Lao động nước ngoài ở Tân Rai: Địa phương không "bứng" đi được
- Cũng với dự án này, xin được chuyển sang một vấn đề khác. Ông có thể nói gì về số lượng lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Tân Rai như vừa rồi báo chí đã mô tả?
Ông Lê Thanh Phong là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, người ứng cử ngay tại huyện Bảo Lâm, nơi đang có dự án bôxit Tân Rai và hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy, phụ trách quản lý huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Ông khẳng định khai thác bôxit là chủ trương xuyên suốt, thống nhất qua nhiều năm, với nhiều đời lãnh đạo tỉnh, nhưng lực bất tòng tâm vì Lâm Đồng là tỉnh nghèo. Gần đây, nhờ Chính phủ quyết, nhờ dựa vào "chi viện của Trung ương và của tập đoàn lớn", ý tưởng và mong muốn của địa phương mới thực hiện được.
"Lâm Đồng xem đây là một trong những công trình trọng điểm của địa phương, thường xuyên có cán bộ xuống nắm tình hình, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, để làm sao dự án sớm đi vào hoạt động".
Với ý kiến của các nhà khoa học, của dư luận xã hội và đặc biệt là có một số ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo quản lý trước đây, ông cũng có biết. Nên phải hết sức nghiêm túc xem xét điều gì nguy hại thì chấn chỉnh, không vì phát triển kinh tế mà bất chấp hết mọi việc như môi trường, an ninh quốc phòng... mà cũng không phải vì thế mà sợ rồi không làm gì cả, tài nguyên lại để nằm yên trong lòng đất. Phải đánh giá cả hai mặt, cái gì vì lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia thì làm.
Tuy nhiên ông cũng bộc bạch, lãnh đạo tỉnh đã không hề hay biết khuyến nghị từ đoàn nghiên cứu của Liên Xô trước đây về việc không nên khai thác bôxit tại Tây Nguyên, trong đó có Tân Rai.
Người địa phương chúng tôi hiểu các vấn đề của mình...
Tuy nhiên ông cũng bộc bạch, lãnh đạo tỉnh đã không hề hay biết khuyến nghị từ đoàn nghiên cứu của Liên Xô trước đây về việc không nên khai thác bôxit tại Tây Nguyên, trong đó có Tân Rai.
Người địa phương chúng tôi hiểu các vấn đề của mình...
Làm sao người ở ngoài vào có thể đánh giá được tình hình an ninh quốc phòng
của tỉnh chúng tôi được. Là người địa phương, chúng tôi mới hiểu hết được các vấn đề của mình. (Ảnh: taynguyencultre.vn) |
- Thưa ông Lê Thanh Phong, dư luận hiện giờ rất quan tâm tới dự án Bôxit tại Lâm Đồng. Chính quyền địa phương cũng đang kỳ vọng nhiều vào dự án quan trọng này. Vừa rồi, tỉnh có kiểm tra hoặc mời chuyên gia thẩm định để cân nhắc không?
Tỉnh không có chức năng làm việc kiểm tra cân nhắc đó. Dự án do Chính phủ xem xét, Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam (TKV) lập dự án, và họ có những cơ sở để tin rằng dự án này sẽ thành công và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chúng tôi cũng không mời chuyên gia nào hết. Bản thân tập thể lãnh đạo ngồi lại tổng hợp tình hình xem chủ trương của mình làm thế có hợp lòng dân không, có đúng định hướng phát triển. Tỉnh chỉ họp những vấn đề gì còn sơ suất trong quá trình triển khai dự án như chính sách đối với dân, vấn đề giải tỏa, an ninh, môi trường.
Làm sao người ở ngoài vào có thể đánh giá được tình hình an ninh quốc phòng của tỉnh chúng tôi được. Là người ở địa phương, chúng tôi mới hiểu hết được các vấn đề của mình. Tôi khẳng định Lâm Đồng có đủ điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện dự án.
Tỉnh cũng tin vào phê duyệt đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chúng tôi chỉ giám sát xem họ có làm đúng như vậy không.
Quan phân tích thì hiện nay lãnh đạo Lâm Đồng thấy rằng làm cái này thì cái lợi nhiều hơn, không chỉ cho riêng Lâm Đồng mà còn cho phát triển kinh tế chung của cả nước.
