Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2009

Lắng nghe nhưng vẫn tiếp tục khai thác - Việt Nam ra sức thu hút đầu tư Trung Quốc

Lắng nghe nhưng vẫn tiếp tục khai thác RFA Tiếng Việt
KINH TẾ - Việt Nam ra sức thu hút đầu tư Trung Quốc Thời sự Việt Nam và quốc tế bằng Việt ngữ
Cuộc biểu tình vĩ đại ở Pháp nhân ngày Quốc tế Lao động, bệnh cúm đến từ Mêhicô nay đã lan đến Pháp và đến 15 nước khác. Nhưng Wall Street Journal chú ý tới Việt Nam qua một bái báo mang tựa đề « Một thời là kẻ thù của nhau, giờ đây Việt Nam đấu tranh để nhận được đầu tư của Trung Quốc ».
Mở đầu bài báo phóng viên James Hookway viết : « Việt Nam đang cố gắng hết sức mình để thu hút đầu tư của các công ty khai thác mỏ Trung Quốc mặc dù tại Việt Nam đang lớn mạnh một phong trào bảo vệ mội trường và đang phát triển những tình cảm chống Trung Quốc ».

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng khai thác mỏ là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, trong mấy tuần lễ gần đây, một phong trào chống đối ngày càng mở rộng đặt chính phủ vào thế tự vệ.
Thứ ba tuần này, thứ trưởng công thương Lê Dương Quang đã ra thông cáo giải thích rằng một công ty quốc doanh của Việt Nam sẽ thành lập một liên doanh 460 triệu với một công ty Trung Quốc để khai thác mỏ bauxite ở vùng Tây Nguyên. Và, như để xoa dịu những người chỉ trích, ông nhấn mạnh là công ty Trung Quốc sẽ không có một phần vốn quan trọng trong dự án.
Theo bài báo trên The Wall Street Journal, việc khai thác mỏ đặt ra một bài toán hóc búa cho lãnh đạo Việt Nam. Lý do là vì cán cân thương mãi của Việt Nam với Trung Quốc bị thâm thủng 11 tỷ đôla trong năm 2008, và chính phủ Việt Nam mong muốn gia tăng các mặt hàng xuất khẩu như là quặng sang nước láng giềng phương Bắc. Hiện Việt Nam cần khoảng 15,6 tỷ đôla để đầu tư vào việc khai thác mỏ va lọc quặng bauxite đến năm 2025.
Với 5,4 tỷ mét khối bauxite, Việt Nam đang có trong tay trữ lượng bauxite vào hạng thứ ba trên thế giới.
Vùng Tây Nguyên, một nơi sản xuất nhiều nông phẩm.
Một số nhà kinh tế lo ngại là việc lọc bauxite thành alumin sẽ đe doạ các doanh nghiệp khác trong khu vực. Vì Tây Nguyên là nơi sản xuất 80% khối lượng cà phê ở Việt Nam và cũng là nơi sản xuất nhiều nông phẩm khác như là cao su, tiêu và cacao.
Đối với tác giả bài báo trên The Wall Street Journal, nếu như vấn đề khai thác bauxite bị chỉ trích mạnh mẽ cũng là vì những tình cảm chống Trung Quốc của các nhóm bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Nhất là Việt Nam đã trải qua một cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và đã phải chịu đựng ách đô hộ của Trung Quốc trong một ngàn năm.
Ngược lại bài báo nhận thấy là không có nhiều người phản đối công ty Alcoa của Hoa Kỳ đang tiến hành một bài nghiên cứu về tính khả thi của một nhà máy lọc alumin tại miền Nam Việt Nam và công ty này dự tính thành lập một liên doanh lọc alumin trị giá 1,5 tỷ đôla.
-----------
Tuổi Trẻ - Thứ Sáu, 01/05/2009, 23:47 (GMT+7)
VUSTA: “Cần lập tổ chức quan trắc và giám sát độc lập”

TTCT - Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức đã được Bộ Công thương mời tham gia phản biện việc khai thác bôxit và sản xuất alumina tại Tây nguyên. Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngay sau khi Bộ Chính trị có kết luận “về quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bôxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025”, ông Hồ Uy Liêm (quyền chủ tịch VUSTA) nói:
- Trước hết cần nói rằng khi mời chúng tôi tham gia phản biện, hẳn Bộ Công thương, các địa phương nơi có dự án khai thác bôxit và nhà đầu tư (Tập đoàn Than và khoáng sản - TKV) biết VUSTA sẽ ít nhiều có ý kiến khác với họ, nhưng các ý kiến dù khác nhau đều cùng mục đích chung vì sự phát triển bền vững của đất nước.
* Trong kết luận về bôxit, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường. Theo ông, các cơ quan chức năng và nhà đầu tư cần lưu ý những yếu tố nào trong quá trình thực hiện kết luận này ?
- Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường và nghị định, thông tư hướng dẫn (có từ năm 2006) quy định đối với những dự án như khai thác bôxit ở Tây nguyên phải thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Tuy nhiên, TKV chưa thực hiện quy định này (quy hoạch bôxit đến cuối năm 2007 mới được Thủ tướng phê duyệt). Như vậy điều đầu tiên là phải thực hiện đúng quy định nêu trên.
Thứ hai, Bộ Chính trị có yêu cầu đánh giá tác động môi trường của từng dự án (dự án Tân Rai, Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ, Đắc Nông). Việc đánh giá này phải thực hiện trên diện rộng bao gồm cả khai trường bôxit chứ không chỉ thực hiện bó hẹp ở khu vực chế biến alumina. Điều này càng cần thiết đối với dự án ở Nhân Cơ vì những đặc điểm của khai trường khu vực này.
Thứ ba, chúng tôi có băn khoăn về nguồn nước được sử dụng trong quá trình khai thác bôxit và chế biến alumina ở Tây nguyên. Chúng ta biết nước ngầm ở Tây nguyên không nhiều, khi mùa mưa đến thường có mưa lớn, dòng chảy mạnh sẽ mang theo bùn đất (chưa tính bùn đỏ thải ra từ sản xuất) làm đục sông, suối. Mặt khác cũng cần tính đến xung đột về sử dụng nước giữa khai thác bôxit và các hoạt động khác như thủy điện, nước sinh hoạt và phục vụ công nghiệp cho vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam bộ.
Thứ tư, dư luận quan tâm nhiều đến việc xử lý bùn đỏ thải ra từ khai thác bôxit. Với suy nghĩ TKV sẽ có trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc việc xây hồ chứa bùn đỏ thì cũng cần tính đến yếu tố mưa Tây nguyên như đã nói ở trên. Không thể chủ quan, vì ngay ở đồng bằng như Hà Nội thì trận mưa lớn như vừa qua cũng đã gây nhiều khó khăn. Các trận mưa ở Tây nguyên sẽ là mối nguy đối với các hồ chứa bùn đỏ. Đó là trong quá trình khai thác và chế biến, sau này khi xong dự án thì TKV rút đi nhưng hồ bùn đỏ vẫn ở lại. Nếu không được quan tâm đúng mức, các hồ bùn đỏ này có thể bị nứt nẻ, bùn đỏ tràn ra ngoài gây tác hại lớn.
------------

Công an Thái Bình gửi giấy triệu tập bà Hội trưởng Đội Kèn xứ Nam Châu vì đi Thái Hà!

Phong viên Hà Nội

Tổng số lượt xem trang