21/05/2009
169.Từ Vọng Cảnh-Tây Nguyên nhìn xuống ông Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Hữu Vinh
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ trước phát biểu của ông “sử gia”[1] kiêm “nghị sĩ” Dương Trung Quốc trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 về đại dự án bô-xít Tây Nguyên đang gây nên làn sóng sôi sục. Khác với rất nhiều trí thức đang lên tiếng cảnh báo bằng những lập luận hết sức thuyết phục về mối nguy mang tính sinh tử cho quốc gia, từ những diễn đàn “chính thống” cho tới nơi không được coi là chính thống, ông đã “định hướng” ngay cho không những cử tri mà mình đại diện, mà còn cả cho 492 vị đại biểu còn lại, rằng: “Trong thảo luận sẽ không đặt ra vấn đề làm hay không làm (khai thác bôxit ở Tây Nguyên) mà làm thế nào cho tốt, cho đảm bảo đúng theo kết luận của Bộ Chính trị…“[2]
Thế nhưng, nếu ai từng theo dõi sát sao và nhớ lại vụ việc đình đám về toan tính xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh đúng 4 năm trước thì sẽ không bất ngờ về ông Trung Quốc này. Vụ việc đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tâm trí của mọi tầng lớp nhân dân, thậm chí có cả ông tiến sĩ luật đã khởi kiện UBND Thừa Thiên-Huế bằng một bộ hồ sơ dày cộm[3]. Nhưng riêng ông Trung Quốc, sau khi được nhà đầu tư và địa phương mời tham dự lễ khởi công, ông đã làm cuộc thị sát thực địa và viết một bài báo công phu (nghe đâu có cả nhiều bức ảnh minh hoạ), để vẽ lên hình ảnh nhem nhuốc tại Đồi Vọng Cảnh, chứng minh cho thiên hạ biết rằng không giữ sạch sẽ được cho nó thì phải xây khách sạn nhiều sao thì nó mới sạch thôi. Cái lý thật ngộ nghĩnh. Ông như mắng cái uỷ ban tỉnh đó là để chốn linh thiêng của ông cha bẩn thỉu, rồi “xoa đầu” bảo không cần dọn dẹp mà hãy nhận đây một món quà cực lớn: “Tôi đang đứng trên đỉnh Vọng Cảnh đây và có lẽ là ở vị trí đẹp nhất mà xưa kia, nếu các vị vua có tới cũng chọn đứng chỗ này. Nhưng dưới chân tôi là cả một bãi rác đầy những thứ xú uế, những vết loang lổ của sự đào bới và những nấm mộ ai đó đã đem táng bừa bãi ở nơi đây. Liệu có nên bảo tồn bằng cách chẳng làm gì như bao nhiêu lâu nay ta đã để đồi Vọng Cảnh hoang phế. Tôi tin chắc rằng nếu cứ để tình trạng này thì đồi Vọng Cảnh chỉ còn cái giá trị từ xa nhìn lại”[4]
Chưa hết, ông còn nức nở ca ngợi cái dự án cáp treo Yên Tử ông cũng từng ủng hộ, mà chẳng có một cơ sở nào mang đúng tính xã hội-lịch sử là lĩnh vực mà ông dường như là “thống soái”.
May thay, dự án xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh đã phải hủy bỏ.
Chỉ qua hai hiện tượng này, liệu ta có thể đặt dấu hỏi, rằng trong con người ông Trung Quốc, chất “sử gia” và chất thương gia, cái nào lớn hơn? Chắc sẽ không cho là nặng lời với những ai từng theo dõi những dư luận gần đây quanh hiện tượng trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của nhân dân nhưng lại phá hỏng, bôi bẩn lên ghê gớm, đến nỗi đã có những ý kiến cho rằng ở cái thời buổi này, tốt hơn hết là cố giữ nguyên hiện trạng.[5]
Trở lại chuyện bô-xít. Có thể sau kỳ họp Quốc hội, mọi chuyện đúng như ông Trung Quốc đã công khai “bấm nút” trước giờ khai mạc, nhưng những gì còn lại về hình ảnh một “đại” trí thức của nước Việt thời hiện đại này, mà ông chắc phải có điều kiện học được ở tiền nhân nhiều hơn ai hết, sẽ không còn như nhiều người tưởng nữa.
© 2009 Nguyễn Hữu Vinh
© 2009 talawas blog
[1] Mà thực ra, người ta còn bảo ông chỉ là sử thần thôi chứ chưa được gọi là sử gia.
