Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

Mỹ: Trung Quốc “hỗn xược”- Trung Quốc đưa tàu lớn tới Hoàng Sa

China sends more ships to patrol disputed islands

Beijing - Two Chinese ships were scheduled to sail from the southern island of Hainan on Tuesday to beef up patrols near disputed islands in the South China Sea, state media said.

The official China Daily said the two fishery administration vessels would head towards the Xisha islands, which are also known internationally as the Paracels, and in Vietnam as the Huyen dao Hoang Sa.

The 15-day mission is 'aimed at curbing increasing illegal fishing activities in the area,' the newspaper quoted Zhu Yingrong, an official with the fishery administration, as saying.

Zhu said the ships will conduct a 'routine but intense' mission, including patrolling China's exclusive economic zones, protecting Chinese fishing boats, curbing illegal fishing and 'reinforcing the protection of China's rights and interests.'

Last month, the Chinese Foreign Ministry protested Vietnam's 'illegal' appointment of a governor for the disputed islands.

The island group includes more than 30 islets, sandbanks and reefs spread over an area of about 15,000 square kilometres.

China Daily in March quoted a senior fisheries official as saying the government faced new 'challenges and complications' in the South China Sea, pointing to recent claims by the Philippines and Malaysia to disputed islands and standoffs with US naval surveillance ships.

In mid-March, China sent its largest and fastest fisheries ship, the Yuzheng 311, to patrol the Xisha group and nearby disputed islands.


-------------
Trung Quốc đưa tàu lớn tới Hoàng Sa
Bản đồ với đường đỏ là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khi đường xanh là vùng có thể khai thác kinh tế theo luật quốc tế

Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng sau hạn nộp tuyên bố chủ quyền hôm 13 tháng Năm

Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa tàu lớn tới Hoàng Sa, một ngày sau khi Việt Nam phản đối việc Bắc Kinh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.

Tân Hoa Xã loan tin tàu Ngư Chính (số 44183) lớn nhất của tỉnh Quảng Đông lần đầu tiên tuần tra quần đảo Hoàng Sa đã tới cảng Tam Á ngày 17 tháng 5 sau chuyến hành trình 360 hải lý.

Chiếc thuyền này cùng với một thuyền Ngư Chính khác (số 44061) xuất phát từ thành phố Trạm Giang hợp thành biên đội sẽ đến hải vực "Tây Sa" vào ngày 19 tháng 5 để tiến hành hoạt động tuần tra nghề cá và bảo vệ chủ quyền.

Trước đó, theo hãng thông tấn Đức DPA từ Hà Nội hôm 18/05/09, Việt Nam đã xác nhận chuyện họ phản đối tuyên bố của Trung Quốc về việc cấm đánh cá ở nhiều vùng tại Biển Đông từ ngày 16 tháng Năm tới ngày 1 tháng Tám để tránh đánh cá quá mức.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng khẳng định chủ quyền đối với đặc khu kinh tế xung quanh đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi việc áp đặt lệnh cấm của Trung Quốc là 'xâm phạm lãnh thổ Việt Nam'.

Ông Dũng cũng kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề đánh cá và các tranh cãi khác theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc nói bất kỳ tàu đánh cá nào, dù là của Trung Quốc hay của nước ngoài, không tuân theo lệnh cấm đánh cá cũng sẽ bị trừng phạt.

'Vi phạm'

DPA cũng trích lời Chủ tịch Hiệp hội Hải sản Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói rằng việc cấm đánh cá của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Việt Nam.

Ngay cả khi các tàu đánh cá Việt Nam không hoạt động trong các vùng biển (bị cấm) này, Trung Quốc vẫn bắt họ và đòi tiền phạt.

Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Hải sản

Ông nói tàu Trung Quốc thường xuyên bắt tàu Việt Nam.

''Ngay cả khi các tàu đánh cá Việt Nam không hoạt động trong các vùng biển (bị cấm) này, Trung Quốc vẫn bắt họ và đòi tiền phạt.''

Trong khi đó theo Tân Hoa Xã, chỉ huy phụ trách tàu Ngư Chính Chu Thế Hùng cho biết tàu Ngư Chính lớn nhất Quảng Đông thuộc về tổng đội Chu Hải sẽ tuần tra quần đảo "Tây Sa" trong vòng nửa tháng.

Đây cũng là lần đầu tiên chi đội Chu Hải thuộc Ngư Chính Quảng Đông tham gia tổ chức tuần tra với khu cục "Nam Hải" làm nhiệm vụ tại quần đảo "Tây Sa", và cũng là lần đầu tiên làm nhiệm vụ viễn dương ở khu vực xa nhất.

