KHÔNG THUỘC BÀI
Blog butlong
Vụ bauxite Tây Nguyên tưởng đã chìm xuống trong một sự đồng thuận đợi chờ sau khi BCT có văn bản kết luận, nào ngờ làn sóng sục sôi lại dấy lên bởi chính một số người ủng hộ dự án !
Thật thế, nghe kể trong cuộc tiếp xúc báo chí mới đét, một số người của Bộ Công thương “mượn gió bẻ măng” nói rằng tiếng nói của họ từ nay chỉ là 1 chiều, không ai được phản biện bởi cơ quan cao cấp nhất đã ra kết luận. Thậm chí họ còn phát tán một tài liệu 16 trang, trong đó có những lời lẽ mang hàm ý xúc phạm đến một số nhà lãnh đạo lão thành, nhà khoa học khả kính từng góp ý cho đề án.
Một lãnh đạo báo HNM tâm sự, những lời lẽ quy chụp của vài cán bộ cấp vụ đã gây tâm tư rất nhiều cho báo giới khi họ quy kết cả 3 nội dung trong kiến nghị ngày 17-4 của các nhà tri thức là “không có cơ sở và không đúng với tình hình thực tế. Hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động” (?!).
Nhiều nhà báo lão thành tâm sự, sự lo ngại của dư luận khi triển khai bauxite ở Tây Nguyên không phải chỉ là các vấn đề kinh tế, môi trường, công nghệ, văn hoá… mà thực chất là ám ảnh ngàn năm của một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một nước lớn ôm vọng bá quyền từ lâu muốn khống chế biển Đông và “mái nhà” Tây Nguyên.
Chính thế, những góp ý đầy tâm huyết ấy đã được BCT trân trọng ghi trong Thông báo số 245-TB/TW rằng: “Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học…” để rồi chỉ thị hàng loạt công việc phải làm. Rõ ràng các kiến nghị ấy đã được cấp cao lắng nghe, thu nhận để tạo sự đồng thuận xã hội cao nhất, chứ đâu phải bịa đặt ?! Chụp mũ một cách vô căn cứ và xúc phạm người khác như vậy thì ai mới là người gây kích động ?
Mặt khác, khi nhiều nhà khoa học thắc mắc công trình quan trọng như vậy tại sao không xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc hội thì đại diện Bộ Công thương “phang” ngay “đấy là nội dung hoàn toàn sai trái”. Họ lý lẽ các dự án này không có tiêu chí nào thuộc 5 tiêu chí theo Nghị quyết số 66/QH 11 ngày 29-6-2006 của Quốc hội cả. Đáng tiếc, tiêu chí thứ 4 ghi rõ “Dự án, công trình đầu tư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh…” là phải xin ý kiến Quốc hội. Tại Thông báo số 245-TB/TW, BCT chỉ rõ: “Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá”. Vậy đại diện Bộ Công thương đúng hay BCT đúng ?
Hơn thế, BCT còn chỉ đạo rõ “Ban Cán sự Đảng Chính phủ chuẩn bị báo cáo vấn đề này với Ban Chấp hành Trung ương trong kỳ họp giữa năm 2009 và chỉ đạo việc chuẩn bị báo cáo Quốc hội trong phần báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2009”.
Kết luận của BCT ban hành ở thời khắc hệ trọng đối với dư luận xã hội và không ít người tâm huyết với đất nước hết sức tâm đắc với những nhận định, đánh giá của cơ quan này. Chính vì thế, ít có kết luận nào của BCT được chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến để “tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội” như kết luận về bauxite, song cái cách “té nước theo mưa” của đại diện Bộ Công thương lại chứng tỏ sự thấp tầm theo kiểu “không thuộc bài” và chính điều đó đe doạ sự đồng thuận xã hội.
+ Bauxite Tây Nguyên cái nhìn cận cảnh; + Tây Nguyên một vùng chiến lược …
Khai thác bauxite phải bảo đảm lợi ích bền vững cho Tây Nguyên
Ngày 24.4, Bộ Chính trị đã ra thông báo về việc thực hiện dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin ở Tây Nguyên. Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu khai thác bauxite, sản xuất alumin phải lựa chọn công nghệ hiện đại trên thế giới để đảm bảo lợi ích lâu dài và tính bền vững cho Tây Nguyên.