[2] Đưa bôxit lên bàn nghị sự của Quốc hội (Tuổi Trẻ, 17/5/2009).
[3] Một họa sĩ kiện UBND Thừa Thiên Huế vì đồi Vọng Cảnh (Tuổi Trẻ/VNExpress, 23/4/2005).
[4] Đồi Vọng Cảnh (Huế): “Hãy nhìn xuống chân mình” (VNN, 27/2/2005).
[5] Báo động từ di tích! (Tuổi Trẻ, 24/3/2009).
-----------------------------
Một bài toán nhỏ xin gởi đến Quốc Hội: So sánh lợi và hại khi khai thác bauxite
và Cà phê Tây Nguyên:
Năm 2005-2006: tổng sản lượng xuất khẩu 284.000 tấn, doanh thu 326 triệu USD = 0,326 tỷ USD,
* Lò luyện nhôm của Alcoa ở Rockdale, Texas phải đốt 16.000 tấn than mỗi ngày.
* Mỗi năm, một nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 500 Megawatt xài 8 triệu m3 nước (tương đương với một hồ nước có chiều ngang 2m, cao 2m và chiều dài 2000 km.) , đốt 1,4 triệu tấn than đá (thải 220 tấn khí CO2, 720 tấn CO độc hại chết người), thải 500 tấn bụi, 190.000 tấn bùn, 125.000 tấn tro, ...
* Để có được 1000 tấn nhôm thì thải ra khoảng 20 tấn SPL (lớp lót bồn đã hao mòn, Spent Pot Lining, là chất phế thải nguy hiểm vì nó chứa fluorur (F-), cyanur (CN- ) chất độc giết người. ). Người ta chôn dưới lòng đất, nhưng nguy cơ bị nước thấm mang đi khắp các nguồn nước.
Để có được 1 tấn nhôm phải thải ra 4 tấn bùn đỏ. Lượng bùn khổng lồ sẽ trôi vào sông ngòi.
--------------------------
- Trông đợi gì ở kỳ họp thứ 5 của Quốc hội? (SGTT).
+ Quốc hội chưa thảo luận, sao dân biểu Dương Trung Quốc đã “gật”? (bauxitevietnam.info).
+ TRÓT ĂN MÓN CA LA THẦU (trannhuong.com).
Phản biện của phản biện bô xít (talawas).
- Trao nhượng chủ quyền trên Internet? (RFA).
Khai thác bauxite cần hội đủ nhiều yếu tố
Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng họ ngừng, mình lại làm, mà tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về tính hiệu quả tổng hợp. Làm kinh tế thì phải có hậu quả về môi trường. Nhưng theo quan điểm của tôi, phải tính đủ khả năng khống chế ô nhiễm thì làm, nếu không thì không nên làm. Tôi cho rằng, trong giai đoạn đầu mở cửa chúng ta phải trải thảm, nhưng bây giờ cần điều chỉnh.
---------------------------
HS TS
Trung Quốc cấm VN đánh cá trong lãnh hải của Việt Nam? (RFA).
- Bắc Kinh và vấn đề chủ quyền lãnh thổ (BBC).
- Philippine sẽ nâng cấp các cơ sở quân sự trên Quần đảo Trường Sa (Vitinfo).
- Trung Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác quân sự với Thái Lan (Vitinfo).
- Tân Hoa xã chỉ trích giới truyền thông phương Tây (Vitinfo).
Quân đội Trung Quốc ở ngay gần biên giới Mỹ”, tờ PRAVDA của Đảng Cộng sản Nga hôm nay đề cập tới nội dung chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil Lula Da Silva trong đó Trung Quốc có thể đặt căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Brazil.
-------
Lưu link lại: Thu hồi tên miền vietnamchina.gov.vn vì những vi phạm nghiêm trọng
Úi giời, đọc THD đưa cái nè hay lạ : chẳng dám bình luận gì thêm nên chỉ dám đưa lại đường dẫn, ai đọc tự hiểu .... giời ạ đúng là Quốc hội
------------
Tôi Đề Nghị Kiểm Điểm Chánh Văn Phòng Quốc Hội
Hồng Hà
Ý kiến cử tri
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều nay (18/5) giới thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa XII, ông Trần Đình Đàn, uỷ viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội, đã nói về chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên sẽ được thảo luận tại kỳ họp này. Ông Đản nói:
... Tinh thần chung là làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít trên cả nước, cho Tây Nguyên, đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế, an ninh, quốc phòng......
Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này. [1]
Thật là quái dị ! Quốc hội chưa họp, chưa thảo luận,chưa bỏ phiếu mà ông Đản đã ra kết luận. Làm như vậy, ông Chánh văn phòng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: Sử dụng chức quyền để áp đặt ý kiến của một nhóm người (Văn phòng hoặc Ban Thường vụ Quốc Hội) lên các đại biểu. Ông Đản đã vi phạm Điều 4, Luật tổ chức Quốc hội:
“Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số”. [2] (xin mở ngoặc: đa số đại biểu chưa quyết định nhưng ông Đản đã quyết định).
Sai phạm này của ông Chánh văn phòng dẫn đến một số hậu quả xấu như sau:
1. Làm nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về nền dân chủ ở nước ta. Lý do: Đây là một bằng chứng không thể chối cãi về sự thiếu dân chủ trong Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là đại diện cho quyền lợi của người dân. Một khi trong Quốc Hội còn thiếu dân chủ thì làm sao có được dân chủ trong xã hội.
2. Làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về quan hệ giữa Đảng và Quốc Hội. Lý do: Ông Trần Đình Đản là ủy viên chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam, lời phát biểu của ông làm dư luận lầm tưởng Quốc Hội là cơ quan của Đảng. Ông quên rằng trong số trên 80 triệu dân Việt Nam chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên, Quốc Hội phải nói lên tiếng nói của trên 80 triệu dân mới đúng. Hậu quả này rất nặng nề vì vô tình hoặc hữu ý, ông đã gây tiếng xấu cho Đảng là Đảng đứng trên pháp luật.
3. Làm cho các đại biểu Quốc Hội khó xử khi thảo luận và biểu quyết. Lý do: nếu có ý kiến trái chiều (ngừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, như thư của Lão thành cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều tướng lĩnh, quân nhân (xin mở ngoặc: dứt khoát không phải là phản động),của gần 2.000 trí thức và nhân dân [3], (xin mở ngoặc: được Bộ công thương kết tội là bị thế lực phản động lợi dụng), của hàng ngàn đồng bào công giáo, phật giáo trong và ngoài nước [4]... ) thì sẽ bị kết tội chống lại nghị quyết của Đảng, chống lại cấp trên; còn, nếu đồng ý cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ được yên thân, nhưng lại bị người đời coi là nghị gật. Và còn đáng sợ hơn nữa là sẽ được lưu danh sử sách muôn đời vì những hậu quả khôn lường của dự án này đối với sự trường tồn của dân tộc. (Xin mở ngoặc thêm: Đây cũng có thể là điều khó nghĩ cho ông Lê Quang Bình, chủ nhiệm ủy ban quốc phòng, an ninh của Quốc Hội, ông Phó chủ tịch Quốc Hội, tướng Huỳnh Ngọc Sơn và các đại biểu đại diện cho các lực lượng vũ trang trong Quốc Hội).
Với hành vi sai phạm pháp luật và hậu quả xấu nghiêm trọng do nó gây nên của ông Trần Đình Đản, tôi, một công dân Việt Nam đề nghị phê bình, kiểm điểm ông Trần Đình Đản, ủy viên ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội khóa XII để làm sáng tỏ kỷ cương phép Nước.
