10/04/2015 15:21
(NLĐO) – Nhiều diện tích khoai tây, bắp cải, ớt,…của nông dân sắp đến ngày thu hoạch thì bất ngờ bị nước và bùn đỏ từ trên đỉnh đồi tràn về cuốn phăng.
Ngày 10-4, nhiều hộ nông dân tại khu Bãi Sậy, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã có đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng trước việc hàng loạt diện tích rau, hoa sắp đến kỳ thu hoạch đã bị nước và bùn đỏ từ trên đỉnh đồi tràn về nhấn chìm và vùi lấp mọi thứ.
(NLĐO) – Nhiều diện tích khoai tây, bắp cải, ớt,…của nông dân sắp đến ngày thu hoạch thì bất ngờ bị nước và bùn đỏ từ trên đỉnh đồi tràn về cuốn phăng.
Ngày 10-4, nhiều hộ nông dân tại khu Bãi Sậy, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã có đơn cầu cứu gửi cơ quan chức năng trước việc hàng loạt diện tích rau, hoa sắp đến kỳ thu hoạch đã bị nước và bùn đỏ từ trên đỉnh đồi tràn về nhấn chìm và vùi lấp mọi thứ.
Hơn 2.600 m2 khoai tây của hộ anh Võ Hiếu chỉ còn vài ngày nữa là thu hoạch nhưng nay đã bị nước và bùn đỏ nhấn chìm, khoai đã bị thối rữa hoàn toàn.
Theo các hộ dân, nguyên nhân là do gia đình bà Huỳnh Thị Vàng (xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương) đã san ủi đất trên đỉnh đồi thông để sản xuất và kinh doanh. Trong quá trình thi công, do không tuân thủ các quy tắc về thiết kế đường mương, rãnh thoát nước nên khi gặp mưa lớn đã khiến lượng bùn và nước mưa ồ ạt đổ xuống những khu vườn phía dưới đồi.
Anh Võ Hiếu, một cư dân tại khu Bãi Sậy, cho biết: “Bà Vàng đã cho san ủi mặt bằng trên đỉnh đồi cách đây đã gần nửa tháng. Tuy nhiên, đến ngày 3-4, bất ngờ có một cơn mưa lớn đã đẩy bùn và nước đổ dồn về phía khu nhà kính chúng tôi đang trồng rau, hoa công nghệ cao”.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân đã tìm cách liên lạc với bà Vàng để yêu cầu khắc phục sự cố. Tuy nhiên, bà Vàng lại đổ lỗi là do thiên tai gây ra nên không chịu trách nhiệm.
Gần 2.000 m2 ớt đỏ công nghệ cao của gia đình anh Trung đã bị héo, rụng trái do ngập nước.
Hơn 1.000 m2 bắp cái tím công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Đình Trung bị bùn lấp.
Theo thống kê sơ bộ của người dân, đã có khoảng hơn 6.000 m2 khoai tây, ớt đỏ, bắp cải,… bị hư hại, trong đó nhiều vườn khoai tây củ đã bị thối rữa, hư hỏng hoàn toàn.
Điều bất ngờ là khi làm việc với chính quyền xã Đạ Sar, ông Cill Niêm, cán bộ địa chính xã vẫn chưa nắm được cụ thể tình hình, chính quyền xã đã có liên lạc với bà Vàng nhưng hiện bà này đang đi công tác xa.
Qua tìm hiểu, tại khu vực đất bà Vàng đang cho san lấp nằm trên một quả đồi bao quanh là rừng thông. Có mặt tại khu đất này, chúng tôi còn ngạc nhiên khi hàng loạt cây thông lâu năm đã bị chặt gốc, xẻ gỗ. Được biết, khu vực này thuộc ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim. Vì vậy, bất cứ động thái đốn hạ thông đều không được cho phép. Trong khí đó, khi được hỏi lai lịch, nơi cư trú và việc san lấp đất của bà Vàng với mục đích gì thì chính quyền xã Đạ Sar không trả lời được.