Ông Chu Thế Hải đã nói với Tân Hoa Xã rằng tàu Ngư Chính 44183 là tàu có trọng tải lớn nhất của tỉnh Quảng Đông, sức bạt nước 500 tấn và di chuyển với vận tốc rất nhanh.

Hệ thống thiết bị thông tin của Ngư Chính 44183 được cho là tiên tiến so với các tàu khác, có phòng thí nghiệm và các thiết bị đo đạc chụp hình dưới đáy biển.

Hãng DPA nói căng thẳng về chủ quyền Biển Đông đã tăng lên sau hạn chót ngày 13 tháng Năm để các nước trình đòi hỏi chủ quyền cho Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Bắc Kinh đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Malaysia và một số nước khác và nói các đòi hỏi này vi phạm tuyên bố chủ quyền của chính Trung Quốc ở biển 'Nam Trung Hoa'.

Trong một bài trên báo Singapore, tờ Strait Times 18/05, học giả Michael Richardson nói trên thực tế Trung Quốc đang đòi làm chủ "80 phần trăm vùng biển Đông Nam Á", không chỉ gồm tất cả các đảo và quần đảo mà còn đến sát cả bờ biển bang Sarawak của Malaysia và đảo Natula của Indonesia.

---------------

Mỹ: Trung Quốc “hỗn xược”.
VIT
- Theo tờ Indianexpress đưa tin, một chỉ huy cao cấp của quân đội Mỹ đã cho biết, Trung Quốc đã đề xuất phân chia các khu vực thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh hạ thủy các hàng không mẫu hạm của họ.
Timothy J Keating, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết: trong cuộc thảo luận về chương trình đóng các hàng không mẫu hạm tới đây của Trung Quốc, một sỹ quan cao cấp giấu tên thuộc lực lượng Hải quân Trung Quốc đã đưa ra lời đề nghị phân chia các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự việc đó đã được thông báo cho đô đốc Sureesh Mehta, tư lệnh Hải quân Ấn Độ trong cuộc thảo luận hôm thứ năm (14/5).Ông Keating nói rằng, đề xuất đó của Trung Quốc là hơi “hỗn xược” và đã bị Mỹ từ chối, nhưng sỹ quan cao cấp đó của Trung Quốc đã nêu rõ rằng, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục phát triển công nghệ hàng không mẫu hạm của họ.Sau khi có cuộc gặp với lãnh đạo cao cấp của quân đội Ấn Độ, Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, ông Keating nêu rõ “Tôi và đô đốc Mehta (Tư lệnh Hải quân Ấn Độ) đã thảo luận đôi chút về tiềm năng phát triển của tàu sân bay Trung Quốc. Tôi cho ông Mehta biết rằng: một sỹ quan cao cấp của Hải quân Trung Quốc đã đề xuất việc đó và cũng nói rằng chúng ta có thể sẽ ký kết việc này”Đề xuất “thỏa thuận” đó đã chỉ rõ, sau khi Trung Quốc đã có các hàng không mẫu hạm, họ sẽ duy trì sức mạnh Hải quân, khu vực Thái Bình Dương có thể sẽ được phân chia thành hai vùng đảm trách.Ông Keating cho biết thêm “(Sỹ quan của Hải quân Trung Quốc đã nói) các ông (Mỹ) sở hữu khu vực biển phía Đông đảo Hawaii và chúng tôi (Trung Quốc) sẽ sở hữu khu vực biển phía Tây Hawaii và Ấn Độ Dương. Sau đó, Mỹ sẽ không cần phải quan tâm tới Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Trung Quốc sẽ không cần phải lo lắng tới Đông Thái Bình Dương. Nếu có việc gì xảy ra ở đó thì Mỹ hãy cho Trung Quốc biết và nếu có việc gì xảy ra ở đây thì Trung Quốc sẽ thông tin cho Mỹ biết”
Nguồn tin
--------
VITINFO - Mỹ: Trung Quốc vẫn còn cách Nhật Bản khá xa
Bài này phân tích khá rõ về những mâu thuẫn trong nền kinh tế TQ
TBKTSG Tăng trưởng Trung Quốc đối mặt với thách thức lâu dài 16/5/2009
(TBKTSG) - Biện pháp kích cầu mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp nền kinh tế khổng lồ này đứng vững nhanh hơn dự kiến. Tuy nhiên chính phủ nước này vẫn chưa có biện pháp thay đổi căn bản về mặt cơ cấu, cần thiết để tiếp tục giữ đà tăng trưởng một khi các gói kích cầu đã cạn.
Thành công rất đáng chú ý của Trung Quốc trong việc giữ vững đà tăng trưởng ngắn hạn có thể khiến nước này “phớt lờ” những thách thức dài hạn, nhất là phát huy tiềm năng cải tiến năng suất lao động thông qua việc “giải quy” nhiều hơn nữa nền kinh tế lai tạp giữa kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy.
Tại nhiều thành phố lớn, hầu như tất cả dự án kinh doanh béo bở đều dành cho các công ty, tổng công ty nhà nước, từ đó hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân. Ở nông thôn, việc phát triển thị trường bị bỏ xó từ những năm 1990 đã khiến nông dân không còn thiết tha đầu tư vào đồng áng.
Chính phủ Trung Quốc vẫn thường cho rằng khủng hoảng tài chính không làm thay đổi những thế mạnh căn bản của nước này như thị trường nội địa rộng lớn và lực lượng lao động cạnh tranh. Điều đó có thể đúng, ít nhất cho đến khi dân số nước này già đi làm thay đổi mối tương quan.
Tuy nhiên, môi trường kinh doanh toàn cầu trong đó các công ty Trung Quốc hoạt động đã thay đổi. Xuất khẩu từng là đòn bẩy cho sự mở mang của kinh tế Trung Quốc mấy năm gần đây, nhưng năm nay thương mại thế giới đã co lại lần đầu tiên trong mấy thập kỷ qua. Người dân Mỹ có vẻ sẽ thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm tới, đã không còn là nguồn nhu cầu vô tận tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc.
