Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Mãi mãi đứng về phe trứng

Tình cờ đọc được bài này tại x-cafe, thấy cảm động thật sự ..
M
i người chúng ta đu có mt linh hồn chân tht và đang sng. Còn Chế đ thì không có. Chúng ta nht đnh không th cho Chế đ li dng chúng ta. Chúng ta nht đnh không th cho Chế đ hoàn toàn trn khi s kim soát. Chế đ không to ra chúng ta, là chúng ta to ra Chế đ.
Đó là lý do tôi đang đây. Tôi thà đến đây, ch không mun đng ch xa. Tôi thà đến đây đ nhìn thy, ch không phi là không nhìn. Tôi thà phát biu vi các bn, ch không phi là không nói gì hết.

Phải rồi, tôi thà cố làm cái một cái gì đó vô vọng, chứ không muốn đứng nhìn . Tôi thà bị đau chứ không quay mặt đi. Tôi thà chấp nhận bị thiệt thòi chứ không đến nỗi vô cảm đến vậy ....
-----------------
Dưới đây là bài diễn văn của nhà văn Nhật Haruki Murakami nhân dịp nhận giải Jerusalemi tại Isreal vào ngày 15-2.

Tôi không thích tiểu thuyết của Haruki Murakami, nhưng bài này thì làm tôi động lòng. Tôi dịch ra cho các bạn đọc, hy vọng các bạn có thể nhìn rõ bức tường đang đứng ngay trước mình.

----------Mãi mãi đứng về phe trứng----------

Hôm nay tôi đến Jerusalem với tư cách là một nhà tiểu thuyết, tức là với tư cách là một người làm nghề nói dối.

Dĩ nhiên không chỉ nhà tiểu thuyết mới nói dối thôi. Nhà chính trị cũng làm chuyện này, như chúng ta đều biết vậy. Nhà ngoài giao và quân nhân cũng nói dối theo kiểu của họ. Còn người bán xe cũ, hàng thịt và doanh nhân kiến trúc cũng vậy. Nhưng lời nói dối của nhà tiểu thuyết khác với những người khác, tại vì chẳng có ai phê bình nhà tiểu thuyết nói dối là hành vi không đạo đức. Thậm chí, lời nói dối của ông ấy càng hay, càng lớn, cách tạo ra lời dối gian càng độc đáo, ông ấy càng có thể được khen ngợi bởi công chúng và các nhà phê bình. Tại sao vậy?

Câu trả lời của tôi là như sau: thông qua kể lại lời dối gian tinh xảo, tức là thông qua tạo ra một câu chuyện hư cấu nhưng lại trông như thật, nhà tiểu thuyết có thể mang cái thật đến một nơi mới, và cho nó một quan niệm mới. Trong phần lớn các trường hợp, gần như không có khả năng nào hiểu được và miêu tả được một sự thật một cách chính xác với hình dạng nguyên sơ. Cho nên chung tôi dụ sự thật ra khỏi cái hang ẩn nấp của nó, di chuyển nó vào nơi hư cấu, và thay thế nó bằng hình dạng hư cấu nhằm tóm được cái đuôi của nó. Song, để đạt được mục đích này, chúng ta phải biết rõ chúng ta đang đứng ở chỗ nào của sự thật. Tạo ra lời dối gian hay, đó là một năng khiếu quan trọng.

Nhưng hôm nay tôi không muốn nói dối. Tôi sẽ cố gắng trung thực. Trong năm có mấy ngày tôi không nói dối, hôm nay tình cờ là một trong những ngày đó.

Cho nên cho tôi nói với các bạn một sự thật. Nhiều người đã đề nghị tôi không đến đây để lãnh giải Jerusalem. Thậm chí có người cảnh cáo tôi rằng, nếu tôi đến, họ sẽ lên kế hoạch tẩy chay sách của tôi.

Nguyên nhân dẫn đến chuyện này dĩ nhiên là cuộc chiến đang hoành hành ở dải Gaza. Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, hơn một nghìn người đã thiệt mạng trong thành Gaza đang bị phong toả, trong đó không ít người là công dân vô tội - trẻ em và người già.