-->
Chữ ký của một kỳ nhông!
Trang Web Bôxit-Việt nam vừa giới thiệu bài “Gánh nặng của thế hệ hôm nay” và bài “Sáng tỏ sự cân bằng đúng” của cùng một tác giả Hà Văn Thịnh.
Cho phép tôi nghi ngờ: Có thể có lầm lẫn gì chăng, hai bài này dứt khoát không phải của một người.
Chỉ cần đối chiếu bài thứ nhất (của tác giả Hà Văn Thịnh 1) với bài thứ hai (của tác giả Hà Văn Thịnh 2) là thấy sự khác nhau đối chọi nhau từng điểm. Những câu trong ngoặc kép là câu được trích nguyên văn.
1/ HÀ VĂN THỊNH 1 là người đứng ra phê phán chương trình khai thác bô xít Tây nguyên rằng “chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế”.
- Ông khẳng định không thể giải quyết nạn ô nhiễm môi trường vì “ phải tìm một thung lũng "chết" để chứa chất thải …Giải pháp đó hiện nay ở nước ta là rất khó”.
- Ông phê phán việc hợp tác với Trung quốc là nước mà kỹ nghệ này còn lạc hậu là rất thiếu cân nhắc vì “Ngay cả khi có những đối tác nước ngoài có đủ tiềm lực kỹ thuật, tài chính vào khai thác thì họ có đủ tâm huyết và khả năng để bảo vệ môi trường sống cho con cháu chúng ta hay không lại là vấn đề lớn, cần phải cân nhắc kỹ càng”.
- Ông đứng về phía phản biện của các nhà khoa học để phê phán giới lãnh đạo đất nước đã bất chấp những lời khuyên can hữu lý : “Rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học đã cảnh báo, có nghĩa là chúng ta đã biết; vậy thì, tại sao nơi này, nơi kia vẫn tiếp tục làm điều sẽ gây nguy hại đến cuộc sống của thế hệ sau”.
- Ông lưu ý nhà cầm quyền là phải lưu ý đế các “hệ lụy” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói rõ cái hệ lụy nguy hiểm nhất là An ninh quốc gia)
- Ông khuyên các nhà lãnh đạo phải biết để dành tài nguyên cho thế hệ sau, coi đó là “bổn phận của những người đi trước”.
Tóm lại , với lập trường như thế, ông HÀ VĂN THỊNH 1 ký vào bản Kiến nghị yêu cầu dừng vụ Bô xít Tây nguyên là tất nhiên.
2/ Nay xét đến ông HÀ VĂN THỊNH 2 :
- Ông này đứng hẳn về phía Bộ Chính trị để giải thích cho mọi người biết rằng đây là “một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước” , “thể hiện sự tỉnh táo” , “đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng”.
- Ông này tán thành phải khai thác ngay vì “ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc”
- Ông này cảnh cáo phía Kiến nghị dừng Bôxit đừng liên hệ vụ Bô xít với vấn đề an ninh quốc phòng như sau : “Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta” , “đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về chính trị, an ninh”.
- Ông này còn muốn trừng trị những “kẻ xấu” mà ông vừa kể trên rằng: “ Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá “.
Vậy ông Hà Văn Thịnh 2 này đứng ở phía bênh vực chủ trương khai thác Bô xít Tây nguyên, mắng vào mặt ông Hà Văn Thịnh 1, và giải thích cho những người Kiến nghị biết sự sáng suốt tuyệt vời của chủ trương này, và đe chừng rằng nếu tiếp tục “phá hoại” sẽ bị trừng trị.
Vậy thưa quý bạn, hai ông Hà Văn Thịnh 1 và 2 đang đứng ở hai vùng đối diện nhau, và đang chửi thẳng vào mặt nhau thế này lại là một được ư? Mà nếu chẳng may, sau quá trình “điều tra làm rõ” lại thấy hai ông này là một thật thì ông ấy đúng là một con Kỳ nhông.
Kỳ nhông chẳng những có tài đổi màu rất nhanh mà còn có cái lưỡi tuyệt hảo: bình thường lưỡi quay vào trong, nhưng bất thình lình lưỡi có thể bật ra ngoài rất xa để tóm gọn con mồi và nuốt ngay tắp lự.
