Thứ Ba, 12 tháng 5, 2009

Hoàng Sa Trường Sa---Chuyện đụng trời về Bộ Công Thương: Đồng tiền và chủ quyền

Tại blog Lê Tuấn Huy ... xưa xem hết và chưa dám tin .....

".....Không đâu xa, chính là ở Bộ Công thương, nơi đang là đối tượng bất bình của dư luận do một Thông cáo Báo chí mà trong đó, đã kết luận rằng Kiến nghị ngày 17/04/2009 quanh việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, là “[h]oàn toàn bịa đặt và kích động”.


“Động thái khác” được nói đến là đây, là trang có tên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, mà tôi tình cờ tìm thấy từ đâu đó.

Những website về hợp tác kinh tế quả thực rất hữu ích, cho dù đối tượng có là nước nào, huống hồ Trung Quốc là một trong những đối tác “chiến lược”. Thế nhưng, trang này lại không thuần túy về kinh tế mà trước hết, là một trang chính trị!....Trong khi Việt Nam phải theo dõi sát hải trình của Ngư Chính, thì bài này được đăng thản nhiên, gọi tên lãnh thổ Việt Nam bị chiếm đoạt bằng tên Trung Hoa: Và đây, sự thản nhiên như thế cũng thể hiện khi trực diện chống lại chủ quyền của Việt Nam: Còn đến đây thì có lẽ không cần thêm lời nào nữa: Ngay cả ngôn từ cũng được dùng theo đúng kiểu Trung Quốc dành cho một nhược quốc “nhãi nhép” hay một chư hầu, như trong bản tin về việc bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa ở trên, hay như nói về Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: Như vậy, có thể nói, đây thực chất là một trang tin, nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối, và thông tin đối nội, đối ngoại của Trung Quốc bằng tiếng Việt, gắn liền và thông qua – mà nếu nói nặng hơn, là ngụy trang bằng – kênh thông tin hợp tác kinh tế. Nghiêm trọng hơn, nó được dùng để khẳng định chủ quyền Trung Hoa đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt và tiếp tục hăm he chiếm đoạt, cũng như khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển phía nam mà họ đòi vơ gần như kỳ hết về mình. Lại nữa, việc coi thường thành tố Việt Nam trong sự “hợp tác” này không chỉ về mặt nội dung, mà cả hình thức nữa. Trong lúc cập nhật theo ngày cho những thông tin, quan điểm Trung Quốc, sử dụng ngôn phong Trung Quốc, thì người ta lại không cần biết đến việc đã rất nhiều, nhiều tháng qua, Bộ Thương mại đã sáp nhập với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương, sau Nghị định 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007.

Bên trên, tôi nói trang này được tìm thấy “từ đâu đó” là vì trên website của Bộ Công thương, kể cả trang con của Vụ Hợp tác Quốc tế, ta không thấy link hay banner đến một trang hợp tác cụ thể với một nước nào. Trên Trang tin Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (http://www.chinhphu.vn/ hay http://www.vietnam.gov.vn) và tại sơ đồ website của nó cũng thế. Trong khi đó, ở cuối các trang của Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đều có ghi:

click to comment

Và, ở phiên bản tiếng Việt, tên miền cấp 1 của nó là .vn, cấp 2 là .gov. Ở phiên bản tiếng Trung, tên miền tương ứng là .gov.cn. Như vậy, phiên bản tiếng Việt của trang này là một website thuộc hệ thống Cổng thông tin Điện tử Chính phủ.
Đến đây có thể thấy rằng, Bộ Công thương (mà trước đó là Bộ Thương mại), trên Website Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nhất quán, từ chỗ nhường chủ quyền thông tin cho Trung Quốc qua việc chỉ chuyển tải những thông tin đối nội, đối ngoại, chiến lược, quân sự… của nước họ, đến chỗ đánh mất cả chủ quyền quốc gia qua việc để cho những thông tin đó xâm phạm đến chính chủ quyền của Việt Nam! Việc biểu thị chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lãnh thổ đã chiếm đoạt của Việt Nam lại được thực hiện ngay trên lãnh địa của Việt Nam, bằng chính con người Việt Nam và phương tiện Việt Nam!

