Đại diện Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Ban Ki-moon, yêu cầu “không xem xét hồ sơ mà Malaysia và Việt Nam đã nộp đăng ký thềm lục địa mở rộng”. Đương nhiên là không ai bất ngờ, cũng như đã không ai bất ngờ khi Trung Quốc có phản ứng về vụ Đà Nẵng bổ nhiệm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Vấn đề là, khi biển Đông không còn là một tranh chấp tay đôi, Việt Nam phải làm gì để có thể có sự ủng hộ của bạn bè trước các diễn đàn quốc tế.
Khi Đà Nẵng bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch Hoàng Sa, từ Bắc Kinh, Khương Du phát ngôn ngang ngược: “Bất hợp pháp”; từ Hà Nội, ông Lê Dũng chỉ nói ngoại giao: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng”.
Từ khi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa trở thành mối quan tâm của mỗi người dân yêu nước, tôi từng ngày chờ đợi ông Lê Dũng tuyên bố: “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa đã hiện diện, liên tục hàng trăm năm, bằng thịt, bằng xương của quân, dân biết bao thế hệ. Hoàng Sa chỉ mới bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực vào ngày 19-1-1974”. Tôi không nghĩ là Khương Du không biết “bằng chứng” trên đây; vấn đề là, phải chính thức tuyên bố để toàn dân và bạn, thù cùng biết.
Ngày 17-1-1974, ngay sau khi ra lệnh nổ súng cho đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đồng thời yêu cầu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm họp nội các, “dùng mọi phương tiện để phản đối trước quốc tế sự xâm phạm của Trung Quốc”; yêu cầu Thủ tướng chỉ thị cho các đại sứ Việt Nam Cộng Hòa phải lên tiếng và trình bày rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Đương nhiên, những động thái ấy của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn giá trị cả về lịch sử và pháp lý; vấn đề là, cần phải có một lời tuyên bố, thừa kế một cách công khai những bằng chứng nói trên, khẳng định cách mà Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa của nước ta là hoàn toàn bất hợp pháp.
Nhớ năm 2008, khi Trung Quốc tranh thủ sự kiện Olympic cho công bố bản đồ rước đuốc mô tả cả Hoàng Sa và Trường Sa như là một phần của họ, nghiên cứu sinh tại Pháp Lê Minh Phiếu, người được chọn tham gia rước đuốc tại Sài Gòn đã viết thư phản đối Trung Quốc gửi lên Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (IOC). Nhiều người đã mong chờ Chính phủ phản ứng ngay. Rất tiếc, không thấy tuyên bố nào được đưa ra một cách công khai, còn Lê Minh Phiếu thì vào phút chót, đã bị Trung Quốc loại khỏi đội hình cầm đuốc.
Một quan chức ngoại giao cho biết, trong phòng họp, các nhà đàm phán cũng đã “đấu” rất căng, cuộc tranh cãi với người Trung Quốc giằng co cho đến chỉ ít phút trước khi diễn ra rước đuốc (29-4-2008); Trung Quốc đã phải chịu nhượng bộ đưa Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ Olympic. Đó cũng là bằng chứng thành công; nhưng, thành công đó chỉ mới được biết trong mối quan hệ song phương. Điều quan trọng là IOC và thế giới phải biết, trong một thế vận hội đầy tính thể thao, Trung Quốc đã thè “lưỡi bò” để chiếm Trường Sa- Hoàng Sa theo cách chẳng có chút gì “thượng võ”.
Tôi mong Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại và trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư (giờ đây đã là một nhà nghiên cứu tên tuổi về Biển Đông) tổ chức được một hội thảo về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa. Khách mời có thể là: những sỹ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974; các quan chức chính quyền Sài Gòn đã tham dự hoặc chứng kiến các hoạt động phản đối Trung Quốc ở thời điểm ấy. 34 năm trước đây, những người lính ấy đã chiến đấu “can trường” cho dù “chiến bại”, sẽ hữu ích biết bao nếu họ mang những tài liệu sống ấy về, củng cố bộ “bằng chứng Hoàng Sa”.
Tương tự, cũng nên có một cuộc hội thảo do các cựu binh hải quân Việt Nam, những người tham dự trận chiến giữ đảo Gạc Ma hồi năm 1988. Những người anh hùng ấy cũng cần được xem lại đoạn phim về cuộc thảm sát do Trung Quốc tiến hành ở đảo Gạc Ma và xác nhận nó như là bằng chứng. Cả hai cuộc hội thảo này nên được tiến hành theo thể thức hội thảo khoa học và hoàn toàn phi chính phủ.
Về phía Nhà nước, nên mời các nhân chứng nói trên đến những cuộc điều trần có sự chứng kiến của cộng đồng quốc tế và báo giới tại các tòa án và tại Liên Hiệp Quốc. Chúng ta cần làm cho Thế giới nhận biết sự kiện xâm lược của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, diễn ra trong các năm 1956, 1974 và năm 1988.