Đến giờ phút này, Lâm Đồng chưa hề có một kiến nghị gì với Chính phủ đề nghị xem xét lại dự án này. Và nếu sau này nếu hậu quả xấu, rủi ro xảy ra trong khi thực hiện dự án này thì khi đó là trách nhiệm của từng người lãnh đạo từng vị trí cần xem lại mình. Vẫn chưa thấy vấn đề gì rủi ro xảy ra, chúng ta mới áng chừng, mới nghe một vài ý kiến thì không thể khẳng định đó là rủi ro được.
Đến giờ phút này, Lâm Đồng chưa hề có một kiến nghị gì với Chính phủ đề nghị xem xét lại dự án này. Và nếu sau này nếu hậu quả xấu, rủi ro xảy ra trong khi thực hiện dự án này thì khi đó là trách nhiệm của từng người lãnh đạo từng vị trí cần xem lại mình. Vẫn chưa thấy vấn đề gì rủi ro xảy ra, chúng ta mới áng chừng, mới nghe một vài ý kiến thì không thể khẳng định đó là rủi ro được.
Khó xử vì nhà thầu lách luật
"Việc lao động nước ngoài vào làm việc bất hợp hợp cần phải rút kinh nghiệm, giờ quy trách nhiệm cho ai cũng khó. Bản thân Lâm Đồng không thể với tay ra ngoài biên giới mà kiểm soát được." (Trong ảnh: Một công nhân người Trung Quốc đi cạnh các công nhân châu Phi tại một mỏ khai thác bô-xít. Nguồn NYT).
|
- Cũng với dự án này, xin được chuyển sang một vấn đề khác. Ông có thể nói gì về số lượng lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở Tân Rai như vừa rồi báo chí đã mô tả?
Sơ sót ban đầu của TKV là không kí kết ràng buộc về sử dụng lao động VN với Chalieco. Theo con số chúng tôi nắm được, hiện có 643 lao động Trung Quốc ở dự án, trong đó cán bộ quản lý là 156 người. Công nhân làm việc trực tiếp (lao động phổ thông) là 487 người, trong đó có 47 nữ. Số người có hợp đồng lao động trên 3 tháng là 490 người.
Nhưng khi nhà máy đi vào hoạt động, họ hết trách nhiệm, sẽ bàn giao, thu hồi mọi dụng cụ, nguyên vật liệu xây dựng nhà máy và rời đi. Lúc đó, người điều hành chính là TKV- đó không phải là người nước ngoài, hoặc nếu có thì chỉ là chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật.
- Nhưng có điều, nhiều lao động phổ thông người nước ngoài đã vào làm việc tại Tân Rai bằng visa du lịch, không đăng ký?
Dư luận có nêu và thực tế có như vậy. Trong quá trình làm, vì muốn lợi và cần đảm bảo tiến độ công trình, nhà thầu Chalieco tìm cách này cách khác lách luật, nên họ đã lấy lao động nước họ sang, vì số lao động này có kinh nghiệm. Họ đã lách luật VN để làm việc đó.
Vài tháng trước, khi họ có hơn 100 lao động, chúng tôi ít quan tâm, vì họ chủ yếu ở vùng dự án. Đến khi nhiều, thuê nhà dân, địa phương mới biết. Chúng tôi đã nắm lại tình hình, chấn chỉnh làm việc với họ.
- Với số lao động không hợp pháp này, các ông đã chấn chỉnh thế nào?
Theo luật, họ phải đăng ký, bổ sung chứng chỉ ngành nghề, yêu cầu làm lại visa, nếu còn thời gian làm việc. Không trục xuất người ta ra ngay được, đuổi người ta đi đâu. Đã đưa vào rồi. Chỉ yêu cầu nhà thầu từ nay trở đi làm đúng quy định của VN. Không lí họ vào rồi, bằng hình thức này hình thức kia, còn quan hệ quốc tế giữa hai bên, không phải muốn làm gì cũng được. Vì thế, trong xử lý công việc cũng phải hết sức thận trọng, không phải làm sao cũng được.
Hiện giờ chúng tôi đang làm, giao cho các ngành chức năng làm việc với chủ đầu tư và chủ đầu tư làm việc lại với họ. Bây giờ phải từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt cái chuyên hợp đồng chui này, họ phải đưa công khai và theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cái này chúng tôi nhắc nhở họ qua nhà đầu tư chứ bản thân Lâm Đồng cũng không làm việc trực tiếp với họ được.
