Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2009

180.Đại tướng Giáp đối diện với cuộc chiến cuối cùng

180.Đại tướng Giáp đối diện với cuộc chiến cuối cùng

The FirstPost

Ông đã đánh bại người Pháp

Ông đã làm bẽ mặt những người Mỹ

Giờ đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam

đối diện với cuộc chiến cuối cùng của mình

Tom Fawthrop

Ngày 27-5-2009

General Vo Nguyen Giap

Năm 1954, tướng Võ Nguyên Giáp đặt kế hoạch và chỉ huy một cuộc bao vây bi hùng 57 ngày mà kết quả mang lại là đánh tan đế quốc Pháp ở Đông Dương.

Đó là một chiến thắng hủy diệt cái vẻ như vô địch của phương tây và khuyến khích các cuộc đấu tranh chống lại chế độ thực dân trên khắp thế giới.

Suốt cuộc chiến tranh với Mỹ, tướng Giáp một lần nữa lại là vị tổng tư lệnh, nhưng lần này ông gánh vác nhiều trách nhiệm hơn với chức vụ bộ trưởng quốc phòng trong chính phủ của Hồ Chí Minh ở miền Bắc Việt Nam.

Đường tiếp vận đáng ngạc nhiên trải dài 3200 km xuyên qua núi rừng dày đặc và được gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh” là sáng kiến của tướng Giáp. Con đường này là một trong những con đường bị dội bom nhiều nhất trong lịch sử chiến tranh. Tướng Giáp cũng phác họa kế hoạch và chỉ huy trận tấn công sau cùng vào mùa Xuân năm 1975.

Tướng Giáp hiện được nhiều người xem như một trong những vị chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20 – điều đáng chú ý được ghi nhận rằng xuất thân của ông là một người thuần túy dân sự — những năm làm việc đầu tiên của ông là làm nhà giáo và nhà báo. Sau trận thắng, những người theo đường lối cứng rắn nắm quyền kiểm soát đảng cộng sản Việt Nam đã ghen tức về sự nổi tiếng ở quốc tế của tướng Giáp và khả năng trí tuệ của ông và vị anh hùng của cuộc chiến tranh đã bị đẩy ra khỏi bộ chính trị vào năm 1982. Năm 1991, tướng Giáp về hưu với chức vụ phó thủ tướng.

Người chiến sĩ nổi tiếng nhất của quốc gia này hiện vẫn còn đang chiến đấu. Cuộc chiến đó là về môi trường.

Vi tướng 97 tuổi có thể chất yếu, nhưng tinh thần còn rất sáng suốt, ông sống với người vợ trong một căn nhà rất lớn ở Hà Nội, nơi đây ông đang có một cuộc sống khiêm nhường. Ông thức dậy vào lúc 5 giờ sáng và bắt đầu một ngày bằng các bài tập thể dục hít thở sâu trước khi mở chương trình của đài phát thanh quốc tế bằng tiếng Pháp (RFI), và nghe tin tức trên đài phát thanh tiếng Việt.

Đời sống ở nhà thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi cuộc viếng thăm của các nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam và ngoại quốc. Tổng thống Lula của nước Brazil, Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela và tổng thống Thabo Mbeki của Nam Phi đã tới thăm tướng Giáp vào năm 2008. Một số các nhà chính trị của Hoa Kỳ cũng viếng thăm ông, trong đó có ông Robert McNamara, cựu bộ trưởng Quốc phòng vào thời chiến tranh Việt Nam.

Tướng Giáp ít còn thấy xuất hiện trước công chúng, kể cả việc ông nắm giữ một số chức vụ danh dự trong hội cựu chiến binh và hội sử học, nhưng người chiến binh nổi tiếng nhất của quốc gia này vẫn còn chiến đấu. Lần này cuộc chiến là về lãnh vực môi trường.

General Vo Nguyen Giap - siege of Dien Bien Phu

Giap masterminded the siege of Dien Bien Phu, which crushed the French and destroyed the aura of Western invincibility

Chính phủ VN ham muốn chạy theo sự phát triển kinh tế và rồi đã bị trật đường rầy vì cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu, hiện nay đang tham gia vào một cuộc khai mỏ bauxite ước lượng khoảng 8 tỉ tấn. Bauxite là loại quặng chủ yếu để sản suất nhôm.

Hai phần ba bauxite của Việt Nam được tìm thấy ở Tây nguyên, một miền đất phì nhiêu vừa có nhiều cảnh đẹp tuyệt vời, gồm nhiều dãy núi cao với rừng rậm dầy đặc, các đồn điền cà phê và, một số người đang bàn bạc, là một khu vực có tiềm năng to lớn dành cho du lịch sinh thái. Hiện đang có nhiều nỗi lo sợ rằng việc khai mỏ lộ thiên sẽ tàn phá các khu rừng rộng lớn, hủy hoại mùa màng, và để lại các chất trầm tích là loại bùn đỏ độc hại.