Một thường dân:
Nguồn:
Nguồn: http://trannhuong.com/
169.Từ Vọng Cảnh-Tây Nguyên nhìn xuống ông Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Hữu Vinh
Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ trước phát biểu của ông “sử gia”[1] kiêm “nghị sĩ” Dương Trung Quốc trước thềm kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 về đại dự án bô-xít Tây Nguyên đang gây nên làn sóng sôi sục. Khác với rất nhiều trí thức đang lên tiếng cảnh báo bằng những lập luận hết sức thuyết phục về mối nguy mang tính sinh tử cho quốc gia, từ những diễn đàn “chính thống” cho tới nơi không được coi là chính thống, ông đã “định hướng” ngay cho không những cử tri mà mình đại diện, mà còn cả cho 492 vị đại biểu còn lại, rằng: “Trong thảo luận sẽ không đặt ra vấn đề làm hay không làm (khai thác bôxit ở Tây Nguyên) mà làm thế nào cho tốt, cho đảm bảo đúng theo kết luận của Bộ Chính trị…“[2]
Thế nhưng, nếu ai từng theo dõi sát sao và nhớ lại vụ việc đình đám về toan tính xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh đúng 4 năm trước thì sẽ không bất ngờ về ông Trung Quốc này. Vụ việc đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tâm trí của mọi tầng lớp nhân dân, thậm chí có cả ông tiến sĩ luật đã khởi kiện UBND Thừa Thiên-Huế bằng một bộ hồ sơ dày cộm[3]. Nhưng riêng ông Trung Quốc, sau khi được nhà đầu tư và địa phương mời tham dự lễ khởi công, ông đã làm cuộc thị sát thực địa và viết một bài báo công phu (nghe đâu có cả nhiều bức ảnh minh hoạ), để vẽ lên hình ảnh nhem nhuốc tại Đồi Vọng Cảnh, chứng minh cho thiên hạ biết rằng không giữ sạch sẽ được cho nó thì phải xây khách sạn nhiều sao thì nó mới sạch thôi. Cái lý thật ngộ nghĩnh. Ông như mắng cái uỷ ban tỉnh đó là để chốn linh thiêng của ông cha bẩn thỉu, rồi “xoa đầu” bảo không cần dọn dẹp mà hãy nhận đây một món quà cực lớn: “Tôi đang đứng trên đỉnh Vọng Cảnh đây và có lẽ là ở vị trí đẹp nhất mà xưa kia, nếu các vị vua có tới cũng chọn đứng chỗ này. Nhưng dưới chân tôi là cả một bãi rác đầy những thứ xú uế, những vết loang lổ của sự đào bới và những nấm mộ ai đó đã đem táng bừa bãi ở nơi đây. Liệu có nên bảo tồn bằng cách chẳng làm gì như bao nhiêu lâu nay ta đã để đồi Vọng Cảnh hoang phế. Tôi tin chắc rằng nếu cứ để tình trạng này thì đồi Vọng Cảnh chỉ còn cái giá trị từ xa nhìn lại”[4]
Chưa hết, ông còn nức nở ca ngợi cái dự án cáp treo Yên Tử ông cũng từng ủng hộ, mà chẳng có một cơ sở nào mang đúng tính xã hội-lịch sử là lĩnh vực mà ông dường như là “thống soái”.
May thay, dự án xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh đã phải hủy bỏ.
Chỉ qua hai hiện tượng này, liệu ta có thể đặt dấu hỏi, rằng trong con người ông Trung Quốc, chất “sử gia” và chất thương gia, cái nào lớn hơn? Chắc sẽ không cho là nặng lời với những ai từng theo dõi những dư luận gần đây quanh hiện tượng trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của nhân dân nhưng lại phá hỏng, bôi bẩn lên ghê gớm, đến nỗi đã có những ý kiến cho rằng ở cái thời buổi này, tốt hơn hết là cố giữ nguyên hiện trạng.[5]
Trở lại chuyện bô-xít. Có thể sau kỳ họp Quốc hội, mọi chuyện đúng như ông Trung Quốc đã công khai “bấm nút” trước giờ khai mạc, nhưng những gì còn lại về hình ảnh một “đại” trí thức của nước Việt thời hiện đại này, mà ông chắc phải có điều kiện học được ở tiền nhân nhiều hơn ai hết, sẽ không còn như nhiều người tưởng nữa.
© 2009 Nguyễn Hữu Vinh
© 2009 talawas blog
[1] Mà thực ra, người ta còn bảo ông chỉ là sử thần thôi chứ chưa được gọi là sử gia.
[2] Đưa bôxit lên bàn nghị sự của Quốc hội (Tuổi Trẻ, 17/5/2009).
[3] Một họa sĩ kiện UBND Thừa Thiên Huế vì đồi Vọng Cảnh (Tuổi Trẻ/VNExpress, 23/4/2005).
[4] Đồi Vọng Cảnh (Huế): “Hãy nhìn xuống chân mình” (VNN, 27/2/2005).
[5] Báo động từ di tích! (Tuổi Trẻ, 24/3/2009).
