Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

Hội nghị tư vấn giữa kỳ của nhóm tài trợ (Đắc Lắc, 8 và 9-6-2009): Vài “tổng đề xuất” của Liên Hiệp Quốc với Việt Nam

TTCT - Đề xuất mà UNDP, đại diện cho các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại VN, sẽ đưa ra tại hội nghị giữa kỳ lần này là “Cải cách hành chính và chống tham nhũng: thách thức và cơ hội”, có thể được xem như “cẩm nang chính sách” khuyến nghị VN tham khảo điều chỉnh chính sách công cho giai đoạn tới, như đã từng thấy trong quá trình hợp tác giữa các cơ quan LHQ tại VN với VN.

Cải cách hành chính và chống tham nhũng: làm riêng rẽ hay làm chung?

Đọc qua sáu tập báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị về “Cải cách hành chính và chống tham nhũng: thách thức và cơ hội” tại VN, ý chính nổi lên là những băn khoăn về kết quả của hai nỗ lực song song cải cách hành chính và chống tham nhũng trong thời gian qua và về cách thức làm sao cho kết quả này ngày càng khả quan hơn nữa. Ngay những trang đầu tập 6 của báo cáo đã nêu rõ băn khoăn này.

Báo cáo cho rằng để hiệu quả hơn trong việc phòng chống tham nhũng, nên có những biện pháp đánh trúng vào cốt lõi của cơ cấu... “bao gồm những biện pháp tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, giảm phạm vi quyền quyết định tùy tiện của quan chức... (đặc biệt) quan trọng là (các biện pháp) nâng cao mức độ tham gia của công dân và thông tin đại chúng trong phòng chống tham nhũng”...

“...Nảy sinh câu hỏi là: Liệu cải cách hành chính thành công thì sẽ giảm bớt tham nhũng hay không? Hoặc ngược lại, cải cách hành chính thành công có phải lệ thuộc vào tiến bộ đạt được trong việc giải quyết tham nhũng hay không? Liệu điều này có giúp ích hay không hoặc liệu phải sáp nhập hai lĩnh vực hoạt động này vào nhau?”.

Báo cáo nghiên cứu các kinh nghiệm của VN do chính các cơ quan hữu trách của VN tự đánh giá:

“Mặc dù đã có một số cải tiến nhất định trong nội dung và phương pháp đào tạo, những cải cách cơ bản được xác định trong chương trình tổng thể cải cách hành chính vẫn không được thực hiện. Chất lượng đạo đức của một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ công chức bị xuống cấp. Họ thậm chí tham nhũng và cửa quyền. Họ thiếu tinh thần trách nhiệm và tinh thần phục vụ. Họ vô cảm với những yêu cầu của người dân và xã hội”. (Ban chỉ đạo cải cách hành chính 2006).

Từ đó, báo cáo nêu ra những kinh nghiệm thu thập được có thể là những bài học bổ ích tiềm tàng cho VN:

“...Trong một môi trường tham nhũng cao, những biện pháp nhất định sẽ khó có thể có tác dụng nhiều trong việc giảm tham nhũng”. (Các biện pháp đó, theo báo cáo, là tăng lương khu vực công, nâng cao nhận thức về tham nhũng; tăng cường giám sát của Quốc hội; nỗ lực xây dựng một nền công vụ theo định hướng thực tài đức).

Báo cáo của UNDP khuyến nghị: “Để giải quyết các vấn đề (chất lượng hoạt động của cải cách hành chính và công tác phòng chống tham nhũng...) điều cốt yếu là phải hiểu biết tối đa các cơ cấu nội tại của hệ thống, nhằm hướng các can thiệp vào đó một cách hiệu quả nhất, đồng thời tiên liệu các cách thức mà những cải cách trong tương lai có thể bị chệch hướng”.

Minh bạch như là “chìa khóa”

Các cải cách đó gồm những gì? UNDP nhấn mạnh: nếu buộc phải xác định một việc ưu tiên trên hết thì đó sẽ là “tăng cường tính minh bạch. Tăng cường vai trò của xã hội dân sự và thông tin đại chúng trong phòng chống tham nhũng cũng là thiết yếu đối với chiến lược được kiến nghị trong báo cáo này. Do lẽ, cùng với tính minh bạch và hiệu lực hóa, thì điều này là cốt yếu để làm cho hệ thống có tính trách nhiệm giải trình cao hơn”.

Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ nên ban hành một “lộ trình về minh bạch”, chi tiết hóa những gì mà các cơ quan khác nhau được yêu cầu phải làm trong một khung thời gian xác định. Cũng có thể có phạm vi cho các lộ trình ngành, qua đó những ngành khác nhau chi tiết hóa các kế hoạch của ngành mình để tăng cường tính minh bạch.

