Trong khi kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái thì Ngân Hàng Thế Giới đã nâng dự đoán về kinh tế Trung Quốc là 7.2% cho năm 2009 và 7.7% cho năm 2010 hôm Thứ Tư tuần trước. Đây là niềm vui của chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhưng cách hành xử của họ ngày càng làm quan ngại cho các quốc gia trong vùng và trên thế giới.
Đài Loan
Thay vì phải đối đầu trực tiếp về quân sự vì sự tranh chấp bán đảo Đài Loan, Trung Quốc đã học được bài bản của Hoa Kỳ là dùng áp lực kinh tế và mua tài nguyên về nhân lực của Đài Loan. Theo đo lường không chính thức thì khoảng 30% - từ chuyên gia cho đến nhân công của Đài Loan đang làm việc tại trong đại lục hiện nay, Trung Quốc thấy rằng dùng tiền mua đứt cái nhức đầu Đài Loan có lẽ là rẻ hơn tấn công hòn đảo nhỏ bé này. Theo Trung Quốc nếu theo đuổi cuộc chiến tranh này có thể Trung Quốc gây ra tình trạng nguy hiểm về chiến tranh cả thế giới. Cộng thêm theo đuổi cuộc dứt điểm Đài Loan qua kinh tế, Trung Quốc hiện nay làm cho Hoa Kỳ phải nhức đầu vì thay đổi chính sách với Đài Loan. Lúc trước Đài Loan còn cần Hoa Kỳ về hậu thuẫn nay nó đẩy Hoa Kỳ vào một vị thế là Hoa Kỳ phải tự hỏi là họ có còn là quan trọng cho bán đảo này nữa hay không?
Điều này được thấy rõ vào hôm thứ Hai ngày 22 tháng 6, 2009, Hoa Kỳ lần đầu tiên trong bao nhiêu năm bỏ quên Đài Loan đã phải bỏ $170 triệu dollars để xây một trung tâm mới cho American Institute tại Taiwan, (Hoa Kỳ không có tòa Đại Sứ tại đây từ khi từ bỏ Đài Loan và chấp nhận Trung Quốc là quốc gia đại diện chính thức) do đó American Institute in Taiwan là một tên hình thức cho tòa Đại Sứ của Hoa Kỳ. Trong buổi lễ này khánh thành "tòa Đại Sứ" mới, ông Giám Đốc hay "ngài Đại Sứ" Mỹ Stephen Young nhấn mạnh sự chia xẻ cùng một giá trị chung như dân chủ và Thị Trường mậu dịch tự do giữa nhân dân Đài Loan và Hoa Kỳ và ông cũng "cố tình quên" hay lờ đi sự "đằm thắm chặt chẽ của anh em" Trung Quốc và Đài Loan.
Trong hơn một năm lãnh đạo của Ma Ying-jeou, Tổng Thống Đài Loan, đã thay đổi hoàn toàn chính sách với Trung Quốc. Đây được coi như là một thời điểm thay đổi rất quan trọng trong hơn 60 năm tranh chấp Trung Quốc và Đài Loan. Điều này cũng thấy trớ trêu là người đại diện cho Đài Loan trong buổi lễ khánh thành "Tòa Đại Sứ" mới này là Su Chi, nhân vật đẻ ra chính sách của chính phủ Đài Loan trong quan hệ chặt chẽ với "anh em" Trung Quốc. Đây cũng là một điểm mà ông Obama sẽ phải suy nghĩ khi quyết định tiếp tục bán 66 máy bay F-16 cải tiến cho Đài Loan cuối năm nay khi có thể hai anh em Đài Loan và Trung Quốc xum họp trong một nhà.
Ấn Độ
Với kinh tế phát triển chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ cũng vừa được Ngân Hàng Thế Giới nâng dự đoán phát triển là 5.1% cho năm 2009 và 8.1% cho năm 2010.
Gần đây, khi Trung Quốc tuyên bố là vùng giáp ranh với Ấn Độ, Arunachal Pradesh là đất của của họ, Ấn Độ rất lo ngại. Theo Ấn Độ thì sau khi tuyên bố điều này, người Trung Quốc đã thường xuyên sang thăm dò hay dò thám bang Sikkim của Ấn Độ. Mức độ người Trung Quốc thăm dò có thể nói là được gia tăng cùng chiều với kinh tế của Trung Quốc ngày càng phát triển và Trung Quốc không ngàn ngại dùng ảnh hưởng này của mình để ảnh hưởng thế giới khi tranh cái về mảnh đát này.
