Thứ Hai, 18 tháng 5, 2009

Quá đủ để khởi kiện!--Báo Straits Times đưa tin trang web giữa VN-TQ

Quá đủ để khởi kiện!

18/05/2009 | 5:07 chiều |

Tác giả: Hà Sĩ Phu

Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.

Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này“.

Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:

- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào.)

- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligram trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.

- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.

- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam( tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu. Hãy chú ý người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.

Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả.” Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật.

Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tôn vậy:

Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.

Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác“. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.

*

Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?

Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị-an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết luận “Đảng này còn chung sống với dân này dài dài, ít nhất cũng vài chục năm nữa” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “rắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm“.

Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:

- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.

- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra,tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội…”

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “… có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.

- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “… câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc“.

- Tội Internet (Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).

- Tội vu khống (Điều 122) : Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác Bauxite Tây nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng …”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.

- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!

*

Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.

Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.

Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!

Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.

Đà Lạt ngày 16-5-2009

© 2009 Hà Sĩ Phu

© 2009 talawas blog

------------

Dispute over joint website

HANOI - VIETNAM has shut down a website it ran jointly with China, officials said on Monday, as diplomatic tensions escalated over islands claimed by both countries.

The two sides created the website in 2006 amid great fanfare in order to promote bilateral trade. But it became embroiled in their dispute over the Paracel islands in the South China Sea, over which both countries claim sovereignty.

The dispute over the website began when China posted an article blasting Vietnam's claim to the Paracels. The article was posted by the Chinese Ministry of Trade, which ran the site with Vietnam's trade ministry.

The episode has aroused nationalist passions in Vietnam, which has fought several wars with neighbouring China. Monday's edition of the Labour newspaper chided the Chinese statement, saying it was 'untruthful, doing harm to Vietnam-China relations'.

The website was launched at a 2006 ceremony attended by Vietnamese Communist Party chief Nong Duc Manh, President Nguyen Minh Triet and Chinese President Hu Jintao, who was in Hanoi for a regional economic summit.

Tran Huu Linh, an official at the Vietnamese trade ministry, confirmed on Monday that the website has been closed, but declined to give more details.

Officials at the Chinese Embassy in Hanoi could not be reached for comment.

The Paracel Islands consist of more than 30 islets, sandbanks or reefs over an area of nearly 15,000 square kilometres. The dispute over their ownership dates back several decades. -- AP

Việt Nam đóng cửa trang web chung với TQ

18/05/2009

Việt Nam đã đóng cửa một website chung với Trung Quốc trong lúc căng thẳng ngoại giao giữa hai nước đang leo thang vì vụ tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Theo bản tin hôm thứ hai của hãng thông tấn AP, khoảng 3 năm trước Việt Nam và Trung Quốc đã tưng bừng khai trương website vietnamchina.gov.vn để xúc tiến thương mại song phương.

Nhưng mới đây, website này đã làm bùng ra một vụ tranh chấp khi Trung Quốc đăng tải một bài viết bác bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bài viết này được đăng tải bởi Bộ Thương mại Trung Quốc, là cơ quan điều hành trang web này với Bộ Thương mại Việt Nam, nay là Bộ Công Thương.

Vụ việc này đã khuấy động tình cảm yêu nước ở Việt Nam. Một bài báo trên tờ Lao Động, số ra ngày thứ hai, nói rằng website này đã đưa những thông tin không đúng sự thật và gây bất lợi cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Website Vietnamchina.gov.vn đã được khai trương năm 2006 trong một buổi lễ ở Hà nội với sự tham dự của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, và Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào.

Hôm thứ hai, ông Trần Hữu Linh, một viên chức của Bộ Công Thương Việt Nam, xác nhận với hãng thông tấn AP rằng website vừa kể đã bị đóng nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.

Trong khi đó, tin của báo Lao Động trích lời ông Lưu Vũ Hải, đại diện Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, nói rằng những sai phạm về thông tin trên trang web này 'là rất nghiêm trọng và sẽ được xử lý ở mức cao nhất'.

Cũng theo tin của báo Lao động, hôm thứ sáu vừa qua phát ngôn viên Lê Dũng của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Theo lời ông Lê Dũng, mọi hành động của nước ngoài đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các khu vực này.

-----------------

Chưa phân công thẩm tra báo cáo của Chính phủ về bô-xít (vnn).

Bài học khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Chưa phân công thẩm tra báo cáo của Chính phủ về bô-xít (VNN 18-5-09)

Tổng số lượt xem trang