Tin- ảnh: M. Hải
Chính phủ báo cáo Quốc hội về khai thác bôxit: Lỗ trước, lãi sau
* Quản lý lý lịch tư pháp: không cần lập thêm cơ quan
TT - “VN được xác định là một trong những nước có nguồn bôxit lớn trên thế giới. Tổng trữ lượng quặng bôxit đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỉ tấn, đứng thứ ba thế giới” - đó là một trong những nội dung của báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội hôm 23-5 về việc triển khai các dự án bôxit.
Công nhân Trung Quốc khoan giếng ngầm tại công trình khai thác bôxit ở Tân Rai (Lâm Đồng) - Ảnh: N.H.T
Công nhân Trung Quốc khoan giếng ngầm tại công trình khai thác bôxit ở Tân Rai (Lâm Đồng) - Ảnh: N.H.T
Trả lời câu hỏi vì sao quy hoạch bôxit không phải trình Quốc hội thông qua chủ trương, báo cáo này nêu: theo quy định tại nghị quyết số 66 của Quốc hội, chỉ có các dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Quy hoạch bôxit cũng như nhiều quy hoạch khác (điện, dầu khí, thép...) không phải là dự án đầu tư, vì vậy không chịu sự điều chỉnh của nghị quyết 66.
Có hiệu quả
Đối với đề nghị xem xét chuyển địa điểm nhà máy alumin tại khu vực Tây nguyên đến khu vực ven biển, theo báo cáo của Chính phủ, phương án đó đã được tính đến, song xét hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế - xã hội thì đặt nhà máy tại Tây nguyên hợp lý hơn: dù có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với phương án bố trí tại khu vực ven biển (vận chuyển tinh quặng bằng đường ống), nhưng đảm bảo yếu tố tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây nguyên.
Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế, báo cáo cho biết theo Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV), hiệu quả kinh tế của hai dự án đã được tính toán. Theo đó, thời gian thu hồi vốn khoảng 13 năm. Những năm đầu của dự án có một số năm lỗ (lỗ kế hoạch), tuy nhiên đánh giá cả đời dự án là có hiệu quả kinh tế.
Báo cáo nhận định: giá nhôm trên thị trường hiện nay đang ở mức giá sàn rất thấp (1.426 USD/tấn), giảm khoảng 70% so với giá nhôm thời kỳ 2006-2007. Giá alumin cũng tương ứng giảm theo. Tuy nhiên, các dự án alumin Tây nguyên đều có tuổi đời trên 50 năm, vì vậy hiệu quả kinh tế của dự án được tính toán dựa trên cơ sở dự báo, phân tích và lựa chọn giá bán alumin bình quân cho “cả đời” dự án là 362 USD/tấn thì phù hợp.
Khi vận hành, sẽ toàn lao động VN
Về các ý kiến lo ngại công nghệ Trung Quốc không phù hợp, Chính phủ khẳng định: công nghệ Trung Quốc đã được kiểm chứng qua thực tế và có thể áp dụng cho các dự án ở VN.
Chính phủ dẫn báo cáo của TKV cho biết sự tham gia của lao động nước ngoài và VN đối với dự án Tân Rai như sau: trong giai đoạn xây dựng dự án, phần xây dựng mỏ bôxit, khai thác quặng bôxit và phần xây dựng nhà máy tuyển quặng bôxit sẽ sử dụng toàn bộ lao động VN. Phần xây dựng nhà máy luyện alumin (gói thầu EPV) chủ yếu do lao động của nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) thực hiện, một phần do lao động VN thực hiện.
Số lao động Trung Quốc tại công trường nhà máy alumin hiện nay (tháng 5-2009) khoảng 600 người, lao động VN khoảng 350 người. Sang giai đoạn dự án đi vào vận hành, toàn bộ lao động là người VN. Trong trường hợp cần thiết, thời gian đầu vận hành của nhà máy alumin có thể thuê thêm chuyên gia nước ngoài hướng dẫn (người Trung Quốc hoặc nước khác).