Mặc cho lịch sử lâu dài của Việt Nam về các mối tranh chấp với Trung Quốc, (nước đã xâm lăng vào Việt Nam vào năm 1979) hãng nhôm khổng lồ của Trung Quốc là Chinalco đã được cấp một hợp đồng dành cho một trong nhiều khu mỏ bauxite. Nhưng vào tháng 1-2009 năm nay, tướng Giáp đã gởi một lá thư ngỏ để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chận đứng kế hoạch nầy lại.

Tầm cỡ của tướng Giáp như một vị anh hùng dân tộc, là người tâm phúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh, và là một trong vài ba chính trị gia không bị tai tiếng mà ai ai cũng phải công nhận. Chính quyền Việt Nam đã nhận ra rằng họ không thể nào xem ông như một nhà bất đồng chính kiến được. Thêm vào đó, ông đã từng là một nhà môi trường rất tích cực trong những năm 1980 khi còn làm phó thủ tướng, thành tích về môi trường của tướng Giáp là đáng tin cậy.

Theo nhà khoa học Nguyễn Hữu Ninh, (là một thành viên trong một nhóm các khoa học gia của Liên Hiệp Quốc đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2007 vì thành tích về các nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu) thì Tướng Giáp có một sự hiểu biết về môi sinh thật sự. Hơn nữa, “ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, Tướng Giáp là nhà lãnh đạo đầu tiên tập trung vào các vấn nạn của môi trường”. Ông rất say mê về phong trào bảo vệ môi trường. Vào năm 1986, sau khi viếng thăm nước Anh, một vị giáo sư quay trở lại Việt Nam có mang theo một cuốn sách “Nhỏ mà Đẹp” “Small is Beautiful” của tác giả Schumacher và tặng cuốn sách ấy cho tướng Giáp vào tối thứ Sáu; vào ngày thứ Hai kế đó, tướng Giáp đã đọc xong cuốn sách và đã hỏi còn có nhiều sách về môi trường nữa không.

General Vo Nguyen Giap meets Hugo Chavez

Giap is still honoured by visiting dignitaries, including Hugo Chavez, president of Venezuela

Vì thế lá thư ngỏ của vị “tướng lãnh môi trường xanh” nêu lên chi tiết về các hậu quả của các hợp đồng khai mỏ là gây sự tổn hại môi trường, nguy hại tới các sắc dân thiểu số và ngay cả đe dọa tới an ninh quốc gia, đã thúc đẩy một cuộc phản đối chưa từng có từ trước tới nay, một biến cô hiếm hoi trong một quốc gia cộng sản độc đảng. Sự phản đối nầy cũng hiếm hoi trong một quốc gia độc đảng mà một cuộc phản đối như thế cũng được tường thuật trên hệ thống truyền thông do nhà nước làm chủ.

Sự can thiệp của tướng Giáp đã thúc đẩy 135 nhà trí thức ký tên vào một bản kiến nghị gới tới Quốc Hội kêu gọi chận đứng dự án khai thác bauxite.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó đã mô tả “khai thác mỏ bauxite như là một chính sách lớn của đảng và nhà nước” đã cảm thấy ông ta không có sự lựa chọn nào hết ngoại trừ rút lui kế hoạch. Vào tháng trước, sau khi có một cuộc hội thảo về môi trường, thủ tướng Dũng đã đồng ý thu nhỏ bớt việc khai thác cho đến khi có một sự đánh giá về tác động của môi trường có thể được đưa ra.

General Vo Nguyen Giap

Giap is a national hero, confidante of late president Ho Chi Minh and one of Vietnam’s few untainted politicians

Hiện giờ những người phản đối đang chất vấn hiệu quả kinh tế của mỏ bauxite, cho rằng việc chế biến bauxite đòi hỏi nhiều nước và phải có điện với giá rẻ, và Việt Nam thì đang đối mặt với sự thiếu hụt của cả hai thứ (điện và nước). Thêm vào các quan ngại về môi trường, một số người phê phán đã than phiền về sự hiện diện của hàng trăm công nhân Trung Quốc trong vùng Tây Nguyên chiến lược.

Giữa làn sóng của sự chỉ trích, vị Bộ trưởng môi trường của ông ta cũng tham gia, ông Dũng hiện đã cho dừng công việc ở một mỏ bauxite, dầu vậy ông đã và đang cho phép công ty Chinalco tiến hành làm ở một mỏ khác.

Tướng Giáp có thể không chiến thắng ngay được trong trận chiến môi trường lần này, nhưng ông luôn luôn làm nên một cuộc đấu tranh rất mãnh liệt.


Người dịch: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

——-

The FirstPost

He Slaughtered the Frech. He humiliated the Americans. Now Vietnam’General Giap faces his final battle

By Tom Fawthrop

FIRST POSTED MAY 27, 2009

Tổng số lượt xem trang