Hiện giờ chúng tôi đang làm, giao cho các ngành chức năng làm việc với chủ đầu tư và chủ đầu tư làm việc lại với họ. Bây giờ phải từng bước hạn chế và đi đến chấm dứt cái chuyên hợp đồng chui này, họ phải đưa công khai và theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cái này chúng tôi nhắc nhở họ qua nhà đầu tư chứ bản thân Lâm Đồng cũng không làm việc trực tiếp với họ được.
- Nhưng vừa rồi, một lãnh đạo của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội nói rằng, không chấp nhận lao động phổ thông là người nước ngoài?
Hợp đồng giữa tập đoàn TKV và nhà thầu Chalieco không đặt vấn đề lao động trong quá trình đó là ai. Khi trúng thầu rồi, nhà thầu vì lợi ích của người ta, vì mục tiêu của họ để hoàn thành các hạng mục công trình, họ có quyền thuê công nhân. Mình không bắt họ làm được vì trong hợp đồng không ràng buộc.
Theo tôi biết, TKV cũng đang khắc phục tình trạng này bằng thương thảo lại tìm cách hạn chế đưa lao động phổ thông Trung Quốc sang. Những việc gì công nhân VN làm được thì để lao động tại chỗ làm. Được biết nhiều công trình do công ty TQ trúng thầu họ cũng đưa công nhân vào, vì có việc người lao động tại chỗ không làm được.
Lao động nước ngoài ở Tân Rai (Ảnh: TT)
|
Địa chỉ trách nhiệm
- Ông có biết hiện nay do kinh tế khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đang cần việc làm. Là người trong bộ máy quản lý Nhà nước ông có quan ngại gì về việc này?
Bây giờ chúng ta mới phát hiện ra kẽ hở luật pháp của chúng ta, chuyện đó làm sao chính quyền địa phương can thiệp được.
Chúng tôi có đặt vấn đề với TKV, khi nhà máy đi vào hoạt động, dứt khoát lấy người địa phương, tạo công việc làm tại chỗ. Hiện nay đã đi đào tạo tại Trung Quốc là 80 người, và khoảng 814 người đào tạo tại chỗ ở Lâm Đồng.
- Theo ông có hay không trách nhiệm của chính quyền sở tại khi để lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại địa phương bằng visa du lịch?
- Theo ông có hay không trách nhiệm của chính quyền sở tại khi để lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại địa phương bằng visa du lịch?
Nếu nói trách nhiệm thì phải bắt đầu từ cửa khẩu, từ các ngành chức năng trong cả nước này. Khi họ vào Lâm Đồng làm việc thì mình mới phát hiện được, làm sao Lâm Đồng với tay ra ngoài biên giới được. Đây là khuyết điểm chung, cần rút bài học. Thực ra nhiều dự án khác lao động phổ thông Trung Quốc cũng vào làm, đâu phải mình Tân Rai.
Cái này là mình rút kinh nghiệm thôi chứ mình nói bây giờ mình quy trách nhiệm cho ai cũng khó. Chúng tôi cũng trong cộng đồng trách nhiệm chung bởi vì là lãnh đạo địa phương mà để xảy ra tình trạng như vậy.
Khi phát hiện hàng trăm lao động phổ thông ở Tân Rai thì chính lãnh đạo địa phương cũng đã xuống kiểm tra và sau đó chỉ đạo các ngành chức năng của mình trực tiếp vào làm việc này. Nhưng giờ mình khắc phục làm sao đừng để cho họ tiếp tục bằng cái hướng này, làm theo cái kiểu này mà họ phải rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật Việt Nam. Mình hướng cho họ vậy thôi chứ mình không thể cách nào mình bứng họ đi được.
Khi phát hiện hàng trăm lao động phổ thông ở Tân Rai thì chính lãnh đạo địa phương cũng đã xuống kiểm tra và sau đó chỉ đạo các ngành chức năng của mình trực tiếp vào làm việc này. Nhưng giờ mình khắc phục làm sao đừng để cho họ tiếp tục bằng cái hướng này, làm theo cái kiểu này mà họ phải rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật Việt Nam. Mình hướng cho họ vậy thôi chứ mình không thể cách nào mình bứng họ đi được.
