tượng” phá đền chùa!
>> Bài 2: Cổ vật - cá rán hớ hênh trước miệng mèo gian
>> Bài 3: Trùng tu: trăm tuổi thành... một tuổi!
>> Bài 4: Tạm dừng trùng tu là bảo vệ di tích
>> Phóng sự ảnh: Báo động từ di tích!
Yếu tố tâm linh trong trùng tu di tích mất hết rồi…

Đặc biệt, có chuyện này tôi thấy các họa sĩ, nhà nghiên cứu kêu là rất đúng: những mảng chạm khắc bây giờ bàn tay của thợ thủ công kém (xấu) hơn ngày xưa rất nhiều, thành ra lúc tu bổ, phục hồi, người thợ chạm đục những chi tiết, hạng mục mới không mềm mại, sắc nét như bản gốc. Lý do các nghề thủ công truyền thống đã bị mai một, độ tinh xảo về kỹ thuật kém.
Lý do nữa, ngày xưa tôi làm cái này để dâng thánh, ví dụ như tôi làm đình này ở Đình Bảng, trước khi làm người ta đã cho thợ làm thử một căn nhà có kiến trúc như thế song nhỏ hơn ở nơi khác trước, nếu thấy ưng ý người ta mới bắt tay vào dựng đình. Rất công phu để dâng thờ thánh thần. Bây giờ yếu tố tâm linh đó cũng mất hết rồi. Thêm nữa, công xá đã ít, lại tiết kiệm tiền. Số tiền đó mà anh thuê thợ bậc 7 khác, thợ bậc 5 khác, để tiết kiệm ít khi người ta tổ chức thuê thợ bậc cao nên một số trường hợp phục hồi chưa được ưng ý.
LTS: Tuổi Trẻ trích đăng thư phản hồi của một độc giả sau bài viết “Trùng tu, hết chịu nổi!” (Tuổi Trẻ ngày 23-3-2009) của nhà văn Nguyên Ngọc, về chi tiết hai con sư tử... Tàu chầu trước cổng đền Đô và tượng chú Tễu ở tiền sảnh:
Xin cảm ơn nhà văn Nguyên Ngọc và nhà báo Đỗ Lãng Quân đã quan tâm đến đền Đô mà có bài và ảnh góp ý. Đền Đô bị chiến tranh phá hoại năm 1952, từ năm 1989 nhân dân Đình Bảng được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng những tấm lòng tâm thiện khắp nơi đã đầu tư công đức xây dựng lại. Riêng hai tượng kỳ lân nhân dân dâng cúng là một tấm lòng trân trọng. Xưa không có. Tiếp thu ý kiến của quý vị, ban quản lý di tích đền Đô đã di chuyển đôi tượng này tới một vị trí khác để giữ lại kỷ vật của nhân dân công đức.
Còn hai bức tượng mà tác giả băn khoăn là tượng người Việt sơ khai hay chú Tễu là hai tượng Đá Rãi trong lịch sử. Khi xây dựng lại đền Đô, các tượng này đã được tạc lại đúng theo mẫu ảnh xưa của Bảo tàng Lịch sử lưu trữ.
-- Xem thêm Đền thờ Lý Chiêu Hoàng bị đập bỏ để xây mới.

Tổng số lượt xem trang