Thế giới được biết phương pháp "xâm lăng" của Trung Quốc được dùng từng giai đoạn một trong đó là sau khi xác nhận chủ quyền của họ đối với các vùng tranh chấp thì Trung Quốc sẽ xây hạ tầng cơ sở như đường xá, xa lộ ngay vùng tranh chấp để mang hàng hóa, người Trung Quốc và cả bộ đội chính quy từ từ xâm chiếm hay cư ngụ tại vùng tranh chấp. Ấn Độ đang cảm thấy khó chịu về việc "xâm lăng" gâm nhấm này. Ấn Độ đã học bài học xâm lăng của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh giữa hai nước năm 1962. Mặc dù cả hai bên tiếp tục đổ lỗi lẫn nhau là ai là kẻ tấn công trước nhưng kết quả thì thật là tai họa cho Ấn Độ. Cả vùng bình nguyên Tibet đã mất về tray Trung Quốc và Ấn Độ chỉ còn phần còn lại là Arunachal Pradesh mà ngày nay Trung Quốc bắt đầu lên tiếng là vùng đất của họ.
Ấn Độ đã cảm thấy không thể để mất lãnh thổ của mình một lần nữa, hôm 8 tháng 6, 2009 đã điều động 2 sư đoàn thiện chiến và 2 phân đội chiến đấu cơ phản lực tối tân của họ đến vùng tranh chấp Arunachal Pradesh này. Điều này đã làm Bejing tức giận và tuyên bố cương quyết bào vệ chủ quyền vùng đất tranh chấp này là của họ. Hiện nay tại Arunachal Pradesh, Ấn Độ có khoảng 100,000 lính chính quy và các chiến đấu cơ của Ấn Độ là loại chiến đấu cơ hiện đại Sukhoi-30 MKI đóng tại Tezpur và Assam chưa kể Ấn Độ đã điều động ba phi cơ cho Hệ Thống Báo Động và Kiểm Soát Không Trung, tương tự như hệ thống Airborne Warning và Control Systems của Hoa Kỳ. Và Ấn Độ tiếp tục xây dựng thêm sân bay và căn cứ quân sự trong vùng.
Phản ứng quyết liệt của Bejing trong chủ nghĩa bành trướng đã làm ngạc nhiên nhiều người. Tờ báo Nhân Dân Hằng Ngày của đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 11 tháng 6, 2009, đã đăng một bài quan trọng chỉ trích chính quyền Ấn Độ của ông Singh với chính sách về Trung Quốc là "thiếu hiểu biết", "nguy hiểm" và "Ấn Độ nên tự suy nghĩ là liệu có đủ sức để gánh lấy hậu quả nếu chống lại Trung Quốc." Tờ báo này còn diễu Ấn Độ là không thể bắt kịp với Trung Quốc về kinh tế (thì đừng suy nghĩ về theo đuổi tranh chấp với Trung Quốc về quân sự). Điều này làm thật là ngạc nhiên nhiều người về lời lẽ "ngạo mạn" của tờ báo đại diện cho đảng Công Sản Trung Quốc. Theo nhận định của các chuyên gia thì đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đối xử thiếu ngoại giao trong vấn đề này. Trung Quốc từng không cấp giấy nhập cảnh cho viên chức Ấn Độ sống tại vùng Arunachal Pradesh vì Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố là tất cả người sống tại Arunachal Pradesh là dân chúng Trung Quốc do đó họ không cần giấy nhập cảnh để vào đất nước Trung Quốc hay trong một việc hành xử chính trị khác là hiện nay Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ phiến quân Naxalites theo đuổi chủ nghĩa Maoist nổi loạn tại Ấn Độ hay giúp đỡ quân sự cho Pakistan, quốc gia thường xuyên giao tranh với Ấn Độ về giải đất tranh chấp Kashmir.
