Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp...)

Bài học khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Vietsciences- Nguyễn Đức Hiệp 18/04/2009

Tương lai dự án bauxite ở Việt Nam

Tổng thống Đông Timor dám làm và bắt buộc phải hủy bỏ hợp đồng, vì toà án xác định là đã vi phạm pháp luật, nhưng ở Việt Nam dự án đã được khởi công, với quyết tâm của chính phủ thực hiện với công ty Chalco của Trung Quốc, mặc dầu với công nghệ cũ, có khả năng gây ô nhiễm, gây tác động môi trường cao, và mặc dầu sự quan tâm, lên tiếng của nhiều người. Vậy thì phải làm gì ?
Về sự kiện khai thác bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, viết tâm thư, kiến nghị hay phản ảnh lên chính phủ, như nhiều người đề nghị, đều sẽ không đi đến đâu. Và chẳng lẽ sau này có những vấn đề khác lại tiếp tục kiến nghị bằng tâm thư . Một cách tiếp cận khác là buộc chính phủ phải thông suốt và thi hành nghiêm chỉnh luật môi trường mà quốc hội phê chuẩn.
Vì điều cốt yếu là : thực thi đúng luật môi trường. Luật môi trường (xem phụ lục) là cơ sở cho phép xem xét lại kế hoạch khai thác bauxite ở Dak Nông, Lâm Đồng, với sự tham gia của nhiều tổ chức và quần chúng một cách trong suốt và đúng luật, điều mà hiện nay đã không được thực hiện đúng đắn trong dự án Nhân Cơ, Gia Nghĩa ở Dak Nông.
Đây là một bài học và cũng là cơ hội để Việt Nam học tập kinh nghiệm, thiết lập một quá trình thông suốt cho các dự án về sau này.
Theo tôi được biết, thì báo cáo “Tác động môi trường” (EIA) có, nhưng sơ sài không đầy đủ, so với tầm cỡ rất lớn của dự án, không ai biết và được đọc ngoài một số ít thành viên trong chính phủ, đảng, và các nhà tư vấn. Cách đây không lâu tôi có đọc một báo cáo ngắn của một nhà tư vấn (bản tiếng Anh chuyển ngữ từ tiếng Việt) thì Nhân Cơ, Gia Nghĩa chỉ là một phần của một dự án lớn bao gồm khai thác bauxite, lấy aluminia (Al2O3) chuyển xuống Ninh Thuận hay Bà Ria, lập nhà máy luyện Aluminium (Al) ở một trong hai nơi này, xuất khẩu (chủ yếu sang Trung Quốc) ở cảng mới tại mũi Kê Gà …
Dư án lớn thế này mà ít ai biết, cho đến cách đây nửa năm khi công ty chủ là Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam mở Hội nghị tham khảo với các chuyên gia và sau đó sửa soạn khởi công. Ngay cả Quốc hội cũng không mang ra bàn.
Quá trình nghiên cứu, tham khảo, đánh giá tác động, thẩm định, thông báo, lấy ý kiến trước khi có quyết định, đã không được thực hiện nghiêm túc. Dự án khai thác ở Nhân Cơ với công ty Trung Quốc có lẽ đã được định sẵn và vì thế tất cả những đánh giá về tác động môi trường, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng văn hóa dân tộc Tây Nguyên, an ninh quốc gia… chỉ là những yếu tố ngoại vi đã bị để ngoài tai.
Vì Việt Nam không có tòa án môi trường (Environment Court) và không có tổ chức phi chính phủ bản địa nào đủ mạnh để, dựa theo luật pháp, mang vấn đề ra, xem xét lại quyết định dự án bauxite ở Tây Nguyên (các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, theo tôi nghĩ, họ do dự và không muốn xen vào).
Việc cần, theo tôi lúc này, ngoài việc lên tiếng phản ảnh, nghiên cứu, phân tách cho rõ, như nhiều người đã làm ở trong và ngoài nước, là vận động để Quốc hội mang ra bàn, với hy vọng chính phủ xem xét lại. Cũng mong rằng chính phủ lắng nghe và từ bài học này tạo ra một quá trình đổi mới thông suốt hơn, như công bố các bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (EIA) và nếu mạnh dạn, thì lập ra một “trọng tài” độc lập : một tòa án môi trường chuyên biệt để thực thi luật môi trường.
Nếu không thì sau này lại sẽ có những sự việc tương tự tái diễn, và chúng ta lại sẽ tiếp tục phản ảnh kêu gọi để chính phủ lắng nghe và sửa đổi.
Đối với chính phủ, thì việc lập ra một toà án môi trường sẽ chỉ có lợi, vì tránh được những khúc mắc đau đầu : những quyết định khó khăn nhất sẽ được “khoán” cho một tổ chức tư pháp phán xét và giải quyết công minh, và do đó giải toả được mọi sức ép từ bên ngoài. Một nước mà trong đó người dân không cảm thấy luật pháp được thực thi đứng đắn, thì nước đó sẽ có những mầm mống bất an và sẽ đánh mất sự tự trọng.

Nguyễn Đức Hiệp
Phụ Lục:
Điều 18 - Luật bảo vệ môi trường ở VN (1993)
(http://www.nea.gov.vn/luat/toanvan/Luat_ BVMT.html);
Điều 18 - Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, cải tạo vùng sản xuất, khu dân cư, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ dự án đầu tư của nước ngoài, hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế - xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định.
Kết quả thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.
Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và có quy định riêng đối với các cơ sở đặc biệt về an ninh, quốc phòng nói tại Điều 17…
Quốc hội xem xét, quyết định đối với dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Danh mục dự án loại này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Luật bảo vệ môi trường (1993) được điều chỉnh lại năm 2005 :
(http://www.chatthainguyhai.net/luatBVMT_ index.htm)

Điều 18 - Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia ;
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng ;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề ;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung ;
e) Dự án khai thác, sử dụng nước ngầm, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn ;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường.
2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 19 - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường :
1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được trình bày đồng thời với báo cáo nghiên cứu tính khả thi của dự án.
© http://vietsciences.free.frr và http://vietsciences.org Nguyễn Đức Hiệp
---------
THÔNG BÁO về kết quả việc đưa “Kiến nghị” lên các cơ quan công quyền nước CHXHCNVN
cùng việc đăng ký tiếp danh sách
--------
Nhiều trí thức ký vào thư phản đối dự án bauxite
from BBCVietnamese.com | Trang tin chính
Hơn 150 trí thức trong ngoài nước ký vào kiến nghị kêu gọi dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
----------
Dân Việt Nam kiến nghị Hà Nội ngưng đào mỏ
DCVOnline
----------
Những bất lợi lớn trong các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên
Nguyễn Trung
------------------
Lạm bàn về hội thảo bauxite ở Tây Nguyên
Tô Văn Trường Hội Nhà Văn Việt Nam
( 4/17/2009 9:50:01 AM )
-----------
Lao động phổ thông tại Việt Nam đa số là người nước ngoài
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA 2009-04-18
Quy định của luật pháp Việt Nam chỉ cho phép lao động nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao vào đây làm việc lâu dài, và phải dành những công việc phổ thông, đơn giản cho giới lao động trong nước.
Tuy nhiên, tin tức gần đây cho thấy là nhiều nhà thầu vẫn tiếp tục đưa công nhân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam bằng đủ mọi cách, dù các cơ quan hữu trách đã kiểm tra và xử lý những vụ sai phạm.
------------------
Kiến nghị về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên
------------
Chưa cho phép lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Việt Nam
------------------

Tổng số lượt xem trang