Vì thế, Trung Quốc cần đến một chiến lược thay thế cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nếu muốn tiếp tục tăng trưởng vững chắc. “Chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á đã không còn mang lại lợi nhuận nhiều như trước nữa”, Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo như vậy trong tuần trước.
Ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã lồng ghép chính sách kích cầu vào một kế hoạch dài hạn nhằm cải thiện hàng loạt lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và sử dụng năng lượng. Ông đã bị chỉ trích là “ôm đồm” quá nhiều mục tiêu. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo thường bị phê phán ngược lại rằng họ đã làm quá ít. “Biện pháp kích cầu [của Trung Quốc] chỉ mang tính tình thế, không phải là một giải pháp thật sự”, ông Arthur Kroeber, Giám đốc điều hành của Công ty Nghiên cứu Dragonomics tại thủ đô Bắc Kinh, nói.
Trong đợt suy thoái trước đây của Trung Quốc, khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998, Chính phủ Trung Quốc đã kết hợp liệu pháp kích cầu với cải tổ cơ bản nền kinh tế như tư nhân hóa lĩnh vực nhà đất ở đô thị và đổi mới nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Lần này, Chính phủ Trung Quốc cũng mạnh tay chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng, phục vụ tăng trưởng ngắn hạn, nhưng cho tới nay vẫn chưa thực hiện một sự tự do hóa đáng kể nào.
Trong năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chương trình trợ giá, giúp nông dân mua xe cộ và đồ dùng gia đình, một phần trong nỗ lực vực dậy khu vực nông thôn, nơi thu nhập và tăng trưởng đều tụt hậu khá xa so với thành thị. Những sự hỗ trợ tạm thời như vậy không thể thay thế cho việc gỡ bỏ những rào cản người dân nông thôn tiến tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, chẳng hạn như giúp cho họ tiếp cận nguồn tài chính. Các cơ sở sản xuất ở nông thôn Trung Quốc đóng góp hơn một phần tư nền kinh tế nhưng chỉ nhận được 5% vốn tín dụng của ngân hàng, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Những lời hứa hẹn gần đây của Chính phủ Trung Quốc đảm bảo quyền lợi của nông dân đối với đất đai của họ - như công nhận quyền thuê đất bằng văn bản và chấm dứt việc chính quyền các địa phương tịch thu ruộng đất - đã khuyến khích nông dân đầu tư vào những sự cải tiến dài hạn. Tuy nhiên, nông nghiệp cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nền kinh tế Trung Quốc - đóng góp khoảng 11% tổng sản phẩm nội địa của nước này vào năm ngoái, và có xu hướng trở thành lĩnh vực tăng trưởng tương đối chậm ở các quốc gia khác.
Vì vậy, tiềm năng lớn nhất thúc đẩy sự tăng trưởng tương lai và năng suất lao động của Trung Quốc không nằm trong lĩnh vực nông nghiệp mà trong lĩnh vực dịch vụ. Cuộc bùng nổ trong sản xuất công nghiệp gần đây của Trung Quốc được hỗ trợ bằng những chính sách cho phép vốn đầu tư nước ngoài đổ vào với khối lượng lớn và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp nội địa.
Nhưng doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn thống trị các lĩnh vực dịch vụ then chốt như giao thông vận tải và truyền thông. Theo nhiều nhà kinh tế, bằng cách tháo dỡ rào cản để các doanh nghiệp tư được tham gia những lĩnh vực này sẽ nâng cao tính hiệu quả của cả nền kinh tế, đồng thời khuyến khích một làn sóng đầu tư mới vào những lĩnh vực có khả năng sinh lợi.
“Chúng ta không thể để hũ nếp ngon riêng cho doanh nghiệp nhà nước hưởng. Chúng ta cần phải mở cửa cho đầu tư tư nhân”, ông Zhang Xiaojing, một nhà kinh tế của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc - cơ quan tư vấn chính sách hàng đầu của chính phủ, nhận định. Ông cùng nhiều người khác đề xuất một chương trình tương tự như cuộc cải tổ nhà đất năm 1998: biến nhà cửa từ phúc lợi riêng của Chính phủ thành hàng hóa trên thị trường, mở đường cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của cá nhân. Một số thành phần trong Chính phủ hiện đang đòi hỏi một sự thay đổi tương tự.
Báo cáo hàng quí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố cuối tuần qua thừa nhận, mặc dù giữ vững tăng trưởng kinh tế là điều cốt yếu nhưng “quan trọng hơn là thúc đẩy nhịp độ tái cơ cấu, canh tân và đổi mới nền kinh tế”.
Song điều đó lại mâu thuẫn với một ưu tiên khác của Chính phủ Trung Quốc: xây dựng những doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ. Trong khi các doanh nghiệp nhà nước tích lũy lợi nhuận kỷ lục trong những năm gần đây, chính quyền lại tỏ ra ngần ngại khi gặt hái những “thành quả” ấy hay đưa ra những áp lực cạnh tranh mới.
“Vấn đề là ở chỗ chính phủ trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát quá nhiều nguồn tài nguyên. Chính quyền lợi của chính phủ đang gặp nguy hiểm”, ông Zhang Shugang, một nhà kinh tế học của Viện Nghiên cứu Unirule - một trong vài cơ quan nghiên cứu độc lập ở Trung Quốc, nhận xét.
(Theo Wall Street Journal)