-----------------------------
Một bài toán nhỏ xin gởi đến Quốc Hội: So sánh lợi và hại khi khai thác bauxite
A/ Thông tin cơ sở:
* Theo Bộ ngoại giao VN:
Mục tiêu cụ thể của Chương trình: Đảm bảo cho sự tăng trưởng cao của ngành trong giai đoạn 2006 - 2010; lượng khách quốc tế tăng mỗi năm từ 10-20%, đạt 5,5 đến 6 triệu lượt vào năm 2010; khách nội địa tăng trung bình 15% - 20%/năm, đạt 25 triệu lượt vào năm 2010. Phấn đấu thu nhập du lịch năm 2010 đạt 4 - 5 tỷ USD. Nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và xác định vị trí xứng đáng của du lịch Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế trên cơ sở đẩy mạnh xúc tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch. Phấn đấu trong giai đoạn 2006-2010, du lịch Việt Nam sẽ được xếp trong nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
* Theo quyết định của TT chính phủ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 1 tháng 11 năm 2007:
"Nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến bauxit giai đoạn 2007 - 2025 ước tính khoảng 189.110 - 249.420 tỷ VND (tương đương khoảng 11,8 - 15,6 tỷ USD), bao gồm các dự án khai thác, chế biến bauxit (sản xuất alumin và điện phân nhôm) và hạ tầng cơ sở (đường sắt và cảng) thể hiện trong Phụ lục VI"
"Nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến bauxit giai đoạn 2007 - 2025 ước tính khoảng 189.110 - 249.420 tỷ VND (tương đương khoảng 11,8 - 15,6 tỷ USD), bao gồm các dự án khai thác, chế biến bauxit (sản xuất alumin và điện phân nhôm) và hạ tầng cơ sở (đường sắt và cảng) thể hiện trong Phụ lục VI"
* "Tài nguyên bauxit: tổng trữ lượng quặng bauxite đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn,..."
* Vietnam airlines Trong quý I/2009, doanh thu toàn Tổng Công ty ước thực hiện là 6.107 tỷ đồng, ( vậy 3 quý = 6107 x 3 = 18321 tỷ đồng = 1,07 tỉ USDvà Cà phê Tây Nguyên:
Năm 2005-2006: tổng sản lượng xuất khẩu 284.000 tấn, doanh thu 326 triệu USD = 0,326 tỷ USD,
B/ Bài toán so sánh
Dựa trên 4 thông tin này, thử làm một bài toán so sánh lợi nhuận thu được từ việc khai thác bauxite và du lịch với sự sản xuất cà phê Tây Nguyên đem lại cho Việt Nam.
I/ Khai thác bauxite:
1) Nếu ta khoán cho TQ khai thác:
Biết rằng giá 1 tấn bauxite = 20 USD
- Giai đoạn 2007 - 2015:
Nhà máy alumin Đắk Nông 1: 0,6 triệu tấn/năm + Đắk Nông 2: 2,0 triệu tấn/năm + Đắk Nông 4: 2,0 triệu tấn/năm
Số lượng bauxite khai thác : 0,6 + 2 + 2 = 4,6 triệu tấn/năm
Sau 8 năm sẽ khai thác được = 4,6 x 9 = 36,,8 triệu tấn bauxite
Giá thành trong 8 năm khai thác = 20 x 4,6 x 8 = 736 triệu USD
- Giai đoạn 2016 - 2025:
Nhà máy alumin Đắk Nông 1: 1,2 triệu tấn/năm + Đắk Nông 2: 4,0 triệu tấn/năm + Nhà máy alumin Đắk Nông 3: 4,0 triệu tấn/năm + Nhà máy alumin Đắk Nông 4: 4,0 triệu tấn/năm.
Số lượng bauxite khai thác : 1,2 + 4 + 4 +4 = 13,2 triệu tấn/năm
Sau 9 năm sẽ khai thác được = 13,2 x 9 = 118,8 triệu tấn bauxite
Giá thành trong 9 năm khai thác = 20 x 118,8 = 2, 376 tỷ USD
Tổng cộng trong 18 năm ta thu được 736 + 2376 triệu USD = 3112 triệu USD = 3,112 tỷ USD
2) Nếu ta tự khai thác lấy:
Lúc đầu phải xây nhà máy, xây đường sá, xe tải, tàu chở, xây nhà máy điện, phải có nhiều hồ chứa nước ... thì chắc chắn là chưa có sản phẩm.
