Kể từ ngày bế mạc kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XII vào ngày 15-11-2008 đến ngày khai mạc kỳ họp thứ Năm vào ngày 20-5-2009, đã có 186 ngày trôi qua với biến bao diễn biến trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đổ ập vào nước ta, làm cho GDP của quý 1 chỉ còn tăng trưởng ở mức 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái; các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đều cho thấy tác động tiêu cực này: giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 2,1%, xuất khẩu chỉ tăng 2,4%, nhập khẩu giảm 45%...
Cử tri toàn quốc đang trông chờ kỳ họp Quốc hội lần này để tìm lời giải đáp cho những băn khoăn của họ liên quan đến các chính sách ứng phó với tình hình kinh tế khó khăn: việc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân như thế nào, kích cầu sao cho có hiệu quả nhất và trúng đối tượng cần kích cầu nhất, làm sao để vừa có tiền chi tiêu cho các chương trình kinh tế quan trọng nhưng không để xảy ra tình trạng bội chi ngân sách kỷ lục để lại gánh nặng nợ nần cho những năm sau.
Tuy nhiên, trên bình diện cá nhân, từng cử tri ắt đang kỳ vọng kỳ họp Quốc hội lần này sẽ làm rõ những vấn đề xã hội nhức nhối đang diễn ra trước mắt mọi người dân hàng ngày, hàng giờ. Khủng hoảng kinh tế có thể rất trầm trọng và kéo dài nhưng không dai dẳng và trực tiếp như hiện tượng môi trường sống đang xuống cấp rõ rệt*: Ô nhiễm, kẹt xe, đường phố ngập trong nước và rác, dịch bệnh hoành hành ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Khó khăn kinh tế có thể chưa lan đến các vùng sâu vùng xa nhưng trước mắt người dân bị giải tỏa cho các dự án chưa được làm rõ hiệu quả kinh tế, đã mất đi phương tiện sinh sống. Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, công ty cổ phần alumin Nhân Cơ – TKV chỉ đền bù cho người dân bị giải tỏa để làm dự án bauxite vẻn vẹn 4.000 đồng mỗi mét vuông đất. Thử hỏi với một mức đền bù như thế làm sao hàng trăm hộ dân thuộc dự án alumin Nhân Cơ không phải đối diện với rất nhiều khó khăn cho được. Hàng loạt các vấn đề khác trong giáo dục, y tế, an ninh trật tự xã hội cũng là những chuyện bức bối.
Vấn đề không phải là các đại biểu dùng diễn đàn để nói lại những bức xúc ấy của người dân. Vấn đề là làm sao thay đổi được suy nghĩ của bộ máy hành chính, đừng chạy theo những con số kinh tế khô khan mà hãy hoạch định chính sách dựa vào những thước đo mới, với mục đích sau cùng là ổn định và nâng cao mức sống của người dân. Làm sao để từng cán bộ trong bộ máy nhà nước ý thức được trách nhiệm cao nhất của họ là cùng nhau tổ chức cuộc sống ngày càng tốt hơn cho mọi người chứ không phải là sự lẫn tránh trách nhiệm, là sự đỗ lỗi cho khách quan, cho khó khăn từ bên ngoài.
Vai trò của từng đại biểu Quốc hội đang nặng nề hơn bao giờ hết. Bởi họ hiểu rõ cách làm theo kiểu chất vấn, giải trình, hứa hẹn từng diễn ra ở các kỳ họp trước ắt sẽ không còn được người dân chấp nhận. Quốc hội, nơi đại diện cho quyền lực cao nhất của người dân, có trách nhiệm thực thi quyền giám sát của mình: đối chiếu các lời hứa trước đây với thực tế cuộc sống để làm rõ trách nhiệm của những người thực thi chính sách.
* Nói thêm: Hằng ngày trên đường đi làm, khi phải len lỏi vượt qua các quãng đường có “lô-cốt”, tôi chẳng biết dùng từ nào để diễn tả cái tâm trạng của mình lúc đó: lầm lũi? nhẫn nại? nhẫn nhục? Cái cảm giác bao trùm là mình dần thấy mình và những người chung quanh đang đánh mất lòng tự trọng, sự đàng hoàng phải có. Ai nấy đều phải cố gắng thoát khỏi sự bức bối, nghẽn đường do lô cốt gây ra nên sẵn sàng phóng lên lề đường, chen lấn, dù có muốn đi cho đàng hoàng cũng không được vì đằng sau cứ thúc tới, bên hông chen qua… Lề đường nát bét, lòng đường bị cày xới, bụi khói mù mịt. Tại sao người ta không tổ chức đào đường cho đàng hoàng một chút, tại sao không tập trung làm cho xong đoạn nào ra đoạn nấy. Cả thành phố bầy hầy vấn nạn lô cốt mà nếu biết tổ chức, nếu quan tâm đến chất lượng cuộc sống thì không khó để cải thiện tình hình. Cái này tôi nghĩ nó quan trọng hơn bất kỳ con số tăng giảm GDP nào khác.