Đại biểu Võ Văn Đù, Giám đốc Công an Đăk Nông: Nhân dân đồng thuận
Trước khi đi họp Quốc hội, chúng tôi đã tổ chức tiếp xúc cử tri. Nhìn chung, tương đối đầy đủ, với 5 địa bàn có mỏ bôxit, khoảng 1614 cử tri tham dự, với 140 ý kiến phát biểu. Không cử tri nào đặt vấn đề về việc mỏ bôxit triển khai thế nào. Nhân dân đồng thuận.
Chính phủ đã có phương án triển khai. Là tỉnh nghèo, chỉ có công nghiệp mới giúp địa phương phát triển. Cứ tiếp tục trồng cây, nuôi con như hiện nay, đời sống dân không khá được.
Phát triển kinh tế bao giờ cũng có hai mặt. Nhưng vấn đề nào có lợi thì cứ nên làm. Có thể có mặt tác động về môi trường, nhưng báo cáo Chính phủ cũng đã nêu rõ hướng xử lý. Đó là những ý kiến đóng góp, cần tiếp thu. Nhưng cũng cần xem xét để hạn chế thiệt hại.
Chúng tôi là đại biểu QH thì tỉnh ủy, địa phương, hội đồng nhan dân đều đã thống nhất về chủ trương, đều hy vọng kéo theo dịch vụ phát triển, có thêm công ăn việc làm. Nhưng bà con thì không có ý kiến. Người dân tại chỗ không hề thắc mắc, mà tại sao cử tri các nơi cứ thắc mắc.
Những ý kiến góp ý cũng là để phòng ngừa. Trách nhiệm của chúng tôi là làm sao vực dậy đời sống người dân, hạn chế thấp nhất tác động môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự cho dự án triển khai. Có những lo lắng đặt ra của dư luận là vô lý. Có người nói, hiệu quả kinh tế không bằng trồng cây công nghiệp. Nhưng thực tế, không hề trồng được cây.
Hoặc lo về lao động Trung Quốc, không hề có bất kỳ lao động Trung Quốc nào. Chúng tôi cũng cho kiểm soát lao động nước ngoài, nhưng rà soát thì không có. Chủ trương là chỉ dùng lao động địa phương. Chúng tôi cũng sẽ có chương trình kiểm tra, giám sát để đảm bảo an ninh trật tự cho dự án triển khai.
Ngoài báo cáo này, đại biểu phải tiếp cận thông tin từ đề án chi tiết, trong đó, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giải quyết các vấn đề về môi trường. - Lê Nhung ghi
|
Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐ: | |
"Lao động phổ thông trong nước phải được ưu tiên" | |
05:30' 26/05/2009 (GMT+7) | |
- Cần rà soát, thống kê số lao động phổ thông nước ngoài có giấy phép và không có giấy phép lao động ở Việt Nam. Với lao động bất hợp pháp thì sẽ xử lý thế nào? - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ VN) Đặng Ngọc Tùng trao đổi với báo chí bên lề phiên họp QH chiều 25/5.
Ngày 25.05.2009 Giờ 10:11
Cựu bộ trưởng thương mại Lê Văn Triết
Vẫn chưa hết những trở ngại cũ
SGTT - Những trở ngại hồi thập niên 90 đối với phát triển thị trường vẫn còn đó, ông Lê Văn Triết, bộ trưởng Thương mại thời kỳ 1991 – 1997, nhận xét. Ông Triết là một thành viên kỳ cựu trong ban chấp hành Trung ương Đảng; ông được coi là tác giả chính của chính sách cho tư nhân “thuê nhân công đến 15 người” để phát triển “tiểu thủ công nghiệp” khi Đảng chưa “đổi mới” (1984 – 1985). Khi ấy, ông là phó bí thư kiêm phó chủ tịch UBND TP.HCM. Sau đây là cuộc trò chuyện của ông với Sài Gòn Tiếp Thị
Bộ Công thương vừa đưa ra chương trình xúc tiến thương mại nội địa, ông đã từng đặt vấn đề “xây dựng thị trường nội địa” từ đầu thập niên 90, thưa, ông có thể chia sẻ gì khi nó được bắt đầu trở lại?
Tôi nghĩ, vấn đề của chúng ta không chỉ là thị trường nội địa. Gần đây, tôi thấy các báo nhắc nhiều đến bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú Kim Ngọc, ông Kim Ngọc đúng là một người rất đáng ca ngợi khi cho nông dân “khoán chui”. Nhưng, tại sao không thấy ai nói về việc phá bỏ chính sách “ngăn sông cấm chợ”. Tự do hoá trong lưu thông hàng hoá theo tôi đã đóng vai trò hết sức quan trọng làm thay đổi bản chất kinh tế Việt Nam.