a) Trả tiền lãi vay vốn
Thử tính trên số vốn mà thủ tướng muốn vay: 15,6 tỷ USD
Giả sử chỉ trả tiền lời (thí dụ 2% lãi/năm), chưa trả vốn , thì mỗi năm dân ta phải đóng thuế để trả tiền lời :312 triệu USD
15,6 tỷ x 2 / 100 = 312 triệu USD
b) Giả sử sản xuất ra nhôm, và tự đem đi bán:
- giá hiện tại là 300 USD/ tấn nhôm
Với máy móc hiện đại, thì 5 tấn bauxite sản xuất được 1 tấn nhôm. Với máy móc lạc hậu thì... 7, 8,-10 tấn bauxite mới được 1 tấn nhôm. Thôi ta cứ lạc quan cho vui, giả dụ ta may mắn tối đa: 5 tấn bauxite thì được 1 tấn nhôm
Số nhôm sản xuất và giá thành (300 USD/tấn nhôm):
2007-2015= 36,8 triệu tấn bauxite => 36,8 / 7 = 7 triệu tấn nhôm = 300 x 7 triệu => 2,1 tỷ USD
2015-2025 = 118,8 triệu tấn bauxite =>118,8 / 5 = 23,76 triệu tấn nhôm => 300 x 23,76 = 7,128 tỷ USD
Tổng cộng ta được 9,2 tỷ USD
c) Tuy nhiên :
Tiền lời phải trả trong 17 năm = 312 triệu x 17 = 5,3 tỷ USD
(Chưa tính tới trả vốn, trong lúc đó sau 17 năm máy móc đã lỗi thời, thì xem như phải bỏ đi, vì không ai dại gì mua lại máy cũ của ta thải đi... như... ai đó... và chưa tính tiền lương công nhân, tiền đóng thuế, tiền điện (= 20% giá thành), tiền nước, tiền hao hụt máy móc, tiền chuyên chở xăng dầu... )
d) Cạnh tranh giá thành với các nước khác:
Với kỹ thuật lạc hậu TQ và phí tổn chuyên chở (đã vậy còn phải bắt đầu làm đường sá) sẽ rất cao so với các nhà máy alumin ở các nước khác, vì vậy sẽ rất khó cạnh tranh với các nước khác, ngay cả khi giá nhôm cao lên trở lại
II/ Tổng kết bài toán:
Vì không ai muốn du lịch tới một nơi nhiễm độc, nguy hiểm đến tính mạng, nên ngành du lịch sẽ bị tan tành, và hàng không Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Tức là mất đi 6,4 tỷ USD /năm về du lịch và cà phê
Khách du lịch + hàng không VN + cà phê Tây Nguyên : 5 tỷ UDS + 1,07 tỷ USD + 0,326 tỷ USD = 6,4 tỷ USD/năm
Mất 6,4 tỷ USD/năm về du lịch và cà phê trong lúc chỉ thu được 0,183 tỷ USD /năm khi khai thác bauxite mà dân VN phải chịu đựng mọi tai ương!!!
Vậy ta chỉ cần phát triển ngành du lịch, trồng cà phê, giữ môi trường cho trong sạch, thì chỉ cần nửa năm là ta thu được tiền của 17 năm ròng rã để choTQ khai thác bauxite ở Tây Nguyên
Còn nếu ta tự khai thác, thì như bài tính ở trên, thì chỉ QUÁ LỖ : chỉ cần trả tiền lời cho các nước cho ta vay vốn là đã 5,3 tỷ USD, trong lúc đó sau 17 năm ta mới bán được có 9,2 tỷ USD (chưa tính công thợ, công của lãnh đạo, chuyên viên cao cấp, làm việc trong 17 năm và vốn 15,6 tỷ USD tiêu hao trong máy móc hư rụi)
Gương trước mắt, chính tập đoàn Chalco đã báo lỗ
III /Vài con số nên biết:
* Năm 2001, Hoa kỳ sản xuất khoảng 11,4 triệu tấn nhôm, sử dụng khoảng 179 tỷ kilowatt giờ => là lượng điện cung cấp cho 32 triệu gia đình, tức là cho cả nước Việt Nam.* Lò luyện nhôm của Alcoa ở Rockdale, Texas phải đốt 16.000 tấn than mỗi ngày.
* Mỗi năm, một nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 500 Megawatt xài 8 triệu m3 nước (tương đương với một hồ nước có chiều ngang 2m, cao 2m và chiều dài 2000 km.) , đốt 1,4 triệu tấn than đá (thải 220 tấn khí CO2, 720 tấn CO độc hại chết người), thải 500 tấn bụi, 190.000 tấn bùn, 125.000 tấn tro, ...
