Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2009

Nguy cơ mất nước rất gần ...

Khó giữ nước khi yếu kinh tế, mờ bản sắc
25/04/2009 10:09 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - "Nhưng có lẽ nên hiểu sự xâm lăng bây giờ khái niệm rộng hơn, cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc hiện nay bao hàm nhiều lĩnh vực chứ không phải chỉ có quân sự. Phải quan tâm đến hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa nhiều hơn trong tình hình hiện nay. Vì đây là chỗ nhạy cảm, dễ làm ta mất nước hơn những lĩnh vực khác." - Nhà báo Hữu Thọ.

Dễ mất nước khi yếu kinh tế, mờ bản sắc
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
Tôi xin có một câu hỏi cho 3 vị khách mời. Câu hỏi này được rất nhiều bạn đọc trong đó có cả cá nhân tôi đặt ra.
Lòng yêu nước là di sản.
Ảnh: timnhanh.com
Ngay trong những câu hỏi đã bày tỏ và đã minh chứng lòng yêu nước của người Việt Nam đương đại chứ không chỉ trong quá khứ. Tất cả những câu hỏi này cùng thống nhất trong một tư tưởng: Không bao giờ một con người nào, một dân tộc nào mong muốn chiến tranh, khát vọng hòa bình là khát vọng vĩnh viễn của tất cả các thế hệ, tất cả các dân tộc.
Nhưng chúng ta sẽ không thể nói rằng sẽ không bao giờ còn nguy cơ một cuộc chiến tranh nào nữa đối với dân tộc chúng ta, hoặc đối với một dân tộc khác trên thế gian này.
Nếu bây giờ có một đội quân xâm lược, tiến hành cuộc chiến tranh với dân tộc Việt Nam thì với từng vị trí cũng như tuổi đời của mình, nếu được đứng lên nói một lời gì đó với thanh niên, nhân dân Việt Nam trước nguy cơ chiến tranh cận kề thì nhà báo Hữu Thọ sẽ nói điều gì? Kêu gọi một cuộc chiến tranh như dân tộc ta, ông cha, tổ tiên ta đã từng làm hay ông nói điều gì khác?
Nhà báo Hữu Thọ: Có lẽ nên hiểu sự xâm lăng bây giờ khái niệm rộng hơn. Anh yếu về kinh tế có thể anh bị lệ thuộc. Anh yếu văn hóa, thậm chí mất bản chất văn hóa dân tộc thì mất từ gốc.
Nên cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc hiện nay bao hàm nhiều lĩnh vực chứ không phải chỉ có lĩnh vực quân sự, mặc dù quân sự là lĩnh vực quan trọng.
Riêng cá nhân tôi lại quan tâm đến hai lĩnh vực kinh tế và văn hóa nhiều hơn trong tình hình hiện nay, dễ làm ta mất nước hơn những lĩnh vực khác.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vâng, nhà báo Hữu Thọ nói hoàn toàn đúng. Nguy cơ cận kề, cụ thể đã và đang xảy ra là mất đi bản sắc văn hóa, lệ thuộc kinh tế của một dân tộc đối với một quốc gia khác.
Nhưng tôi vẫn đặt một câu hỏi trong sự giả dụ đó với anh Võ Văn Thưởng, thủ lĩnh của thanh niên Việt Nam. Khi một cuộc chiến tranh quân sự xảy ra, anh có tin rằng những người thanh niên hiện nay lại sẵn sàng ra mặt trận để bảo vệ tổ quốc như cha anh họ từ những năm tháng trước kia không. Nếu viết một lời kêu gọi cho thanh niên thì anh sẽ viết như thế nào?
Anh Võ Văn Thưởng: Tôi có một niềm tin sâu sắc qua lịch sử dân tộc.
Để trả lời câu hỏi của anh Thiều, tôi xin mượn một ý của Giáo sư Trần Văn Giàu khi nói Chủ nghĩa yêu nước là chủ lưu trong tư tưởng của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước mạnh mẽ như những con sóng cả quật khởi.
Ảnh: khanhly.net
Mỗi khi đất nước có chiến tranh, tư tưởng ấy như những con sóng cả để nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước. Bất cứ chuyện gì xảy ra dù có chiến tranh hay phải đối mặt với những khó khăn kinh tế văn hóa, tinh thần yêu nước sẽ là động lực để giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua được những khó khăn đó.
Nhà văn Nguyễn Việt Hà: Tôi cũng trả lời luôn là nếu ở thời bình tinh thần ái quốc, yêu nước là một giá trị đạo đức.
Tôi quan niệm yêu nước là giá trị đạo đức là khi mình làm điều gì có lỗi, mình bám vào, nương tựa vào một vài giá trị nào đó.
Nếu anh Thiều đặt ra vấn đề mang tính giả dụ, một cuộc chiến tranh thuần túy quân sự, tôi nghĩ trả lời được bằng kinh nghiệm thôi.
Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến không biết bao cuộc chiến tranh, và bao nhiêu kẻ sĩ trong đó có nhà văn tham gia cuộc chiến tranh.
Tôi ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Trãi, tôi vẫn cho lòng yêu nước là tự nhiên nó thế.
Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Vâng, vấn đề chúng ta đặt ra rất rõ ràng. Chúng ta không mong đợi một cuộc chiến tranh ở bất kỳ hình thức nào. Nhưng luôn luôn có những kẻ thù muốn bắt dân tộc ta làm nô lệ ở một hình thức tinh vi hơn, đánh mất toàn bộ nền văn hóa dân tộc mình.
Dân tộc nào cũng những khoảnh khắc, thời đại lịch sử phải làm nô lệ, cuối cùng vẫn vươn tới đi đến cái đích, khát vọng của dân tộc này đã mang theo, thế hệ này truyền cho thế hệ khác không bao giờ ngừng tắt. Chúng tôi hoàn toàn tin điều đó.
Khi chúng ta xác định kẻ thù của dân tộc này, lòng yêu nước của dân tộc này, bất kì hình thức gì, lúc thăng lúc trầm trong xã hội thì cuối cùng lòng yêu nước như một di sản, một báu vật truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta sẽ làm trong một khoảng khắc nào đó.
Hôm nay có rất nhiều câu hỏi của bạn đọc đặt vai trò của thanh niên thế nào trong chống tham nhũng, cuộc đấu tranh thế nào chống đạo đức giả, và còn nhiều vấn đề khác nữa. Yêu nước như nhà văn Nguyễn Việt Hà nói là đạo đức sống.
Tất cả những chia sẻ thẳng thắn của các vị khách mời hôm nay đều cho thấy sự chân thành, đó cũng là một nguồn lực lớn, một sự khẳng định ý chí của tất cả những người Việt Nam trong cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
------------------
Chủ tịch huyện Hoàng Sa: 'Sẽ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ'