V.QUỐC UY
27/4/2009
---
Thịnh hay Suy
Đi liền với những gì đầy kịch tính trên “sân khấu” quanh vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, là những màn “kịch” nhỏ sau “hậu trường” không kém phần sôi động. Những màn kịch từ trong lòng mỗi người, trong mỗi gia đình, giữa những người bạn, trong một cơ quan, một tòa báo, cho tới giữa một lớp người, và chắc chắn ở cả những nơi “thâm cung bí sử” nhất, … liên quan đến bất cứ ai quan tâm tới vận mệnh đất nước. Kịch tính bởi những mâu thuẫn, đấu tranh, dày vò, vui, buồn, đau khổ, … đủ cả.
Một trong những diễn biến mà không biết có thể gọi nó là màn kịch hay là chuyện hậu trường, khi quanh đó quá nhuốm màu ai oán, quá đặc trưng cho khung cảnh xã hội của một thời, cho đời sống của một lớp người …
Màn 1: Cùng với nhiều bài báo suốt mấy tháng qua của rất nhiều trí thức, phân tích về mối nguy của dự án bauxite Tây Nguyên, ngày 19-1-2009, ông Hà Văn Thịnh, một cây viết có tiếng trên báo Lao Động, có bài “Gánh nặng của thế hệ hôm nay“, bàn về vấn đề khai thác tài nguyên của đất nước. Ông cảnh báo nếu không suy tính kỹ, nhất là về môi trường, thì sẽ mang lại hiểm hoạ khôn lường cho thế hệ con cháu mai sau. Nói chung chung về khoáng sản, nhưng theo bức thư trần tình sau này gửi cho giới trí thức, ông cho biết ông viết về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nhưng vì vấn đề quá nhạy cảm, nên ông (và cả bản báo) không thể nói rõ.
Màn 2: Ngày 19-4-2009, 135 trí thức trong, ngoài nước cùng ký tên vào bản Kiến nghị về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, gửi tới các vị lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đề nghị đưa vấn đề này ra xin ý kiến Quốc hội quyết định đồng thời dừng dự án. Ông Hà Văn Thịnh có trong danh sách 135 trí thức đó.
Màn 3: Ngày 27-4-2009, ông Hà Văn Thịnh có bài trên Lao Động, nhan đề “Sáng tỏ sự cân bằng”, ca ngợi bản Thông báo của Bộ Chính trị ngày 24-4 về vấn đề bauxite là “sáng rõ những vấn đề mà lâu nay một số dư luận chưa hiểu - kể cả việc cố tình hiểu sai, nhằm mục đích xuyên tạc một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước.” (Ngày hôm sau, cũng trên Lao Động, ông còn có bài “Dạy và học lịch sử Hoàng Sa”).
Màn 4: Dường như ông Thịnh đã gặp phải phản ứng dữ dội từ những trí thức tham gia cùng ông ký tên trong bản kiến nghị. Có lẽ họ coi ông như một dạng “chiêu hồi”, chẳng khác nào tự bắn vào chân mình và vào lưng đồng đội?
Trong một bức thư của một nhà văn nổi tiếng gửi cho ông ngay sau khi đọc bài báo đã có đoạn “Kể cũng mười mấy năm rồi không gặp anh, giờ gặp nhau trong kiến nghị, tôi thấy vui, nhưng đọc bài viết tôi lại buồn … có lẽ chúng ta nên chĩa ngòi bút vào sự thật anh ạ…”
Trả lời bức thư này, ông Thịnh đã phân bua rằng ông viết bài báo đó là “theo chỉ thị”, tiếp sau, ông lại viện lý do bài đã bị ban biên tập báo cắt xén nên không đúng tinh thần. Nhưng đặc biệt, trong thư, ông tỏ ra đã biết được những điều gì đó vô cùng hệ trọng liên quan tới quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong vụ bauxite này mà chắc chắn không phải chỉ những tiện dân, mà cả giới am hiểu chính trị cũng chưa chắc biết.
