Sau hàng loạt bài trên các báo quốc tế về vụ khai thác bauxite gây điều tiếng ở Việt Nam, nay tờ Financial Times của Anh nói hẳn rằng đây chính là "món quà của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" cho phía Trung Quốc.
Bài của David Pilling hôm 06/05/2009 nhìn vào cách thức một "nước Trung Hoa đang vươn lên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bản và tăng sức ép lên các nước láng giềng.
Nhưng trong hoàn cảnh của Việt Nam, tác giả nói vụ khai thác bauxite là vấn đề nổi bật, cho thấy thực chất mối quan hệ với Trung Quốc.
Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướng tới.
Theo tác giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có vòng công du một tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạo Trung Quốc.
Hiển nhiên, điều này không nói lên gì về cá nhân Thủ tướng Dũng vì ông cũng chỉ làm như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy "tự đến khách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.
Nhưng điểm quan trọng là, theo bài báo, thủ tướng Việt Nam "đã mang theo các món quà bauxite của Việt Nam, thứ tài nguyên tạo ra nhôm" (nguyên văn: He brought with him gifts of Vietnamese bauxite, the main raw material for aluminium).
Tác giả David Pilling gọi đây là cách "triều kiến Trung Quốc" (pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên.
Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam
Bình luận của Financial Times
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc cũng là vấn đề được hàng loạt báo chí quốc tế như trên Wall Street Journal, New York Times, The Economist hay Asia Times nêu ra như một lý do vì sao chính quyền Việt Nam cứ quyết tâm thúc đẩy vụ bauxite.
Nhưng David Pilling nói Việt Nam "đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam" năm ngoái.
Trong khi không có ai ở Việt Nam, nước từng bị Trung Quốc "chiếm đóng 1000 năm" muốn vội vã trải thảm đón đầu tư của Trung Quốc Financial Times viết rằng chính quyền Việt Nam đã cấm một tờ báo nêu ra vấn đề gai góc về lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhắc đến những phản đối vì lý do môi trường tại Việt Nam khi nhà nước đưa ra dự án bauxite, bài báo nói "Chính quyền cũng chỉ nói cho qua chuyện những lo ngại về môi sinh".
So sánh với khu vực
Một điểm đáng chú ý khác là sự so sánh vị thế và cách hành xử của Hàn Quốc và Việt Nam trong quan hệ với Bắc Kinh.
Bài báo nói Trung Quốc cũng là bạn hàng lớn nhất của Hàn Quốc và ngược lại, các công ty Nam Hàn đã đầu tư tới 40 tỷ đô vào Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc cũng nắm con bài Bắc Hàn vốn là yếu tổ an ninh chủ đạo cho sự sống còn của nhà nước Nam Hàn.
Hàn Quốc cũng có lúc công khai tỏ thái độ khi định nghĩa các quyền lợi chiến lược và ngoại giao của họ đối với Trung Quốc.
Financial Times, bản trên mạng đưa tin rằng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giữa tháng Tư đã công bố một bản phúc trình nói rằng "ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc có thể khiến nỗ lực ngoại giao của Seoul nhằm đảm bảo an ninh về tài nguyên bị nguy hại".
Sự việc đã gây ra một cú chao đảo nhỏ trong quan hệ hai bên, nhất là vì báo cáo cũng đề nghị Seoul phải "có biện pháp chống đỡ đối với Trung Quốc", nhưng rút cuộc các quan chức ngoại giao Hàn Quốc đã phải tìm cách giải tỏa căng thẳng vì quan hệ song phương quá quan trọng.
Còn đối với Đài Loan, đây là ví dụ thứ ba cho thấy sức hút của Trung Quốc.
Tuy Đài Bắc vẫn mua 6,5 tỷ đôla vũ khí từ Hoa Kỳ để phòng thủ trước Trung Quốc, có vẻ như bên cạnh chiến lược cải thiện quan hệ kinh tế, ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được xúc tiến.
Vẫn Financial Times nói chính phủ Mã Anh Cửu gần đây cũng cho các công ty Trung Quốc vào đầu tư và rất có thể sẽ chuẩn thuận vụ công ty China Mobile mua 12% cổ phần trị giá 533 triệu đô trong công ty Far EasTone chuyên về điện thoại di động ở Đài Loan.
Không biết có phải tình cờ hay không mà cùng lúc Trung Quốc đã đồng ý Đài Loan hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới.
Bài báo kết luận rằng với thế lực của Nhật Bản ngày càng giảm sút vì kinh tế trì trệ, Trung Quốc đang tìm cách gây sức ép lên các nước láng giềng, trong đó Việt Nam là nước bị ép nhiều nhất.
------------Tân Rai chính thức lên VTV...thấy cả chữ TQ... úi trùi...
Thành lập nhóm giám sát môi trường dự án bôxit Tân Rai
TTO - Tại buổi làm việc với BQL Dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng sáng 8-5, Bộ trưởng Bộ TN–MT Phạm Khôi Nguyên cho biết: ngay trong tháng 5, nhóm giám sát dự án bôxit sẽ được hình thành để trực tiếp quan trắc, theo dõi các vấn đề môi trường trong suốt quá trình triển khai dự án.
Môi trường là một vấn đề rất lớn của dự án bôxit, do đó Tân Rai phải quyết tâm làm thật tốt dù phải bỏ ra một nguồn kinh phí khá lớn.---> nhưng thành phần nhóm giám sát là ai ???? đầu voi đuôi chuột ... thế nào ???? huhu...
---------------
Tôn giáo phải có vai trò trong xã hội thế tục--Ý Kiến Thêm Về Tây Nguyên