Trừ trường hợp website này là do Trung Quốc ngụy tạo hay đã bị Trung Quốc “cưỡng chiếm”, Bộ Công thương không thể chối bỏ trách nhiệm đã tuyên truyền cho Trung Quốc về chủ quyền mà chiếm đoạt đối với biển đảo Việt Nam!

Ai cũng rõ, việc làm ăn của người Việt với các đối tác Trung Hoa ngày một mở rộng và tăng cường, người ta tìm đến mọi cơ hội, từ lớn nhất đến bé nhất. Vậy hàng ngày, bao nhiêu doanh nhân Việt khi tìm kiếm cơ may từ trang web này, đã tiếp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa”, “Nam Sa” và “hùng tâm chính đạo” của họ?! Tác động chính trị và chủ quyền đến giới doanh gia, thông qua làm ăn, quả là một đòn ác hiểm vì họ là phần nào hiện thân của tầng lớp trung lưu, vốn giữ vai trò quan trọng trong những chuyển đổi xã hội.

Một vế trong tên gọi của Bộ Công thương liên quan đến mua bán. Đã mua bán thì gắn liền với tiền bạc. Vậy bộ này sẽ trả lời sao trước việc dùng chủ quyền làm cái “trao đổi” cho các “mối làm ăn”? Một lời đáp giả định phần nhiều sẽ phức tạp, nên nó sẽ khó mà có được từ cơ quan trung ương này; nhưng đối với công luận, sẽ đơn giản hơn nhiều: khi mua bán, đụng đến vài rẻo lãnh thổ, người ta có thể nói là “bán đất”, chứ đụng đến chủ quyền, người ta dứt khoát sẽ nói là bán cái thứ đối nghĩa với “đất” mà dù không nói ra, ai cũng biết là gì!

(Ghi chú: hiện trạng của các trang trên Website Hợp tác kinh tế… được nêu trong bài là tính đến 3.15h ngày 12/05/2009, các web Việt Nam khác là tính đến 9.15h ngày 12/05/2009)......>>>> Gọi hành động này là gì ???
Nhìn kĩ hơn về một trang web lạ trong quan hệ Việt - Trung - 1 magnify

Những ai là người khởi xướng website này ?

---

Các thông tin dưới đây sẽ cho ta biết được rằng, website này được ra đời từ một sáng kiến. Tấm ảnh ở entry này được lấy ra từ tin của tờ Việt Báo (đánh số 2 ở dưới). Sáng kiến chắc là được đưa ra từ những người có mặt trong tấm ảnh.

---

1 - Tin từ Lao Động tháng 11 năm 2006:

Xây dựng Website hợp tác kinh tế và thương mại Việt - Trung
Lao Động số 315 Ngày 15/11/2006 Cập nhật: 7:36 AM, 15/11/2006 http://www.laodong.com.vn/Home/Xay-dung-Website-hop-tac-kinh-te-va-thuong-mai...

(LĐ) - Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương mại) ngày 14.11 cho biết, Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến xây dựng một website chung về hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.

Trước đó, ngày 11.11, Thứ trưởng Bộ Thương mại VN Phan Thế Ruệ và Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Trần Kiện thay mặt hai bộ đã ký bản thoả thuận xây dựng Website hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung. Ngày 16.11, website sẽ chính th...

------------------------
vietnamchina.gov.vnXung quanh chuyện website với tên miền Chính phủ Việt Nam đưa tin khẳng định chủ quyền với Tây Sa của Tàu, đã có nhiều blog bàn, như blog Lê Tuấn Huy (cũng là blog phát hiện đầu tiên), blog Osin, blog NVP. Bác Osin thì coi đó như con ngựa thành Troy. Bác NVP bàn về nó như minh họa cho sự yếu kém của cơ quan chính quyền.

Như bài báo trên Lao Động và thông tin từ website thì website này là website chung của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thuonwg) Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc. Website có hai tên miền: http://www.vietnamchina.gov.vn và http://www.chinavietnam.gov.cn/.
Việc duy trì hai tên miền thuộc hai chính phủ hai nước như vậy không biết có ngụ ý là chia sẻ thông tin chung nhưng mỗi nước sẽ chịu trách nhiệm tên miền của mình?