Về kinh tế và chính trị, Trung Quốc còn thể hiện sức bá quyền của họ trong tháng 3 năm nay khi họ từ bỏ truyền thống của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu bằng cách ngang nhiên ngăn chặn loan nợ $2.9 tỉ dollars của Ấn Độ chỉ vì trong số này $60 triệu dollars Ấn Độ sẽ chi tiêu để xây dựng hệ thống chống lụt lội tại vùng đang tranh chấp Arunachal Pradesh. Cho đến khi Hoa Kỳ dùng sức mạnh của mình và phủ quyết quyền của Trung Quốc tuần trước thì loan nợ này mới được chấp thuận cho Ấn Độ. Chưa kể trong quá khứ Trung Quốc nhiều lần phá hoại sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trong lãnh vực nguyên tử và ngăn chặn Ấn Độ trở thành thành viên chính thức của Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc nếu được nới rộng.
Hoa Kỳ và Tây Phương
Trong việc trao đổi thương mại dịch vụ với tư nhân, Trung Quốc làm khó dễ các công ty Hoa Kỳ và Tây Phương mở rộng dịch vụ tại Trung Quốc như vụ chính phủ Trung Quốc không cho phép hãng Coca-Cola của Mỹ mua hãng Huiyuan Juice của Trung Quốc với lí do dân chúng bất bình. Nhưng trong tuần Trung Quốc buộc tôi hãng Google là phát tán phim ảnh dâm dục tại nước họ là một biến cố mới nhất. Chính phủ Trung Quốc nói là họ có bằng chứng là người dân Trung Quốc xử dụng tìm kiếm qua Goolge bảng tiếng Anh được dẫn tới những Website thiếu lành mạnh và đã vi phạm luật lệ Trung Quốc. Ông Qin Gang, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã không trả lời khi được hỏi là chính quyền Trung Quốc đang ngăn chặn người dân đi vào Google Website. Google đang chật vật bành trướng dich vụ tại Trung Quốc từ khi chính quyền Trung Quốc lọc lại và ngăn chặn người tìm kiếm dich vụ đi vào Google Website. Chưa kể những vụ nho nhỏ đủ để làm Google mất uy tín như hôm qua khi dịch vụ của Google bị ngăn chặn, trong lúc Google đang tìm hiểu nguyên nhân và sửa chữa thì trên Twitter site xuất hiện nhân vật @kaifulee, giả mạo là Tổng Giám Đốc Google ở Trung Quốc, tấn công và chỉ trích Google. Cho đến hôm sau Twitter tuyên bố là nhân vât @kaifulee là người ỏ shanzhai và Twitter đã đóng account này vì "có những hành vi đáng nghi ngờ."
Trong việc quan hệ về kinh tế và chính trị giứa Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Tây Phương thì lần đầu tiên trong thời kỳ Tổng Thống của ông Obama, Hoa Kỳ đã hợp tác với Liên Hiệp Âu Châu và thưa kiện Trung Quốc ra Tổ Chức Trao Đổi Thế Giới (World Trade Organization - WTO) về tội Trung Quốc bảo hộ 9 loại nguyên liệu. Theo văn bản kiện tụng thì Hoa Kỳ và Âu Châu nói rằng trong thời gian 2001 khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ đã bằng lòng xóa bỏ thuế má trong đó có 9 loại nhiên liệu như than dùng trong công nghệ, bauxite, kền, etc. nhưng Trung Quốc vẫn chưa thực hiện điều này. Hiện nay Hoa Kỳ và Âu Châu phải đóng thuế 40% trên than, 15% trên bauxite, nặng nhất là phosphorous vàng đóng thuế tới 70%. Có thể Hoa Kỳ đã có lý khi thưa Trung Quốc nhưng chính quyền Obama lại không có căn bản chính đáng trong vụ này chỉ vì ai cũng biết là chính quyền ông Obama muốn đền đáp chính trị cho các nghiệp đoàn Steelworking khi ủng hộ ông ta trong cuộc bầu cử năm ngoái. Nhiều quốc gia cũng quan ngại là Hoa Kỳ thiếu đạo đức về kinh tế nếu thưa kiện trong vụ này mà không đứng trên tinh thần trao đổi mậu dịch tự do. Trong lúc đã có những thiếu đồng nhất trong vụ kiện tụng này thì Trung Quốc đã phản pháo với một vụ thưa kiện ngược lại Hoa Kỳ qua tổ chức WTO qua vụ Hoa Kỳ cấm nhập khẩu gà của Trung Quốc. Theo họ thì Hoa Kỳ đã lợi dụng dịch cúm gà cách đây hai năm và tiếp tục cấm nhập khẩu gà Trung Quốc.