------------------
VietNamNet Khó khởi công đúng hạn Nhà máy alumin Nhân Cơ 21/05/2009
- Chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý, Nhà máy alumin Nhân Cơ khó có thể khởi công cuối năm nay, thay vì tính tiến độ từ tháng 10/2009 như hợp đồng đã ký với nhà thầu Chalieco.
Dự án alumin Nhân Cơ bắt đầu triển khai từ năm 2005, với công suất ban đầu 100.000 tấn alumin/năm. Tuy nhiên, sau nhiều lần đấu thầu, tính toán chi tiết cho thấy dự án công suất nhỏ nên hiệu quả kinh tế thấp, TKV đã báo cáo và được Chính phủ cho phép điều chỉnh công suất lên 300.000 tấn, rồi 600.000 tấn alumin/năm, có tính đến nâng cấp gấp đôi.
Theo đó, dự án bao gồm tổ hợp nhà máy khai thác tuyển quặng bô-xít và nhà máy luyện alumin, có tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động cuối năm 2011.
Đến nay, dự án đã thực hiện đầu tư 275 tỷ đồng, bao gồm đền bù xây dựng mặt bằng, làm đường giao thông, mua sắm một số trang thiết bị… Công ty Cổ phần alumin Nhân Cơ - TKV đã ký hợp đồng với Chalieco, chuẩn bị xây dựng nhà máy luyện alumin, công suất 650.000 tấn/năm. Nhà đầu tư cũng đang trình báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đến UBND tỉnh Đắk Nông thẩm định, phê duyệt.
Về nguồn vốn đầu tư, lãnh đạo TKV khẳng định, đã chuẩn bị đầy đủ số tiền ứng trước 20% cho công trình, đồng thời đã phát hành lượng trái phiếu 1.500 tỷ đồng và làm việc với các ngân hàng về nguồn vốn vay.
Chuẩn bị nguồn nhân lực, đơn vị đã gửi đi đào tạo công nhân kỹ thuật 320 con em của tỉnh Đắk Nông, đồng thời đang tiếp tục tuyển dụng 450 thanh niên để đào tạo đợt 2, trong đó có hơn 100 con em người dân tộc thiểu số.
Bô-xít Đắk Nông chứa nhiều kim loại quý hiếm?
Vấn đề xử lý bùn đỏ, cả Tổng cục Môi trường và Cục Thẩm định đánh giá tác động môi trường đều thống nhất với ý kiến của tỉnh Đắk Nông, cần nghiên cứu kỹ kết cấu địa chất khu vực lưu trữ, tính đến những sự cố xấu nhất như vỡ đập hồ chứa bùn đỏ. Vì thực tế ở Đắk Nông đã từng xảy ra tình trạng nứt đất, sạt trượt và lũ quét.
320 thanh niên Đắk Nông đã được gửi đi đào tạo công nhân kỹ thuật. Dự án Nhân Cơ đang tiếp tục tuyển dụng 450 lao động để đào tạo đợt 2, trong đó có hơn 100 con em người dân tộc thiểu số.
|
Cục trưởng Cục khoáng sản địa chất Nguyễn Văn Thuấn, đưa ra thông tin, trong bô-xít ở Đắk Nông có chứa một số kim loại quý hiếm như: kali, van-đa-ni… Những kim loại này sẽ thải ra theo bùn đỏ, nên nhà đầu tư cần tính cả đến việc nghiên cứu, tận thu sau này.
Trong tổng diện tích vùng mỏ bô-xít hơn 500km2, tỉnh Đắk Nông chỉ cho phép khai thác một nửa, phần còn lại là vùng dân cư, rừng đầu nguồn, di tích lịch sử… không được phép hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy vậy, với trữ lượng dự báo 270 triệu tấn tinh quặng, số diện tích còn lại đủ để Nhà máy alumin Nhân Cơ hoạt động trong 235 năm. Bùn đỏ là vấn đề lo lắng trong suốt quá trình dự án, nhưng cũng có thể là “nguyên liệu” để tiếp tục khai thác các loại kim loại còn lại.