Có lẽ, làng xã giữ những câu chuyện thời bao cấp tốt hơn những “trạm kiểm soát” khám xét hàng hoá của những người đi đường, cho dù theo ông thì đấy mới là thay đổi mang tính bản chất?
Theo tôi, nguyên nhân chính của việc cho đến nay chúng ta chưa có một thị trường nội địa, cũng như thị trường nói chung đủ mạnh là vì, chúng ta không xác định và quan niệm về kinh tế thị trường đúng như bản chất của nó, đấy là tự do thuận mua vừa bán.
Nhiều người còn nhớ, đầu thập niên 90, có một hội nghị xây dựng thị trường nội địa dự định tổ chức tại Hà Nội, các giám đốc sở thương mại đã được mời, nhưng giờ chót thì hội nghị ấy không xảy ra, có phải “thị trường tự do” cũng là một lý do?
Vấn đề không nằm ở chỗ có hay không hội nghị ấy. Khi xây dựng luật Thương mại, tôi nhớ, tôi cố gắng để đưa vào dự thảo một nguyên tắc: “Công dân có quyền tự do mua bán cũng như tự do sản xuất kinh doanh”, nhưng rồi tinh thần này bị phản đối. Có vị nói thẳng: “Tự do gì cũng phải ở trong khuôn khổ, quốc doanh phải nắm hết”. Một chương trình đặt ra mục tiêu là phải xây dựng thị trường nội địa mà lại phải đảm bảo “tư tưởng chỉ đạo” là “xây dựng quốc doanh, kiên quyết không để cho tư thương đẩy lùi trận địa” thì làm sao thị trường có được.
Thưa ông, lúc ấy “cương lĩnh” đã xác định xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”?
Là bộ trưởng Thương mại, tôi không làm được thì cũng không nên đổ lỗi cho ai. Nhưng, ngay cho đến bây giờ tôi cho rằng sở dĩ chúng ta không có một thị trường phát triển đúng tầm là vì khái niệm “định hướng” đã không được định nghĩa rõ ràng. Ở thời điểm ấy, yếu tố này được khai thác, và những nỗ lực theo đúng kinh tế thị trường đều rất có thể bị coi là “chệch hướng”. Đề án xây dựng thị trường của tôi bị bác bỏ gần hết. Bản dự thảo sau khi đưa lên mấy tầng, cuối cùng trở về không còn là bản của mình nữa. Ngay cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ nhưng cũng không bảo vệ được.
Bây giờ nhìn lại, ông thấy tiếc?
Tôi có một nguyên tắc, đã về hưu thì không có ý kiến nữa, và nguyên tắc đó được tôi giữ suốt hơn mười năm qua; chỉ có gần đây, trước lo ngại về tình hình khai thác bauxite Tây Nguyên, tôi đã phải chủ động gặp một số đồng chí có trách nhiệm. Về thị trường thì, anh hỏi, tôi thấy cũng cần nhắc lại. Vì thực ra, sự ngắc ngứ hiện nay của thị trường Việt Nam có nguyên nhân do những vấn đề bản chất của nó vẫn chưa giải quyết. Đặc trưng của hệ thống mậu dịch quốc doanh xã hội chủ nghĩa là “thu mua”. Chưa nói những nguyên tắc như đơn phương định giá, dùng chính quyền ép người dân bán cho quốc doanh, bản thân hai chữ “thu mua” cũng đủ để nói lên yếu tố bất bình đẳng trong quan hệ thương mại. Khi nào còn bất bình đẳng, khi nào chưa có tự do thương mại thực sự, thì chưa thể có thị trường thực sự.
Ông muốn nói đến vai trò quốc doanh hiện nay?