Tăng cường bảo vệ môi trường
Theo báo cáo của Chính phủ, kết quả phân tích bùn đỏ của bôxit Tây nguyên đã có kết luận tin cậy về thành phần bùn đỏ không có chất phóng xạ. Tuy nhiên, trong phần dung dịch bùn đỏ còn lượng kiềm dư nhất định. Lượng kiềm này có thể thẩm thấu, gây tác hại cho đất xung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước, vì vậy phải xử lý bùn đỏ theo tiêu chuẩn xử lý chất thải nguy hiểm. Phương pháp thải ướt bùn đỏ dự kiến áp dụng cho dự án alumin Tân Rai và Nhân Cơ tuy đã được áp dụng thành công ở một số nước (Úc, Trung Quốc) nhưng vẫn gây sự lo ngại của không ít người. Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ thành lập các tổ giám sát công tác môi trường ngay từ khi xây dựng Nhà máy alumin Tân Rai (và Nhân Cơ).
Chính phủ cho rằng khai thác và chế biến bôxit Tây nguyên không thể tránh khỏi gây ra những tác động môi trường nhất định, tuy nhiên kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy những tác động môi trường hoàn toàn có thể kiểm soát và khống chế tới mức an toàn cần thiết. Vấn đề quan trọng là cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát các giải pháp bảo vệ môi trường ngay trong quá trình xây dựng cũng như trong suốt quá trình vận hành các dự án alumin.
VÕ VĂN THÀNH
* Thạc sĩ NGUYỄN ĐÌNH XUÂN (ủy viên Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội): Cần chú ý bảo vệ rừng Tây nguyên
Báo cáo cho rằng quy hoạch khai thác bôxit không thuộc dự án phải trình Quốc hội quyết định theo nghị quyết 66, diện tích đất, rừng phải chặt bỏ là nhỏ so với tổng diện tích toàn khu vực. Tuy nhiên theo nghị quyết 66, chỉ cần chuyển đổi 200ha rừng phòng hộ sang mục đích khác đã phải trình Quốc hội quyết định. Hơn nữa, Tây nguyên không chỉ có dự án bôxit, còn 100.000ha cao su sắp trồng, một diện tích lớn cà phê, 16 nhà máy thủy điện đã và đang thực hiện (dự kiến cung cấp 30% sản lượng điện cho đất nước), rồi dự án nhà máy giấy. Tây nguyên còn là rừng đầu nguồn cho tất cả các con sông Trung Trung bộ đến Đông Nam bộ, cung cấp nước cho hàng triệu hecta đất nông nghiệp và hàng chục triệu người ở một vùng kinh tế năng động nhất nước... Nếu không sớm xem xét quy hoạch tổng thể cho Tây nguyên mà chỉ đưa ra bàn bạc từng dự án cụ thể thì chẳng khác nào “thầy bói xem voi”, làm sao có thể quyết định chính xác được. Tôi hi vọng Quốc hội sẽ nhận được nhiều thông tin hơn xung quanh các kế hoạch quan trọng của đất nước. Theo tôi, bảo vệ rừng Tây nguyên là để bảo vệ sự ổn định và phát triển kinh tế của cả nước, không phải chỉ riêng cho Tây nguyên. Bất cứ một dự án kinh tế nào nếu có nguy cơ làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên ở Tây nguyên cần được tính toán hết sức thận trọng đến lợi ích toàn cục của nền kinh tế để tránh gây hậu quả đáng tiếc về lâu dài. V.V.T. ghi * Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (tỉnh Đắc Lắc): Mong vụ bôxit được thảo luận thấu đáo
- Tôi chưa rõ hình thức thông báo và thảo luận như thế nào vì trong lịch không có dành buổi nào cả. Nhưng tôi tin chắc sẽ có thảo luận về chuyện này vì những dự án lớn Quốc hội cần có ý kiến, không phải chỉ chuyện giá tiền bao nhiêu mà còn vì ý nghĩa quan trọng của nó. Tôi rất mong vụ bôxit sẽ được thảo luận một cách thấu đáo để lấy ý kiến các đại biểu. Mỗi đại biểu hiện nay đại diện 144.000 cử tri, nếu như đây là chủ trương của Đảng thì ngoài trách nhiệm với Đảng, mỗi đại biểu còn phải có trách nhiệm với 144.000 cử tri, mà ý kiến của dân là rất quan trọng. * Ông là người ký tên trong bức thư kiến nghị của giới trí thức về việc khai thác bôxit. Hiện đã có phản hồi gì về kiến nghị