"Đây là mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, là máu thịt của tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ biển, đảo", ông Đặng Công Ngữ phát biểu ngay sau khi được bổ nhiệm làm chủ tịch huyện đảo này, sáng nay.
> Bộ Ngoại giao tiếp nhận tài liệu đặc biệt về Hoàng Sa
------------

“Hoàng Sa là máu thịt của người dân Việt Nam”

(Dân trí)-“Công dân VN ai cũng có quyền, nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Với cương vị Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, tôi ý thức hơn việc này. Nó là máu thịt của người dân VN và bản thân tôi...”, ông Đặng Công Ngữ phát biểu sau lễ bổ nhiệm sáng 25/4.
>> Bộ Ngoại giao tiếp nhận tài liệu quý về Hoàng Sa
>> Lập kỷ yếu về huyện đảo Hoàng Sa

----------

Người trẻ phải biết “đòi hỏi” không gian cho mình

(Dân trí) - Người trẻ cần phải lên tiếng nói lên mong muốn cũng như khát vọng về không gian sinh hoạt của mình.
Kiến trúc sư Nguyễn Đỗ Dũng cho rằng giới trẻ cần thể hiện hai trách nhiệm trong vấn đề QHĐT của xã hội. Trách nhiệm công dân là cần phải có ý kiến với các dự án và trách nhiệm con người là cần phải có những hành động cụ thể. Đơn giản như việc nhường đường, chấp hành tốt luật giao thông cũng góp phần làm đẹp QHĐT..
Khách mời Bùi Văn Ngàn chia sẻ: “Người trẻ ai cũng biết, cũng có bức xúc của riêng mình nhưng lại ngại lên tiếng. Họ phải có chính kiến của mình và cần đi liền hành động.
----------
Thử nghĩ một chút . Nguy cơ mất nước ... vậy ai lên tiếng và lên tiếng như thế nào ???????????

Tổng số lượt xem trang