Lợi ích của dân phải được đặt lên hàng đầu
Lợi ích của dân phải được đặt lên hàng đầu
Về hiệu quả kinh tế, Bí thư tỉnh ủy Đắk Nông Trần Quốc Huy cho rằng, cần đặt ra nhiều mục tiêu kinh tế gắn với dự án Nhân Cơ. Như vậy, cần phải xây dựng quy hoạch các vùng, các phân khu chức năng, hướng đến sử dụng nguồn quỹ đất “sạch” rất lớn sau khi khai thác bô-xít, cũng như các hoạt động công nghiệp, dịch vụ… đi kèm.
Nhà đầu tư cũng phải nới rộng chính sách đối với người dân vùng dự án, hỗ trợ họ chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm; và quan trọng nhất là hành động phải đi đôi với lời nói, thực sự vì lợi ích của dân. Việc rà soát dự án alumin Nhân Cơ phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị, “không thể hồ hởi chung chung, nếu không được thì phải dừng dự án”, ông Huy nhấn mạnh.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trần Phương, những vấn đề nhạy cảm của dự án alumin Nhân Cơ (giám sát môi trường, quản lý đất sau khai thác) phải được cụ thể hoá bằng những văn bản pháp lý chặt chẽ để đảm bảo môi trường và quyền lợi của dân.
Trong việc bảo vệ môi trường cũng như xây dựng và thực hiện chính sách đối với người dân, cần có sự tham vấn của cộng đồng dân cư.
Công ty Cổ phần alumin Nhân Cơ cũng sẽ dành một tỷ lệ cổ phần nhất định cho người dân Đắk Nông tham gia.
Chưa đủ thủ tục pháp lý
Trong chuyến kiểm tra dự án theo chỉ đạo của Chính phủ hồi đầu tháng, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên chỉ rõ, việc TKV chưa được cấp giấy phép khai thác mỏ Nhân Cơ, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa được phê duyệt, là "chưa đủ thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng nhà máy alumin".
Phó Tổng giám đốc TKV, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần alumin Nhân Cơ Dương Văn Hoà cho biết, nguồn quặng phục vụ nhà máy alumin đã có sẵn 1,3 triệu tấn tận thu từ mặt bằng nhà máy và khu công nghiệp Nhân Cơ giai đoạn 1.
Theo giấy phép tận thu quặng, khi san ủi mặt bằng khu công nghiệp giai đoạn 2, đơn vị sẽ có hơn 10 triệu tấn quặng bô-xít. Số quặng này đủ dùng cho nhà máy alumin trong năm đầu tiên hoạt động. Phải đến năm 2012, dự án Nhân Cơ mới tiến hành khai thác bô-xít trên các vùng mỏ.
Đến hết quý III năm nay, TKV mới hoàn thành việc thăm dò kỹ thuật chi tiết khu mỏ, để hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét cấp giấy phép khai thác quặng bô-xít tại Nhân Cơ. Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khẳng định: "Nếu hồ sơ có đủ chất lượng, Bộ sẽ cấp giấy phép này trong vòng 3 tháng".
Như vậy, đến hết năm nay, Nhà máy alumin Nhân Cơ chưa chắc đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng.
Trước mắt, nhà đầu tư phải hoàn thiện ngay ĐTM, nên tách riêng thành từng báo cáo chi tiết về việc khai thác quặng, luyện alumin. Về việc thẩm định ĐTM, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ xem lại thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Đắk Nông.
Nếu đúng luật, Bộ vẫn yêu cầu chủ đầu tư và UBND tỉnh phải để Bộ tái thẩm định ĐTM dự án Nhân Cơ trước khi tỉnh phê duyệt.
-----------------------------
Trao đổi về các dự án khai thác bô xít Tây Nguyên, vị Phó Chủ nhiệm UB Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh: Chúng ta không đến mức phải “liều”, nên phải tính toán xem đủ khả năng khống chế ô nhiễm thì làm, nếu không thì thôi.
>> Quốc hội “để mắt” toàn diện tới dự án bô xít
>>>> Vâng các ông nói rùi đấy nhé !!!
>> Quốc hội “để mắt” toàn diện tới dự án bô xít