trên? - Tôi cho phản hồi nhanh nhất và tốt nhất là Bộ Chính trị đã có kết luận, Thủ tướng đã có chỉ đạo yêu cầu rà soát lại các dự án đang triển khai. Như thế là đã coi trọng những quan ngại của các trí thức về vấn đề môi trường, lợi ích kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. * Vậy vấn đề còn lại ở đây là gì? - Là giám sát, làm sao phải đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Chẳng hạn chỉ đạo rất đúng của Thủ tướng là không sử dụng lao động phổ thông nước ngoài. Hiện chỉ có một nhà thầu nước ngoài duy nhất và nếu nhà thầu yêu cầu phải là người của họ thì ta phải xử lý ra sao? Hay như việc Nhà nước yêu cầu phải di dân đến những nơi có điều kiện sống, canh tác tốt hơn liệu có làm được không, làm ra sao? Hay về kỹ thuật, chúng ta không đấu thầu chọn các công ty trên thế giới thì liệu chất lượng có bảo đảm? * Thưa ông, chủ trương là thí điểm để rút kinh nghiệm nhưng chỉ có dự án Tân Rai ở Lâm Đồng là đấu thầu chọn nhà thầu rồi dùng kết quả đó chỉ định thầu luôn cho dự án Nhân Cơ ở Đắc Nông. Như vậy rốt cuộc chỉ có một nhà thầu với một công nghệ giống nhau thì liệu có hạn chế cơ hội đối chứng để chọn công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất? - Tôi không có chuyên môn công nghệ về lĩnh vực này, do đó nên để Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường giám sát và kết luận. Nhưng quan điểm của tôi là trong bất kỳ lĩnh vực công nghệ nào, nếu có nhiều nguồn, nhiều nhà thầu khác nhau vẫn có lợi hơn là chỉ định thầu. N.TRIỀU ghi |
______________
Tin, bài liên quan:
>> Tây nguyên: các dự án bôxit chuyển động
>> Khai thác bôxít phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thể phát triển bằng mọi giá
>> Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp
>> Tây nguyên sẽ “chết” vì...khai thác bô xít
>> Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam
>> Bộ Chính trị kết luận vấn đề bôxit: Thực hiện nghiêm ngặt bảo vệ môi trường (*)
>> Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Rà soát lại quy hoạch bôxit
>> Thành lập nhóm giám sát môi trường dự án bôxit Tân Rai
>> Dự án bôxit Tân Rai: Sẽ lập “đội đặc nhiệm” giám sát môi trường
>> Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa ổn
>> Đưa bôxit lên bàn nghị sự của Quốc hội
>> Khai thác bôxít phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thể phát triển bằng mọi giá
>> Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp
>> Tây nguyên sẽ “chết” vì...khai thác bô xít
>> Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam
>> Bộ Chính trị kết luận vấn đề bôxit: Thực hiện nghiêm ngặt bảo vệ môi trường (*)
>> Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Rà soát lại quy hoạch bôxit
>> Thành lập nhóm giám sát môi trường dự án bôxit Tân Rai
>> Dự án bôxit Tân Rai: Sẽ lập “đội đặc nhiệm” giám sát môi trường
>> Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa ổn
>> Đưa bôxit lên bàn nghị sự của Quốc hội
Tin bài liên quan
* Tất cả...
---------------------------
Chủ Nhật, 24/05/2009, 08:04 (GMT+7)
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh đề án nếu được thực hiện sẽ có nhiều tác dụng. Trước hết là ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân cho giáo dục được sử dụng hiệu quả hơn do áp dụng các quy định về công khai và kiểm tra tài chính, đánh giá chất lượng giáo dục. Đồng thời “công bằng xã hội cao hơn hẳn trước kia, người nghèo được đảm bảo cơ hội học tập cho con em hơn hẳn” do ở các trường công lập trong giáo dục phổ thông, chi phí học tập cho con em sẽ không quá 6% thu nhập hộ gia đình.
uhmmm, dường như nói gì nói, giống như nước đổ lá khoai nhỉ ???