Website được xây dựng rất hoành tráng. Lễ khai trương website này có sự chứng kiến của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí Thư- Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Trên Vnexpress đưa tin như sau: "
Tại lễ công bố website hợp tác kinh tế và thương mại Việt Trung, đích thân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Tổng bí thư - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng nhấn nút kích hoạt trang thông tin điện tử quan trọng này."

3 nhà lãnh đạo

3 nhà lãnh đạo nhấn nút khai trương website hợp tác kinh tế và thương mại Việt - Trung. Ảnh: Thanh Thuỷ.

Nhưng thực tế cho thấy website tên miền http://www.vietnamchina.gov.vn đã đăng tải những thông tin rất bất lợi cho phía Việt Nam, cả về tranh chấp vùng biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Thật lạ lùng khi trang web của một cơ quan Chính phủ Việt Nam không đưa tin Việt Nam bổ nhiệm Chủ tịch huyện Hoàng Sa nhưng lại đưa tin Trung Quốc phản đối bổ nhiệm này và khẳng định "Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.

Cũng khó hiểu là website thương mại Việt-Trung mà phần Thời sự hầu như toàn đưa các tin chỉ liên quan tới Trung Quốc, và rất nhiều tin không liên quan tới thương mại như "Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào duyệt lực lượng hải quân đa quốc gia"; "Trung Quốc: ưu ái lực lượng hải quân "...

Nếu điểm lại phần "Thời sự" trên website này thì 20 tin trên đấy, không có được 1 tin liên quan tới Việt Nam. Có thể hiểu nếu đây là website của một cơ quan chính phủ Trung Quốc, chẳng hạn của Bộ Thương mại Trung Quốc hay của thương vụ sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam. Nhưng không thể hiểu được nếu đây là một website về giao thương Việt-Trung do hai Bộ thương mại hai nước cùng quản lý?

Và cả chủ tịch nước lẫn Tổng bí thư ĐCS của Việt Nam đều tham dự lễ khai trương cái website có tên miền chính phủ ta nhưng hình như là, do "nước bạn" quản lý hộ. Và nếu vào cái website đấy thì bạn sẽ thấy ngay đó là một mớ hổ lốn, một website chưa hoàn thiện dù đã khai trương gần 3 năm, còn thua một website do một sinh viên năm thứ nhất thiết kế.
Trớ trêu hơn, nếu vào thẳng trang chủ http://vietnamchina.gov.vn/ (không có www) thì lại ra một trang có tiếng Trung và tiếng Nga*. Tiếp tục click vào phần tiếng Nga thì ra trang giao thương Nga-Trung (?) nhưng lại được đặt tạm trên tên miền của chính phủ Việt Nam.

Xem ra "nước bạn" đã tự thiết kế các trang giao thương này cho một loạt các nước. Rồi "nước bạn" chia sẻ với chúng ta, và chịu trách nhiệm luôn cả phần nội dung cho trang web của một cơ quan chính phủ ta nhằm phục vụ việc tuyên truyền của nước bạn. Và cả hai nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam cùng tham dự lễ khai trương, cùng kích hoạt website đấy.

Và rồi Bộ Thương mại và sau đấy là Bộ Công thương để mặc trang web cho phía Tàu thỏa sức khai thác, kể cả đưa thông tin tuyên truyền có hại cho Việt Nam trên trang web (về danh nghĩa) có tên miền của chính phủ Việt Nam. Trong khi đấy thì các vị có thể chỉ tay mắng mỏ 137 trí thức phản đối khai thác bauxite là để cho bọn phản động lợi dụng (?).

Để sự việc trên xảy ra là do ngu xuẩn, là vô trách nhiệm, là tham lợi, hay là gì...chắc một số vị đang ngồi ở Bộ Thương mại cũ và Bộ Công thương hiện nay biết rõ
. Nhưng chắc rằng trong mấy ngày tới, sẽ chẳng có ai ở Bộ đó đứng ra giải thích nguyên nhân và nhận trách nhiệm. Và báo chí chắc hẳn cũng không dám đề cập tới việc Trung Quốc chẳng cần tới tin tặc vẫn kiểm soát được website cơ quan chính phủ ta.