Cao trào đã đến, có lẽ do chịu quá nhiều áp lực từ nhiều phía, khi ông Thịnh có bức thư ngỏ gửi tới những người cùng ông ký tên trong bản Kiến nghị. Một bức thư nhuốm màu bi ai, lột tả thêm rất nhiều mặt trái, chuyện hậu trường chính trị vô cùng phức tạp quanh vụ bauxite này, mà ông chỉ là một trí thức không quyền thế, không chỗ dựa, phải lo kiếm sống và tồn tại yên ổn, đã phải chịu đựng sau khi ký tên vào bản Kiến nghị. Vấn đề nổi lên nữa là, chỉ trong một bức thư ngắn, ông đã tung ra nhiều luận điểm, hé lộ những thông tin hệ trọng nhưng ít ai biết (do bị bưng bít?), cả những biến cố lịch sử dân tộc, … để biện minh cho việc mình làm và sự “sáng suốt” của “trên”.
Màn 5: Bắt đầu có những phản ứng, báo hiệu sẽ là dữ dội khi trên trang web bauxitevietnam.info đã có phản hồi của người đọc trước những bài báo và bức thư của ông Thịnh, cả những nhận xét ngắn của ban biên tập trang web đi liền tiểu mục của bức thư và bài báo của ông.
Bình:
+ Nhìn tổng thể, so sánh giữa hai hành động trước, sau trái ngược của ông Thịnh mà chính ông cũng thừa nhận rất rõ, sẽ dễ dàng thấy hệ quả ngược của việc ông viết nên bài báo ngày 27-4 là lớn hơn rất nhiều so với việc ông có bài báo từ ngày 19-1, việc ký tên vào bản Kiến nghị và cả bức thư trần tình cuối cùng. Với riêng ông, chắc chắn từ nay sẽ phải chịu rẩt nhiều dày vò. Hành động sao cho tỉnh táo, cho đúng với nhân cách một kẻ sĩ, lại là người có ảnh hưởng nhất định trong xã hội, là vô cùng khó khăn và quan trọng, hơn trước đây rất nhiều. Bởi ông là ông, chứ không phải những nhân vật ẩn danh như Xuân Quang với bài báo “Chung quanh vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên“.
+ Bức thư của ông Thịnh tối 28-4 có giá trị cho lịch sử và cho những người trong cuộc cần bình tĩnh, tỉnh táo, biết nhận diện đối tượng chính của mình trong cuộc tranh đấu là gì, ở đâu.
+ Phản ứng trước hiện tượng của ông Thịnh có chiều hướng không có lợi cho những người trong cuộc (ví dụ như những nhận xét ngắn không cần thiết, lại mang tính tiểu tiết, của người biên tập bên các tựa đề bài báo, bức thư của ông được đăng trên trang bauxitevietnam.info). Những người chủ trương bản Kiến nghị cần biết điểm dừng hợp lý quanh vụ việc này, để tập trung hơn vào vấn đề chính yếu, tránh một kiểu “nồi da xáo thịt”.
Ba Sàm
--------------
Thư Ô Hà Văn Thịnh gửi những người đã ký kiến nghị.http://www.bauxitevietnam.info/
Kính thưa Quý vị đã ký tên trên Bản Kiến nghị Bauxite !
Tôi xin được bày tỏ một vài lời và, rất mong mỏi rằng đây là lời giãi bày sau chót về chuyện bài báo trên báo Lao Động ngày 27.4.2009.
