THE WALL STREET JOURNAL
Một thời Chiến tranh
Có phải cuộc chiến tranh Việt Nam là ‘không thể chiến thắng’ hay không?
ARTHUR HERMAN
Ngày 7-4-2009
Cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất đã kết thúc cách đây 34 năm vào tháng nầy. Có hai trường phái đưa ra ý kiến về những gì đã xảy ra ở Việt Nam.
Trường phái thứ nhất được dạy trong các trường đại học và trong những cuốn giáo khoa cho rằng chiến tranh VN là cuộc chiến sai lầm, hiện diện không đúng chỗ và không đúng lúc. Vì sự hoang tưởng về Chiến tranh Lạnh, trường phái nầy tiếp tục câu chuyện, rằng Hoa Kỳ đã bị vướng vào giữa một cuộc nội chiến mà Bắc Việt Nam và nhà lãnh đạo của họ, ông Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ thắng và rằng Mỹ và đồng minh của họ, miền Nam Việt Nam, chắc chắn sẽ thua.
Trường phái thứ hai, mới xuất hiện gần đây hơn, liên quan tới sự tái xem xét các bằng chứng trên chiến trường và tại Ngũ Giác Đài — và rút ra chứng cớ từ chính những người miền Bắc Việt Nam — đang kết luận rằng quân đội Hoa Kỳ đã thành công hơn nhiều tại Việt Nam so với những gì mà người ta vẫn tưởng. Quan điểm của những người xét lại nầy cho rằng cuộc xung đột không phải chỉ có thể chiến thắng mà còn thắng lớn vào tháng Một năm 1973, khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết thuyết phục Bắc Việt Nam công nhận Nam Việt Nam và chấp nhận đường ranh giới giữa hai quốc gia nầy (một bản thỏa thuận mà miền Bắc ngay tức khắc đã vi phạm). Tuy nhiên, vào lúc đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã từ chối không chịu hỗ trợ miền Nam Việt Nam nữa. Bởi vậy, nước Mỹ đã đứng qua một bên khi mà một tấn thảm kịch đã xảy ra sau đó và chắc có lẽ hai triệu thường dân vô tội đã bỏ mạng — và chủ nghĩa cộng sản đã giành được một chiến thắng không xứng đáng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cuốn sách của John Prados “Việt Nam: Lịch sử của một cuộc Chiến tranh không thể thắng, 1945-1975″, như tựa đề của nó đã gợi lên, là một toan tính cố níu kéo những chướng ngại chống lại trường phái thứ hai (trường phái nhận thức mới) và làm hồi sinh trường phái thứ nhất (trường phái xưa cũ).
Ông Prados, một thành viên kỳ cựu của Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia thuộc trường đại học George Washington University và, theo như ông nói với chúng tôi, đã là một người chống cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông đưa ra một bức tranh chi tiết về một chính phủ Hoa Kỳ không có ước muốn để đương đầu với những sai lầm của họ và một quân đội Mỹ đã bị thất bại bởi một sự nổi dậy của lực lượng du kích quân. Ông thêu dệt câu chuyện về hoạt động phản chiến vào trong bản miêu tả về chính cuộc chiến tranh đó trong một nỗ lực phô bày cho thấy làm cách nào mà ông ta cùng những người phản chiến khác đã hiểu thấu sự không ích lợi gì của cuộc chiến (VN) sớm hơn rất nhiều những chính trị gia ở Washington.
Trên tất cả, ông Prados biện minh rằng nước Mỹ đã thất bại tại Việt Nam là bởi Mỹ “đã không hiểu cuộc cách mạng Việt Nam,” một cuộc cách mạng, theo quan điểm của ông, về căn bản là một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thuộc địa.
Nhưng tấn bi kịch phơi bày ra sau khi người Mỹ rời khỏi Việt Nam đã gợi lên rằng các nhà lãnh đạo Mỹ, khởi đầu là Harry Truman, đã hiểu “cuộc cách mạng” Việt Nam quá rõ, ông coi Hồ Chí Minh không phải là một nhà dân tộc chủ nghĩa mà là một người ưa chuộng lý thuyết (CS) và có ước muốn làm công cụ (tự nguyện) cho cả Joseph Stanlin lẫn Mao Trạch Đông — nghĩa là, như một người đã sẵn sàng đưa chủ nghĩa cộng sản vươn xa mà không cần biết cái giá (chiến tranh) phải trả.
