Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2009

Những trò chơi nguy hiểm trên đồng vốn của Hà Nội* Hanoi’s Capital Games

THE WALL STREET JOURNAL
Những trò chơi nguy hiểm trên đồng vốn của Hà Nội
Hạ thấp giá đồng bạc VN hiện nay không bao giờ là một ý kiến tốt, thậm chí nếu – đặc biệt nếu – Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế bảo quí vị làm như thế.
2-4-2009
Lời phàn nàn về tiền tệ thường xảy ra trong những ngày này là việc đồng đô la Mỹ không cung cấp một cái neo đủ chắc chắn trong những vùng biển đang bị bão tố.
Điều tồi tệ nhất mà một nền kinh tế đang phát triển có thể làm là tạo ra một tình trạng không chắc chắn về tiền tệ nhiều hơn nữa. Vậy mà hiện nay đó chính là những gì mà Việt Nam đang chọn lựa.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã loan báo vào tuần trước rằng cơ quan này sẽ cho phép tiền đồng trao đổi bên trong phạm vi biên độ cộng hay trừ 5% của tỉ giá trao đổi ngoại tệ dựa vào đồng đô la, biên độ nầy rộng hơn so với trước đó là cộng hay trừ 3%.
Mục đích này là “giúp cho tỉ giá trao đổi tiền tệ để bán hay mua linh hoạt hơn và phản ánh đúng nguồn cung cấp và nhu cầu trao đổi ngoại tệ,” ngân hàng này đã cho biết như vậy trong một bản tuyên bố.
Thế nhưng đầu tư ở Việt Nam đang trên đà xuống dốc, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và mọi người đều trông đợi rằng thậm chí (tiền đồng) sẽ còn sụt giảm hơn nữa.
Với những lực nói trên đang đẩy tiền đồng xuống thấp tới mức mà các thương gia có thể bỏ đi, vì mọi sự mở rộng biên độ đều tương đương với một sự hạ giá trị tiền đồng.
Kể từ tháng 12-2007, Hà Nội đã năm lần mở rộng biên độ giao dịch (hạ giá tiền đồng 5 lần). Mỗi lần như vậy tiền đồng lại nhanh chóng đứng ở mức thấp hơn.
Lần này lên đến đỉnh điểm của một sự hạ giá tiền đồng tổng cộng 5% trong tỉ lệ chính thức ở mức trung điểm mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Mọi người đều nói rằng tiền đồng đã rớt giá 10% so với đồng đô la kể từ tháng Một 2008.
Có thể điều này không dường như được ưa thích nhiều lắm, căn cứ vào những sự kiện đang xảy ra ở những nơi khác ở châu Á. Đồng won của Hàn Quốc đã rớt giá 30% so với đô la trong cùng thời kỳ. Sau một sự phục hồi vào giữa năm 2008, đồng đô la của Đài Loan đã giảm giá 11% so với thời điểm cao giá nhất của nó.
Thế nhưng việc hạ giá đồng tiền có những hiệu ứng phụ nghiêm trọng và thường thường là không lường trước được, những điều nầy đang được cảm nhận nghiêm trọng nhất trong nước đang phát triển, tương đối nghèo, và nhỏ.
Một điều lo ngại hiện nay là nạn làm phát. Việt Nam mới đang bắt đầu tự lấy lại thăng bằng sau khi mức lạm phát vọt lên mức 28% vào 2008. Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] đã chạm mức 11,25% vào tháng Ba 2009, chưa tệ như năm ngoái nhưng cũng không phải là tốt nữa.
Trong khi mức lạm phát chút ít có thể là có lợi cho một nền kinh tế đang phát triển (có nhiều việc làm hơn), thì việc “giả” gia tăng giá hàng hóa tính bằng tiền đồng qua việc hạ giá đồng bạc là phương cách sai lầm để làm chuyện ấy.
Hạ giá tiền tệ cũng gây nguy hiểm làm suy yếu khu vực tài chính mới bắt đầu phát triển của Việt Nam.
Khoảng một phần năm tới một phần tư các khoản vay ngân hàng tại Việt Nam được tính bằng đô la; chính ngân hàng trung ương vừa mới phát hành 230 triệu đô la trái phiếu tính bằng đô la có thời hạn một, hai và ba năm. Tình trạng hạ giá đồng bạc tiếp tục sẽ làm cho những khoản vay đó càng khó trả hơn đối với các công ty đang kinh doanh bằng tiền đồng, hoặc cho một chính phủ đang thu những khoản thuế bằng tiền đồng.
Những nguyên lý kinh tế tương tự đã châm ngòi cuộc khủng khoảng tài chính ở châu Á những năm 1997-1998 lại một lần nữa đi vào hoạt động.
Trong một bản báo cáo tháng Một 2009, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright được Đại học Harvard hỗ trợ đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra lý lẽ chống lại việc tiền đồng “quá mạnh so với những đồng tiền khác của các bạn hàng thương mại của Việt Nam.”
Bởi vì đồng tiền mạnh này sẽ làm cho các hàng nhập khẩu rẻ hơn và hàng xuất khẩu ít có lợi hơn, “Việt Nam không thể chấp nhận giá trị thực của tiền đồng được nâng lên quá cao.”
Như đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, vị đại diện tại nước này Benedict Bingham đã nói với chúng tôi trong một bức thư điện tử vào tuần trước, rằng “chúng tôi đã ủng hộ động thái [của Việt Nam] trong 12 đến 15 tháng trươc … theo hướng có tỉ giá hối đoái linh hoạt hơn.”
Ông nói thêm rằng điều này cần phải diễn ra “một cách thận trọng” và “trong bối cảnh của một khuôn khổ chính sách khinh tế vĩ mô lành mạnh.”
Thế nhưng việc này bỏ qua vai trò quan trọng mà một tỉ giá trao đổi tiền tệ ổn định thể hiện trong việc khuyến khích đầu tư, không tính đến việc cho phép các doanh nghiệp lên kế hoạch và rốt cục là để đẩy mạnh sự phát triển và tiêu dùng.
Sự ổn định tiền tệ cũng sẽ làm cho người Việt Nam có thể gia tăng mức tiêu dùng của riêng họ theo thời gian, một mục tiêu chính sách nhằm cắt giảm lạm phát đang có nguy cơ thất bại.
Nếu như Hà Nội muốn làm những việc có lợi cho nền kinh tế của họ, tốt hơn hết các nhà hoạch định chính sách hãy nhắm vào những cải cách thực sự chẳng hạn như mở rộng tự do hóa quy chế quản lý và tư nhân hóa hơn nữa các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ.
Hạ giá đồng tiền, dân dần từng bước một hay bằng cách nào khác, không phải là phương thuốc làm lành lại những gì đang gây ra khó khăn cho Việt Nam.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Hanoi’s Capital Games
Currency devaluation is never a good idea, even if – especially if – the IMF tells you to do it.
From today’s Wall Street Journal Asia.
APRIL 2, 2009, 12:27 P.M. ET

Tổng số lượt xem trang