Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Tiền tệ: USD - Our dollar, your problem... (Tiền của chúng tôi, vấn đề của bạn)

martianmobile- xcafe-vn
Câu nói bất hủ của John Connolly, một Bộ Trưởng Ngân Khố nổi tiếng dưới chính quyền Nixon: "Đồng US dollar của Hoa Kỳ, nếu nó có mất giá trị thì cũng không thể sụp đổ được, do đó dự trữ tiền tệ thế giới vẫn sẽ được gia tăng giá trị trong tương lai" Và được hiểu dễ hơn là "Đồng US dollar là của Hoa Kỳ chúng tôi, nếu thế giới tiếp tục xài nó và nếu nó có lên xuống, các quốc gia khác cũng sẽ phải chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ chúng tôi."


Thật vậy, trong 30 năm nay cho dù các quốc gia khác như những thành viên của tổ chức OPEC hay Trung Quốc muốn sừ dụng các tiền tệ khác để thay thế cho đồng dollar thì vẫn chưa phải là dễ dàng để làm điều này hiện nay.


Tiền tệ trên thế giới được các nhà đầu tư dùng đồng dollar để mua bán trên thế giới có thể được chia là 3 nhóm chính:


1. Tiền tệ để dành (saving).

Đây là loại tiền tệ của các nước có hệ thống ngân hàng chặt chẽ, người dân rất tin tưởng bỏ tiền vào ngân hàng của những nước này để dành và không lo sợ mất mát. Đại đa số là các nước tiên tiến đã phát triển, như những nước Âu Châu đều nằm trong nhóm tiền tệ để dành này. Kinh tế Âu Châu trong những thập niên vừa qua có nền kinh tế phát triển vừa phải, các nước này chú trọng vào xuất cảng và kỹ nghệ xây dựng. Mạnh nhất có lẽ phải nói là kinh tế của nước Đức. Trong năm 2008 Đức đứng đầu thế giới về xuất cảng sản phẩm, một phần ba tống sản lượng của Đức được dùng cho xuất khẩu. Do đó có thể nói là đây là nguồn quan trọng trong kinh tế vĩ mô của Đức. Nhưng trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, những nước đứng đầu nhập cảng sản phẩm của Đức như Hoa Kỳ đã gần như đứng lại hay có thể nói là giảm bớt nhập cảng đáng kể. Về kỹ nghệ xây dựng tại Âu Châu thì coi như là "chết" hiện nay. Cùng lúc các nước Âu Châu rất chậm trễ trong việc phản ứng với tình trạng kinh tế suy thoái hiện nay chưa kể sự bảo thủ của các quốc gia này trong Liên Hiệp Âu Châu. Âu Châu hiện nay rất chia rẽ và các quốc gia rất ích kỷ cho chính họ. Có thể nói là kinh tế Âu Châu thiếu đồng nhất. Do đó có thể nói là trao đổi tiền tệ giữa đồng dollar của Hoa Kỳ với các đồng Euro, đồng Swiss hay đồng Sterling (Pound) của Anh coi như không có lợi.


2. Tiền tệ liên hệ đến nguyên liệu (Commodity currency).

Nó được đặt tên là Commodity currency chỉ vì có sự liên hệ giữa tiền tệ của những quốc gia lệ thuộc nặng vào xuất cảng nguyên liệu. Đa số những quốc gia này là những nước chậm tiến đang phát triển như ike Burundi, Tanzania, Papua New Guinea, do đó những bất ổn về chính trị hay chiến tranh rất thường xuyên, đương nhiên là không nên đầu tư vào các quốc gia này. Nhưng cũng có những quốc gia đã phát triển cũng nằm trong nhóm tiền tệ này là Australian Dollar, Canadian Dollar, New Zealand Dollar, the South African Rand, Brazil Real. Đầu tư vào tiền tệ của các quốc gia này là một điều khuyến khích trong tương lai. Những liên hệ giữa loại Commodity currency và Trading currency được nói tới trong phần kế tiếp.