Trong điều này, ông Hồ tương tự nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành. Trên thực tế, những nét tương đồng giữa Triều Tiên và Việt Nam đang trở nên ngày càng đáng chú ý hơn qua thời gian. Trong cả hai trường hợp, một chế độ theo chủ nghĩa Stalin ở miền Bắc đã cố gắng chiếm lấy nước láng giềng (Nam Hàn và Nam Việt Nam) ở phương nam của họ; trong cả hai trường hợp, quân đội Hoa Kỳ đã được triển khai để đẩy lui sự gây hấn. Ông Prados đã che đậy phần (sai lầm) này của câu chuyện, bằng cách không nói gì về việc làm thế nào mà chế độ (cộng sản) đã giành được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 đã tàn sát một cách có hệ thống những đối thủ chính trị của họ và khủng bố tầng lớp nông dân bằng nhiều cách thức đã chứng tỏ là tương tự một cách đáng sợ với những trò khủng bố kinh hoàng của Khmer Đỏ ở Cambodia 20 năm sau đó (1975-1978).
Ông Prados đặc biệt không muốn thừa nhận rằng chính sự can thiệp của các đơn vị bộ binh Mỹ đã chận đứng trước tiên — và sau đó, trong cuộc Tổng tấn công Tết (Mậu Thân) tháng Một năm 1968 — đã bẻ gãy cuộc nổi loạn của Việt Cộng được Hà Nội hậu thuẫn tại miền Nam, đẩy quân đội Bắc Việt Nam phải rút lui vào nơi trú ẩn của họ tại Lào và Cambodia. Nỗ lực của chính quyền Nixon phá tan những nơi ẩn náu này và tăng cường cuộc chiến tranh trên không (cuộc ném bom) tại miền Bắc Việt Nam là thành quả cuối cùng bắt buộc Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị thương lượng.
Thay vì đó, ông Prados đã đem tới cho chúng ta một cuộc chiến mà trong đó những người Mỹ chưa bao giờ làm bất cứ điều gì đúng và những người cộng sản chưa bao giờ làm bất cứ điều gì sai, cho tới khi cuối cùng hàng ngàn người biểu tình phản chiến, trong đó có John Kerry và các cựu bình Việt Nam Chống lại cuộc Chiến tranh, cùng xuống đường để buộc Washington và công luận Mỹ phải đối mặt với thực tế và rút ra khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế thì rõ ràng và khác xa với những gì được nhìn thấy, phái tả phản chiến đã dựng nên một phiên bản được tiểu thuyết hóa về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Ông Hồ độc tài đã được miêu tả sinh động như là một (tổng thống) George Washington Á châu; một chiến thắng có tính quyết định như dịp Tết [Mậu Thân] thì được tô vẽ lên như là một sự thất bại của người Mỹ [1]. Người lính Mỹ bình thường đã được miêu tả như là một kẻ vũ phu sát nhân. Tương tự, cuộc ném bom vào Cambodia để ngăn chận cho đất nước đó khỏi bị Hà Nội tấn công chiếm giữ — một hành động mà các nhà lãnh đạo Cambodia và các nghị sĩ và dân biểu của Quốc hội đã biết rõ và đã chấp thuận — thì lại bị quy cho như là hành động bí ẩn và phi pháp; và cuộc tấn công của Mỹ vào Cambodia năm 1970 phá tan các căn cứ trú ẩn của Bắc Việt Nam và giảm cường độ cuộc chiến đã được trình bày như là một hành động mở rộng chiến tranh.
Rồi, vào năm 1975, khi một đội quân Bắc Việt Nam khổng lồ tấn công miền Nam Việt Nam, vi phạm trắng trợn hiệp định Paris và các bạn đồng minh của miền Bắc Việt Nam, như Khmer Đỏ, đã chiếm lấy Cambodia, một số các thành viên của cánh tả đã tổ chức kỷ niệm chiến thắng nầy của cộng sản cứ như là chiến thắng của chính họ — theo những ngôn ngữ chính trị cuộc chiến thắng là như vậy. Khi Sài Gòn sụp đổ, hàng tít lớn từ bài tường thuật trên tờ New York Times của Sydney Schanberg viết là: “Đông Dương Không còn Người Mỹ nữa: Đối với Đa số Mọi Người, một Cuộc sống sẽ Tốt đẹp hơn.”