---------------
Uhmm, vậy đã thấy rõ chưa ... TQ tuy mới nổi lên nhưng đã tỏ dã tâm quá lớn của mình ....Nhưng với TQ cũng không cần phải quá sợ vì hầu hết các nước đều cảnh giác đề phòng TQ, vậy sao VN không tìm liên minh chống TQ mà ôm chân TQ làm gì , vừa hèn vừa nhục . TQ đúng là 'hỗn xược' , liệu đã đủ sức làm siêu cường, làm một cực chưa đã mà đã ti toe thế nhỉ ???
mil.news - Theo tuần báo Jane's Defense ngày 19 tháng 5 cho hay phía Nga đã xuất khẩu sang Việt Nam hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển “Bastion –P “ ,với các tên lửa siêu thanh chống tàu được cải thiện từ MZKT chassis của Belarus phát triển .
Theo báo cáo của cục thiết kế NPO Mashinostroenia Nga xác nhận rằng Nga và Belarus và các đối tác đã chuyển giao cho Việt Nam hệ thống phòng thủ bờ biển K300P " Bastion -P” dự trên các phiên bản các hệ thống tên lửa diệt hạm . Tin cho hay năm 2005 Việt Nam đặt một hoặc hai hệ thống này " Bastion -P" mới nhất của Nga , Việt Nam là quốc gia đầu tiên nhập khẩu hệ thống này .
Báo cáo cho biết hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển phức tạp này PBRK K300P " Bastion -P" là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động chức năng chủ yếu là tấn công các tàu mặt nước trên biển , và các mục tiêu trên mặt đất có tầm bắn khoảng 300 km .
Thông số kỹ thuật “Bastion – P” :
Kiểu tên lửa: 3M55 Yakhont
Nơi thiết kế: NPO Mash
Dài: 8.0 m
Đường kính: 0.7 m
Sải cánh: 1.7 m
Khối lượng: 3,000 kg
Tầm bắn: 300 km (hi-lo), 120 km (lo)
Tốc độ hành trình: Mach 2.5
Dùng động cơ với nguyên liệu rắn.
Dẫn đường: Inertial + active or passive radar terminal homing
Khối lượng đầu đạn: 200 kg HE

--------
Việt Nam không chịu đứng nhìn Tầu bắt nạt đâu nhé !

Tổng số lượt xem trang