Tôi không hề nói trí thức sai. Chẳng lẽ tôi ký rồi tôi lại đòi trừng trị tôi à ? Câu đó là chốt của vấn đề. Xin nói thẳng, rất nhiều người không hiểu rằng chỉ cần một sơ sẩy, Việt Nam sẽ huynh đệ tương tàn còn hơn cả Iraq nữa. Các quý vị có muốn như thế không ? 2 triệu hận thù, 53 dân tộc không "thích" người Kinh, cả một núi tham nhũng và sai phạm... Tôi xin kể tiếp một câu chuyện sử dài dòng. Người Mỹ khi đánh Việt Nam có 1.710 vũ khi hạt nhân. Liên xô 1040. Đến 1972, Mỹ vẫn 1710 nhưng LX là 2.400.Tình thế đó buộc Mỹ phải thua VN. Họ đã đuổi Tưởng ra khỏi LHQ, cung cấp kỹ thuật cao cho TQ, bỏ trống Biển Đông cho TQ. Đổi lại, TQ bảo đảm rằng VN không thống nhất. Chúng ta đã 'tự chủ", vẫn thống nhất. Mỹ trách, TQ chứng minh rằng họ không lừa Mỹ. Bằng chứng là sinh mạng gần 10 vạn người Việt chết năm 1979-1989. Liệu bây giờ chúng ta có thể huỷ hợp đồng với TQ được không? Hơn nữa, đã có bao giờ con bắt cha quỳ xuống xin lỗi mình không ? Đảng ta còn hơn thế, nhiều quyền hơn ông cha gấp cả ngàn lần. Tại sao các anh chị không nghĩ rằng Thái Hà thắp nến cầu nguyện vì bauxite.v .v và vân vân. Tôi ký vì tôi tin rằng mình đúng. Bằng chứng là bài báo ngày 19.1.2009. Không hề là suy nghĩ nhất thời. Bài đó, tôi phải sửa đi sửa lại vì người ta không cho phép xuất hiện hai từ “bauxite” và “Tây Nguyên”. Nhưng tôi chấp nhận. Còn, nếu các quý vị có ai đó đã từng viết báo, sẽ biết là rất nhiều câu chữ người ta đọc qua điện thoại cho tôi và, chúng phải có. Vấn đề là “lách” như thế nào để rồi, người đọc hiểu đến đâu là câu chuyện quá dài... Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần “bồi bút” ? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói ? Tôi là người đã viết trên số Tết cách đây 5 năm của Tạp chí Khoa học của Đại học Huế rằng "Thế nhưng, Marx đã sai". Các quý vị cứ tra cứu, dễ lắm. Ai là người đã viết ca ngợi Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần dân tộc, trên Hồ sơ Sự kiện, chuyên đề riêng của Tạp chí Cộng sản ? Quý vị cứ tra cứu, số 6.2007. Ai là người nói rằng Bác Hồ viết "Giữ gìn đoàn kết có hai vế... Lâu nay chỉ hiểu có một vế vế rằng đoàn kết là quan trọng. Vế thứ hai phải hiểu là "mất đoàn kết đã, đang là nghiêm trọng". Xin mời quý vị đọc trên Tạp chí Cộng sản số 6 (hoạc số 5 – vì bây giờ tôi nhớ không chính xác nữa) năm 2006...
Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, "cách đi" của nghề báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu cầu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách trước đó vài giờ
Xin các quý vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế. Vậy là đủ lắm rồi với những lời trách móc. Ông thinh.m.le@gmail.com hỏi tôi rằng nói dối như thế làm sao dạy cho SV ? Xin ông đi hỏi SV của tôi, hỏi cả công an xem họ đã theo dõi, ghi sổ đen tôi bao nhiêu lần ? Còn nói dối ? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để, nhận lương ! Những công chức, trí thức còn lại, học chính trị không nghe nhưng vẫn ngồi. Còn tôi, chưa học chính trị bao giờ !
Tôi đang rất bận và mệt mỏi. Buồn. Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch. Nhưng, tôi đã bị nhiều lần như thế, quen rồi. Không sao đâu.
Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi; tôi còn muốn nói thêm rằng từ khi Huyền Trân bước xuống thuyền năm 1306, cho đến lúc K'shadek được thuộc về, để trở thành thịt của thịt Việt Nam, phải mất 450 năm với quãng đường hơn 1.000 km. Tốc độ di chuyển, thay đổi của dân tộc Việt Nam là hơn 2km/365 ngày ! Không dễ gì buộc một đàn trâu đi thật nhanh. Đó là lịch sử. Hơn nữa, tại sao quý vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ... ?
Xin cảm ơn quý vị và xin kính chúc quý vị sức khoẻ.
Huế, 19h09’, 28.4.2009
Kính. Hà Văn Thịnh.
-------------
Blog Linh - Wednesday, April 29, 2009
Hươu hay ngựa
Trong Sử ký có chép chuyện Triệu Cao muốn lật đổ Tần Nhị Thế, mới làm phép thử trước triều đình. Cao mang con hươu dâng Nhị Thế, nói đó là con ngựa. Nhị Thế ngạc nhiên bảo đây là hươu chứ đâu phải ngựa. Cao bèn đem hỏi triều thần, kẻ nói hươu, người nói ngựa. Sau đó Cao âm thầm tìm cớ giết hết những người nào nói hươu là hươu. Sử ký không viết rõ có ông quan nào ban đầu bảo là hươu, sau đó kịp phân trần là ngựa không; cũng không nói rõ những ông quan kịp thời "hối cải" đấy (nếu có) liệu có được Triệu Cao tha chết không ?