Giờ đây chúng ta biết rõ hơn. Chúng ta biết về 65.000 người Nam Việt Nam đã bị tàn sát khi Hà Nội tiếp quản và về hàng ngàn thuyền nhân đã chết trong khi trốn chạy khỏi chính thể cộng sản và về con số có lẽ chắc chắn tới 250.000 người đã chết trong các trại cải tạo.
Thế nhưng ông Prados kết thúc cuốn sách của mình bằng cách đơn giản kéo một tấm mạng che lên những gì đã xảy ra sau đó khi nước Mỹ đã rời bỏ Việt Nam và những người cộng sản đã tiếp quản.
Đó là một thực tế mà cánh tả (cộng sản) vẫn thường chống lại, khi đó cũng như bây giờ: những người Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ở Việt Nam cho tự do, cũng giống như công việc mà họ đang làm ở Iraq và Afghanistan hôm nay. Bất luận những sai lầm nào mà các vị tướng và các nhà hoạch định chính sách đã thi hành trong cuộc chiến ấy thì cũng không thể tách khỏi cái sự thật quan trọng nói trên—sự thật ấy phải là một phần của bất cứ thứ lịch sử đáng tin cậy nào.
Cuốn sách “Gandhi and Churchill: Sự tranh giành những thành tựu to lớn đã đánh bại một đế chế thuộc địa và nặn ra thời đại của chúng ta” của ông Herman sẽ được phát hành vào cuối tháng này.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
[1] theo tài liệu của miền Bắc, miền Nam và của Mỹ, cuộc tổng kết chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 cho thấy đã có 70.000 ngàn bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng đã chết, so với 4000 lính của miền Nam Việt Nam và 175 lính Mỹ đã chết, và khoảng hơn 10.000 thường dân vô tội miền Nam đã bị thiệt mạng; trong ấy gần 6000 - 7000 người miền Nam bị cộng sản trói tay, bắn, đập đầu chôn sống tại thành phố Huế.
———–
THE WALL STREET JOURNAL
A Time of War
Was the Vietnam War ‘unwinnable’?
Một thời Chiến tranh
Có phải cuộc chiến tranh Việt Nam là ‘không thể chiến thắng’ hay không?
ARTHUR HERMAN
Ngày 7-4-2009
Cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất đã kết thúc cách đây 34 năm vào tháng nầy. Có hai trường phái đưa ra ý kiến về những gì đã xảy ra ở Việt Nam.
Trường phái thứ nhất được dạy trong các trường đại học và trong những cuốn giáo khoa cho rằng chiến tranh VN là cuộc chiến sai lầm, hiện diện không đúng chỗ và không đúng lúc. Vì sự hoang tưởng về Chiến tranh Lạnh, trường phái nầy tiếp tục câu chuyện, rằng Hoa Kỳ đã bị vướng vào giữa một cuộc nội chiến mà Bắc Việt Nam và nhà lãnh đạo của họ, ông Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ thắng và rằng Mỹ và đồng minh của họ, miền Nam Việt Nam, chắc chắn sẽ thua.
Trường phái thứ hai, mới xuất hiện gần đây hơn, liên quan tới sự tái xem xét các bằng chứng trên chiến trường và tại Ngũ Giác Đài — và rút ra chứng cớ từ chính những người miền Bắc Việt Nam — đang kết luận rằng quân đội Hoa Kỳ đã thành công hơn nhiều tại Việt Nam so với những gì mà người ta vẫn tưởng. Quan điểm của những người xét lại nầy cho rằng cuộc xung đột không phải chỉ có thể chiến thắng mà còn thắng lớn vào tháng Một năm 1973, khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết thuyết phục Bắc Việt Nam công nhận Nam Việt Nam và chấp nhận đường ranh giới giữa hai quốc gia nầy (một bản thỏa thuận mà miền Bắc ngay tức khắc đã vi phạm). Tuy nhiên, vào lúc đó, Quốc hội Hoa Kỳ đã từ chối không chịu hỗ trợ miền Nam Việt Nam nữa. Bởi vậy, nước Mỹ đã đứng qua một bên khi mà một tấn thảm kịch đã xảy ra sau đó và chắc có lẽ hai triệu thường dân vô tội đã bỏ mạng — và chủ nghĩa cộng sản đã giành được một chiến thắng không xứng đáng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Cuốn sách của John Prados “Việt Nam: Lịch sử của một cuộc Chiến tranh không thể thắng, 1945-1975″, như tựa đề của nó đã gợi lên, là một toan tính cố níu kéo những chướng ngại chống lại trường phái thứ hai (trường phái nhận thức mới) và làm hồi sinh trường phái thứ nhất (trường phái xưa cũ).
