RFI Theo ông Vũ Quang Việt, toàn cảnh kinh tế của Việt Nam chưa có những dấu hiệu khả quan. Theo giới phân tích, do chủ yếu là một nền kinh tế gia công, nhập hàng của nước ngoài để sản xuất và sau đó tái xuất, chính sách kích thích kinh tế một tỷ đô la của Việt Nam áp dụng từ cuối 2008 không mang lại kết quả như mong muốn :
- tiền bơm thêm vào hoạt động kinh tế được dùng để mua nguyên liệu của nước ngoài ;
- biện pháp bù lãi suất của chính phủ không giúp gia tăng sản xuất như mong đợi : vốn ngân hàng cấp cho doanh nghiệp làm ăn không tăng bao nhiêu, cho dù nhà nước bù lãi suất đến 4%. Do đó sản xuất và lao động không tăng ;
- kể cả trường hợp sản xuất có tăng thêm thì sản xuất để làm gì nếu không xuất khẩu được.
Đó là chưa kể đến rủi ro lạm phát lại bùng lên ở Việt Nam do hậu quả của kế hoạch kích cầu một tỷ đô la.
Theo ông Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia thống kê trực thuộc Liên Hiệp Quốc, các biện pháp đối phó với khủng hoảng toàn cầu nhằm hỗ trợ sản xuất của Việt Nam lại như « công dã tràng ».
--------
TS Vũ Quang Việt có bài tại Tuần Việt Nam: Hi sinh cái "ngon ăn" trước mắt vì cái lâu dài
14/04/2009 12:58 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Nền kinh tế Việt Nam đã từ lâu rồi không còn ở trong tình trạng quẫn bách, nên không có lý do gì phải cố chạy theo chỉ tiêu định lượng tăng GDP. Phát triển chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Thoát khỏi nền kinh tế gia công phải là mục tiêu. - Ts. Vũ Quang Việt.