Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp...)

Vậy là với 1.100 chữ ký bổ sung đợt hai, các trí thức chủ xướng bản Đề nghị nầy đã lọc được 400 (do nhiều trường hợp không có đầy đủ thông tin theo hướng dẫn), để đưa vô danh sách tiếp tục gởi tới các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Mọi người coi trong mục KIẾN NGHỊ BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN trên đầu trang và truy cập blog riêng của GS Huệ Chi - BAUXITE VIETNAM trên mục Blog/Web cột phải trang nầy, cho đến sáng nay đã có tới gần 18 ngàn lượt người đọc sau có 5 ngày khai trương.
------------
Chiến dịch "Hãy gìn giữ Tây Nguyên"
2009-04-23

Nhân ngày Trái đất hàng năm 22/4, tức ngày cả thế giới có các hoạt động bảo vệ môi sinh-môi trường, giới trẻ ở hải ngoại phát động chiến dịch mang tên “Hãy gìn giữ Tây Nguyên”

Sông Đăk Krông-Serepôk là nguồn nước mặt quan trọng của Đắk Lắk. Tây Nguyên

Chiến dịch này nhằm kêu gọi sự quan tâm về những hiểm hoạ từ dự án khai thác bauxite mà nhà nước đã đồng ý cho giới đầu tư Trung Quốc tiến hành bất chấp sự phản kháng của dư luận cũng như đông đảo giới chuyên gia trong và ngoài nước.
----------------
Nguy cơ Trung Quốc đối với Việt Nam?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-04-23
Trung Quốc ngày càng cho thấy những dấu hiệu lấn lướt Việt Nam, từ vấn đề biên giới Việt-Trung, vấn đề Hòang Sa-Trường Sa, rồi kế họach Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên.
Thủ tướng VN Nguyễn Tân Dũng gặp gỡ Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo hôm 17-4-2009, nhân chuyến sang Trung Quốc tham dự Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao.
Những nguy cơ từ Phương Bắc đó có thể đe dọa Việt Nam ra sao? Thanh Quang nêu các câu hỏi đó với Giáo sư Tạ Văn Tài là người từng dạy tại Đại Học Harvard, Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa bá quyền
Trung Quốc xúi một phần trong lãnh đạo lật đổ bằng cách thí dụ như đưa ra Uỷ Ban Trung Ương hay đưa ra Quốc Hội bỏ cái chức của ông có vẻ chống Trung Quốc. Thành ra người này người kia ngó nhau, sợ nhau. Đó là cách Trung Quốc thao túng chính trường Việt Nam.
Thanh Quang : Nếu đi vào cụ thể thêm một chút thì trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng về thương mại lẫn chính trị trong khu vực thì Bác Kinh hiện cũng đang ráo riết đầu tư rất mạnh vào Việt Nam, nhất là nhắm vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam và đưa công nhân Trung Quốc tới cả khu vực chiến lược nhạy cảm của Việt Nam. Giáo Sư nhận xét ra sao về những hoạt động như vậy của Trung Quốc?
GS Tạ Văn Tài : Trung Quốc rất là tham lam về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên. Và như có lần tôi nói trên đài phát thanh là mình đi trong các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải thấy xe hơi chạy nườm nượp 4 làn trên xa lộ, có khi 8 làn đường luôn, như vậy là Trung Quốc tiêu thụ nhiên liệu còn hơn bên Mỹ trong những năm tới.
Vì vậy mà họ đi bất cứ nơi nào trên thế giới, từ Miến Điện đến Sudan mà không cần để ý đến những sự vi phạm về nhân quyền của các chính ở những nước đó, như tại Miến Điện hay Sudan ở vùng Dafur. Họ chỉ cần biết tới anh cầm quyền cho vô khai thác là họ khai thác để thu lợi tài nguyên thiên nhiên.
Đe dọa Việt Nam?
Thanh Quang : Thưa Giáo Sư, khi Trung Quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu lấn lướt Việt Nam như vậy, thì dư luận người Việt trong và ngòai nước bày tỏ quan ngại về chiến lược có thể hiểu là “Nam tiến” từ từ của Bắc Kinh, để sau cùng sẽ thôn tính Việt Nam. Giáo Sư có quan ngại về điều này không?
Nói lại là không bao giờ có chuyện Trung Quốc xâm lăng được một phần đất lớn nào của Việt Nam, cùng lắm là tằm ăn rỗi một vài cái đảo. Nếu hải quân Trung Quốc có sức mạnh hơn hải quân Việt Nam thì nay chiếm một đảo, mai chiếm một đảo như cách tắm ăn rỗi thôi.
Cao nguyên thì không phải là lối chiến tranh quy ước như ngày xưa nữa, tức là đem đại quân vô chiếm cao nguyên rồi từ trên cao đó đánh xuống vùng đồng bằng. Không có cái chuyện đó nữa đâu. Thành ra chả có gì phải sợ vấn đề quân sự.
Nhân dân Việt Nam có sợ gì Trung Quốc đâu, họ còn biểu tình đấy. Những người sợ là trong giới lãnh đạo. Ông nào mà thân Trung Quốc thì phải bàn tới bàn lui.
Nhưng mà bây giờ nếu đồng bào hải ngoại và đồng bào trong nước cứ đặt vấn đề, kể cả cái hội thảo của giới trí thứ, rồi đại tướng Võ Nguyên Giáp, cứ làm áp lực thì những người vị nễ Trung Quốc chắc họ cũng phải xét lại vấn đề mà thôi.
----------------
Thấp thoáng Diên Hồng
( Cảm tác về con số Một Nghìn)