Ông Prados, một thành viên kỳ cựu của Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia thuộc trường đại học George Washington University và, theo như ông nói với chúng tôi, đã là một người chống cuộc Chiến tranh Việt Nam, ông đưa ra một bức tranh chi tiết về một chính phủ Hoa Kỳ không có ước muốn để đương đầu với những sai lầm của họ và một quân đội Mỹ đã bị thất bại bởi một sự nổi dậy của lực lượng du kích quân. Ông thêu dệt câu chuyện về hoạt động phản chiến vào trong bản miêu tả về chính cuộc chiến tranh đó trong một nỗ lực phô bày cho thấy làm cách nào mà ông ta cùng những người phản chiến khác đã hiểu thấu sự không ích lợi gì của cuộc chiến (VN) sớm hơn rất nhiều những chính trị gia ở Washington.
Trên tất cả, ông Prados biện minh rằng nước Mỹ đã thất bại tại Việt Nam là bởi Mỹ “đã không hiểu cuộc cách mạng Việt Nam,” một cuộc cách mạng, theo quan điểm của ông, về căn bản là một cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thuộc địa.
Nhưng tấn bi kịch phơi bày ra sau khi người Mỹ rời khỏi Việt Nam đã gợi lên rằng các nhà lãnh đạo Mỹ, khởi đầu là Harry Truman, đã hiểu “cuộc cách mạng” Việt Nam quá rõ, ông coi Hồ Chí Minh không phải là một nhà dân tộc chủ nghĩa mà là một người ưa chuộng lý thuyết (CS) và có ước muốn làm công cụ (tự nguyện) cho cả Joseph Stanlin lẫn Mao Trạch Đông — nghĩa là, như một người đã sẵn sàng đưa chủ nghĩa cộng sản vươn xa mà không cần biết cái giá (chiến tranh) phải trả.
Trong điều này, ông Hồ tương tự nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành. Trên thực tế, những nét tương đồng giữa Triều Tiên và Việt Nam đang trở nên ngày càng đáng chú ý hơn qua thời gian. Trong cả hai trường hợp, một chế độ theo chủ nghĩa Stalin ở miền Bắc đã cố gắng chiếm lấy nước láng giềng (Nam Hàn và Nam Việt Nam) ở phương nam của họ; trong cả hai trường hợp, quân đội Hoa Kỳ đã được triển khai để đẩy lui sự gây hấn. Ông Prados đã che đậy phần (sai lầm) này của câu chuyện, bằng cách không nói gì về việc làm thế nào mà chế độ (cộng sản) đã giành được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 đã tàn sát một cách có hệ thống những đối thủ chính trị của họ và khủng bố tầng lớp nông dân bằng nhiều cách thức đã chứng tỏ là tương tự một cách đáng sợ với những trò khủng bố kinh hoàng của Khmer Đỏ ở Cambodia 20 năm sau đó (1975-1978).
Ông Prados đặc biệt không muốn thừa nhận rằng chính sự can thiệp của các đơn vị bộ binh Mỹ đã chận đứng trước tiên — và sau đó, trong cuộc Tổng tấn công Tết (Mậu Thân) tháng Một năm 1968 — đã bẻ gãy cuộc nổi loạn của Việt Cộng được Hà Nội hậu thuẫn tại miền Nam, đẩy quân đội Bắc Việt Nam phải rút lui vào nơi trú ẩn của họ tại Lào và Cambodia. Nỗ lực của chính quyền Nixon phá tan những nơi ẩn náu này và tăng cường cuộc chiến tranh trên không (cuộc ném bom) tại miền Bắc Việt Nam là thành quả cuối cùng bắt buộc Hà Nội phải ngồi vào bàn hội nghị thương lượng.