Trung Quốc cũng không từ bỏ bất kỳ một cơ hội nào để tấn công lại Hoa Kỳ. Điển hình là khi đầu năm nay, khi Quốc Hội Hoa Kỳ với đầu óc thiển cận đã thông qua đạo luật về cứu trợ kinh tế đã dùng những danh từ như bắt buộc khi dùng tiền cứu trợ phải "Mua hàng Mỹ" ("Buy American"). Ngay lập tức Trung Quốc vừa ban ra đạo luật tương tự như vậy với khẩu hiệu bắt buộc "Mua đồ Trung Quốc" ("Buy Chinese"). Hiện nay chính quyền Obama đang suy nghĩ sẽ dùng quota để hạn chế nhập cảng bánh xe từ Trung Quốc và chúng ta sẽ thấy là Trung Quốc sẽ đáp trả với một hành động tương tự với Hoa Kỳ hay Âu Châu.
Nhiều người trong chúng ta vẫn tiếp tục coi thường Trung Quốc, cho là họ thiếu khả năng hay chúng ta tự hào quá đáng về sức mạnh của Hoa Kỳ và Tây Phương. Cho dù là sức mạnh của Hoa Kỳ vẫn còn nhưng bên cạnh Hoa Kỳ là một quốc gia khổng lồ và có kỷ luật Trung Quốc bắt đầu ra biển cả, lần đầu tiên thấy thể giới nề sợ với sức mạnh kinh tế của họ. Với chiến thuật gậm nhấm các quốc gia chung quanh bằng cách dùng sức mạnh kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở hải quân, quân sự , ngay cả đến các cảng thương mại trong vùng Đông Nam Á. Trung Quốc đã có các cảng dịch vụ tại Bangladesh, trung tâm radar và tiếp liệu tại Burma. Các nước như Thailand, Cambodia và Pakistan đang mời đón những công trình của Trung Quốc. Chưa kể xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, lợi dụng nội chiến tại Sri Lanka và Nepal để lũng đoạn và dùng quân sự để ảnh hưởng tại những quốc gia này. Hay phát huy sức mạnh kinh tế và quân sự để đạt được cái mình muốn như tại Đài Loan và Ấn Độ. Hoa Kỳ có thể làm gì? Nhiều chuyên gia cho rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục làm bạn của các quốc gia trong vùng, dùng ảnh hưởng kinh tế để tạo ảnh hưởng và tiếng nói trên thế giới, tiếp tục kiếm những đồng minh chiến lược như Ấn Độ. Nhưng một điều Hoa Kỳ cần phải làm là phải minh bạch, rõ ràng và cương quyết trong thiết lập quan hệ hay hòa giải tranh chấp biên giới để các quốc gia trong vùng các quốc gia này có thể tin cậy khi cần đến nếu không Hoa Kỳ sẽ chỉ là một cường quốc ích kỷ, bảo thủ và ngày càng mệt mỏi.
Dự án bô-xít Nhân Cơ: Thuận mới làm (VNN 27-6-09)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính sách tiền tệ phải phục vụ mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2009 (SGGP 27-6-09)
Vụ Lê Công Định: 'nông cạn' và 'nạn nhân'? (BBC 26-6-09)
Tái hiện nỗi lo lạm phát (LĐ 26-6-09)
Tòa án Hà Nội bác đơn kiện Thủ tướng của LS. Cù Huy Hà Vũ (Blog Lê Minh Phiếu 23-6-09) --Lê Minh Phiếu và những lỗ hổng pháp lý trong bài "Tòa án Hà Nội bác đơn kiện Thủ tướng của LS. Cù Huy Hà Vũ" (bauxit 26-6-09) Phản hồi tác giả Đức Hiếu trên bauxitevn.info (Blog Lê Minh Phiếu 26-6-09)
Vietnam fishermen say trade hit by Chinese patrols (AFP Bangkok Post 26-6-09)