* Để có được 1000 tấn nhôm thì thải ra khoảng 20 tấn SPL (lớp lót bồn đã hao mòn, Spent Pot Lining, là chất phế thải nguy hiểm vì nó chứa fluorur (F-), cyanur (CN- ) chất độc giết người. ). Người ta chôn dưới lòng đất, nhưng nguy cơ bị nước thấm mang đi khắp các nguồn nước.
Để có được 1 tấn nhôm phải thải ra 4 tấn bùn đỏ. Lượng bùn khổng lồ sẽ trôi vào sông ngòi.
Thuỷ điện sản xuất điện sạch hơn, nhưng cũng làm ngập các môi trường sống khi xây dựng, vả chăng Tây Nguyên thiếu nước
* Nhà máy điện hạt nhân: một nhà máy điện phân cỡ trung bình hiện nay tiêu thụ một lượng điện bằng nguyên một thành phố với 1 triệu dân, (giá điện bằng 20-25% giá thành của một tấn nhôm). Nhưng điện từ đâu có? Phải xây bao nhiêu nhà máy điện hạt nhân? Những tai nạn Nga: Tchernobyl (1986) Mỹ: lò Three Mile Island nổ (1979) ; Nhật: nhà máy ở Tokaimura (1999), nhà máy Mihama ở Fukui (2004)... đến nay đã có vài ngàn trẻ em bị mổ tuyến giáp trạng, mắc bệnh bạch huyết, ung thư và dị tật bẩm sinh; hậu quả tàn khốc của tai nạn Nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl sau gần 20 năm vẫn âm thầm tiếp diễn. thảm họa khôn lường
* Tiền đầu tư một nhà máy tối tân bauxite-alumine-nhôm là 7 tỷ USD (Alcan, Arabie Saoudite thông báo ngày 7 avril 2007)
IV) Kết luận
* 17 năm mà chỉ khai thác có 150 triệu tấn, thì dân phải chịu đựng thêm 400 năm trong bụi độc hại
* Ion fluorur F- bám vào xương, răng ion cyanur (CN- ) monoxyd carbon (CO), là những chất độc hại chết người.
* Tiếp xúc với bột nhôm, sẽ gây các tác động biến đổi gen, hại thần kinh, gây dị dạng bộ xương.
* Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây hơi thở ngắn lại, yếu, ho, dễ bị mắc bệnh thũng (emphysema) và xơ phổi (fibrosis).
* Việc phá rừng để khai thác hết 5 tỷ tấn bauxite đó làm cho Tây Nguyên sẽ không còn cây xanh, hiệu ứng nhà kính vì thải ra quá nhiều CO2, mà không có rừng cây để hấp thu bớt CO2 (sẽ gây bão lũ lụt, thiên tai, nhất là miền Trung vốn đã bị bão lụt hàng năm, không kể bụi độc, sông ngòi ô nhiễm..như trên.
Dân Việt sẽ tang tóc, tật nguyền, khổ đau biết dường nào và đến tận bao giờ???!!!
__________________
Chú thích: màu đỏ: mất đi, màu xanh: thu được
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Võ Thị Diệu Hằng--------------------------
- Trông đợi gì ở kỳ họp thứ 5 của Quốc hội? (SGTT).
+ Quốc hội chưa thảo luận, sao dân biểu Dương Trung Quốc đã “gật”? (bauxitevietnam.info).
+ TRÓT ĂN MÓN CA LA THẦU (trannhuong.com).
Phản biện của phản biện bô xít (talawas).
- Trao nhượng chủ quyền trên Internet? (RFA).
Khai thác bauxite cần hội đủ nhiều yếu tố
Chiều 20.5, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường QH Nghiêm Vũ Khải đã dành cho báo chí cuộc trao đổi về một vấn đề đang được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm - dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
---------------------------
HS TS
Trung Quốc cấm VN đánh cá trong lãnh hải của Việt Nam? (RFA).
- Bắc Kinh và vấn đề chủ quyền lãnh thổ (BBC).
- Philippine sẽ nâng cấp các cơ sở quân sự trên Quần đảo Trường Sa (Vitinfo).
- Trung Quốc cam kết thúc đẩy hợp tác quân sự với Thái Lan (Vitinfo).
- Tân Hoa xã chỉ trích giới truyền thông phương Tây (Vitinfo).
Quân đội Trung Quốc ở ngay gần biên giới Mỹ”, tờ PRAVDA của Đảng Cộng sản Nga hôm nay đề cập tới nội dung chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil Lula Da Silva trong đó Trung Quốc có thể đặt căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Brazil.