Đành rằng, như tuyên bố của người phát ngôn Lê Dũng, Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý”; nhưng, đây là “bằng chứng đầu tiên”, bằng chứng Trung Quốc đã chiếm đoạt Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam “bằng vũ lực”.
Khi Đà Nẵng bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch Hoàng Sa, từ Bắc Kinh, Khương Du phát ngôn ngang ngược: “Bất hợp pháp”; từ Hà Nội, ông Lê Dũng chỉ nói ngoại giao: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng”.
Từ khi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa trở thành mối quan tâm của mỗi người dân yêu nước, tôi từng ngày chờ đợi ông Lê Dũng tuyên bố: “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa đã hiện diện, liên tục hàng trăm năm, bằng thịt, bằng xương của quân, dân biết bao thế hệ. Hoàng Sa chỉ mới bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực vào ngày 19-1-1974”. Tôi không nghĩ là Khương Du không biết “bằng chứng” trên đây; vấn đề là, phải chính thức tuyên bố để toàn dân và bạn, thù cùng biết.
Ngày 17-1-1974, ngay sau khi ra lệnh nổ súng cho đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đồng thời yêu cầu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm họp nội các, “dùng mọi phương tiện để phản đối trước quốc tế sự xâm phạm của Trung Quốc”; yêu cầu Thủ tướng chỉ thị cho các đại sứ Việt Nam Cộng Hòa phải lên tiếng và trình bày rõ ràng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này. Đương nhiên, những động thái ấy của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn giá trị cả về lịch sử và pháp lý; vấn đề là, cần phải có một lời tuyên bố, thừa kế một cách công khai những bằng chứng nói trên, khẳng định cách mà Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa của nước ta là hoàn toàn bất hợp pháp.
Nhớ năm 2008, khi Trung Quốc tranh thủ sự kiện Olympic cho công bố bản đồ rước đuốc mô tả cả Hoàng Sa và Trường Sa như là một phần của họ, nghiên cứu sinh tại Pháp Lê Minh Phiếu, người được chọn tham gia rước đuốc tại Sài Gòn đã viết thư phản đối Trung Quốc gửi lên Chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế (IOC). Nhiều người đã mong chờ Chính phủ phản ứng ngay. Rất tiếc, không thấy tuyên bố nào được đưa ra một cách công khai, còn Lê Minh Phiếu thì vào phút chót, đã bị Trung Quốc loại khỏi đội hình cầm đuốc.
Một quan chức ngoại giao cho biết, trong phòng họp, các nhà đàm phán cũng đã “đấu” rất căng, cuộc tranh cãi với người Trung Quốc giằng co cho đến chỉ ít phút trước khi diễn ra rước đuốc (29-4-2008); Trung Quốc đã phải chịu nhượng bộ đưa Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ Olympic. Đó cũng là bằng chứng thành công; nhưng, thành công đó chỉ mới được biết trong mối quan hệ song phương. Điều quan trọng là IOC và thế giới phải biết, trong một thế vận hội đầy tính thể thao, Trung Quốc đã thè “lưỡi bò” để chiếm Trường Sa- Hoàng Sa theo cách chẳng có chút gì “thượng võ”.
Tôi mong Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại và trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư (giờ đây đã là một nhà nghiên cứu tên tuổi về Biển Đông) tổ chức được một hội thảo về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa. Khách mời có thể là: những sỹ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974; các quan chức chính quyền Sài Gòn đã tham dự hoặc chứng kiến các hoạt động phản đối Trung Quốc ở thời điểm ấy. 34 năm trước đây, những người lính ấy đã chiến đấu “can trường” cho dù “chiến bại”, sẽ hữu ích biết bao nếu họ mang những tài liệu sống ấy về, củng cố bộ “bằng chứng Hoàng Sa”.
Tương tự, cũng nên có một cuộc hội thảo do các cựu binh hải quân Việt Nam, những người tham dự trận chiến giữ đảo Gạc Ma hồi năm 1988. Những người anh hùng ấy cũng cần được xem lại đoạn phim về cuộc thảm sát do Trung Quốc tiến hành ở đảo Gạc Ma và xác nhận nó như là bằng chứng. Cả hai cuộc hội thảo này nên được tiến hành theo thể thức hội thảo khoa học và hoàn toàn phi chính phủ.
Về phía Nhà nước, nên mời các nhân chứng nói trên đến những cuộc điều trần có sự chứng kiến của cộng đồng quốc tế và báo giới tại các tòa án và tại Liên Hiệp Quốc. Chúng ta cần làm cho Thế giới nhận biết sự kiện xâm lược của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, diễn ra trong các năm 1956, 1974 và năm 1988.
Đành rằng, như tuyên bố của người phát ngôn Lê Dũng, Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý”; nhưng, đây là “bằng chứng đầu tiên”, bằng chứng Trung Quốc đã chiếm đoạt Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam “bằng vũ lực”.