Chiều 22 tháng tư, ban soạn thảo Kiến nghị vụ bauxite Tây nguyên báo tin vui : Sau 5 ngày số người đăng ký từ khắp nơi gửi về đã vượt qua con số một nghìn. Muốn hiểu được ý nghĩa con số một nghìn này phải biết nó đi lên từ một “thảm trạng” mà nhiều nhà văn nhà báo đã phải báo động là “một xã hội thờ ơ, vô cảm”. Không chỉ vô cảm mà người ta còn làm nhiều điều tai hại khiến cho đạo đức suy đồi, thác loạn, chửi hết mọi giá trị, nội bộ phá nhau, vận nước đã có chiều nguy nan không cứu chữa mà còn bị đẩy thêm theo chiều vô vọng.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh trong bức thư phẫn nộ về cuốn Ma chiến hữu đã chỉ thằng vào số trí thức thoái hóa mà “tuyệt vọng” rằng: “Thật lòng, tôi cảm thấy tuyệt vọng cho một lớp trí thức của Việt Nam mỗi ngày càng cơ hội - con buôn và đang phát rồ vì lợi nhuận, một lớp người tự vẽ mặt trí thức để vượt qua mọi ngưỡng tự trọng và lương tri” (Tuấn Khanh). Đâu chỉ một mình Tuấn Khanh biết tuyệt vọng? Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho tôi biết cách đây nhiều năm, chính “nghệ sĩ nhân dân” Trần Văn Thủy có lần đã phải thốt lên “Tôi tuyệt vọng về dân tộc tôi”.

Những lời “tuyệt vọng” ấy là sự phẫn nộ không cùng, của những trái tim có lửa, muốn xã hội và đất nước khá lên, nhưng vướng những thói hư tật xấu kinh niên của chính đồng bào mình, của giới mình, của nước mình, tỉnh mình, huyện mình, làng mình, hoặc nhà mình nữa.

Xã hội như con ngựa chiến, cũng như cơ thể con người, thường phải vỗ về, động viên, hy vọng, nhưng khi “liệu pháp ngọt” ấy đã lờn, đã lì, đã ngủ, có lúc phải dùng “liệu pháp ngược” là dùng roi mà quất.


Lời tuyệt vọng ấy là sự phê phán đến mức căm giận, chỉ có thể thốt lên từ nhũng trái tim bốc lửa yêu thương, ưu thời mẫn thế. Những người ấy nhiều lúc đã phải khuyên nhau : “Ông phải cố gắng giảm sự mẫn cảm để chung sống với…lũ, chứ cứ nhạy cảm như thế thì lên cơn tăng xông mà chết đấy”. Những nhà văn tả chân về thói thờ ơ vô cảm đều là những nhà văn hóa đáng trọng, không chịu nổi thói thờ ơ vô cảm tưởng như vô phương cứu chữa. Người đã lên tiếng “tuyệt vọng” không bao giờ là người tuyệt vọng. Nhà “tuyệt vọng” Tuấn Khanh đã xuống đường biểu tình với sinh viên để giữ gìn biên cương tổ quốc, nhà “tuyệt vọng” Trần Văn Thủy đã vác cả cái chức danh “nghệ sĩ nhân dân” tham gia ngay vào Kiến nghị về vụ bauxit Tây nguyên.