Đó là chuyện xưa. Còn đây là bài trần tình (ngày 28/4) của cây bút bình luận (columnist) Hà Văn Thịnh của báo Lao Động gửi những người từng cùng ký tên với ông để phản đối việc khai thác bauxite. Nội dung thư này nhằm giải bày sự việc ông viết hai bài trên báo Lao Động về bauxite có tinh thần trái ngược hẳn nhau vào ngày 19/1 và ngày 27/4. Ông Thịnh này hình như là Giảng viên khoa Sử Đại học Huế. Đọc cứ như hề.
"Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, "cách đi" của nghề báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu cầu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách [ký tên phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên] trước đó vài giờ"
Vài dòng đấm ngực khác của ông. Muốn kéo cả nhân loại xuống bùn để không phải chịu trách nhiệm cá nhân, ông cho rằng toàn giới nhà giáo (dạy KHXH nhân văn) đều nói dối như ông, toàn giới ăn lương đều từng làm bồi bút như ông.
Trên tư cách nhà giáo: "Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để, nhận lương !"
Trên tư cách người viết báo: "Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần “bồi bút” ?"
Và ông thắc mắc với những người phản đối sự tráo trở, bất nhất của ông trong hai bài viết trước và sau khi có kết luận của Bộ Chính trị "Hơn nữa, tại sao quý vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ...? "
Hiện tượng Hà Văn Thịnh thực ra trước đây không hiếm, kể cả ở các nhà văn, các nhà trí thức lớn trong thời Đảng kìm chặt văn nghệ và trí thức bằng cái gậy và củ cà rốt (hay có thể dùng hình ảnh khác, cái cần câu cá trộm của Phùng Quán và cái bánh vẽ của Chế Lan Viên). Nhưng đến thế kỷ 21 mà vẫn có người viết không biết thẹn như thế trên báo chí, lại dám công khai tên tuổi, nghề nghiệp mình, kể cũng là chuyện hiếm (trừ khi ông Thịnh cũng có động cơ gây xì căng đan để nổi tiếng kiểu Phí Thanh Vân "từng đau đớn vì Xuân Lan".)
Trong bài ngày 19/1 ông Thịnh viết:
"Có tài nguyên thiên nhiên là tốt, cần lắm. Nhưng, có những đất nước không có tài nguyên vẫn giàu có như thường - bài học từ Nhật Bản là một dẫn chứng điển hình. Nếu chúng ta cứ vắt thật nhanh, bòn thật nhiều "của để dành" cho con cháu, thì mai này lịch sử sẽ ra sao? "
Trong bài ngày 27/4, ông viết:
"Việt Nam là nước có trữ lượng quặng bauxite đứng thứ ba thế giới, ước tính khoảng 3 tỉ tấn. Khai thác một phần tài nguyên đó để đáp ứng nhu cầu phát triển và xuất khẩu là điều cần thiết. Nhất là khi nền kinh tế nước ta còn lạc hậu, thiếu vốn, thì sử dụng đúng nguồn tài nguyên là lợi ích thiết thực của cả dân tộc."
Trong bài ngày 19/1, ông nhắc về trách nhiệm của người đi trước, về những cảnh báo của các nhà trí thức:
"Trách nhiệm của người đi trước luôn phải là đủ khả năng, tầm nhìn, hiểu biết để lượng định mọi hậu quả có thể xảy ra. Rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học đã cảnh báo, có nghĩa là chúng ta đã biết; vậy thì, tại sao nơi này, nơi kia vẫn tiếp tục làm điều sẽ gây nguy hại đến cuộc sống của thế hệ sau ?"
Trong bài 27/4, ông lớn tiếng vạch ra nguy cơ "diễn biến hòa bình":
"Một số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng "diễn biến hoà bình" để phá vỡ sự ổn định của chúng ta."