Chính phủ báo cáo Quốc hội về các dự án bauxite (VnEconomy).+ Bài học “bất ngờ” với Trung Quốc vẫn còn đó (bauxitevietnam.info)- Hiệp hội điều hành xuất gạo là vô lý (Tiền Phong).
- Đưa bôxit lên bàn nghị sự của Quốc hội - (17/05)
- Chi 255 tỉ đồng giải tỏa, xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ - (12/05)
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa ổn - (10/05)
- Dự án bôxit Tân Rai: Sẽ lập “đội đặc nhiệm” giám sát môi trường - (09/05)
- Thành lập nhóm giám sát môi trường dự án bôxit Tân Rai - (08/05)
* Tất cả...
---------------------------
Chủ Nhật, 24/05/2009, 08:04 (GMT+7)
TT - Cuộc họp trực tuyến của Bộ GD-ĐT với các sở GD-ĐT cho thấy dường như ngành giáo dục thống nhất cao với đề án tăng học phí.
GS Phạm Phụ phát biểu tại hội nghị góp ý đề án đổi mới cơ chế tài chính sáng 23-5 - Ảnh: H.Thuật
GS Phạm Phụ phát biểu tại hội nghị góp ý đề án đổi mới cơ chế tài chính sáng 23-5 - Ảnh: H.Thuật
Sáng 23-5, Bộ GD-ĐT đã tổ chức một hội nghị qua mạng để lấy ý kiến đóng góp của đại diện ngành cho dự thảo đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo trước khi bộ trưởng báo cáo trước Quốc hội vào ngày 30-5.
Qua các ý kiến, dường như ngành giáo dục đã có sự “thống nhất cao” với chủ trương tăng học phí!
Giàu chi nhiều, nghèo chi ít
Mở đầu, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục - đào tạo. Trong đó, ông Nhân cho rằng “với những mục tiêu, giải pháp Bộ GD-ĐT đề xuất trong đề án, chi phí đầu tư cho giáo dục sẽ tăng lên, chính sách tài chính nói chung và học phí nói riêng mang tính nhân văn hơn, quan tâm đến người nghèo tốt hơn”.
Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trình bày bảy lý do vì sao phải đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Ông khẳng định: “Theo đề án, khung học phí mới không thể là gánh nặng đối với người dân, vì học phí được xây dựng theo nguyên tắc tăng thu đối với người có khả năng chi trả, còn người nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn”. Ông Nhân còn phân tích thêm: bản chất bình đẳng của học phí nói riêng và phần đóng góp của người dân trong giáo dục nói chung là trách nhiệm đóng góp tương ứng với khả năng.
Gửi nguyện vọng đến đại biểu Quốc hội Kết thúc hội nghị, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các giám đốc sở GD-ĐT, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ cần có một văn bản gửi trực tiếp tới trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng thời gửi về bộ “trình bày rõ quan điểm của ngành giáo dục địa phương đối với đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục - đào tạo giai đoạn 2009-2014”. Theo ông, “đó là tiếng nói quan trọng đối với Quốc hội”. |
Đối với đào tạo nghề (từ dạy nghề đến ĐH), ông Nhân cho rằng: “Học phí tăng thêm sẽ làm chi phí cho đào tạo một người học tăng thêm, là tiền đề trực tiếp để nâng cao chất lượng đào tạo mà SV, học sinh là người hưởng lợi trực tiếp”.
Tóm lại, theo phân tích của ông Nhân, với tám giải pháp của đề án đổi mới cơ chế tài chính, trong đó có khung học phí mới, Nhà nước, xã hội, người học và gia đình đều được hưởng lợi ích, đời sống và điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên được chăm lo tốt hơn để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Sở, trường đều muốn tăng!
Hầu hết những ý kiến đều bày tỏ sự ủng hộ các giải pháp trong đề án và chủ trương tăng học phí của Bộ GD-ĐT. Thậm chí ông Hoàng Văn Châu, hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, bày tỏ: chỉ cần đủ chi lương, chưa nói đến các chi phí đào tạo khác, học phí phải thu ở mức 290.000 đồng/tháng mới đủ trang trải. Ông Nguyễn Hữu Đức - phó giám đốc ĐHQG Hà Nội - kiến nghị: lộ trình tăng học phí đào tạo đại trà của Bộ GD-ĐT hợp lý nhưng đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao, tài năng, các chương trình đạt chuẩn quốc tế, được kiểm định chất lượng cần có lộ trình tăng học phí... nhanh hơn, mức cao hơn!