Kết quả thật không ngờ, sau những cú “quất” của các nhà văn hóa vào cái tình trạng chìm đắm ấy, đột nhiên khởi sắc ra đợt ký kiến nghị bauxit có một không hai này. Con số một ngàn (đang tiếp tục gia tăng) chưa có ý nghĩa gì về số lượng, nhưng là dấu hiệu chuyển biến về chất, từ vô cảm đến trách nhiệm, từ ly tán đến hợp quần, từ lo sợ kinh niên sang một xã hội tự tin,vô úy…Bởi vậy đừng thấy chữ “tuyệt vọng” mà buồn:

Thấy người “tuyệt vọng” thì thương
Không đâu, “tuyệt vọng” ấy đường cứu sinh !

Bởi “Biết tuyệt vọng còn cơ sống lại” !. Lý trí mách bảo khó khăn còn đầy trước mặt, khó tiên lượng, nhưng tấm lòng ta đã ấm dậy yêu thương. Cho phép tôi chúc mừng con số một nghìn đang có cơ phát triển:

TA ĐI VÀO HỘI

Nhìn đoàn dân Việt ký đông vui
Đã thấy Hồn thiêng gọi giống nòi
Thấp thoáng Diên Hồng loe đỉnh núi
Thước sông tấc núi giục lòng tôi!
(Tây nguyên quyết giữ một màu tươi )!.

© HÀ SĨ PHU
Lâm Đồng 22-4-2009
bài do tác giả gởi Đàn Chim Việt online.
---------------
Tại sao vậy??? Không nghe thấy toàn thể dân Việt đang phản đối hay sao???
2.000 lao động Trung Quốc sẽ vào làm việc tại Đắk Nông
09:58' 24/04/2009 (GMT+7)

Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ - Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) đang hoàn thiện bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác bô-xít, luyện alumin tại Nhân Cơ (Đắk RLấp) để trình UBND tỉnh Đắk Nông xem xét phê duyệt trong tháng 4 này.

TIN LIÊN QUAN
Đồng thời, Công ty cũng đang chuẩn bị các điều kiện để sớm khởi công xây dựng nhà máy alumin công suất 650.000 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 12.500 tỷ đồng.

Ông Bùi Quang Tiến, Tổng giám đốc Công ty cho biết, phía nhà thầu chính là Tập đoàn Chalco (Trung Quốc) đang xúc tiến tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam để đưa lao động người nước này vào làm việc tại Nhân Cơ.

Dự kiến, lúc cao điểm xây dựng nhà máy, sẽ có khoảng 2.000 lao động người Trung Quốc làm việc tại đây.

Trong bản ghi nhớ làm việc giữa 2 bên, lãnh đạo Công ty Cổ phần alumin Nhân Cơ - TKV xác định, chỉ nhận lao động người nước ngoài có tay nghề và chuyên môn cao vào làm việc; số lao động phổ thông sẽ sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Lao động người nước ngoài sẽ được công ty bố trí ăn ở sinh hoạt tại một khu vực riêng rộng khoảng 2ha gần nơi thi công nhà máy.

Hiện Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ đang phối hợp với Công an tỉnh Đắk Nông soạn thảo một văn bản gửi tới nhà thầu Trung Quốc, nêu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc đưa người nước ngoài vào làm việc, cũng như những điều kiện để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Trước đó, tại dự án khai thác bô xít Tân Rai (Lâm Đồng) đang triển khai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã có khoảng 500 nhân công Trung Quốc có mặt tại dự án này, trong đó có nhiều lao động giản đơn, sang Việt Nam làm việc bằng đường visa du lịch.

Báo cáo môi trường dự án Nhân Cơ chưa thuyết phục

Tại hội thảo khoa học về các dự án khai thác bô xít Tây Nguyên ngày 9/4, tiếp thu những ý kiến phản biện của giới khoa học, Chính phủ đã hứa xem lại hiệu quả kinh tế các dự án này và điều chỉnh quy hoạch ngành bô xít. Riêng dự án Nhân Cơ, Chính phủ phải đợi có báo cáo tác động môi trường bổ sung mới có thể xem xét triển khai tiếp.

Trước đó, ngày 16/4, tại thị xã Gia Nghĩa, UBND Đắk Nông tổ chức họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ, công suất 650.000 tấn/năm, có xem xét khả năng mở rộng đến 1 triệu 200 ngàn tấn/năm.

Trước những lo ngại của các nhà khoa học về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, báo cáo này chưa đủ tính vững chắc để thuyết phục Hội đồng khoa học tỉnh Đắk Nông.

Cũng tại hội thảo ngày 9/4, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, những dự án có sản lượng 1-2 triệu tấn alumina/năm, sẽ phải trình xin ý kiến Quốc hội.

(Theo VOV)

Tổng số lượt xem trang