UNDP

Làm thế nào để mọi việc minh bạch hơn? Báo cáo xác tín: “Liên quan tới tính minh bạch, chúng tôi tin tưởng rằng cần phải nhấn mạnh hơn việc công chúng có được thông tin về lĩnh vực nhà nước. Cần coi đó như là tất nhiên. Và có thể tất cả các vấn đề liên quan đến công việc của Chính phủ. Điều này bao gồm rà soát lại Luật bí mật quốc gia nhằm thu hẹp phạm vi của luật này.

Mục tiêu tột cùng là không một cơ quan chính quyền nào được phép suy nghĩ rằng cơ quan đó có thể tiến hành các hoạt động mà không chịu sự giám sát của công chúng. Điều cốt yếu tại đây là không nên để mặc cho từng cơ quan có quyền tự tiện ấn định những gì tùy thích, mà là các cơ quan đó được yêu cầu phải đưa (thông tin về các hoạt động của mình) ra cho công chúng. Đúng hơn, điều này (thông tin về các hoạt động) của những cơ quan đó phải được đưa vào luật, với những hình phạt rõ ràng đối với những cơ quan hay cá nhân nào không tuân thủ”.

Cụ thể như thế nào? Qua các bước nào? UNDP mô tả như sau: “Cụ thể cần có một bước tiến hướng tới việc công khai toàn bộ các cuộc thanh tra và kiểm toán được tiến hành bởi Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước, song song với việc công bố hoạt động của các cơ quan công tố, tố tụng và phán quyết... Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ nên ban hành một “lộ trình về minh bạch”, chi tiết hóa những gì mà các cơ quan khác nhau được yêu cầu phải làm trong một khung thời gian xác định. Cũng có thể có phạm vi cho các lộ trình ngành, qua đó những ngành khác nhau chi tiết hóa các kế hoạch của ngành mình để tăng cường tính minh bạch.

Làm gì để hiệu lực hóa cải cách hành chính và chống tham nhũng?

Báo cáo đúc kết: “Những khuyến nghị khác của chúng tôi liên quan đến hiệu lực hóa bao gồm:

- Thành lập một cơ quan giám sát để kiểm điểm công tác của Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, bao gồm công bố một báo cáo thường kỳ của cơ quan giám sát đó và báo cáo đó sẽ được đưa ra thảo luận tại Quốc hội.

- Giải quyết các vấn đề mâu thuẫn lợi ích với các cơ quan thanh tra địa phương bằng việc đảm bảo người đứng đầu của cơ quan thanh tra không phải là chủ tịch UBND.

- Thành lập một ủy ban giải quyết khiếu nại tố cáo độc lập phục vụ công chúng giải quyết những khiếu nại tố cáo hợp lý (với đầy đủ phương tiện cho ủy ban này để có thể đáp ứng các khiếu nại tố cáo).

Hơn nữa, để phục vụ cho tính minh bạch và hiệu lực hóa được tốt hơn, điều cốt yếu là cần chấm dứt cách giải quyết (còn phổ biến) các vụ tham nhũng như những “vấn đề nội bộ”.

Trên đây là một số tóm tắt những khuyến nghị của UNDP tại hội nghị giữa kỳ Buôn Ma Thuột năm nay. Các khuyến nghị này của UNDP là những yêu cầu thay đổi mà các nhà tài trợ mong muốn các nước đi vay tham khảo để làm sao cho việc vay nợ, gọi mỹ miều là viện trợ, trở nên có ích hơn cho 86 triệu dân.

---------------

Tuyên án vụ điện kế điện tử giả tại TP.HCM

Kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án mua, đấu thầu và sử dụng điện kế điện tử giả ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5/6, các bị cáo đều nhận được mức án thấp hơn mức đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố. 12 bị cáo nguyên là quan chức của Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã bị xét xử với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về...

Việt Nam xếp thứ 39 về chỉ số bình yên toàn cầu
Trong báo cáo kết quả chỉ số bình yên toàn cầu (GPI) 2009, do Viện Kinh tế và Hòa bình công bố mới đây, Việt Nam ở vị trí thứ 39, thuộc nhóm có mức độ bình yên cao. Dẫn đầu danh sách là New Zealand. Hầu hết các nước Bắc Âu vẫn trong nhóm 10 quốc gia đứng đầu. Thành viên châu Á duy nhất có mặt trong nhóm này là Nhật Bản (xếp thứ 7). Tại châu Á-Thái Bình Dương,...

Tổng số lượt xem trang