Thậm chí, ông còn đứng ra thay mặt cho ai đó để dọa dẫm những người "xuyên tạc, chống phá" trong giới trí thức: "Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá."
(Và trong bài trần tình thì ông lại kể "Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch. Nhưng, tôi đã bị nhiều lần như thế, quen rồi. Không sao đâu." Lạ nhỉ, ông làm gì mà để Đảng không "bỏ qua" cho ông để rồi lại phải phân trần với những người vừa bị ông dọa dẫm trên báo ?)
Trong bài 19/1 ông cho rằng "Dù muốn hay không, chúng ta cũng buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế."
Trong bài 27/4, ông khẳng định "chủ trương khai thác bauxite có từ Đại hội IX, có nghĩa là đã rất lâu và đã được cân nhắc, suy xét kỹ càng."
Vậy rút cục là chủ trương này "vội vã, chưa đủ tinh thần trách nhiệm" hay "được cân nhắc, suy xét kỹ càng" ?
Trong bài 19/1, ông Thịnh khẳng định vấn đề bauxite không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề môi trường: "Không thể không khai thác nguồn tài nguyên quý giá, nhưng cũng không thể bất chấp hiểm hoạ môi trường và rất nhiều hệ lụy... Không thể vì lợi ích thu được tiền từ khai thác khoáng sản mà lại làm thiệt hại nghiêm trọng đến môi sinh của hàng triệu người."
Nhưng trong bài 27/4, ông lại coi đó chỉ là vấn đề kinh tế và hoàn toàn không nhắc tới nguy cơ môi trường nữa: "Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành "nguy cơ" về chính trị, an ninh."
Trong khi đó, chính kết luận của Bộ Chính trị cũng còn khẳng định tới các khía cạnh an ninh, quốc phòng của khu vực Tây Nguyên: "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa."
Trong bài 27/4, ông hết lời ca ngợi Bộ Chính trị nào là có chủ trương từ lâu, cân nhắc suy xét kỹ càng, nào là biết tiếp thu ý kiến người dân, nào là có tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Thế nhưng trong bài trần tình với những người cùng ký tên vào đơn phản đối việc khai thác bauxite, ông lại viết như thể xoa đầu Bộ Chính trị "Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi"
Vậy là "chủ trương đúng đắn" của BCT là đúng hay là sai đây ? Hay ông Thịnh là người có biệt tài ngửi gió ? Còn "thơm" hay "thối" thì là tùy hướng gió ?
Xem ra ông Thịnh có thể có chữ "sĩ" nhưng ắt là không có chữ "sỉ". Hà Văn Thịnh hay Hà Phù Thịnh ?
"Chiến tranh là Hòa Bình
Tự do là Nô lệ
Ngu dốt là Sức mạnh"
(Orwell)
Còn có mấy ai được như Phùng Quán:
"Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"
Thế kỷ 16, chàng Hamlet của Shakespeare than thở "To be or not to be, that is the question."
Thế kỷ 21, chàng Hamlet Hà Văn Thịnh ở xứ Việt cũng gặp phải vấn đề không kém phần hệ trọng: "Là hươu hay không phải là hươu, đó chính là vấn đề.".
------------
Không có đơn khiếu nại của Giáo xứ Thái Hà
- Ngày 28/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết thông tin liên quan đến việc giáo dân Giáo xứ Thái Hà lại tranh chấp một mảnh đất mà họ cho là thuộc địa bàn Giáo xứ và ra thông cáo kêu gọi tụ tập cầu nguyện vào thứ bảy, ngày 25/4 vừa qua để yêu cầu chính quyền trả lại đất.
Chính quyền Hà Nội ra lệnh ngưng ngay việc xây cất trên phần đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà.
Ông Lê Dũng không thuộc bài hay âm mưu chia rẽ?
Vì thế, tiếng nói của linh mục chính xứ là đại diện tất cả giáo dân. Ở Thái Hà cũng vậy, linh mục chính xứ đại diện cho tất cả giáo dân, linh mục và tu sĩ dưới quyền, tiếng nói của linh mục chính xứ là tiếng nói của giáo dân, linh mục và tu sĩ ở Giáo xứ Thái Hà.