3. Tiền tệ để trao đổi mậu dịch (Trading currency).

Các quốc gia nếu có đa số GDP kiếm được qua trao đổi mua bán, mậu dịch với Hoa Kỳ đều nằm trong loại tiền tệ này. Đứng đầu là Chinese Yuan, Korean Won, Japan Yen, Singapore Sing Dollar, Indian Rupee, Mexico Peso,... Đặc biệt là trong hai mươi năm nay, Hoa Kỳ trao đổi ngày càng gia tăng với Á Châu hơn Âu Châu. Trước đây các quốc gia tại Á Châu đều có một model kinh tế trong đó họ chú trọng về xuất cảng sản phẩm sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm thức tỉnh các quốc gia Á Châu. Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế lúc trước họ luôn luôn trông đợi Hoa Kỳ sẽ cứu giúp họ.
Á Châu đã tin tưởng hơn bằng cách đã cho Hoa Kỳ mượn cả ngàn tỉ dollars bằng cách tiếp tục mua công trái Treasury để nuôi người tiêu thụ Hoa Kỳ. Cho đến hôm nay thì họ bắt đầu tỉnh mộng và họ đang bắt đầu chấm dứt nuôi cái thùng không đáy hiện nay. Á Châu sẽ không phá giá tiền tệ của họ để hy vọng sản phẩm của họ sẽ tiếp tục hấp dẫn với thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ. Á Châu đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á sẽ chú trọng vào đầu tư trong nước. Họ sẽ xây những dự án hạ tầng cơ sở liên Á Châu và trong nước. Nó sẽ đòi hỏi chi tiêu về năng lượng và những đầu tư về nguyên liệu. Tiền tệ của các quốc gia trong nhóm Commodity currency sẽ là nơi mà các quốc gia Á Châu sẽ chi tiêu rất nhiều. Á Châu sẽ là nơi phát triển và cạnh tranh với kinh tế Hoa Kỳ.

Lúc trước Á Châu lệ thuộc vào Hoa Kỳ, thì trong kinh tế thế giới tương lai này Hoa Kỳ sẽ phải cạnh tranh ráo riết để hy vọng nắm được quyền lãnh đạo. Không một ai muốn nhìn thấy Bear market nhưng Bear market có một chức năng trong đó mà không ai phủ nhận sự cần thiết của nó: Đó là Bear market sẽ thay đổi chu kỳ lãnh đạo kinh tế. Thập niên 90s Bear market đưa ra lãnh đạo mới là Technology và Biotech. Đầu thập niên 2000, Bear market tiêu diệt lãnh đạo cũ và đưa ra một lãnh đạo mới là kỹ nghệ nhà đất và kỹ nghệ ngân hàng, tài chánh đứng đằng sau ủng hộ kỹ nghệ nhà đất. Phải cám ơn Bear market một lần nữa khi nó tiêu diệt kỹ nghệ nhà đất và đưa ra một lãnh đạo mới mà vài người nhận định nó sẽ phải là Á Châu. Do đó đầu tư về tiền tệ của Á Châu là một điều bắt buộc các nhà đàu tư phải suy nghĩ. Hoa Kỳ ngày càng bơm tiền vào kinh tế của họ thì lại càng chứng tỏ là đồng tiền USD ngày càng mất giá. Hiện nay sự xung khắc giữa quyết định tỉ giá phân lời yield giữa Thị Trường Trao Đổi tự do về công trái và The FED rất mạnh mẽ. Nếu The FED yếu kém trong việc này và nếu chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng chi tiêu như hiện nay thì chắc chắc là lãnh đạo kinh tế của Hoa Kỳ sẽ biến mất. Do đó đừng lấy làm ngạc nhiên khi thấy sự mất giá trị của đồng USD dollar đói với nhóm Commodity currency, Trading currency và vàng. Nhưng ngược lại sẽ thấy sự yếu kém của đồng Euro, đồng Swiss hay đồng Sterling (Pound) của Anh đói với đồng USD.


Have a good day,
MartianMobile

Tổng số lượt xem trang