Giặc ở đâu? Giặc ở trong nhà đó. Dấu lông ngỗng rắc từ Hà Nội tới Dak Nong, còn có nơi nào chưa rắc?


PS: Tính tới thời điểm khoảng 12:15 am, ngày 14/5/2009. Xem ra các "bạn" Tàu mượn tên miền gov.vn của chính phủ Việt Nam để thử chơi trang web đang thiết kế của họ?

----------
Tranh cãi ngoại giao về thềm lục địa

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hồ sơ thềm lục địa của Việt Nam 'vi phạm trắng trợn chủ quyền' của Trung Quốc.

---------- Coi tranh cãi ầm ĩ thế này ....

World seabed in dispute at May 13 claims deadline OSLO (Reuters) - The world faces disputes over the seabed from the South China Sea to the North Pole at a May 13 U.N. deadline for claims meant as a milestone toward the final fixing of maritime boundaries.
Tue May 12, 2009 8:45am EDT

By Alister Doyle, Environment Correspondent

OSLO (Reuters) - The world faces disputes over the seabed from the South China Sea to the North Pole at a May 13 U.N. deadline for claims meant as a milestone toward the final fixing of maritime boundaries.

Most coastal states have to define their continental shelves, areas of shallower water offshore, by Wednesday to a U.N. Commission that aims to set limits for national rights to everything from oil and gas to life on the ocean floor.

"This is the sweep after which the maritime limits should be fixed ... the final big adaptation of the world map," said Harald Brekke, a Norwegian official who is a vice-chair of the U.N. Commission on the Limits of the Continental Shelf.

"We are seeing many overlapping submissions," he told Reuters of the deadline, set in 2004. Forty-eight nations have made full claims and dozens more have made preliminary submissions under the deadline.

Russia has made the most spectacular claim by using a mini-sub to plant a flag on the seabed beneath the North Pole in 2007, an area that Denmark also says it will also claim.

And submissions have highlighted territorial disputes between Japan and Russia in the Pacific, between China and neighbors over the South China Sea and between Britain and Argentina over the Falkland Islands in the South Atlantic.

"China possesses indisputable sovereignty ... over the South China Sea islands and their near areas," Chinese Foreign Ministry spokesman Ma Zhaoxu said of islands disputed with countries including Malaysia, Vietnam and the Philippines.

Brekke said the commission cannot decide ownership of the seabed around disputed islands.

LIMITS

Under existing law, nations can exploit the seabed if their continental shelves extend beyond territorial seas stretching 200 nautical miles from the coast. But the exact limits have not been defined on the map -- until now.

So far, the U.N. Commission has approved large parts of claims by Russia, Brazil, Australia, Ireland, New Zealand, Norway, Mexico and a joint submission by European countries around the Bay of Biscay and the Celtic Sea.

The distant offshore seabed had long been viewed as of little commercial interest. But factors such as global warming that is melting the Arctic ice and better drilling technology are bringing change.

A rig owned by oil and gas drilling group Transocean holds the depth record for drilling in water 10,011 feet deep in the Gulf of Mexico in 2003 -- the water under the North Pole, for instance, is 4,261 meters (13,980 ft) deep.

One of a new generation of rigs, capable of drilling in 12,000 feet of water has left a shipyard in South Korea for acceptance testing in the U.S. Gulf of Mexico, said Guy Cantwell of Transocean in Houston.

Brekke said it would take years to resolve all claims, even those which do not overlap. Any country missing the deadline -- set as midnight in New York (0400 GMT Wednesday) -- risks losing the chance of U.N. endorsement.

The United States is among dozens of nations not bound by the May 13 deadline, since it has not ratified the Convention on the Law of the Sea. President Barack Obama hopes to ratify.

About 50-60 developing nations, including many in Africa, have had help in making claims from the U.N. Environment Program (UNEP) with the Norwegian Grid-Arendal foundation, which sees it as a step toward safeguarding the oceans.

"The connections we make with these countries mean that UNEP may be able to help with marine management in future," Peter Prokosch, head of Grid-Arendal, told Reuters.

(Editing by Alison Williams)

Tổng số lượt xem trang