-------
Lưu link lại: Thu hồi tên miền vietnamchina.gov.vn vì những vi phạm nghiêm trọng
Úi giời, đọc THD đưa cái nè hay lạ : chẳng dám bình luận gì thêm nên chỉ dám đưa lại đường dẫn, ai đọc tự hiểu .... giời ạ đúng là Quốc hội
------------
Tôi Đề Nghị Kiểm Điểm Chánh Văn Phòng Quốc Hội
Hồng Hà
Ý kiến cử tri
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều nay (18/5) giới thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa XII, ông Trần Đình Đàn, uỷ viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội, đã nói về chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên sẽ được thảo luận tại kỳ họp này. Ông Đản nói:
... Tinh thần chung là làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít trên cả nước, cho Tây Nguyên, đảm bảo tốt hiệu quả kinh tế, an ninh, quốc phòng......
Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này. [1]
Thật là quái dị ! Quốc hội chưa họp, chưa thảo luận,chưa bỏ phiếu mà ông Đản đã ra kết luận. Làm như vậy, ông Chánh văn phòng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng: Sử dụng chức quyền để áp đặt ý kiến của một nhóm người (Văn phòng hoặc Ban Thường vụ Quốc Hội) lên các đại biểu. Ông Đản đã vi phạm Điều 4, Luật tổ chức Quốc hội:
“Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số”. [2] (xin mở ngoặc: đa số đại biểu chưa quyết định nhưng ông Đản đã quyết định).
Sai phạm này của ông Chánh văn phòng dẫn đến một số hậu quả xấu như sau:
1. Làm nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về nền dân chủ ở nước ta. Lý do: Đây là một bằng chứng không thể chối cãi về sự thiếu dân chủ trong Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là đại diện cho quyền lợi của người dân. Một khi trong Quốc Hội còn thiếu dân chủ thì làm sao có được dân chủ trong xã hội.
2. Làm cho nhân dân Việt Nam và thế giới hiểu sai về quan hệ giữa Đảng và Quốc Hội. Lý do: Ông Trần Đình Đản là ủy viên chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam, lời phát biểu của ông làm dư luận lầm tưởng Quốc Hội là cơ quan của Đảng. Ông quên rằng trong số trên 80 triệu dân Việt Nam chỉ có khoảng 3 triệu đảng viên, Quốc Hội phải nói lên tiếng nói của trên 80 triệu dân mới đúng. Hậu quả này rất nặng nề vì vô tình hoặc hữu ý, ông đã gây tiếng xấu cho Đảng là Đảng đứng trên pháp luật.
3. Làm cho các đại biểu Quốc Hội khó xử khi thảo luận và biểu quyết. Lý do: nếu có ý kiến trái chiều (ngừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, như thư của Lão thành cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều tướng lĩnh, quân nhân (xin mở ngoặc: dứt khoát không phải là phản động),của gần 2.000 trí thức và nhân dân [3], (xin mở ngoặc: được Bộ công thương kết tội là bị thế lực phản động lợi dụng), của hàng ngàn đồng bào công giáo, phật giáo trong và ngoài nước [4]... ) thì sẽ bị kết tội chống lại nghị quyết của Đảng, chống lại cấp trên; còn, nếu đồng ý cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì sẽ được yên thân, nhưng lại bị người đời coi là nghị gật. Và còn đáng sợ hơn nữa là sẽ được lưu danh sử sách muôn đời vì những hậu quả khôn lường của dự án này đối với sự trường tồn của dân tộc. (Xin mở ngoặc thêm: Đây cũng có thể là điều khó nghĩ cho ông Lê Quang Bình, chủ nhiệm ủy ban quốc phòng, an ninh của Quốc Hội, ông Phó chủ tịch Quốc Hội, tướng Huỳnh Ngọc Sơn và các đại biểu đại diện cho các lực lượng vũ trang trong Quốc Hội).
Với hành vi sai phạm pháp luật và hậu quả xấu nghiêm trọng do nó gây nên của ông Trần Đình Đản, tôi, một công dân Việt Nam đề nghị phê bình, kiểm điểm ông Trần Đình Đản, ủy viên ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Quốc Hội khóa XII để làm sáng tỏ kỷ cương phép Nước.
Một thường dân:
Nguồn:
- http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/848292/
- http://www.blogosin.org/?p=907
- http://www.bauxitevietnam.info/
- http://dcctvn.net/
Nguồn: http://trannhuong.com/