Tôi không phải là người phản đối quốc doanh. Tôi biết có nhiều quốc gia không hề “định hướng xã hội chủ nghĩa” họ vẫn có các doanh nghiệp quốc doanh. Những doanh nghiệp này được nhà nước lập ra, cũng có thể là để nắm giữ một ngành quan trọng; nhưng, chủ yếu là để hoạt động trong những ngành tư nhân không muốn làm nhưng xã hội và người dân lại cần. Quốc doanh của ta, điển hình là các tập đoàn kinh tế lớn, đang được giao khai thác hầu hết những tài nguyên quan trọng nhất của quốc gia nhưng hiệu quả kinh tế lại không bằng khu vực tư nhân. Quốc doanh độc quyền kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn tăng giá khi giá xăng dầu thế giới giảm. Theo tôi, quốc doanh được lập ra là để phục vụ lợi ích chứ không phải là để thâu tóm lợi ích và ép người dân như thế.
Theo ông thì nguyên nhân tại sao?
Thay vì tuân thủ pháp luật, trưởng thành qua lăn lộn với thị trường thì chủ yếu, khối quốc doanh chỉ tận dụng đặc quyền, từ đặc quyền khai thác tài nguyên đến đặc quyền “vai trò chủ đạo”. Đó là nguyên nhân chính khiến cho các tập đoàn kinh tế thay vì cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu quay về bắt chẹt tư nhân và doanh nghiệp nhỏ hơn ở trong nước.
Thưa ông, chúng ta có “tập đoàn”, có “tổng công ty”, nhưng, không những không có vai vế bên ngoài, ở bên trong cũng bỏ trống. Nhiều năm nay, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài như Unilever cứ “hành trình về nông thôn” thì các doanh nghiệp Việt Nam lại loay hoay xuất khẩu những tài nguyên thô, để mất dần thị trường nội địa?
Theo tôi, hiểu thị trường nội địa một cách thuần tuý là không đúng, nội thương, ngoại thương và sản xuất là những mặt không thể tách rời. Đúng là chúng ta đã mở cửa khi mà ở bên trong chúng ta chưa có sức. Nhưng, vấn đề không phải là trì hoãn tiến trình mở cửa mà là phải tạo điều kiện để phát triển bên trong. Bản chất của vấn đề là tự do cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh bình đẳng. Nếu những khái niệm như “chủ đạo”, định hướng” không được định nghĩa rõ ràng thì rất khó có sự bình đẳng giữa tư nhân với quốc doanh. Không bình đẳng thì không có môi trường cạnh tranh lành mạnh. Không có môi trường kinh doanh lành mạnh thì không thể có những nhà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao với bên ngoài; không thể có một nền kinh tế tăng trưởng bền vững và hiệu quả.
Lúc nãy, ông có nói là ông cũng lo ngại về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên, điều lo ngại đó là gì?
Vấn đề của Tây Nguyên là an ninh, quốc phòng và môi trường, tuy nhiên điều tôi có thể nói ở đây là những bài học khi làm ăn với Trung Quốc. Tôi làm thứ trưởng bộ Cơ khí luyện kim từ đầu thập niên 80, biết công nghệ của Trung Quốc đưa sang cho mình ở khu gang thép Thái Nguyên, ở mỏ sắt Trại Cau tới đâu. Sắt, thép, thiếc đào lên gần như bán thô cho họ, để cái còn lại hiện nay là những nhà máy bỏ thì thương, vương thì tội. Khi tôi làm bộ trưởng Thương mại tôi cũng không nhất trí xây dựng ximăng lò đứng và nhà máy đường tràn lan. Nhưng Trung Quốc họ “hay” lắm, họ cho thăm thú, họ cho vay tiền, không chỉ có các ngành mà các địa phương cũng gây sức ép để nhập. Nhà máy đường và nhà máy ximăng lò đứng là những bài học rất mới. Tôi nghĩ là chúng ta cũng nên nhớ họ đã khuyên ta những gì khi ta định ký sớm hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đã để mất cơ hội ký với Mỹ trước họ như thế nào.
Huy Đức (thực hiện)----------------------- <<<<::: i="" l="" ng="" nha="" r="" sgtt.....="" t="">>> - Nhập siêu từ Trung Quốc: “Trọng bệnh cần lắm thuốc” (SGTT). - Những dự án tỉ đô… “treo” – Bài 1 (Tuổi Trẻ). - Không nổi đoá mới là … có vấn đề (blog Đinh Tấn Lực/Viet-Studies). - “Đầu độc” 8.000ha đất sản xuất nông nghiệp (SGTT). - Chuyện của người chống tham nhũng-Kỳ 1: Mười năm chiến với quan tham (Tiền Phong). TRUNG QUỐC:Kế hoạch đầu tư 440 tỷ đô la cho năng lượng mới (RFI). |