Vậy nhưng Lê Dũng lại leo lẻo: “Chỉ nhận được đơn của linh mục Chính xứ Vũ Khởi Phụng, chứ không nhận được đơn của giáo dân”? Nghĩa là theo Lê Dũng, linh mục Chính xứ Vũ Khởi Phụng chẳng liên quan gì đến giáo dân Thái Hà?
Hay Lê Dũng muốn tách linh mục Chính xứ ra khỏi giáo dân? Xin chớ có làm việc tát biển đông như thế. Đừng chơi trò chia rẽ đó giữa giáo dân và linh mục của họ, đó là một sự rồ dại và không bao giờ đủ sức....
Lê Dũng còn nói tiếp về Thông cáo của Thái Hà: “Thông cáo này có nội dung sai trái, đề cập đến những nội dung không liên quan đến tôn giáo, vu cáo chế độ, xuyên tạc sự thật, gây tổn hại đến khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động giáo dân đến nhà thờ Thái Hà vào 18 giờ 30 phút thứ Bẩy ngày 25/4/2009 để cầu nguyện, trong đó có việc đòi quyền sử dụng diện tích đất tại khu vực hồ Ba Giang”.
Sai trái chỗ nào nhỉ? Nếu đất đai của Nhà thờ bị cướp thì cầu nguyện để cho bọn cướp biết sai trái mà dừng lại. Nếu Tây Nguyên đang bị xẻ thịt để cho Tàu cộng vào cắn gà nhà mà những công dân nói lên tiếng nói của mình thì là sai trái sao? Hay đất nước này trong tay người cộng sản, muốn cho, muốn bán cho ai thì bán.
Thực ra, Lê Dũng đã cố tình không nói đến điều cơ bản là Thông cáo đó đã kêu gọi cầu nguyện cho Tây Nguyên trước thảm hoạ bauxite, một tử huyệt của Cộng sản hiện nay....
--------------------
Ông Lê Dũng không thuộc bài hay âm mưu chia rẽ?
Vì thế, tiếng nói của linh mục chính xứ là đại diện tất cả giáo dân. Ở Thái Hà cũng vậy, linh mục chính xứ đại diện cho tất cả giáo dân, linh mục và tu sĩ dưới quyền, tiếng nói của linh mục chính xứ là tiếng nói của giáo dân, linh mục và tu sĩ ở Giáo xứ Thái Hà.
Vậy nhưng Lê Dũng lại leo lẻo: “Chỉ nhận được đơn của linh mục Chính xứ Vũ Khởi Phụng, chứ không nhận được đơn của giáo dân”? Nghĩa là theo Lê Dũng, linh mục Chính xứ Vũ Khởi Phụng chẳng liên quan gì đến giáo dân Thái Hà?
Hay Lê Dũng muốn tách linh mục Chính xứ ra khỏi giáo dân? Xin chớ có làm việc tát biển đông như thế. Đừng chơi trò chia rẽ đó giữa giáo dân và linh mục của họ, đó là một sự rồ dại và không bao giờ đủ sức....
Lê Dũng còn nói tiếp về Thông cáo của Thái Hà: “Thông cáo này có nội dung sai trái, đề cập đến những nội dung không liên quan đến tôn giáo, vu cáo chế độ, xuyên tạc sự thật, gây tổn hại đến khối đoàn kết toàn dân tộc, kích động giáo dân đến nhà thờ Thái Hà vào 18 giờ 30 phút thứ Bẩy ngày 25/4/2009 để cầu nguyện, trong đó có việc đòi quyền sử dụng diện tích đất tại khu vực hồ Ba Giang”.
Sai trái chỗ nào nhỉ? Nếu đất đai của Nhà thờ bị cướp thì cầu nguyện để cho bọn cướp biết sai trái mà dừng lại. Nếu Tây Nguyên đang bị xẻ thịt để cho Tàu cộng vào cắn gà nhà mà những công dân nói lên tiếng nói của mình thì là sai trái sao? Hay đất nước này trong tay người cộng sản, muốn cho, muốn bán cho ai thì bán.
Thực ra, Lê Dũng đã cố tình không nói đến điều cơ bản là Thông cáo đó đã kêu gọi cầu nguyện cho Tây Nguyên trước thảm hoạ bauxite, một tử huyệt của Cộng sản hiện nay....
--------------------