Đã nói qua về nhất thể hóa, nhưng sau những bạo động tại Thái Lan ... cũng thấy vài điều ..
RFI Quân đội vẫn đóng vai trò chủ chốt duy trì quyền lực của các chế độ
Diễn biến tại Thái Lan đã nêu bật thực tế : nếu không được quân đội tích cực hỗ trợ, thủ tướng Abhisit Vejjajiva khó có thể dẹp yên các cuộc biểu tình bạo động do phe áo đỏ thân Thaksin tiến hành trong mấy ngày qua.
Theo các nhà phân tích, thí dụ ở Thái Lan hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt ở Đông Nam Á, nơi mà quân đội vẫn là thế lực có khả năng củng cố hay khuynh đảo các chính quyền.
Tại Thái Lan, chính quân đội đã tiến hành đảo chánh lật đổ chính phủ của thủ tướng dân cử Thaksin Shinawatra vào năm 2006 để lên cầm quyền trong khoảng một năm. Cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2007 đã đưa những người thân cận với cựu thủ tướng Thái Lan trở lại chính quyền. Các thành phần đối lập đã tổ chức biểu tình rầm rộ đòi lật đổ chính phủ, với đỉnh cao là cuộc chiếm đóng hai sân bay Bangkok trong hơn một tuần lễ vào cuối năm 2008.
Trong suốt thời gian đó, quân đội Thái Lan đã hết sức thụ động, không can thiệp. Thái độ gián tiếp ủng hộ này đã kéo theo hệ quả là chính quyền thân Thaksin bị lật đổ, phải nhường chỗ lại cho phe đối lập.
Lần này, trong một chừng mực nào đó, kịch bản cũ lại tái diễn với phong trào biểu tình của lực lượng áo đỏ thân cựu thủ tướng Thái Lan xuống đường đòi chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Tuy nhiên, trái với một vài tháng trước đây, quân đội Thái Lan đã tích cực giúp đỡ chính quyền tái lập trật tự với kết quả rõ nét là vào hôm nay, phong trào biểu tình chống thủ tướng Abhisit Vejjajiva tại Bangkok đã bị dẹp yên....
Tại các nước khác ở vùng Đông Nam Á, cho dù tình hình hiện nay không đến nỗi nhiễu nhương như ở Thái Lan, nhưng quân đội vẫn được giới quan sát coi là thế lực đóng vai trò thiết yếu trong đời sống chinh trị.
Tại Philippines chẳng hạn, ngay sau khi chế độ độc tài của tướng Marcos bị lật đổ, cho dù đã cam kết « trở về doanh trại », nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội nước này vẫn liên tục tổ chức nhiều vụ đảo chánh chống lại tổng thống dân cử Corazon Aquino. Cựu tổng thống Philippines đã chỉ tiếp tục tại vị được nhờ sự ủng hộ của nhiều chỉ huy quân sự quan trọng. Đổi lại , đường lối chính sách của bà bị giới quân đội chi phối.
Cũng tại Philippines, tổng thống dân cử Joseph Estrada vào năm 2001 đã bị buộc phải từ chức ngay vào giữa nhiệm kỳ vì không còn được quân đội hậu thuẫn.
Tại Indonesia, vai trò của quân đội trong đời sống chính trị cũng rất quan trọng. Chính quân đội do tướng Suharto cầm đầu đã tiến hành đảo chánh lật đổ tổng thống Sukarno vào năm 1965, thiết lập một chế độ độc tài kéo dài hơn ba chục năm. Vào năm 1998, chế độ này sụp đổ, thay thế bằng một chính quyền dân sự. Thế nhưng, người đứng đầu đất nước hiện nay, ông Yudhoyono, nguyên là một viên tướng hồi hưu.
Thí dụ rõ rệt nhất về quyền lực của quân đội tại Đông Nam Á chính là Miến Điện, với chế độ độc tài quân phiệt hiện nay, đã lên cầm quyền từ năm 1988, sau khi dìm phong trào dân chủ trong biển máu. Qua năm 1990, một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức với thắng lợi của đảng của bà Aung San Suu Kyi. Thế nhưng, giới tướng lãnh đã không chịu trao trả quyền hành thậm chí còn đàn áp nặng nề phong trào dân chủ.
Thái Lan, Philippines, Indonesia hay Miến Điện, theo giới phân tích, đó là những thí dụ cho thấy là tại rất nhiều nước trong khu vực, hậu thuẫn của quân đội vẫn mang tính chất quyết định cho sự tồn vong của một chính quyền.
--------------------
PLTP HCM: Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: “Anh giỏi thì anh phải nắm quyền!
Trên hai số báo vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu sơ nét những mặt được, những điều cần tránh khi nhất thể hóa bí thư - chủ tịch. Kỳ này, chúng tôi giới thiệu ý kiến của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (ảnh) qua buổi trao đổi thẳng thắn mới đây. Ông An cho rằng nhất thể hóa mà hiểu và làm đơn giản sẽ không phản ánh đúng nguyên lý mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Từng kinh qua nhiều cương vị ở địa phương, từ chủ tịch UBND cho đến bí thư tỉnh ủy, rồi gắn bó với công tác tổ chức của trung ương nhiều năm, ông mong rằng cùng với nhất thể hóa nên quay trở lại với Hiến pháp 1946: người uy tín nhất của Đảng được dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch nước, đứng đầu hành pháp...
Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt + Nhất thể hóa là cách nói đơn giản, chưa thật chuẩn xác về khoa học, pháp lý. Thực chất, đây là vấn đề Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền. Lãnh đạo là vạch đường chỉ lối, là ngọn đuốc soi đường, còn theo hay không là quyền của dân, không áp đặt. Có thể liên tưởng hình ảnh các cụ học vấn uyên thâm xưa: ai có công to, việc lớn, hiếu, hỷ... đến xin lời khuyên thì cho, ai tin thì làm theo, không bắt buộc. ...Như vậy, nhất thể hóa phải hiểu là người có uy tín nhất, có năng lực nhất, có quyền lớn nhất trong Đảng ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp của nhà nước, để dân hoặc cơ quan đại diện của dân lựa chọn và quyết định, đúng nguyên lý quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Giữ nguyên có rất nhiều trùng lặp Vì vậy, đảng cầm quyền bằng cách cử cán bộ nắm giữ trọng trách tại các cơ quan quyền lực nhà nước nhưng những người có uy tín nhất, năng lực nhất phải ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp. Mô hình ấy hợp lý nhất.
------------
Thí điểm Nhất thể hóa bí thư-chủ tịch ở Quảng Ninh: Bớt họp hành, tăng trách nhiệm
Lấn sân và qua mặt; Bớt họp hành liên miên; Hết đùn đẩy trách nhiệm
...Lo ngại lớn nhất của việc nhất thể hóa là khi có quyền lực tập trung trong tay, người đứng đầu dễ chuyên quyền, độc đoán. Để phòng ngừa, chính quyền Hạ Long tăng cường giám sát, kiểm tra từ trên xuống. Thành ủy mở thêm nhiều kênh thông tin, lắng nghe phản ánh từ cơ sở, nhất là tiếng nói từ khối MTTQ và các đoàn thể dưới phường, lấy đây làm nguồn quan trọng để đánh giá cán bộ phường....
--------------
Nói đi nói lại thì cũng là những cách thâu tóm quyền lực... tuy là có lo ngại mồm. Vậy xem quyền lực nắm quân đội của VN tại đâu : CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH:
Ông Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCNVN
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
CÁC UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH:
Ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
Ông Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ông Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Ông Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
RFI Quân đội vẫn đóng vai trò chủ chốt duy trì quyền lực của các chế độ
Diễn biến tại Thái Lan đã nêu bật thực tế : nếu không được quân đội tích cực hỗ trợ, thủ tướng Abhisit Vejjajiva khó có thể dẹp yên các cuộc biểu tình bạo động do phe áo đỏ thân Thaksin tiến hành trong mấy ngày qua.
Theo các nhà phân tích, thí dụ ở Thái Lan hoàn toàn không phải là trường hợp cá biệt ở Đông Nam Á, nơi mà quân đội vẫn là thế lực có khả năng củng cố hay khuynh đảo các chính quyền.
Tại Thái Lan, chính quân đội đã tiến hành đảo chánh lật đổ chính phủ của thủ tướng dân cử Thaksin Shinawatra vào năm 2006 để lên cầm quyền trong khoảng một năm. Cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm 2007 đã đưa những người thân cận với cựu thủ tướng Thái Lan trở lại chính quyền. Các thành phần đối lập đã tổ chức biểu tình rầm rộ đòi lật đổ chính phủ, với đỉnh cao là cuộc chiếm đóng hai sân bay Bangkok trong hơn một tuần lễ vào cuối năm 2008.
Trong suốt thời gian đó, quân đội Thái Lan đã hết sức thụ động, không can thiệp. Thái độ gián tiếp ủng hộ này đã kéo theo hệ quả là chính quyền thân Thaksin bị lật đổ, phải nhường chỗ lại cho phe đối lập.
Lần này, trong một chừng mực nào đó, kịch bản cũ lại tái diễn với phong trào biểu tình của lực lượng áo đỏ thân cựu thủ tướng Thái Lan xuống đường đòi chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Tuy nhiên, trái với một vài tháng trước đây, quân đội Thái Lan đã tích cực giúp đỡ chính quyền tái lập trật tự với kết quả rõ nét là vào hôm nay, phong trào biểu tình chống thủ tướng Abhisit Vejjajiva tại Bangkok đã bị dẹp yên....
Tại các nước khác ở vùng Đông Nam Á, cho dù tình hình hiện nay không đến nỗi nhiễu nhương như ở Thái Lan, nhưng quân đội vẫn được giới quan sát coi là thế lực đóng vai trò thiết yếu trong đời sống chinh trị.