Sau khi tôi nhận được thông cáo rằng tôi đã đoạt giải, tôi đã nhiều lần hỏi bản thân mình, tôi sang Isreal và nhận một giải văn học vào thời điểm này có thích đáng không? Liệu chuyến đi này sẽ tạo ra một ấn tượng khiến người ta nghĩ rằng tôi ủng hộ một phe trong cuộc xung đột và tôi đồng tình với chính sách thả ra lực lượng quân sự mang tính áp đảo của một nước nào đó? Dĩ nhiên tôi không muốn tạo ra ấn tượng này cho người ta. Tôi không đồng tình với bất cứ chiến tranh gì, tôi không ủng hộ bất cứ nước nào. Và tất nhiên tôi cũng không muốn thấy sách tôi bị tẩy chay.

Nhưng cuối cùng, sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi quyết định đến đây. Một trong những lý do khiến tôi làm ra quyết định này là: quá nhiều người đề nghị tôi không đến đây. Có lẽ như nhiều nhà tiểu thuyết khác, tôi có khuynh hướng hành động trái với những gì mà người ta muốn tôi làm. Nếu người ta bảo tôi rằng, nhất là khi họ cảnh cáo tôi, "đừng đến nơi đó", "đừng làm chuyện đó", thì tôi sẽ có ý muốn đến nơi đó và làm chuyện đó. Các bạn có lẽ sẽ nói rằng, đó là bản năng của tôi là một nhà tiểu thuyết. Nhà tiểu thuyết là kẻ dị thường. Họ không thể thật sự tin được bất cứ cái gì mà họ chưa tận mắt nhìn thấy và tận tay chạm vào.

Đó là lý do tôi đang ở đây. Tôi thà đến đây, chứ không muốn đứng ở chỗ xa. Tôi thà đến đây để nhìn thấy, chứ không phải là không nhìn. Tôi thà phát biểu với các bạn, chứ không phải là không nói gì hết.

Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đến đầy nhằm truyền đạt thông tin chính trị. Tất nhiên, làm ra phán đoán về sự đúng hay sai là một trong những chức trách quan trọng nhất của nhà tiểu thuyết.

Song, cách truyền đạt những sự phán đoán này cho người khác là do mỗi nhà văn tự quyết định. Tôi thì muốn chuyển chúng thành câu chuyện, câu chuyện có khuynh hướng siêu hiện thực. Vì vậy, hôm nay tôi không định đứng trước mặt các bạn mà trực tiếp truyền đạt thông tin chính trị.

Nhưng tôi xin phép đưa ra một thông tin rất riêng tư. Đó là thứ mà tôi luôn luôn để trong lòng khi viết tiểu thuyết. Tôi chưa bao giờ viết ra nó trên giấy và dán lên tường, mà tôi muốn khắc nó trên bức tường của trái tim tôi. Nó như dưới đây:

"Giữa một bức tường cứng rắn và một quả trứng đang đụng vào nó, tôi mãi mãi đứng về phe trứng."

Đúng vậy, bất cứ tường đúng đắn như thế nào, trứng sai lầm đến mức nào, tôi luôn luôn đứng về phe trứng. Những người khác phải quyết định cái gì là đúng, cái gì là sai. Thời gian hay lịch sử có lẽ sẽ quyết định được điều đó. Nếu có một nhà tiểu thuyết, bất cứ vì lý do gì mà các tác phẩm của ông ấy đều đứng về phe tường, vậy tác phẩm như vậy có giá trị gì?

Ý nghĩa của ẩn dụ này là gì? Trong một số trường hợp, đó quá đơn giản và hiển nhiên. Máy bay ném bom, xe tang, tên lửa và đạn photpho trắng là bức tường cứng rắn đó. Trứng là những dân thường vô tội bị giày nát, bị thiêu đốt, bị bắn chết. Đây là một trong các ý nghĩa của ẩn dụ này.