Thay vì đó, ông Prados đã đem tới cho chúng ta một cuộc chiến mà trong đó những người Mỹ chưa bao giờ làm bất cứ điều gì đúng và những người cộng sản chưa bao giờ làm bất cứ điều gì sai, cho tới khi cuối cùng hàng ngàn người biểu tình phản chiến, trong đó có John Kerry và các cựu bình Việt Nam Chống lại cuộc Chiến tranh, cùng xuống đường để buộc Washington và công luận Mỹ phải đối mặt với thực tế và rút ra khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế thì rõ ràng và khác xa với những gì được nhìn thấy, phái tả phản chiến đã dựng nên một phiên bản được tiểu thuyết hóa về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Ông Hồ độc tài đã được miêu tả sinh động như là một (tổng thống) George Washington Á châu; một chiến thắng có tính quyết định như dịp Tết [Mậu Thân] thì được tô vẽ lên như là một sự thất bại của người Mỹ [1]. Người lính Mỹ bình thường đã được miêu tả như là một kẻ vũ phu sát nhân. Tương tự, cuộc ném bom vào Cambodia để ngăn chận cho đất nước đó khỏi bị Hà Nội tấn công chiếm giữ — một hành động mà các nhà lãnh đạo Cambodia và các nghị sĩ và dân biểu của Quốc hội đã biết rõ và đã chấp thuận — thì lại bị quy cho như là hành động bí ẩn và phi pháp; và cuộc tấn công của Mỹ vào Cambodia năm 1970 phá tan các căn cứ trú ẩn của Bắc Việt Nam và giảm cường độ cuộc chiến đã được trình bày như là một hành động mở rộng chiến tranh.
Rồi, vào năm 1975, khi một đội quân Bắc Việt Nam khổng lồ tấn công miền Nam Việt Nam, vi phạm trắng trợn hiệp định Paris và các bạn đồng minh của miền Bắc Việt Nam, như Khmer Đỏ, đã chiếm lấy Cambodia, một số các thành viên của cánh tả đã tổ chức kỷ niệm chiến thắng nầy của cộng sản cứ như là chiến thắng của chính họ — theo những ngôn ngữ chính trị cuộc chiến thắng là như vậy. Khi Sài Gòn sụp đổ, hàng tít lớn từ bài tường thuật trên tờ New York Times của Sydney Schanberg viết là: “Đông Dương Không còn Người Mỹ nữa: Đối với Đa số Mọi Người, một Cuộc sống sẽ Tốt đẹp hơn.”
Giờ đây chúng ta biết rõ hơn. Chúng ta biết về 65.000 người Nam Việt Nam đã bị tàn sát khi Hà Nội tiếp quản và về hàng ngàn thuyền nhân đã chết trong khi trốn chạy khỏi chính thể cộng sản và về con số có lẽ chắc chắn tới 250.000 người đã chết trong các trại cải tạo.
Thế nhưng ông Prados kết thúc cuốn sách của mình bằng cách đơn giản kéo một tấm mạng che lên những gì đã xảy ra sau đó khi nước Mỹ đã rời bỏ Việt Nam và những người cộng sản đã tiếp quản.
Đó là một thực tế mà cánh tả (cộng sản) vẫn thường chống lại, khi đó cũng như bây giờ: những người Mỹ đã chiến đấu và hy sinh ở Việt Nam cho tự do, cũng giống như công việc mà họ đang làm ở Iraq và Afghanistan hôm nay. Bất luận những sai lầm nào mà các vị tướng và các nhà hoạch định chính sách đã thi hành trong cuộc chiến ấy thì cũng không thể tách khỏi cái sự thật quan trọng nói trên—sự thật ấy phải là một phần của bất cứ thứ lịch sử đáng tin cậy nào.
Cuốn sách “Gandhi and Churchill: Sự tranh giành những thành tựu to lớn đã đánh bại một đế chế thuộc địa và nặn ra thời đại của chúng ta” của ông Herman sẽ được phát hành vào cuối tháng này.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
[1] theo tài liệu của miền Bắc, miền Nam và của Mỹ, cuộc tổng kết chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 cho thấy đã có 70.000 ngàn bộ đội Bắc Việt và Việt Cộng đã chết, so với 4000 lính của miền Nam Việt Nam và 175 lính Mỹ đã chết, và khoảng hơn 10.000 thường dân vô tội miền Nam đã bị thiệt mạng; trong ấy gần 6000 - 7000 người miền Nam bị cộng sản trói tay, bắn, đập đầu chôn sống tại thành phố Huế.
———–
THE WALL STREET JOURNAL
A Time of War
Was the Vietnam War ‘unwinnable’?