Tại Philippines chẳng hạn, ngay sau khi chế độ độc tài của tướng Marcos bị lật đổ, cho dù đã cam kết « trở về doanh trại », nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội nước này vẫn liên tục tổ chức nhiều vụ đảo chánh chống lại tổng thống dân cử Corazon Aquino. Cựu tổng thống Philippines đã chỉ tiếp tục tại vị được nhờ sự ủng hộ của nhiều chỉ huy quân sự quan trọng. Đổi lại , đường lối chính sách của bà bị giới quân đội chi phối.
Cũng tại Philippines, tổng thống dân cử Joseph Estrada vào năm 2001 đã bị buộc phải từ chức ngay vào giữa nhiệm kỳ vì không còn được quân đội hậu thuẫn.
Tại Indonesia, vai trò của quân đội trong đời sống chính trị cũng rất quan trọng. Chính quân đội do tướng Suharto cầm đầu đã tiến hành đảo chánh lật đổ tổng thống Sukarno vào năm 1965, thiết lập một chế độ độc tài kéo dài hơn ba chục năm. Vào năm 1998, chế độ này sụp đổ, thay thế bằng một chính quyền dân sự. Thế nhưng, người đứng đầu đất nước hiện nay, ông Yudhoyono, nguyên là một viên tướng hồi hưu.
Thí dụ rõ rệt nhất về quyền lực của quân đội tại Đông Nam Á chính là Miến Điện, với chế độ độc tài quân phiệt hiện nay, đã lên cầm quyền từ năm 1988, sau khi dìm phong trào dân chủ trong biển máu. Qua năm 1990, một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức với thắng lợi của đảng của bà Aung San Suu Kyi. Thế nhưng, giới tướng lãnh đã không chịu trao trả quyền hành thậm chí còn đàn áp nặng nề phong trào dân chủ.
Thái Lan, Philippines, Indonesia hay Miến Điện, theo giới phân tích, đó là những thí dụ cho thấy là tại rất nhiều nước trong khu vực, hậu thuẫn của quân đội vẫn mang tính chất quyết định cho sự tồn vong của một chính quyền.
--------------------
PLTP HCM: Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: “Anh giỏi thì anh phải nắm quyền!
Trên hai số báo vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu sơ nét những mặt được, những điều cần tránh khi nhất thể hóa bí thư - chủ tịch. Kỳ này, chúng tôi giới thiệu ý kiến của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (ảnh) qua buổi trao đổi thẳng thắn mới đây. Ông An cho rằng nhất thể hóa mà hiểu và làm đơn giản sẽ không phản ánh đúng nguyên lý mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Từng kinh qua nhiều cương vị ở địa phương, từ chủ tịch UBND cho đến bí thư tỉnh ủy, rồi gắn bó với công tác tổ chức của trung ương nhiều năm, ông mong rằng cùng với nhất thể hóa nên quay trở lại với Hiến pháp 1946: người uy tín nhất của Đảng được dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch nước, đứng đầu hành pháp...
Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt + Nhất thể hóa là cách nói đơn giản, chưa thật chuẩn xác về khoa học, pháp lý. Thực chất, đây là vấn đề Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền. Lãnh đạo là vạch đường chỉ lối, là ngọn đuốc soi đường, còn theo hay không là quyền của dân, không áp đặt. Có thể liên tưởng hình ảnh các cụ học vấn uyên thâm xưa: ai có công to, việc lớn, hiếu, hỷ... đến xin lời khuyên thì cho, ai tin thì làm theo, không bắt buộc. ...Như vậy, nhất thể hóa phải hiểu là người có uy tín nhất, có năng lực nhất, có quyền lớn nhất trong Đảng ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp của nhà nước, để dân hoặc cơ quan đại diện của dân lựa chọn và quyết định, đúng nguyên lý quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Giữ nguyên có rất nhiều trùng lặp Vì vậy, đảng cầm quyền bằng cách cử cán bộ nắm giữ trọng trách tại các cơ quan quyền lực nhà nước nhưng những người có uy tín nhất, năng lực nhất phải ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp. Mô hình ấy hợp lý nhất.
------------
Thí điểm Nhất thể hóa bí thư-chủ tịch ở Quảng Ninh: Bớt họp hành, tăng trách nhiệm
Lấn sân và qua mặt; Bớt họp hành liên miên; Hết đùn đẩy trách nhiệm
...Lo ngại lớn nhất của việc nhất thể hóa là khi có quyền lực tập trung trong tay, người đứng đầu dễ chuyên quyền, độc đoán. Để phòng ngừa, chính quyền Hạ Long tăng cường giám sát, kiểm tra từ trên xuống. Thành ủy mở thêm nhiều kênh thông tin, lắng nghe phản ánh từ cơ sở, nhất là tiếng nói từ khối MTTQ và các đoàn thể dưới phường, lấy đây làm nguồn quan trọng để đánh giá cán bộ phường....
--------------
Nói đi nói lại thì cũng là những cách thâu tóm quyền lực... tuy là có lo ngại mồm. Vậy xem quyền lực nắm quân đội của VN tại đâu : CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH:
Ông Nguyễn Minh Triết, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCNVN
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
CÁC UỶ VIÊN HỘI ĐỒNG QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH:
Ông Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội
Ông Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ông Phùng Quang Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Ông Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an