Nhưng đây không phải là tất cả. Nó còn có hàm ý sâu sắc hơn. Hãy nghĩ như vậy đi. Mỗi người chúng ta ít nhiều đều là một quả trứng. Mỗi người chúng ta đều là một linh hồn độc nhất vô nhì không thể thay thế được, được bao bọc trong một lớp vỏ mỏng manh. Tôi là vậy, tất cả mọi người các bạn cũng vậy. Mỗi người chúng ta ít nhiều đều phải đối mặt với một bức tường cứng rắn. Bức tường này có một cái tên: Chế độ (The System). Chế độ này nên bảo vệ chúng ta, nhưng có khi nó không bị bất cứ ai kiểm soát nữa, và nó bắt đầu giết hại chúng ta, và bắt chúng ta giết hại người khác -- một cách vô tình, hiệu quả và có hệ thống.

Tôi chỉ có một lý do để viết tiểu thuyết, đó là làm sáng tỏ phẩm giá của linh hồn mỗi người và chiêu sáng nó. Câu chuyện nhằm vào mục đích báo động, khiếm một chùm ánh sáng nhắm vào Chế độ, để đề phòng nó làm linh hồn chúng ta đắm đuối trong mạng lưới của nó mà hạ thấp giá trị của linh hồn. Tôi hoàn toàn tin rằng, nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết là thông qua việc sáng tác câu chuyện mà cố gắng lọc ra tính duy nhất của linh hồn mỗi người -- câu chuyện về sự sống và cái chết, câu chuyện về tình yêu, câu chuyện khiến người đọc rùng mình hay cười vỡ bụng. Đó là lý do tại sao chúng ta mỗi ngày tạo ra những câu chuyện hư cấu với thái độ nghiêm túc.

Cha tôi mất vào năm ngoái, thọ 90 tuổi. Cha là một giáo viện đã nghỉ hưu, kiêm nhà sư đạo phật. Lúc học nghiên cứu sinh, cha đi nghĩa vụ và được phái đi Trung Quốc tham chiến. Tôi là con sinh ra sau chiến tranh. Tôi thường thấy cha cầu nguyện thành tâm rất lâu trước bàn thời trước buổi ăn sáng mỗi ngày. Có lần tôi hỏi cha tại sao làm như vậy. Cho cho tôi biết rằng, cha đang cầu nguyện cho những người đã chết vì chiến tranh.

Cha nói, cha cầu nguyện cho tất cả mọi người, bất cứ là chiến hữu hay kẻ thù. Tôi nhìn lưng của cha đang quỳ trước bàn thờ, tôi cảm thấy hình như bóng của cái chết đang trùm lấp lên cha.

Cha tôi đã mất, cha đã đem đi ký ức của mình, ký ức mà tôi sẽ không bao giờ biết được. Nhưng mùi vị cúa cái chết lẩn trốn ở xung quanh cha thì đã ở lại trong ký ức tôi. Đó là một trong những thứ hiếm hoi mà tôi thừa kế từ cha tôi, và là một trong những thứ quan trọng nhất.

Hôm nay tôi chỉ muốn truyền đạt cho các bạn một thông tin. Mọi người chúng ta đều là con người, là cá nhân vượt quá quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo, chúng ta đều là trứng mỏng manh và đang đối mặt với một bức tường cứng rắn có tên là "Chế độ". Chúng ta hiển nhiên không có hy vọng gì để chiến thắng. Bức tường này quá cao, quá mạnh, và quá lạnh. Giả sử chúng ta có chút hy vọng, thì nó chắc chắn đến từ lòng tin tưởng của chúng ta đối với tính duy nhất và tính không thể thay thế của linh hồn mình và của linh hồn người khác, và đến từ sự ấm áp do linh hồn chúng ta tụ tập tại một chỗ.

Hãy tốn chút thời gian để ngẫm nghĩ điều này đi. Mỗi người chúng ta đều có một linh hôn chân thật và đang sống. Còn Chế độ thì không có. Chúng ta nhất định không thể cho Chế độ lợi dụng chúng ta. Chúng ta nhất định không thể cho Chế độ hoàn toàn trốn khỏi sự kiểm soát. Chế độ không tạo ra chúng ta, là chúng ta tạo ra Chế độ.

Đây là những gì tôi muốn nói với các bạn.

Tôi rất hân hạnh được đoạt giải Jerusalem. Tôi rất hân hạnh vì sách của tôi đang được đọc bởi những người đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tôi cũng rất vui vì hôm nay có cơ hội diễn thuyết cho các bạn.

Tổng số lượt xem trang