Bà Phạm Thị Hồng Nga, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho rằng khung học phí đối với giáo dục phổ thông hiện nay là quá thấp, gây khó khăn cho hoạt động của các trường do triền miên thiếu kinh phí. Bà Nga cho biết theo khung học phí mới, Hà Nội dự kiến sẽ có năm mức học phí khác nhau trên địa bàn.
Trong đó đối tượng HS nghèo, đối tượng chính sách được miễn phí hoàn toàn, học phí đối với các xã miền núi của Hà Nội mở rộng sẽ rất thấp, không thay đổi so với hiện nay, HS có cha mẹ làm nông nghiệp nộp học phí theo một mức thấp, cơ bản không thay đổi so với hiện nay. Chỉ còn hai mức học phí đối với khu vực nội thành, đối với địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội, các trường chất lượng cao là sẽ có sự điều chỉnh.
Chỉ duy nhất có ý kiến của TS Lê Trường Tùng, hiệu trưởng Trường ĐH FPT, kiến nghị Bộ GD-ĐT có thể xem xét giảm dần học phí cho bậc THCS vì đây là bậc học nằm trong chương trình phổ cập giáo dục. Theo ông Tùng, nếu miễn học phí THCS ngay thì có thể gây khó khăn cho ngành giáo dục, nhưng với tính toán của bộ về khoản kinh phí cần bổ sung nếu miễn học phí thì với lộ trình tiến tới năm 2014, mỗi năm có thể giảm dần mức thu học phí để tiến tới miễn phí THCS vào năm 2014. Tuy nhiên đề xuất này chưa nhận được sự phản hồi ngay tại hội nghị của Bộ GD-ĐT.
THANH HÀ
Mức tăng và lộ trình
Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh một số nội dung của đề án liên quan đến thời gian thực hiện. Theo đó, thời gian thực hiện là từ năm 2009 đến 2014, kéo dài thêm hai năm so với dự kiến trước đây.
Khung học phí mới đối với giáo dục phổ thông, ĐH và dạy nghề sẽ được áp dụng từ năm học 2010-2011. Dự kiến với các mức tăng lần lượt từng năm, đến năm 2014, học phí ĐH sẽ lên đến mức cao nhất trong khung học phí mới: riêng ngành sư phạm là 500.000 đồng/tháng, các nhóm ngành khác từ 550.000-800.000 đồng/tháng. Đối với học phí đào tạo nghề, đến năm 2014, học phí của tám nhóm ngành sẽ từ 500.000-700.000 đồng/tháng. Đối với học phí phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục duy trì quan điểm xác định khung học phí mới theo nguyên tắc không quá 6% thu nhập bình quân hộ gia đình.
Năm học 2009-2010, trong lúc chưa áp dụng khung học phí mới, học phí của giáo dục phổ thông sẽ giữ nguyên. Đối với giáo dục ĐH và dạy nghề sẽ tăng học phí theo nguyên tắc bù đắp 50% mức trượt giá so với năm 2000. Bộ GD-ĐT đề nghị mức học phí ĐH, CĐ năm học 2009-2010 tăng từ 180.000 đồng lên 255.000 đồng/tháng đối với tất cả các nhóm ngành đào tạo, riêng ngành sư phạm tiếp tục miễn phí nốt năm học này. Tương tự, học phí đối với giáo dục nghề nghiệp từ 120.000 đồng tăng lên 170.000 đồng/tháng.
-------------------uhmmm, dường như nói gì nói, giống như nước đổ lá khoai nhỉ ???
Chính phủ báo cáo Quốc hội về các dự án bauxite (VnEconomy).+ Bài học “bất ngờ” với Trung Quốc vẫn còn đó (bauxitevietnam.info)- Hiệp hội điều hành xuất gạo là vô lý (Tiền Phong).